Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẢM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.44 KB, 60 trang )


TRƯỜNG …………………
KHOA………………………
[\[\




BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài:

HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẢM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG
Trang 1

HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẢM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG
Phần I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

I. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT:
1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất:
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là tổng các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá


mà doanh nghiệp đã cho hoặc phải chi ra trong một kỳ nhất định và được biểu
hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất:
a. Phân loại theo nội dung kinh tế của nó:
Tức là sắp xếp những khoản mục chi phí có cùng tính chất kinh tế vào
một loại, theo đó chi phí sản xuất bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu : là những chi phí về nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công: là những chi phí về tiền lương chính, tiền lương phụ,
trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động bao
gồm cả lao động sản xuất trực tiếp và gián tiếp.
- Chi phí công cụ dụng cụ: là những tư liệu sản xuất không đồng thời đạt
đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng để được coi là TSCĐ (giá trị nhỏ
hơn 5.000.000đồng) hoặc thời gian sử dụng nhỏ hơn 1 năm hay 1 chu kỳ kinh
doanh.
- Chi phí khấu hao TSCĐ : là toàn bộ số tiền trích khấu hao trong kỳ đối
với tất cả những TSCĐ phục vụ cho sản xuất sản phẩm.
- Chi phí mua ngoài: là những chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhà
cung cấp từ bên ngoài nhằm phục vụ qua trình sản xuất như: Tiền điện nước,
điện thoại phục vụ sản xuất, chi phí thuê sửa chữa TSCĐ dùng vào sản xuất.
- Chi phí bằng tiền khác: gồm tất cả những chi phí khác không thuộc bốn
loại như: chi ăn trưa cho công nhân, chi bồi dưỡng ca đêm.
Trang 2


b. Phân loại theo công dụng kinh tế ( theo khoản mục giá thành)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là trị giá những nguyên liệu chính.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, trợ
cấp bHXH, BHYT, KPCĐ, phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là hững chi phí phục vụ quản lý quá trình sản

xuất hoặc thực hiện các loại lao vụ ở các phân xưởng, tổ đội như: lương nhân
công gián tiếp sản xuất, tiền khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất.
Ý nghĩa của cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xác định được số
chi phí đã chi ra theo khoản mục, có cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
c. Phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất.
Chi phí khả biến (chi phí biến đổi) : là những chi phí xét về mặt tổng số sẽ
thay dổi tỷ lệ thuận với sư thay đổi của mức độ hoạt động . Tuy nhiên , chi phí
tính trên một đơn vị sản phẩm thì hầu như không thay đổi.
Chi phí bất biến (chi phí cố định) là những chi phí không thay đổi. Xét về
mặt tổng số khi có sự thay đổi trong mức độ hoạt động. Tuy nhiên, chi phí tính
trên một đơn vị sản phẩm, thì thay đổi tỷ lệ nghịch với sựthay đổi của mưc độ
hoạt động.
Chi phí hổn hợp: là những chi phí gồm cả yếu tố biến phí và định phí, ở
một mức độ hoạt động này chi phí hổn hợp biểu hiệnđặc điểm của định phí
nhưng ở mức độ hoạt động khác chi phí biến đổi biểu hiên đặc điểm của biến
phí.
Ý nghĩa của cách phân loại này là biết được lãng phí hay tiết kiệm những
chi phí này.
2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:
2.1 Khái niệm giá thành :
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí
về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm nhất
định đã hoàn thành.
2.2 Bản chất của giá thành.
Mục đích bỏ chi phí ra của doanh nghiệp là tạo nên những giá trị sử dụng
nhất định để đáp ứng những yêu cầu tiên dùng của Xã hội. Trong điều kiện nền
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến hiệu quà chi phí bỏ ra ít
nhất sẽ thu được giá trị sử dụng lớn nhất và luôn tìm mọi biện pháp để hạ thấp
chi phí nhằm thu lợi nhuận tối đa.
Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có bên trong

