Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DƯỢC LÝ HỌC THÚ Y - BÀI 4: KHÁNG SINH doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.12 KB, 9 trang )


23
Naganium

Tính chất:
Bột trắng nhẹ, màu hồng tươi hay hồng trắng, dễ tan trong nước, dung dịch
trung tính. Khi gặp môi trường kiềm có chất hữu cơ dễ bị phân giải thành chất
độc. Trong ánh sáng hay độ ẩm cao, thuốc bị phân giải nên cần được bảo quản
ở lọ màu, nút kín, trong phòng tối. Khi pha thành dung dịch phải dùng hết trong
ngày.

Tác dụng và công dụng:
Phòng trị bệnh tiên mao trùng cho gia súc
Khi tiêm thân nhiệt thường tăng, tăng huyết áp, mạch co, nhanh, sau 3 ngày phù
mí mắt, miệng và bộ phận sinh dục. Nồng độ 0,2% trong máu gây máu không
đông nếu cao hơn nồng độ này gây dung huyết, giảm bạch cầu, viêm thận, mắt,
da, dây thần kinh.

Liều và cách dùng:
Tiêm tĩnh mạch
0,01-0,15 g/kg thể trọng

BÀI 4: KHÁNG SINH

I. Định nghĩa
Là những hợp chất có cấu tạo hóa học phức tạp, có nguồn gốc sinh học, được
sản xuất bằng con đường tổng hợp, có tác dụng ức chế hay tiêu diệt sự sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
II. Nguyên tắc sử dụng
Xác định đúng bệnh, đúng liều, đúng cách, đúng thuốc, đúng thời gian.
Dùng liều tấn công không dùng liều nhỏ tăng dần.


Phối hợp kháng sinh đúng nguyên tắc.
Không thay đổi kháng sinh mỗi ngày.

24
Vẫn duy trì điều trị sau khi hạ sốt.

Phối hợp với các thuốc khác.
III. Chọn kháng sinh
Phải lựa chọn kháng sinh đúng với loại mầm bệnh. Thường dựa trên triệu chứng
điển hình để chẩn đoán bệnh rồi suy ra vi khuẩn gây bệnh từ đó lựa chọn kháng
sinh thích hợp hoặc phân lập vi khuẩn để định danh sẽ chính xác hơn. Nếu bệnh
ghép, chẩn đoán còn nghi ngờ thì dùng kháng sinh phổ rộng. Sau khi đã xác
định loại vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm gram âm, gram dương,
Mycoplasma thì chọn loạ
i kháng sinh có phổ thích hợp với mầm bệnh để điều
trị.

Phải chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm trùng. Kháng sinh được chọn phải đến
được vị trí nhiễm trùng mới có tác dụng. Nên lưu ý đến sự hấp thu, phân phối
của kháng sinh để lựa chọn. Những kháng sinh cho ăn, uống nếu không hấp thu
qua ruột thì điều trị được bệnh đường ruột. Do không vào được cơ thể qua
đường ăn, uống nên không có tác dụng đối với vị trí nhiễm trùng hô hấp, sinh
dục Nế
u chọn những kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, sinh
dục thì phải chọn thuốc dạng chích. Còn đối với những bệnh xảy ra ở các
xoang, khớp thì phải sử dụng những kháng sinh thâm nhập được vào các cơ
quan này.

IV. Tai biến
Gây dị ứng cục bộ hay toàn thân, shock quá mẫn.

Gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm nấm khi sử dụng lâu ngày.
Gây nhiễm trùng máu cấp tính do dùng thuốc lâu ngày sẽ sinh vi khuẩn kháng
thuốc. Khi có điều kiện thuận lợi vi khuẩn này phát triển và xâm nhập vào máu
gây huyết nhiễm khuẩn, thiếu máu, dung huyết, giảm tiểu cầu, bạch cầu, thiếu
máu hồng cầu to.

Gây suy tủy.
Gây mất bạch cầu có hạt.
Gây thiểu niệu, vô niệu.
Các tai biến trên có thể do:
Dùng thuốc sai liều lượng, sai liệu trình.

25
Dùng liều cao kéo dài.

Đường đưa thuốc không phù hợp.
Do tình trạng sức khỏe vật nuôi.
Do phối hợp thuốc không đúng.
V. Các yếu tố quyết định sử dụng
Thăm khám lâm sàng
Các xét nghiệm
Tìm vi khuẩn gây bệnh
VI. Hiện tượng kháng thuốc và các yếu tố
hỗ trợ cho sự kháng thuốc
Hiện tượng kháng thuốc là khả năng đề kháng với một hay nhiều loại kháng sinh
mà trước đó vốn nó rất mẫn cảm. Có hai loại kháng thuốc:

Bản thân vi khuẩn có sẳn khả năng đề kháng với thuốc nên không chịu tác dụng
của kháng sinh gọi là kháng thuốc tự nhiện.


