Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chuẩn hóa quy trình kiểm định vắc xin cúm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.64 KB, 33 trang )

BÀI LUẬN
1. Lí DO LỰA CHỌN LĨNH VỰC, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu:
Đối phó với bệnh tật từ lâu đã là một trong những hoạt động mang tính
sinh tồn của con người. Khoa học càng phát triển, con người càng có điều kiện
nâng cao khả năng đối phó với bệnh tật. Cao hơn nữa, không chỉ đối phó thụ
động bằng điều trị mà con người đã chủ động phòng chống bệnh tật qua các biện
pháp y tế dự phòng mà tiêu biểu nhất là sự ra đời và phát triển của vắc xin.
Vắc xin học được mở đầu bằng thành công vào cuối thế kỷ 18 của bác sĩ
thú y Jenner E. (Anh) với vắc xin làm từ chủng đậu bũ tiờm cho cậu bé 13 tuổi
Phillip J Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận tiêm vắc xin là
phương cách bảo vệ hiệu quả, giúp nhân loại tránh được nhiều bệnh truyền
nhiễm.
Trong 2 thế kỷ qua, vắc xin là loại dược phẩm đặc biệt, đã góp phần rất
lớn đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người. Vắc xin đã được
sử dụng trên toàn thế giới, góp phần thanh toán một số bệnh truyền nhiễm và làm
giảm đáng kể số mắc, chết của nhiều loại bệnh tật khác, làm giảm đáng kể gánh
nặng của công tác điều trị. Tiêm chủng vắc xin trở thành phương tiện hiệu quả
nhất cho công tác chủ động phòng chống bệnh.
Việt Nam là một nước thuộc vùng nhiệt đới với mô hình bệnh tật chủ yếu
là các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh dễ xảy ra do thay đổi môi trường, lối sống,
giao lưu quốc tế tăng. Do đó, một trong những biện pháp cơ bản để phòng chống
các dịch bệnh là sử dụng vắc xin đặc hiệu.
Nhưng vấn đề an toàn của vắc xin, chất lượng của vắc xin đã, đang và sẽ
là thách thức rất lớn với các nhà khoa học Việt nam cũng như trên toàn thế giới.
1
Lịch sử phát triển vắc xin đã phải ghi nhận một số “thảm họa” do vắc xin [3].
Những phản ứng không mong muốn của vắc xin cho người đang là mặt trái, gõy
cản trở cho công tác vận động tiêm chủng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công tác
kiểm định đánh giá chất lượng vắc xin, mặc dù tỷ lệ xuất hiện những phản ứng


phụ nghiêm trọng do vắc xin đã giảm đi rất nhiều, nhưng vấn đề xác định đúng
nguyờn nhân và cách khắc phục vẫn là những khó khăn không nhỏ đối với mọi
quốc gia. Tuy vậy, trước sự phát triển nhanh chóng của đất nước trong xu thế hội
nhập và hoà bình, nhu cầu phòng bệnh bằng vắc xin tăng lên đáng kể. Ngoài các
vắc xin dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhu cầu về các vắc xin
khác cũng hình thành và gia tăng nhanh chóng. Người dân không chỉ đòi hỏi có
vắc xin để dùng mà phải là các vắc xin có chất lượng tốt, cách dùng thuận tiện và
đặc biệt là phải an toàn.
Chớnh vì vậy tôi chọn lĩnh vực nghiên cứu này, với mong muốn sẽ cùng
với các Thày, Cụ, các nhà khoa học đi trước và đồng nghiệp tìm ra phương pháp
góp phần giải quyết những khó khăn trên.
1.2. Lý do lựa chọn đề tài
Bệnh cúm đã và đang đe doạ toàn cầu. Trong ba thế kỷ qua, cứ khoảng 30
đến 40 năm, thế giới lại chứng kiến một đại dịch cúm. Trước khi có vắc xin, mỗi
đợt dịch có hàng triệu người chết.
Năm 1918 chứng kiến đại dịch cúm nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới, thậm
chí còn được cho là đại dịch kinh hoàng nhất trong các loại bệnh dịch. Tác nhân
gây dịch là virus cúm A/H1N1 đã gây tổn thất chưa từng thấy. Chỉ trong thời
gian ngắn, người bệnh nhanh chóng bị suy hô hấp và tử vong. Người ta ước tính
khoảng 50 triệu người đã tử vong trên toàn thế giới. Số tử vong cao nhất ở người
2
trẻ và khoẻ mạnh trong độ tuổi từ 25 đến 35. Khoảng 25% dân số của nước Mỹ
và Vương quốc Anh bị mắc bệnh.
Năm 1957 đánh dấu “dịch cúm châu Á”. Tác nhân gây dịch là virus cúm
A/H2N2 có độc tính thấp hơn vi rút gây đại dịch xảy ra năm 1918-1919 và thế
giới đã có chuẩn bị ứng phó tốt hơn. Virus được phát hiện ở Singapore sau lan ra
khắp thế giới. Nhờ các tiến bộ khoa học, dịch bệnh nhanh chóng được xác định,
các biện pháp y tế cần thiết được triển khai, trong đó có việc sử dụng vắc xin.
Tuy vậy số lượng người chết vỡ cỳm vẫn ở mức 2 triệu.
Năm 1976 tại New Jersey, Mỹ, xuất hiện dịch cúm khiến 1 người chết.