của nó là chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành
trong khối lượng công việc lao vụ đã hoàn thành.
2.3 Chức năng của giá thành sản phẩm: Có 2 chức năng cơ bản là:
a. Thước đo bù đắp chi phí : Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra
sẽ hoàn thành một khối lượng sản phẩm và được bù đắp bằng số tiền thu về do
Trang 3

bán sản phẩm đo. Việc bù đắp các chi phí đầu vào chỉ mới đảm bảo quá trình tái
sản xuất giản đơn.
Mục đích của sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường
đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trãi bù đắp mọi chi phí đầu vào của
quá trình sản xuất và phải có lãi.
b. Chức năng lập giá:
Trong cơ chế thị trường, giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào quy
luật cung cầu và sự thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng. Do vậy không
qua việc tiêu thụ bán sản phẩm mà thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm hàng
hoá. Giá bán của sản phẩm là biểu hiện giá trị sản phẩm, phải được trên cơ sở
giá thành sản phẫm để xác định. Thông qua giá bán sản phẩm mà đánh giá mức
độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí.
2.4 Phân loại giá thành:
a. Giá thành định mức : Được xác định trước khi tiến hành quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm. Nó là giá thành dự kiến được xây dựng dựa trên các
định mức kinh tế kỷ thuật ở từng thời kỳ.
b. Giá thành kế hoạch: Cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất
sản phẩm. Nó là giá thành mà doanh nghiệp dự kiến đạt được kế hoạch. Nó căn
cứ vào giá thành định mức và dựa trên số liệu phân tích tình hình thực hiện giá
thành kế hoạch của thời kỳ trước.
c. Giá thành thực tế: Chỉ được xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo sản
phẩm đã hoàn thành và dựa trên cơ sở số liệu CPSX thực tế đã phát sinh, tập
hợp được trong kỳ.

Trang 4

2.5. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là hai mặt biểu hiện của
quá trình sản xuất.
Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những
hao phí lao động sống và vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm.
Tuy vậy, giữa CPSX và giá thành sản phẩm lại có sự khác nhau như sau:
Nội dung của giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất nhưng không phải
CPSX phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành.
CPSX luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản xuất gắn liền
với một khối lượng sản phẩm nhất định.
Trong giá thành sản phẩm còn bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát
sinh ở kỳ trước (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở các kỳ
sau nhưng đã ghi nhận là chi phí kỳ này ( chi phí phải trả)
CPSX chỉ đề cập đến lương chi phí phát sinh trong kỳ, còn giá thành sản
phẩm liên quan đến CPSX của kỳ trước chuyển sang và phải chuyển sang kỳ sau
một phần CPSX phát sinh trong kỳ.
3. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm, kế toán phải
thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá
thành sản phẩm.
Tổ chức kế toán tập hợp các CPSX theo đúng đối tượng để xác định và
phương pháp kế toán tập hợp chi phí thích hợp.
Xác định chính xác về chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Thực hiện tính giá thành kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giá
thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.
Lập báo cáo về CPSX theo đúng chế độ quy định.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CPSX.
1. Đối tượng :
Xác định được đối tượng hạch toán CPSX thực chất là việc xác định
phạm vi, giới hạn mà CPSX cần tập hợp. Việc xác định đối tượng hạch toán
CPSX ở từng doanh nghiệp có sự khác nhau là tuỳ thuộc vào.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Quy tình công nghệ kỷ thuật sản xuất sản phẩm.
- Địa điểm phát sinh chi phí, muc đích công dụng của chi phí
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
- Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng hạch toán CPSX trong cac doanh
nghiệp sản xuất có thể là :
- Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoàn toàn doanh nghiệp
Trang 5

- Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ qui trình công nghệ
- Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình.
- Từng nhóm sản phẩm.
- Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm.
2. Phương pháp hạch toán CPSX
Theo chế độ kế toán hiện hành có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho,
phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tương
ứng với mỗi phương pháp có các nhóm tài khoản kế toán để lập chi phí sản xuất.
Tuy vậy, hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất rất ít sử dụng phương
pháp kiểm kê định kỳ. Do đó trong phần này chỉ giới hạn trình bày phương pháp
tập hợp chi phí sản xuất đối với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai
thường xuyên.
2.1. Hạch toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
a. Tài khoản sử dụng:
Sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng
để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kể cả bán thành phẩm mua ngoài

trực tiếp dùng vào sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển
sang TK 154 tập hộ chi phí sản xuất để tính giá thành.
* Kết cấu TK 621:
Bên Nợ: giá trị thực tế của NVL, bán thành phẩm mua ngoài xuất dùng
trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Bên Có:
- Nhập kho NVL thừa sử dụng không hết.
- Kết chuyển chi phí NVL vào TK 154 tính giá thành vào cuối kỳ.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và nó có thể được mở chi tiết theo
từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành.
Trường hợp NVL xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất nhưng không hạch toán riêng cho từng đối tượng thì phải phân bổ cho
từng đối tượng theo công thức sau:
Tiêu thức phân bổ của đối
tượng i
Chi phí NVLTT
phân bổ cho đối
tượng i
=

Tổng chi phí
NVLTT cần
phân bổ
x

Tổng tiêu thức phân bổ của tất
cả đối tượng
b. Phương pháp hạch toán: thể hiện qua sơ đồ sau







TK 152

Xuất NVL trực tiếp dùng cho
sản xuất sản phẩm
TK 111,112,331

NVL mua ngoài dùng ngay vào
s

n xu

t không qua kho

TK 621

Nhập kho NVL thừa
sử dụng không hết
Cuối kỳ kết chuyển phân bổ
chi phí
đ

tính giá thành

TK 152

TK 154


Trang 6





Đối với vật liệu xuất dùng cho trực tiếp sản phẩm trong kỳ thì tuỳ theo
đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trình độ
nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sử dụng một trong các phương pháp tính
giá vật liệu xuất kho sau:
Phương pháp bình quân gia quyền (cả kỳ và thời điểm)
Giá mua hàng xuất kho = Số lượng x Đơn giá bình quân
Giámua tồn đầu kỳ + Giá mua nhập trong kỳ Đơn giá bình
quân hàng cả kỳ
dự trữ
=

Số lượng tồn kho đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ


Giá thực tế có trong kho đến thời điểm i Đơn giá bình
quân tại thời
điểm i
=

Số lượng sản phẩm có trong kho đến thời điểm
Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Phương pháp này dựa trên giả thiết hàng nhập kho trước thì xuất trước.
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Dựa trên giả thiết hàng nhập sau thì xuất trước.
Phương pháp thực tế đich danh.
Khi xuất kho thuộc lô hàng nào thì kế toán lấy đơn giá của lô hàng đó trên
hoá đơn để tính.
2.2. Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp;
a. Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động trả cho
nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.
bao gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp, các khoản phải trả
theo lương theo quy định hiện hành của Nhà nước như: BHXH, BHYT, KPCĐ
ngoài ra còn hạch toán vào TK này tiền lương trích trước của công nhân trực
tiếp sản xuất khi doanh nghiệp có kế hoạch cho công nhên nghỉ phép với số
lượng nhiều hoặc khi ngừng sản xuất theo kế hoạch.
b. Tài khoản sử dụng:
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp:
Kết cấu
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
TK này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng
tâpk hợp chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng cho từng đối tượng được
Trang 7

thì phân bổ chi phí này cho từng đối tượng như công thức phân bổ nguyên vật
liệu trực tiếp.
Trang 8

c. Phương pháp hạch toán: Thể hiện qua sơ đồ sau:















2.3. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung:
a. Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để
sản xuất sản phẩm sau khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phân xưởng bộ phận sản xuất của
doanh nghiệp.
b. TK sử dụng: TK 627: chi phí sản xuất chung.
Kết cấu:
Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm
hay lao vụ, dịch vụ.
TK này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất nếu không hạch toán riêng thì phải phân bổ cho từng
đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Trong thực tế thường sử dụng các tiêu thức
phân bổ như phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân
sản xuất, theo tiền lương của công nhân sản xuất.

c. Phương pháp hạch toán: Thể hiện qua sơ đồ:






TK 334

Tính tiền lương của công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm
TK 338
BHXh,BHYT,KPCĐ
trích theo lương
TK 622

Cuối kỳ kết chuyển phân bổ
chi phí để tính giá thành
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của công nhân trực tiếp
sản xuất.
TK 154

TK 335
TK 334,338
Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 152,153

Xuất NVL, công cụ dùng cho
phân xưởng
TK 627
Các khoản ghi giảm chi phí sản
xuất chung

TK 111,112,152
Kết chuyển phân bổ vào
TK giá thành
TK 154

Trang 9











2.4. Hạch toán chi phí trả trước và chi phí phải trả:
a. Hạch toán chi phí trả trước:
Nội dung: Chi phí trả trước (còn gọi là chi phí chờ phân bổ) là các khoản
chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh
của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó.
TK sử dụng:
TK 142: Chi phí trả trước.
TK 242: Chi phí trả trước dài hạn
Kết cấu
Bên Nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh
trong kỳ này .
Dư Nợ : các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân

bổ vào chi phí kinh doanh.
Phương pháp hạch toán theo sơ đồ:










b. Hạch toán chi phí phải trả:
Nội dung: Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản
chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán.
TK 11
1,112,331,334

Chi phí trả trước
thực tế phát sinh
TK 641,642

Kết chuyển chi phí bán hàng,
chi phí quản lý
TK 142,242

Phân bổ dần chi phí trả trước
vào các kỳ hạch toán
Kết chuyển chi phí bán hàng,
CPQL vào tài khoản xác định

kết quả
TK 627,641,642,241

TK 911

Trang 10

TK sử dụng:
TK 335: chi phí phải trả
Kết cấu :
Bên Nợ: Tập hợp chi phí phải trả thực tế phát sinh.
Bên Có: Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận (đã trích trước) vào chi
phí trong kỳ theo kế hoạch.
Dư Có: các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng
thực tế chưa phát sinh.
Phương pháp hạch toán theo sơ đồ:
Trang 11
















III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính
giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành là
kết quả thu được, đó là những sản phẩm nhất định đã hoàn thành.
Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm cơ
cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm,
đặc điểm tính chất của sản phẩm, yêu cầu trình độ hạch toán kế toán và quản lý
của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là
từng sản phẩm, công việc, đơn đặc hàng đã hoàn thành.
Từng thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản phẩm.
Từng công trình, hạng mục công trình.
2. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản
phẩm có sự khác nhau về nội dung nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau xuất
phát từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Mối quan hệ
đó thể hiện ở việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để xác định
giá trị dịch chuyển của các yếu tố chi phí sản xuất vào các đối tượng tính giá
thành. Ngoài ra đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối
tượng tính giá thành và một đối tượng tính giá thành lại có thể bao gồm nhiều
đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
3. Các phương pháp tính giá thành:
Tk 334

Tiền lương phép, lương
ngừng việc thực tế phải trả

TK 241,331,111,112

Các chi phí phải trả khác thực
tế phát sinh
TK 335

Trích trước chi phí phải trả vào
chi phí KD (lương phép, lương
ngừng việc, lãi vayvà các chi
phí phải trả khác)
TK 622,627,641,642,811

TK 711
Khoản chênh lệch về chi phí
phải trả thực tế nhỏ hơn chi
phí phải trả kế hoạch ghi tăng
thu nhập khác
Khoản chênh lệch về chi phí
phải trả thực tế lớn hơn chi
phí phải trả kế hoạch ghi bổ
sung tăng chi phí
Trang 12

Tính giá thành sản phẩm là nội dung trọng tâm của công tác kế toán tại
bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào. Nó giúp cho công tác đánh giá, kết quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh được chính xác.
Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất sản phẩm gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.