Bản thân vi khuẩn có được yếu tố kháng thuốc do sinh đột biến ngẫu nhiên hay
do tiếp xúc với kháng sinh trong quá trình sống gọi là kháng thuốc thu được.
Hiện tượng này di truyền từ mẹ sang con, giữa các vi khuẩn, loài vật này sang
loài vật khác cùng thế hệ rất nguy hiểm.

Có vi khuẩn kháng một loại kháng sinh, có khi cùng một lúc vi khuẩn kháng với
nhiều loại kháng sinh.

Các yếu tố hỗ trợ cho sự kháng thuốc:
Sử dụng không đúng kháng sinh.
Vệ sinh nơi ở kém.
Thời gian điều trị lâu.
Sử dụng trộn vào thức ăn.

26
Khả năng tăng sinh của vi khuẩn.

VII. Phòng chống sự kháng thuốc
Dùng phối hợp thuốc.
Thay đổi kháng sinh sau một thời gian sử dụng nó.
VII. Phân lọai
Dựa trên phổ tác dụng: phổ hẹp, phổ rộng, chống lao, kháng nấm, đường tiêu
hóa.

Nguồn gốc: Vi sinh vật, xạ khuẩn, hóa dược, tổng hợp.
Cơ chế tác dụng: Tính đặc hiệu.
Tổng hợp: công thức, cơ chế.
Tác dụng: kìm khuẩn, diệt khuẩn.
Nhóm diệt khuẩn:
Beâta - Lactamines:

- Penicillines
- Ampicillin
- Amoxicillin
- Cephalosporines
Aminosides:
- Streptomycin
- Neomycin
- Gentamycin
- Spectinomycin
- Paromomycin

27
- Tobramycin

- Kanamycin
- Framycetin
Polypeptides:
- Polymycines
- Colistin
Quinolones:
- Flumequin
- Norfloxacin
- Rosaxacin
- Ofloxacin
- Acid Oxolinique
- Enrofloxacin
- Ciprofloxacin
Glycopeptides:
- Vancomycin
- Teicoplanin

Nhóm kìm khuẩn:
Macrolides:
- Erythromycin
- Spiramycin
- Tylosin
- Josamycin

28
- Oleandomycin

- Roxithromycin
- Clarythromycin
- Troleandomycin
Cyclines:
Tetracyclin
Oxytetracyclin
Chlotetracyclin
Metacyclin
Doxycyclin
Lincosamides:
Lincomycin
Lindamycin
Phenicoles:
Thiamphenicol
Florphenicol
Sulfamides
Ganidan
Sulfadiazin
Sulfatiazon
Trimethoprime

Sulfamethoxazol
VIII. Phối hợp thuốc

29
Mục đích:

Mở rộng phổ kháng khuẩn
Tăng hiệu quả diệt khuẩn
Ngăn ngừa kháng thuốc
Nguyên tắc phối hợp:
Phối hợp để có hiệp đồng tác động
Lưu ý sự phân bố kháng sinh
Tránh phối hợp gây tương tác có hại
Bất lợi do phối hợp kháng sinh:
Thất bại do đối kháng tác động
Tăng nguy cơ tác dụng phụ, tương tác thuốc
Tăng giá thành trị liệu
Cơ chế tác dụng của kháng sinh:
Kháng sinh tác dụng trên quá trình tạo vách tế bào thuốc nhóm Beta-
Lactamines, Vancomycin, Bacxitracin

Kháng sinh tác dụng lên màng nguyên sinh chất làm mất phương hướng hoạt
động của màng như Colistin, kháng sinh đa peptid

Kháng sinh tác dụng gây rối loạn và ức chế sự sinh tổng hợp protein của vi
khuẩn ở mức ribosom nên sự dị dạng của protein, tiểu phần 30s như cyclines,
aminoglucozid, tiểu phần 50 như macrolides, lincosamides, phenicoles.

Kháng sinh tác dụng ức chế tổng hợp nhân tế bào, nguyên sinh chất trong tế
bào như: Quinolones, Nitrofuranes,Amphotericin B


Phương pháp phối hợp:
Nên phối hợp những kháng sinh có điểm tác động khác nhau, không nên phối
hợp những kháng sinh có điểm tác động giống nhau vì sẽ dẫn đến hiện tượng
cạnh tranh địa điểm tác động làm giảm hiệu lực của kháng sinh. Nhưng chú ý
các trường hợp tương kỵ khi phối hợp kháng sinh.


30
IX. Một số lọai thuốc kháng sinh
PENICILLIN
Nguồn gốc từ nấm penicillinum notatum, penicillinum chrysogenium và tùy vào
cách nuôi cấy cho ra nhiều loại penicillin.