Virus chủ yếu tồn tại ở lợn, và 45 triệu liều vắc xin cúm lợn đã được dùng.
Không ai thiệt mạng thờm vỡ cỳm lợn, nhưng có 25 người đã chết do biến chứng
của vắc xin. Một ủy ban điều tra được thành lập và đã cho ngừng sử dụng vắc
xin cúm này.
Năm 2003, cúm gia cầm được phát hiện ở Hàn Quốc, chớnh phủ đã ra lệnh
tiêu hủy gần 1 triệu con gà và vịt. Cũng trong năm này, khoảng 400 ca nhiễm
cúm gia cầm được phát hiện ở Việt Nam. Năm sau đó, hầu hết trong 64 tỉnh
thành đều xuất hiện cúm [16]. Tính đến 12/2009 đã có 46 người tử vong do cúm
A/H5N1 tại VN, trong đó có 12 thai phụ [2].
Tại Việt Nam: Hội chứng cúm thường xảy ra quanh năm trên khắp đất nước
với tỷ lệ mắc trung bình 5 năm cuối thập kỷ 90 được ghi nhận là 1.627,2/
100.000 dân, xếp thứ nhất trong 10 bệnh truyÒn nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất ở
Việt Nam. Năm 2004, Việt Nam có 1.650.459 trường hợp mắc, tử vong 3 đuợc
thông báo, cũng là đứng thứ nhất trong sè 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất.
Có thể núi cỳm là bệnh truyền nhiễm gõy dịch nguy hiểm, từ mức đô nhẹ
đến nặng, đó gõy ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của con người và
sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên toàn cầu [10]. Theo một nghiên
3
cứu của Marc J.Satorn Shahi, cố vấn y tế châu Á ở Singapore, chi phí cho bệnh
cúm chỉ ở 5 nước Đông Nam Á đã mất khoảng 8,7 tỷ USD/ năm về khám chữa
bệnh [8]. Ngoài ra, cộng thêm tổn thất giỏn tiếp rất lớn trong sản xuất - do phải
tiêu hủy hàng triệu gia cầm; trong phát triển kinh tế xã hội - do người bệnh phải
nghỉ việc điều trị.
Như vậy, việc triển khai sử dụng vắc xin trên cộng đồng là rất cần thiết.
Trong điều kiện xảy ra dịch cúm, việc sử dụng vắc xin và thuốc kháng virus là
hai biện pháp hữu hiệu nhất, làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết. Năm 2009, theo
ước lượng của WHO, trên toàn thế giới đó cú 150 triệu liều vắc xin ngừa cúm
A/H1N1 được phân phối, 95 triệu liều đã được tiêm, trong đó 30% là loại vắc
xin có tá dược. Các phản ứng quá mẫn được thông báo gồm nổi mề đay, phù
mạch và sốc phản vệ, dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trong đó sốc phản vệ

có thể đe dọa tính mạng nếu không được chăm sóc y tế kịp thời [1].
Ở nước ta, bệnh cúm vẫn bị “xem thường”, nên chưa có † thức phòng bệnh
cao. Vắc xin cỳm, vỡ vậy, lâu nay không được chú †; công tác kiểm định cũng vì
vậy chưa được quan tâm đúng mực.
Việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng vắc xin sẽ góp phần làm giảm thiểu
những tai biến khi tiêm vắc xin, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho người sử
dụng vắc xin. Vắc xin cúm có nhiều loại, do vậy kiểm định chất lượng cũng khác
nhau, không thống nhất; gõy khó khăn cho nhập khẩu, phân phối và sử dụng.
Không những thế, quy trình kiểm định vắc xin cúm lại chưa được chuẩn hoá, phù
hợp với điều kiện trong nước.
Xuất phát từ những l† do trờn, tụi nhận thấy ở Việt nam thực sự cần thiết
phải có một quy trình đánh giá chất lượng vắc xin cúm đạt tiêu chuẩn, phù hợp,
giảm thiểu tối đa rủi ro khi sử dụng. Góp phần nâng cao chất lượng phòng bệnh -
chăm sóc sức khỏe ban đầu của y học trong tương lai, cũng chính là nâng cao
4
chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Do đó, tôi lựa chọn thực hiện đề tài:
“Chuẩn hóa quy trình kiểm định vắc xin cúm ở Việt nam”
2. MỤC TIÊU VÀ MONG MUỐN ĐẠT ĐƯỢC KHI ĐĂNG KÝ ĐI HỌC
NGHIÊN CỨU SINH
Tôi mong muốn hoàn thành được 2 mục tiêu của đề tài:
1) Đánh giá quy trình kiểm định vắc xin cúm hiện tại.
2) Đề xuất quy trình kiểm định chuẩn.
3. Lí DO LỰA CHỌN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Qua tìm hiểu tôi được biết: Viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm
y tế được Bộ Y tế, trên cơ sở quyết định của Chính phủ, giao trọng tâm công
việc cho Viện là phát triển mạnh kiểm định trong phòng thí nghiệm. Viện lại có
nhiều cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề kiểm định. Bên cạnh đó, viện
có 6 Khoa chuyờn môn (Khoa kiểm định vắc xin virus, Khoa kiểm định vắc xin
vi khuẩn, Khoa kiểm định Hoá-L†, Khoa Sinh phẩm y tế, Khoa Môi trường thực
nghiệm và Khoa Động vật thực nghiệm), có thể giỳp tụi thực hiện được các nội

dung, mục tiêu của đề tài.
4. KINH NGHIỆM, KIẾN THỨC, SỰ CHUẨN BỊ TRONG VẤN ĐỀ DỰ
ĐỊNH NGHIÊN CỨU
4.1. Bệnh cúm
Cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tÝnh do vi rút cúm (influenza), lây
lan nhanh. Bệnh lây chủ yÕu từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực
tiếp hoặc đường hô hấp, niêm mạc mắt. Bệnh cúm có thể từ gia cầm lây sang
người (hay còn gọi là bệnh cúm gia cầm) có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có biểu hiện
5
sốt, đau đầu, đau cơ, đau họng, ho…, có thể dẫn đến viêm phổi và gây tổn
thương các phủ tạng khác với tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm
để điều trị kịp thời. Virus cúm thường gây tử vong ở những đối tượng bị suy
giảm miễn dịch hoặc hệ miễn dịch không hoàn hảo như người già, trẻ em, người
bị nhiễm HIV hoặc những người đang hoặc có nguy cơ viêm phổi [17].
4.2. Virus cúm
4.2.1. Cấu trúc
Virus cúm được phân lập lần đầu năm 1933, là thành viên chính của nhóm
Orthomyxovirus, thuộc họ Orthomyxoviridae gồm có 3 t†p: Cóm A, B và C,
trong đó t†p A và B là gây bệnh cho người.
Hạt virus cúm được bao bọc bởi một lớp lipid kộp cú nguồn gốc từ tế bào
vật chủ khi nó bứt ra khỏi tế bào. Trên lớp màng này nhô ra các glycoprotein
thuộc hai nhúm chớnh là Hemagglutinin (HA) và Neuraminidase (NA). Vai trò
của HA là giúp virus gắn vào thụ thể trên tế bào vật chủ để kích thích tế bào vật
chủ “nuốt” virus vào trong (endocytosis), còn vai trò của NA thì không rõ ràng,
cú lẽ nú giỳp virus bứt ra khỏi tế bào vật chủ bằng cách cắt sialic acid khỏi các
glycoprotein của virus và tế bào vật chủ. Bên trong lớp vỏ lipid kép là lớp
protein nền bao quanh vỏ nhân (nucleocapsid), bên trong là lõi ARN gồm 8 đoạn
khác nhau. Các loại cúm A, B và C khác nhau về số lượng các đoạn RNA cũng
như cấu trúc của protein nền và protein nhõn. Cỳm A là loại gõy ra các đại dịch
cho con người và vật nuôi nhiều nhất [15].

Khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyờn: Cấu trúc hemagglutinin (H) có
thể thay đổi tạo thành các H mới, tạo thành một typ cúm mới, gõy nên dịch mới.
Các KN (N) cũng có thể thay đổi, đăc biệt ở virus typ A và B. Do vậy, virus cúm
A và B có nhiều thứ t†p (Subtype). Sự khác nhau giữa cấu trúc của HA và NA
của các chủng virus cúm khác nhau được sử dụng để phân loại chúng. Các chủng
6
virus cúm từng gõy đại dịch cho người như A/H0N1, H1N1, H2N2, H7N7,
H5N1 Điều đỏng chỳ † là đại dịch cúm thường lặp lại có tính chu kỳ, nhiều khi
do cùng một chủng virus cỳm gõy ra.

Hình 1: Cấu trúc của virus cóm
Hình 2: Mô hình cấu trúc của virút cúm H5N1
7


Hinh 3:
Virus
H5N1
như
những
chuỗi
quả cầu
màu
xanh
đang tìm cách phá hủy các tế bào màu hồng
( Lennart Nilsson/ Theo AFP, VNM)
4.2.2. Các týp virus cúm [11]:
- Cóm A (Influenza týp A)
Cóm A có thể gây nhiễm cho người, chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi và
các động vật khác. Nhưng các loài chim hoang dã là vật chủ thiên nhiên của

những virút này. Cóm A chia ra 2 phân t†p dựa vào 2 protein trên bề mặt hạt
virus. Những protein này được gọi là hemagglutinin (HA) và neuraminidase
(NA). Có 16 phân t†p HA khác nhau và 9 phân t†p NA, có thể có nhiều phối hợp
khác nhau của HA và NA nhưng chỉ có một số t†p cóm A như H1N1, H3N2 và
H2N2 là lưu hành thường xuyên trong quần thể người. Các phân t†p khác được
tìm thấy ở động vật như H7N7, H3N8 gây bệnh cho ngựa.
Phân t†p cóm A được đặt tên theo các protein bề mặt HA và NA của
chúng. Ví dô: H7N2 biểu thị HA 7 protein và NA 2 protein. Tương tự như vậy,
H5N1 có HA 5 protein và NA 1 protein.
- Cóm B (Influenza týp B): Cóm B chỉ thường gặp ở người. Không giống với
cúm A, cóm B không xếp loại theo phân t†p. Mặc dù cúm B có thể gây thành
dịch ở người nhưng chưa bao giờ gây đại dịch như cúm A.
8
- Cóm C (Influenza týp C)
Virus C chỉ gây bệnh nhẹ ở người và không gây thành dịch. Virus cóm C
không có phân t†p.
4.2.3. Chủng virus (strains)
Cóm B và phân t†p cóm A được đặc trưng ở tên chủng, có rÊt nhiều
chủng cúm B và phân t†p cóm A. Các chủng cúm mới xuất hiện để thay thế các
chủng cũ. Quá trình này xảy ra khi thay đổi t†p gọi là hiện tượng trôi kháng
nguyên (Drift) và trượt kháng nguyên (Shift). Mét khi xuất hiện chủng cúm mới
ở người, kháng thể xuất hiện sau khi đã nhiễm virus hoặc đã tiêm vắc xin với
chủng cúm cũ có thể bảo vệ khi nhiễm chủng mới.
4.2.4. Sự biến đổi của virus cúm
Virus cúm có thể biến đổi bằng nhiều cách. Một t†p được gọi là trôi kháng
nguyên có nghĩa là sự biến đổi xảy ra Ýt một và liên tục trong thời gian dài. Sản
phẩm của virus biến đổi có thể không nhận thấy bởi kháng thể tạo ra sớm hơn
chủng virus cúm. Quá trình này như sau: một người mắc cúm cơ thể sinh kháng
thể kháng virus đó, khi chủng virus mới xuất hiện, kháng thể kháng chủng cũ có
thể không nhận ra ngay virus mới và như vậy nhiễm chủng virút mới có thể xảy

ra. Đó là một trong những l† do chÝnh giải thÝch vì sao người ta lại tái nhiễm
virus cóm, một hoặc hai trong ba chủng virus sử dụng để chế tạo vắc xin phải
luôn được cập nhật để kiểm tra lại sự biến đổi của virus cúm đang lưu hành. Vì
vậy, cần tiêm vắc xin cúm hàng năm [10], [12].
Mét t†p khác được gọi là trượt kháng nguyên hay đổi chỗ kháng nguyên
(antigen shift). Hiện tượng trượt kháng nguyên đột ngột, biến đổi chủ yÕu ở cúm
A. Kết quả là virút mới hình thành, gây bệnh cho người và có protein HA hoặc
cả HA và NA mà nhiều năm không tìm thấy ở người. Nếu một phân t†p cúm mới
9
được đưa vào quần thể dân cư, người có Ýt hoặc không có bảo vệ với virus này
và nếu virus có thể lây dễ dàng từ người sang người thì đại dịch sẽ xảy ra.
Những biến đổi của virus cóm thường chỉ ở mức độ trôi kháng nguyên.
Trong trường hợp khi có sự “trượt kháng nguyên” xảy ra thì virus cóm A phải
trải qua hai loại trôi và trượt kháng nguyên, virus cóm B chỉ biến đổi bởi quá
trình ổn định dài hơn của sự trôi kháng nguyên.
4.2.5. Cúm A lây từ động vật sang người
Hình 4. Các loài có thể nhiễm cúm A, các dưới nhóm HA và NA
Virus cóm A đã được tìm thấy ở nhiều động vật: gà, vịt, lợn, cá voi, ngựa,
hải cẩu. Tuy nhiên, mỗi phân t†p thÝch nghi với một loài động vật loại trừ gia
cầm và chim là vật chủ cho tất cả các phân t†p cóm A. Các phân t†p gây dịch
rộng khắp ở người trước kia và bây giờ là H3N2, H2N2, H1N1, H1N2. Phân t†p
H1N1 và H3N2 đã gây dịch cúm ở lợn; H7N7 và H3N8 gõy dịch ở ngựa. Cho
đến năm 1998 chỉ có virus cóm A/H1N1 lưu hành trong quần thể lợn ở Mỹ. Tuy
nhiên năm 1998, virus cóm A/H3N2 từ người cũng nhiễm vào quần thể lợn và
gây ra dịch cúm lợn [7].
10
4.3. Vắc xin cúm
4.3.1. Vắc xin
Là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu, chủ động,
nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gõy bệnh cụ thể