Hiện có các phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến sau:
3.1. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Theo phương pháp này giá thành được xác định theo công thức sau:
Tổng giá thành
sản phẩm
=

Giá trị SPDD
đầu kỳ
+

CP phát sinh
trong kỳ
-

Giá trị SPDD
cuối kỳ
Phương pháp này thích hợp cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ
sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa NVL vào cho tới khi hoàn thành sản
phẩm, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn.
3.2. Phương pháp phân bước:
Thích hợp ở các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp
theo kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, kế tiếp
nhau, bán thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn
sau.
Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá
thành phân bước chia thành 2 phương pháp.
a. Tính giá thành theo phương pháp phân bước theo phương án có tính giá
thành bán thành phẩm:
Để tínha được giá thành của thành phẩm hoàn thành cần phải xác định

được giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí của bán thành
phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với chi phí của giai đoạn
sau. Cứ như vậy tuần tự cho đến giai đoạn cuối cùng khi tính được giá thành
thành phẩm.
b. Tính giá thành phân bước theo phương án không có tính giá thành bán
thành phẩm:
Theo phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm
hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành
bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác
trong các giai đoạn công nghệ.
3.3. Phương pháp loại trừ CPSX sản phẩm phụ:
Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài sản phẩm chính
còn thu được sản phẩm phụ thì tính được giá thành sản phẩm chính ta phải loại
trừ phần CPSX tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của quy trình
công nghệ. Phần CPSX tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch
hoặc cũng có thể tính bằng cách lấy phần giá bán trừ lợi nhuận định mức.
Trang 13

Sau khi tính được CPSX cho sản phẩm phụ,tổng giá thành của sản phẩm
chính được xác định theo công thức sau:
Tổng giá
thành sản
phẩm
chính
=
Giá trị sản
phẩm chính
dở dang đầu
kỳ
+

Tổng chi phí
sản xuất phát
sinh trong kỳ

-

Giá trị sản
phẩmphụ
thu hồi ước
tính
-

Giá trị sản
phẩm chính
dở dang
cuối kỳ
3.4. Phương pháp hệ số:
Áp dụng cho những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất
cùng sử dụng một loại nguyên liệu và được tiến hành trong cùng một quá trình
lao động, nhưng sản phẩm thu được lại là nhóm sản phẩm cùng loại do đó đối
tượng hạch toán chi phí là cho sản phẩm hoặc nhóm chi tiết sản phẩm. Theo
phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loạ
sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá
thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá
thành từng loại sản phẩm.
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm

Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
=


Tổng số sản phẩm gốc

Giá thành đơn vị sản
phẩm từng loại
=

Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
+

Hệ số quy đổi sản
phẩm từng loại
3.5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là
đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong kỳ đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì kỳ
sau phải mở sổ kế toán để tập hợp CPSX cho đơn đặt hàng để khi hoàn thành thì
tổng cộng lại ta sẽ có giá thành của đơn đặt hàng.
3.6. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp định mức:
Áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ
thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí.
Giá thành
thực tế
=
Giá thành
định mức

Chênh lệch do
thay đổi định mức



Chênh lệch do
thoát ly định mức

IV. TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG
CUỐI KỲ
1. Tổng hợp chi phí sản xuất:
1.1. Tài khoản sử dụng:
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK kế toán này không chỉ
để tổng hợp các chi phí sản xuất sản phẩm chính của đơn vị sản xuất công
nghiệp mà còn được dùng để tập hợp các chi phí sản xuất phụ, các chi phí thực
hiện các công trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất.
Kết cấu TK 154:
Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Trang 14