Penicillin G là chất có dạng tinh thể màu trắng, tan nhiều trong nước, dễ bị acid,
kiềm, các chất oxy hóa, khử phá hủy trở thành chất có hại. Bảo quản trong lọ
thủy tinh hàn kín, khô ráo, để nơi mát, chống ẩm tốt sử dụng lâu.

Penicillin G dễ bị men penixilinaza của các vi khuẩn đường ruột phá hủy nên
không dùng để uống, nhưng Penicillin V không bị phân hủy bởi dịch vị nên dùng
qua đường tiêu hóa.

Penicillin dễ kháng thuốc, thải trừ nhanh. Phổ kháng khuẩn hẹp, tác dụng chủ
yếu trên vi khuẩn gram dương. Tác dụng tốt với Gonococcus, Meningococcus,
Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus, Bac.anthracis tác dụng yếu trên
Leptospira, Vibrio foctus, Streptococcus viridans, Spirochaeta pallida,
Spirochaeta enserina.

Penicillin hấp thu qua đường tiêu hóa, đường tiêm chủ yếu là tiêm bắp thịt. Tiêm
tĩnh mạch thuốc thải trừ nhanh hiệu quả thấp. Tiêm dưới da gây đau, hấp thu

không đều nên ít dùng.
Nồng độ tối thích có tác dụng của penicillin trong máu là 0,03 UI/ml. Để đảm bảo
nồng độ này phải tiêm liên tục nhiều ngày mới có hiệu quả. Tiêm Penicillin G sau
20-30 phút đạt nồng độ tối đa trong máu và giảm đi từ từ nên phải tiêm khoảng 3
giờ/lần với liều 500 UI/kg thể trọng. Hiện nay có penicillin procain hấp thu từ từ,
có tác dụng kéo dài 24-48 giờ.

Khi hấp thu penicillin phân bố ở thận, gan, phổi, qua các màng tương mạc và
màng não khó khăn nhưng xâm nhập dễ dàng qua các tổ chức viêm.

Penicillin thải trừ qua thận 40-90% tùy loài gia súc, sau 4-6 giờ thải trừ hết khỏi
máu.

Dùng không đúng cách, liều thấp dễ gây kháng thuốc.
Là kháng sinh dễ gây phản ứng dị ứng triệu chứng như mi mắt bị thủy thủng, rối
loạn tim mạch, thở khó, có nốt ban trên da, chết nhanh nếu không cấp cứu kịp
thời. Điều trị dị ứng bằng các thuốc chống dị ứng, chống histamin.

STREPTOMYCIN

31
Nguồn gốc chiết từ môi trường nuôi cấy Actinomyces griseus. Dạng bột khô,
màu trắng, thường sử dụng dạng muối sulfats, tan nhiều trong nước nhưng
không tan trong ether và cồn.

Phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng mạnh, chủ yếu với vi khuẩn gram âm, nhưng
cũng tác dụng nhẹ với một số vi khuẩn gram dương. Nồng độ cao thuốc có khả
năng diệt khuẩn, tác dụng tốt khi vi khuẩn đang ở giai đoạn sinh trưởng và phát
triển, có tác dụng tốt ở môi trường kiềm nhẹ. Các bệnh về thận sẽ làm tăng khả
năng tích l

ũy thuốc dễ gây độc cho vật.
Streptomycin ít hấp thu qua ruột, thải trừ qua nước tiểu, dịch mật. Tiêm bắp sâu
thuốc hấp thu hoàn toàn. Khi hấp thu thuốc phân bố khắp các tổ chức nhưng
không đều

Tiêm bắp liều 5-10mg/kg
Uống liều 20mg/kg
Dùng điều trị các bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra như tụ huyết trùng, viêm
đường sinh dục, tiết niệu, suyển, viêm phổi, viêm vú

Sử dụng không đúng quy cách, liều lượng không thích hợp sẽ làm vi khuẩn
kháng thuốc nhanh.

Tác dụng phụ: chống mặt, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng cơ thể.
ERYTHROMYCIN
Phân lập từ môi trường nuôi cấy Streptomyces erytheus, màu trắng, tinh thể, tan
ít trong nước, mang tính kiềm, có vị đắng, dễ tan trong môi trường acid nhưng
dễ bị phân hủy.

Là loại kháng sinh có hoạt phổ rộng, tác dụng tốt với các trực khuẩn gram
dương và một số vi khuẩn gram âm.

Thuốc hấp thu nhanh ở ruột, vào được các xoang chứa dịch, thấm qua nhau thai
và bào thai. Thải trừ qua mật, nước tiểu, phân.

Ít độc, kháng thuốc nhanh, dễ bị acid dịch vị phá hủy nên chuyển nó sang dạng
muối để sử dụng.

Dùng điều trị các bệnh do trực khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm. CRD, E.
coli ở gia cầm.


Tiêm bắp hoặc dưới da, liều dùng 10mg/kg

×