[4], [20], [21].
4.3.1.1. Cơ chế hoạt động của vắc xin
Hệ miễn dịch nhận diện vắc xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ"
chúng. Về sau, khi tác nhân gõy bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã
ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gõy bệnh một cách nhanh chóng hơn và
hiệu quả hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt
là đánh thức các tế bào lympho nhớ). Đõy chính là các ưu điểm của đáp ứng
miễn dịch đặc hiệu [13], [17].
4.3.1.2. Ba loại vắc xin kinh điển
• Vắc xin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng
nhiệt. Ví dụ: các vắc xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A.
Hầu hết các vắc-xin loại này chỉ gõy đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn
và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc lại nhiều lần.
• Vắc xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những
điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc xin
điển hình loại này thường gõy được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại
vắc xin được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vắc xin ngừa
bệnh sốt vàng, sởi và quai bị đều thuộc loại này.
• Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong
trường hợp chớnh cỏc độc chất này là phương tiện gõy bệnh của vi sinh
vật). Ví dụ: các vắc xin ngừa uốn ván và bạch hầu.
11
4.3.1.3. Một số loại vắc xin mới đang nghiên cứu
Các vắc xin này còn được xem là vắc xin của tương lai, có 6 hướng phát
triển chính hiện nay [21], [22], [23]:
• Sử dụng các phụ gia (adjuvant) mới, nhằm gõy ra loại đáp ứng miễn dịch
mong muốn. Thí dụ, chất nhôm phosphate và các oligonucleotide chứa
CpG demethyl hóa đưa vào vắc xin khiến đáp ứng miễn dịch phát triển
theo hướng dịch thể (tạo kháng thể) thay vì tế bào.
• Vắc xin khảm: sử dụng một sinh thể quen biết để hạn chế hiện tượng

"phản tác dụng", thí dụ dùng virus vaccinia mang một số yếu tố của virus
viêm gan B hay virus dại.
• Vắc xin polypeptidique: tăng cường tính sinh miễn dịch nhờ liên kết tốt
hơn với các phân tử MHC: peptide nhân tạo 1/2 giống virus, 1/2 kia gắn
MHC; đoạn peptide mô phỏng 1 quyết định kháng nguyên (epitope).
• Anti-idiotyp: idiotyp là cấu trúc không gian của kháng thể tại vị trí gắn
kháng nguyờn, đặc hiệu với kháng nguyờn tương ứng. Anti-idiotyp là các
kháng thể đặc hiệu đối với idiotyp, do đó anti-idiotyp xét về mặt đặc hiệu
lại tương tự với kháng nguyờn. Vậy, thay vỡ dựng khỏng nguyờn X làm
vắc-xin, người ta dùng idiotyp anti-anti-X.
• Vắc xin DNA: DNA của tác nhân gõy bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bào
người được chủng ngừa. Lợi thế của DNA là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số
lượng lớn nên thích hợp cho những chương trình tiờm chủng rộng rãi.
Ngoài ra, vắc xin DNA cũn giỳp định hướng đáp ứng miễn dịch: tác nhân
gõy bệnh ngoại bào được trình diện qua MHC loại II, dẫn đến đáp ứng
CD4 (dịch thể và tế bào). Khi kháng nguyờn của tác nhân đó được chính
cơ thể người tổng hợp và biểu hiện (express), nó sẽ được trình diện qua
MHC loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8 được kích thích.
12
Tuy nhiên phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào mang DNA
lạ có nguy cơ bị nhận diện là "không ta", sinh ra bệnh tự miễn.
• Sử dụng vector tái tổ hợp - dựng các vi khuẩn thuần tính hoặc các tế bào
trình diện kháng nguyên như tế bào tua được chuyển gen để biểu hiện
kháng nguyờn mong muốn.
4.3.1.4. Tai biến khi dùng vắc xin
Có hai loại tai biến: nhiễm bệnh và các bệnh miễn dịch.
Nhiễm bệnh
• Vắc xin sống, giảm độc lực có thể gõy bệnh cho người bị suy giảm miễn
dịch.
• Nguy cơ hồi độc của tác nhân vi sinh: 1 tác nhân bị làm giảm độc lực tìm

lại được độc tớnh của mình. Nguy cơ này ở vắc xin ngừa bại liệt là 10
-7
,
nghĩa là cứ 10 triệu trẻ em uống vắc-xin Sabin thỡ có 1 em bị tai nạn loại
này. Điều không may này không ngăn cản được việc sử dụng vắc xin này
bởi lẽ tỷ lệ đó được xem là chấp nhận được.
• Nguy cơ nhiễm các tác nhân gõy bệnh khác vào trong chế phẩm vắc xin.
Điều này có thể hạn chế bằng các quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng
chặt chẽ.
Bệnh miễn dịch
• Thử nghiệm vắc xin phòng bệnh dại trên cừu cho thấy có xác suất gõy ra
một bệnh tự miễn trên hệ thần kinh khoảng 1/3000-1/1000. L† do có thể là
vắc xin chiết xuất từ nóo động vật đã mang theo cả những mẩu protein của
tế bào thần kinh, khi tạo miễn dịch, cơ thể (được tiêm) đã tạo ra cả kháng
thể chống lại cấu trúc thần kinh của mình.
13
• Vắc xin ngừa ho gà có thể gõy sốc kèm di chứng thần kinh với xác suất
10
-4
- 10
-6
. Việc tinh sạch vắc-xin này làm tăng mức an toàn nhưng một lần
nữa, giảm hiệu giá.
4.3.2. Vắc xin cúm
Là dịch nổi vô trùng chứa một hay nhiều chủng virus cúm, loại A hoặc B,
hoặc hỗn hợp của hai loại, đã được nuôi cấy riêng rẽ trong phôi trứng gà hoặc tế
bào động vật có vú.
4.3.2.1. Các loại vắc xin cúm:
Gồm 3 loại vắc xin cúm sau [19]:
- Toàn bộ các hạt virus bất hoạt bởi một phương pháp phù hợp (Whole particle)