Bên Có: Giá trị sản phẩm đã hoàn thành, nhập kho hoặc cung cấp cho
khách hàng.
Sản phẩm dở dang chưa hoàn thành cuối kỳ có số dư bên Nợ.
Trang 15

1.2. Phương pháp hạch toán:















2. Đánh giá kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ:
2.1. Sản phẩm dở dang:
Là những sản phẩm chưa kết thúc quá trình chế biến trong phạm vi phân
xưởng đang còn ở trên dây chuyền sản xuất.
Đánh giá sản phẩm dở dang là việc phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ cho
số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, tiến hành kiểm kê để tính giá thành được
chính xác.
2.2. Phương pháp xác định sản phẩm dở dang: Có 4 phương pháp:
+ Phương pháp 1: đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính,
theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm có vật liệu chính
mà thôi.
=

Số lượng SP dở dang cuối
kỳ
Giá trị vật liệu
chính nằm trong
sản phẩm dở dang


Số lượng thành phẩm + Số
lượng SPDD
x


Toàn bộ giá trị
vật liệu chính
xuất dùng
+ Phương pháp 2: Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước
tính sản lượng tương đương.
Theo phương pháp này trước hết căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản
phẩm dở dang ở từng công đoạn chế biến do bộ phận kỹ thuật xác định để tính
đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương.
Chi phí chế biến
nằm trong sản
=
Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi
ra thành phẩm
x
Tổng chi
phí chế
Kết chuyển chi phí sản xuất
chung để tính giá thành
Thành phẩm gởi bán, xuất bán
trực tiếp từ phân xưởng SX
không qua kho
TK621

Kết chuyển chi phí NVL trực
tiếp để tính giá thành
TK622

Kết chuyển chi phí NC trực
tiếp để tính giá thành

TK 154

Phế liệu thu hồi,
sản phẩm hỏng
TK152,153

TK 627
TK 155

TK 156,157

Thành phẩm nhập kho
Trang 16

phẩm dở dang
(theo từng loại)

Số lượng thành phẩm + Số lượng
SPDD quy đổi ra thành phẩm
biến từng
loại
+ Phương pháp 3: Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.
Thực chất phương pháp này tương tự như phương pháp xác định sản phẩm dở
dang theo sản lượng hoàn thành tương đương nhưng để cho đơn giản hoá cho
việc tính toán người ta lấy mức độ hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang
là 50% so với thành phẩm để phân bổ được các chi phí chế biến.
+ Phương pháp 4: đánh giá sản phẩm dở dang theo giá thành định mức
hoặc theo giá thành kế hoạch.
Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở doanh nghiệp đã xác định được
giá thành định mức cho từng chi tiết, từng bộ phận của sản phẩm, căn cứ vào đó

để xác định chi phí của sản phẩm dở dang.
Trang 17

Phần II:
TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:
1. Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng tiền thân của nó là xí nghiệp Quốc
doanh Khai thác Thuỷ sản QNĐN được thành lập và chính thức đi vào hoạt
động tháng 12/1997 trên cơ sở thu mua Công ty Hải Vân bằng vốn vay ngân
hàng thông qua xây dựng cơ bản. Sau một thời gian dài hoạt động với việc thực
hiện nghị định 388/HĐBT về sự sắp xếp lại doanh nghiệp, Công ty đổi tên là
Khai thác và Dịch vụ Thuỷ sản QNĐN theo quyết định 2969/QĐUB ngày
17/10/1992 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh QNĐN. Đến năm 1997 một lần nữa công
ty đổi tên là Công ty Cổ phần Khai thác dịch vụ Thuỷ sản Đà Nẵng theo quyết
định số 5011/QĐUB ngày 17/12/1997 và chính thức đi vào hoạt động vào năm
1998 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố cấp với tên là Công ty Cổ phần
Thuỷ sản Dịch vụ Thuỷ sản Đà Nẵng. Và ngày 17/12/2000 Công ty lại đổi tên
thành Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng.
Tên công ty : Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng
Tên giao dịch : Dananf City Deaproducts Corporation
Tên viết tắt : Seafish Corp.
Địa chỉ công ty: đường 2/9 phường Hoà Cường, quận Hải Châu, TPĐN.
Điện thoại : 0511.826457 - 815204 - 831266 - 831155
Fax: 84511 - 815204.
Tài khoản Việt Nam: 362121 - 370079 tại NHNT Đà Nẵng.
Tài khoản ngoại tệ: 362131 - 370079 tại NHCT Đà Nẵng.