- Các hạt virus đã được xử l† làm cho hạt virus bị phân rã một phần hoặc toàn bộ
bởi các phương pháp hóa l† (vắc xin phân đoạn nhỏ) (Split).
- Kháng nguyờn ngưng kết hồng cầu HA và emzym thuỷ phân NA (gọi là vắc
xin tiểu phần tử) (Subunit)
Cũng như các virus khác, một người khi đã nhiễm virus cúm và hồi phục thì
sẽ miễn nhiễm đối với loại virus cỳm đú. Tuy nhiên một trong những đặc điểm
của virus cúm khiến cho việc sản xuất vắc xin cúm không bao giờ thành công
triệt để là khả năng tích lũy các biến đổi nhỏ (antigenic drift) và hình thành các
biến đổi lớn (antigenic shift). Tốc độ bị biến đổi của các đoạn RNA của virus
cúm chỉ sau HIV, tuy nhiờn vì virus cỳm cú 8 đoạn RNA khác nhau nên quá
trình đóng gói trở nên rất kém hiệu quả, nhưng chính điều này giúp cho virus
cúm dễ dàng tạo nên các thể tái tổ hợp (reassorted virus) khi nhiều chủng virus
cỳm cựng nhiễm vào một tế bào vật chủ. Chớnh cỏc thể tái tổ hợp này, cộng với
khả năng bị đột biến nhanh của cỏc khỏng nguyờn HA và NA giúp virus cúm
thoát khỏi sự kiểm soát của hệ miễn dịch kể cả những người từng bị bệnh. Một
trong những cơ chế virus cỳm gõy đại dịch ở người là sự tái tổ hợp của virus
14
cúm gà (avian flu) và người ở lợn (có khả năng bị nhiễm cả hai loại virus này)
tạo nên loại virus mới có khả năng nhiễm ở người, khiến cho nhiều người “bị bất
ngờ” trước loại virus mới này. Gần đõy loại virus H5N1 từ gà đã nhiễm thẳng
sang người mà không thông qua lợn, gõy lo lắng cho các nhà khoa học bởi đõy
có thể là dấu hiệu của một đại dịch mới sắp xảy ra.
4.3.2.2. Sản xuất vắc xin cúm:
Virus cỳm đó được sản xuất và lưu hành từ lâu ở nhiều nước phát triển như
Mỹ, Nga, châu Âu. Vắc xin cúm được sản xuất bằng cách nuụi cỏc loại virus
cúm có khả năng gõy bệnh trong năm đó trong trứng gà cú phụi rồi bất hoạt virus
và sử dụng làm vắc xin bất hoạt. Thông thường người ta trộn 3 loại virus cúm có
khả năng xuất hiện trong năm đó lại với nhau để làm thành vắc xin. Gần đõy,
việc sản xuất vắc xin cỳm trên trứng đang gặp một số khó khăn bởi một số người
bị dị ứng với vắc xin này do còn sót lại một ít albumin từ trứng; một mặt khác

cúm gà xảy ra với diện rộng trên thế giới khiến cho nguồn trứng có thể bị ảnh
hưởng. Chớnh vỡ vậy ở Mỹ và một số nước đang có xu hướng chuyển từ nuôi
virus cỳm trờn trứng gà sang nuụi trờn tế bào. Một số tế bào đã được khảo sát có
khả năng nhiễm virus cúm gồm tế bào thận chó, khỉ, gà…vv. Tế bào thận khỉ
xanh đang được nhiều nhà khoa học chọn làm giá thể nuôi virus bởi nó có thể
nuôi trong dịch huyền phù và cho sinh khối cao. Tế bào thận chó cũng được
WHO khuyến cáo sử dụng cho việc tách virus sơ cấp hoặc để sử dụng trong
nghiờn cứu virus cúm.
- Quy trình sản xuất trờn phụi gà: Trứng gà cú phụi 10 - 11 ngày tuổi được
tiêm, ủ và gặt dịch niệu nang; sau đó tinh sạch qua 2 giai đoạn bằng cách ly tâm
loại bỏ các mảnh vụn tế bào (protein không đặc hiệu) trên máy ly tâm siêu tốc .
Bước tiếp theo, hoàn nguyên và bất hoạt, hấp phụ Al(OH)3 và cấu tạo thành vắc
15
xin, lọc vô trùng và pha loãng thành liều vắc xin thích hợp. Sau đó tiến hành
kiểm định vắc xin thành phẩm [14].
- Quy trình sản xuất trên tế bào (nuôi cấy virus cỳm trờn tế bào): tế bào được
nhân lên để đạt số lượng mong muốn. Sau đó gõy nhiễm với virus và ủ trong 3- 5
ngày. Sau đó, thu hoạch virus bằng cách loại bỏ cặn tế bào nuụi cấy, cô đặc bằng
lọc thẩm tích và ly tâm. Làm giảm thiểu ADN còn trong sản phẩm bằng sắc k†
trao đổi ion và thêm benzonase 9 (hoặc hóa chất tương tự). Các công đoạn phân
rã và bất hoạt virus tương tự như phương pháp sản xuất từ trứng [14].
Phương pháp tạo chủng sản xuất vắc xin bằng kỹ thuật di truyền ngược
Lịch sử sản xuất vắc xin cúm cho thấy đó có nhiều nỗ lực để tìm ra loại
vắc xin đặc hiệu. Các vắc xin đã từng được nghiờn cứu và thử nghiệm gồm vắc
xin bất hoạt và vắc xin sống. Các nghiên cứu từ trước tới nay cho thấy vắc xin
bất hoạt không hiệu quả bằng vắc xin sống. Vắc xin sống thường không chỉ
mang lại khả năng miễn nhiễm mà cũn giỳp bảo vệ cơ thể tốt hơn khi bị virus tấn
công và thường chỉ cần vắc xin một lần. Trong các loại vắc xin sống từng được
thử nghiệm có một số loại như vắc xin góp KN từ nhiều vật chủ (host range
vaccine) trong đó các RNA mã hóa cho HA và NA ở người được tái tổ hợp với

đoạn RNA còn lại của chim để tạo ra loại virus nhược độc không có khả năng
nhân lên hiệu quả ở người. Tuy nhiên, một † tưởng sáng tạo đó giỳp tạo ra loại
vắc xin sống tốt hơn, đú chớnh là vắc xin nhạy cảm với nhiệt và thích nghi điều
kiện lạnh (temperature sensitive and cold adapted). Virus cúm thích nghi với
điều kiện lạnh chỉ có khả năng nhân lên ở họng của người (thích nghi lạnh) và sẽ
khụng gõy các biến chứng khác bởi chúng nhân lên rất kém trong điều kiện nhiệt
độ cao (nhạy nhiệt). Để tạo ra loại vắc xin này người ta từng dùng virus chính
(master virus), tức loại virus đã được nuôi nhiều đời trong điều kiện lạnh, cho
nhiễm vào tế bào cùng với các loại virus cúm được dự đoán sẽ xuất hiện, sau đó
16
sử dụng các điều kiện chọn lọc để chọn ra các virus tái tổ hợp mang các đột biến
thích nghi lạnh và nhạy cảm nhiệt nhưng lại cú khỏng nguyờn của các virus hiện
hành. Khoảng mười năm trở lại đõy, với công cụ di truyền học hiện đại, người ta
có thể tạo ra các vector tái tổ hợp chứa 6 đoạn RNA của chủng virus chính và 2
đoạn RNA mã hóa cho HA và NA của các chủng đang gõy bệnh để tạo ra chủng
tái tổ hợp. Công nghệ “di truyền ngược” (reverse genetics) này đã được sử dụng
để tạo ra vắc xin cúm phun mũi Flumist ở Mỹ, được FDA thông qua vào năm
2003. Nó cũng đã được chuyển giao cho nhiều nước đang phát triển [13].
Hinh 5. Nghiên cứu sản xuất vắcxin cúm
17
4.4. Kiểm định vắc xin
4.4.1. Yêu cầu chung
Việc đánh giá chất lượng vắc xin phải được thực hiện nghiêm ngặt vì:
- Vắc xin được sản xuất từ sản phẩm của vi sinh vật hoặc từ vi sinh vật sống,
nên dễ bị biến tính so với thuốc hóa học nếu không được bảo quản ở nhiệt độ
lạnh thích hợp. Vì vậy, kiểm tra đánh giá chất lượng vắc xin phải thực hiện
từng lô, từng giai đoạn sản xuất (nguyờn liệu ban đầu, bán thành phẩm và
thành phẩm).
- Vắc xin được dùng trong cùng một thời điểm cho nhiều triệu người khỏe
mạnh (trẻ em hoặc người lớn). Nếu sự cố xảy ra do chất lượng vắc xin sẽ ảnh

hưởng đến nhiều người.
- Vắc xin được chế tạo bằng công nghệ sinh học như vắc xin tái tổ hợp, vắc xin
ADN trần có nguy cơ nhiễm ADN của vi sinh vật gõy bệnh nếu không được
tinh chế và kiểm tra chu đáo.
- Trong lịch sử phát triển của vắc xin, một số “thảm họa” liên quan đến vắc xin
đã từng xảy ra trên thế giới.
Việc đảm bảo chất lượng vắc xin là công việc phức tạp bắt đầu từ việc
kiểm định nguồn nguyờn liệu đầu, giám sát quy trình sản xuất và tuân theo thực
hành sản xuất tốt (GMP) một cách nghiêm ngặt để vắc xin xuất xưởng có chất
lượng tốt.
Việc kiểm tra đánh giá chất lượng vắc xin đòi hỏi tính khách quan và chính
xác với đội ngũ cán bộ nhân viên trung thực, có tay nghề, kinh nghiệm và trình
độ chuyờn môn cao. Phải tuân thủ chặt chẽ các quy trỡnh, các phương pháp, kỹ
thuật của TCYTTG (WHO) và Kiểm định Quốc gia quy định, đảm bảo độ chính
xác cao.
+ Chất lượng của vắc xin thành phẩm được đánh giá ở 3 khâu sau:
18
- Đánh giá phòng thí nghiệm: Rất quan trọng, bao gồm các thử nghiệm về các
mặt hóa học (nhận dạng, tính chất hóa l†); sinh vật học (vô khuẩn, an toàn,
công hiệu và chất gõy sốt). Các thử nghiệm này phải được thực hiện theo
thường quy thống nhất toàn cầu hoặc từng quốc gia.
- Đánh giá lâm sàng là yêu cầu bắt buộc đối với vắc xin mới và được thực hiện
với 2 nội dung chính là hiệu quả và an toàn.
- Đánh giá thực địa là xác định hiệu quả bảo vệ của vắc xin thể hiện bằng khả
năng bảo vệ của cơ thể đối với bệnh nhiễm trùng tương ứng.
4.4.2. Kiểm tra các tính chất sinh học
4.4.2.1. Kiểm tra vô khuẩn: Để xác định sự vô khuẩn của vắc xin. Vắc xin phải
không có tạp khuẩn hoặc nấm phát triển trên môi trường kiểm tra trong suốt thời
gian theo dõi.
4.4.2.2. Kiểm tra an toàn: Phải được thực hiện trên động vật đối với tất cả các

vắc xin trước khi được cấp giấy phép xuất xưởng. Vắc xin là một trong những
kháng nguyờn dị nguyờn nên cơ thể sẽ có phản ứng phụ (ít hoặc nhiều) sau tiêm.
So sánh với sự xuất hiện các kháng thể bảo vệ thì dạng và cơ chế xuất hiện phản
ứng phụ là phức tạp và đa dạng, do đó việc kiểm tra an toàn cần đặc biệt chú
trọng. Trong thử nghiệm an toàn có thử nghiệm để xác định độc tố từ bản thân
sản phẩm và thử nghiệm để phát hiện những sinh vật nhiễm hoặc các chất nhiễm
có độc tính tồn tại trong vắc xin.
4.4.2.3. Kiểm tra công hiệu (potency): Mục đích là xác định hàm lượng hoạt chất
của vắc xin. Hiệu lực của vắc xin được đảm bảo bởi các thử nghiệm thực hiện
trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất và trên sản phẩm cuối cùng. Ở một
khía cạnh nào đó, kết quả đạt được trong thử nghiệm công hiệu sẽ liên quan đến
hiệu lực bảo vệ ở người. Tùy từng loại vắc xin mà phương pháp xác định công
hiệu khác nhau. Theo quy định, một vắc xin được tiêm cho động vật thí nghiệm
19
phù hợp và sau một khoảng thời gian nhất định sẽ được lấy máu để xác định hiệu
giá kháng thể hoặc được xác định mức độ bảo vệ bằng việc thử thách trực tiếp
với chủng thử thách. Hiên nay ở Việt nam kỹ thuật miễn dịch khuếch tán đơn
(SRD) là phương pháp thường được sử dụng cho việc xác định hàm lượng kháng
nguyên của vắc xin, và làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu lực của vắc xin cúm.
4.4.2.4. Thử nghiệm chất gõy sốt: Được thực hiện để phát hiện các thành phần
gõy sốt có trong sản phẩm. Thử nghiệm Limulus phát hiện các nội độc tố có độ
nhạy cao hơn nhiều so với thử nghiệm trên thỏ.
4.4.3. Kiểm tra lý hóa học
Tuỳ theo từng loại vắc xin, nhưng thường kiểm tra các mặt sau đõy:
- Trạng thái bên ngoài : Màu sắc, độ đục, thể tích vắc xin, nhãn
- Độ pH
- Hàm lượng protein toàn phần.
- Các thành phần hóa học có trong vắc xin như formaldehyt, thimerosal,
nhôm
- Kiểm tra hạn sử dụng.

4.4.4. Kiểm định đánh giá chất lượng vắc xin cúm theo khuyến cáo của WHO
[18], [19], [20]
- Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA): Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu của
virus được chuẩn độ trờn cỏc phiến nhựa 96 giếng với dung dịch hồng cầu gà
0.5%. Phản ứng (+) khi có ngưng kết HC. Độ pha loãng cao nhất còn cho
hiện tượng ngưng kết là hiệu giá ngưng kết.
- Phản ứng ức chế ngưng kết HC: Huyết thanh chứa kháng thể sẽ có khả
năng ức chế ngăn không cho hiện tượng ngưng kết HC xảy ra. Phản ứng
dương tính khi HC lắng hoàn toàn và (-) khi HC bị ngưng kết.
- Thử nghiệm vô khuẩn
20
- Hàm lượng HA: được xác định bằng phương pháp miễn dịch khuếch tán đơn
do NRA phê chuẩn. WHO quy định vắc xin cúm phải chứa ít nhất 15 àg HA
cho mỗi chủng virus sử dụng cho mỗi liều ở người.
- Phương pháp LAL, xác định Endotoxin (nội độc tố): Không quá 200 EU/ml
- Xác định protein toàn phần.
- Phương pháp xác định Ovalbumin (bằng phương pháp ELISA)
Ovalbumin là một protein chớnh cú trong lòng trắng trứng, là chất hay
gây dị ứng với người và động vật. Hàm lượng cho phép không quá 2000
ng/ml.
- Phương pháp Kijehdal, xác định nitơ tổng số.
- Khả năng bất hoạt: Trung hòa formalin trong mẫu thử bằng dung dịch
NaHSO3. Sau khi trung hòa cấy 0,2 ml ở các nồng độ không pha loãng, pha
loãng 1/10, 1/100 vào khoang niệu của phôi gà ấp 10-11 ngày tuổi, ủ 33 -
34ºC trong 3 ngày. Thu hoạch 0.5 dịch niệu nang từ mỗi quả trứng còn sống
trộn chung cho mỗi nồng độ rồi tiếp tục cấy mỗi nồng độ 10 quả trứng nữa.
Không được ngưng kết HC ở tất cả các trứng.
- Kiểm tra hồi độc : mẫu thử pha loãng có nồng độ tương đương vắc xin thành
phẩm, sau đó ủ ở nhiệt độ 37ºC trong 4 - 6 tuần. Các bước tiếp theo thực hiện
tương tự như trên.

- Kiểm tra an toàn chung: Thử trên chuột nhắt và chuột lang.
- Xỏc định các chỉ tiêu lý húa khác: pH, điều kiện bảo quản, chất bảo quản,
chất hấp phụ…
- Kiểm tra đáp ứng miễn dịch: Tiêm bắp cho mỗi chuột bắp hoặc chuột lang
0,1ml và 0,2 ml vắc xin hấp phụ hoặc kháng nguyên tinh chế cú cựng nồng
độ với vắc xin hấp phụ cách nhau 20 ngày. Sau mũi tiêm thứ hai 10 ngày lấy
máu làm phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu.
21
4.4.5. Ý nghĩa của các thành phần hóa học trong vắc xin và vấn đề kiểm định
- Độ pH : Vắc xin cúm dạng tiêm cần có pH giống như của máu. Mặc dù vậy, độ
pH có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp, do những l† do ổn định của vắc xin.
- Thimerosal: là hợp chất hữu cơ có chứa thủy ngân (Hg), được dùng làm chất
bảo quản. Với lượng nhỏ nó có thể ngăn chặn vi khuẩn và những vi sinh vật khác
nhiễm vào vắc xin. Thủy ngân có hại cho não, da Lượng thimerosal trong vắc
xin là rất nhỏ, nguy cơ tác dụng phụ chỉ có trên l† thuyết. Tuy nhiên, lượng thủy
ngân không được vượt quá giới hạn cho phép của TCYTTG [6].
- Focmaldehyt: là hóa chất có tác dụng làm bất hoạt độc tố và làm bền tính
kháng nguyên. Hàm lượng focmaldehyt không được vượt quá 0,02% (trọng
lượng/ thể tích).
- Chất hấp phụ nhôm (Al) : Tác dụng tăng kích thích đáp ứng miễn dịch đối với
KN trong có vắc xin. Tác dụng này không chỉ bằng việc giải phóng từ từ của tác
nhân gây miễn dịch mà còn bằng việc tạo ra phản ứng viêm nội bộ và kích thích
việc giải phóng cytokin. FDA giới hạn lượng hấp phụ không quá 0,85 mg nhôm
một liều vắc xin.
- Protein:chính là KN đăc hiệu để kích thích đáp ứng miễn dịch. Thường có
nguồn gốc là vi sinh vật gây bệnh vì thế phải được làm mất hoặc giảm hoạt tính.
Các protein có cấu trúc phân tử phức tạp, dễ dàng bị biến tính do nhiệt độ và thời
gian, vì thế phải được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt theo từng lô, từng loạt,
từng công đoạn sản xuất.
4.4.6. Kiểm tra quá trình sản xuất

Kiểm tra trong quá trình sản xuất có tầm quan trọng rất lớn vì chắc chắn
rằng bất kỳ một sai sót nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của vắc
xin thành phẩm.
22
4.4.7. Một số kỹ thuật sinh học phân tử sử dụng trong nghiên cứu
4.4.5.1. Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction)
Là kỹ thuật tương đối đơn giản cho phép nhân nhanh một số lượng
không hạn chế nguyên bản một đoạn ADN nhất định nhờ sự xúc tác của ADN
polymerase. Tất cả các ADN polymerase khi hoạt động một mạch ADN mới từ
mạch khuôn đều cần sự hiện diện của những mồi đặc hiệu. Mồi là những đoạn
ADN ngắn có khả năng bắt cặp bổ sung với một đầu của mạch khuôn và ADN
polymerase sẽ nối dài mồi để hình thành mạch mới.
Căn cứ vào các đặc điểm thường gặp nhất của các vi sinh vật (VSV)
quan tâm, người ta thiết kế một bộ gen mồi (primer) phù hợp nhằm khuếch đại
một vùng ổn định nào đó. Khi đưa bộ gen mồi vào hỗn hợp ADN đã được tách
chiết từ VSV, nếu ADN này có chứa các đoạn gen có trình tự nucleotide bổ sung
với trình tự của gen mồi thỡ chỳng sẽ cặp đôi với nhau, sau đó gen mồi được kéo
dài về phía đầu 3’ của nó nhờ ADN polymerase. Nhờ vậy đoạn ADN đó sẽ được
nhân lên một cách đặc hiệu rất nhiều lần, sau đó điện di trên gel agarose và
nhuộm bằng ethidium bromide để đọc kết quả [5].
4.4.5.2. Kỹ thuật xác định trình tự nucleotit
Những phương pháp đọc trình tự axid nucleic đang được sử dụng hiện nay
đều được cải tiến từ phương pháp enzym học thông qua việc sử dụng các
dideoxy nucleotid của Sanger và cộng sự (1977). Phương pháp này dựa vào sự
tổng hợp ADN mạch bổ sung nhờ enzym ADN polymerase cho trình tự ADN
mạch đơn cần xác định. Đặc trưng của phương pháp là ngoài 4 loại nucleotid
thông thường còn sử dụng thêm 4 loại dideoxy nucleotid là những deoxy
nucleotid trong đó nhóm 3

OH được thay bằng H. Điều này khiến cho các

dideoxy nucleotid không còn khả năng hình thành các cầu nối phosphodieste và
do đó, quá trình tổng hợp bị ngừng lại.
23
Trong kỹ thuật đọc trình tự nucleotid tự động, mỗi dideoxy nucleotid được
đánh dấu bằng một chất huỳnh quang có màu khác nhau. Nh vậy, tất cả oligo
nucleotid cùng chấm dứt trình tự một loại dideoxy nucleotid sẽ có một màu. Sau
khi điện di trong ống vi quản, tạo ra một dãy các phân đoạn ADN luôn kém nhau
1 nucleotid. Thiết bị phát hiện huỳnh quang (detector) phát hiện các băng theo
thời gian, băng nào xa nhất được phát hiện trước. Kết quả xác định trình tự sẽ
được xử l† bằng phần mềm máy tính chuyên dụng.
Có thể ứng dụng kỹ thuật này để xác định chính xác đoạn gen đặc hiệu của
chủng virus cúm sản xuất vắc xin sử dụng cho nghiên cứu.
4.4.5.3. Phân tích protein bằng kỹ thuật điện di biến tính trên gel polyacrylamid
(SDS-PAGE)
Kỹ thuật này có thể được ứng dụng trong kiểm định vắc xin để xác định
trọng lượng Protein hoặc Ovalbumin có trong vắc xin hoặc vắc xin bán thành
phẩm. Đây là kỹ thuật mới được ứng dụng, ở Việt nam hiện chưa tiến hành.
SDS -PAGE được tiến hành theo Laemmli là phương pháp dùng để xác
định trọng lượng phân tử của mỗi protein trong hỗn hợp. Dưới tác dụng của SDS
(Sodium Dedocyl Sulfate), hỗn hợp dung dịch đệm và nhiệt độ tối thiểu 60
o
C,
các cầu nối disulfua bị đứt gãy, vùng kỵ nước cũng như toàn bộ protein được bao
phủ bởi các phân tử SDS tích điện âm. Việc biến tính không chỉ giúp tất cả các
protein có chung một dạng cấu trúc mà còn đồng hoá toàn bộ chúng thành các
phân tử tích điện âm để dễ dàng di chuyển về cực dương trong điện trường. Bản
gel để phân tách protein chứa các sợi polyme gồm các monomeracrylamid tạo
nên các rãnh có kích thước khác nhau. Chất hiện màu brommophenol blue trong
dung dịch đệm sẽ cho biết thời điểm kết thúc quá trình chạy điện di. Chất nhuộm
coomassie với gốc sulfonic có khả năng liên kết với gốc amin của protein qua

24
tương tác tĩnh điện Van der Waals, thông qua đó có thể quan sát các vạch
protein.
5. NHỮNG DỰ ĐỊNH VÀ KẾ HOẠCH
5.1. Dự định
- Tiếp cận, học hỏi tất cả các kiến thức cơ bản, kiến thức cập nhật, về công tác
kiểm tra đánh giá chất lượng vắc xin ở tại cơ sở đào tạo đã lựa chọn (Viện kiểm
định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế); về l† thuyết cũng như thực hành kỹ
thuật, làm thực nghiệm.
- Dịch các tài liệu có liên quan theo quy định của TCYTTG (WHO) (các phương
pháp, quy trình, kỹ thuật kiểm định vắc xin).
- Tiếp cận, tìm hiểu các cơ sở sản xuất vắc xin, các phương pháp kiểm định sản
xuất.
- Tiến hành nghiên cứu theo mục tiêu đề tài, làm các thử nghiệm cần thiết theo
các chuyên đề nghiên cứu.
- Giải thích được và đưa ra được các giải pháp khắc phục các vấn đề vướng mắc,
khó khăn hiện tại của quy trình kiểm định vắc xin cúm hiện tại ở Việt nam .
- Đề xuất được quy trình kiểm định vắc xin cúm đạt tiêu chuẩn WHO, phù hợp
với điều kiện của nước ta.
+ Dự kiến địa điểm chính tiến hành làm nghiên cứu:
+ Viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế
+ Công ty vắcxin và sinh phẩm số 1
5. 2. Kế hoạch:
5.2.1. Chuẩn bị vật liệu cho nghiên cứu
- Vắc xin chứa chủng virus cúm mẫu chuẩn.
- Vắc xin cúm chọn làm thử nghiệm.
- Trứng gà sạch cú phụi 10 - 11 ngày.
25

×