Số vốn điều lệ: 3.892.500.000đ.
Trong đó: Vốn cố định : 3.609.000.000.
Vốn lưu động : 283.000.000.
Trang 18

2. Quá trình phát triển công ty:
Ngay từ khi thành lập công ty gồm có:
Tổng số vốn đầu tư của Nhà nước giao cho công ty 870.579.000đ.
Trong đó: Vốn cố định : 582.636.000.
Vốn lưu động : 48.483.000.
Các loại vốn khác: 239.640.000.
Phương tiện khai thác: 25 thuyền.
Công ty thành lập với nhiệm vụ ban đầu chủ yếu là khai thác thuỷ sản
phục vụ theo yêu cầu kế hoạch của Nhà nước. trong quá trình phát triển được
Nhà nước đầu tư cả về vốn lẫn trang thiết bị phương tiện đánh bắt không làm
công ty một cách suông sẻ. Với phương tiện khai thác thô sơ, công ty hoạt động
sản xuất trong ngành nghề hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ, ngư
thương và thường xảy ra biến cố lớn về người và tài sản.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản của công ty có sự
biến đổi, giảm về thiết bị khai thác như đã giảm 3 tàu có công suất nhỏ vì không
phù hợp với nhiệm vụ của công ty. Do vậy đến tháng 12/1985 số lượng còn lại
22 chiếc, năm 1986 được sự quan tâm của Tỉnh, công ty đã được duyệt cho vay
để đầu tư mua sắm 30 tàu có công suất 70cv và một tàu 1000cv.
Từ năm 1986 đến năm 1992, Công ty đã có những chuyển biến hết sức cơ
bản từ đặc điểm sản xuất và đặc thù về nghề cá, công ty đã chủ động đề xuất và
được Nhà nước chấp nhận cho phép áp dụng cơ chế quản lý với bộ máy tổ chức
gọn nhẹ.
Với chức năng và nhiệm vụ ngày càng mở rộng, công ty đã dần dần đi
vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong tình hình đất nước đổi mới về kinh tế,
từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước theo định hướng XHCN.
Ngày nay cùng với đà phát triển của nền kinh tế, công ty đã tìm cho mình
chỗ đứng thích hợp để củng cố và phát triển. Hiện đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối
với Nhà nước và thu nhập CBCNV ngày càng cao.
Ngành sản xuất chính của công ty là:
- Khai thác thu mua chế biến và nuôi trồng thủy sản.
- Chế biến xuất khẩu thuỷ sản.
- Ngành sản xuất kinh doanh phụ.
- Sản xuất cung ứng nước đá, gia công cưa xẻ gỗ, đóng sửa chữa tàu.
- Cung ứng vật tư nhiên liệu.
II. TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
TẠI CÔNG TY:
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty:
Do đặc thù là công ty khai thác và dịch vụ thủy sản (chủ yếu là chế biến
hải sản). Công ty sản xuất hoàn toàn theo đơn đặt hàng chính vì bị động trong
Trang 19

thị trường đầu ra nên tiến hành sản xuất gặp không ít khó khăn. Mặt khác nguồn
nhiên liệu hải sản với đặc tính mau ươn chóng thối, số lượng chủng loại, chất
lượng, quy cách phụ thuộc hoàn toàn vào mùa hạ, khả năng khai thác đánh bắt
của công ty, của ngư dân. Nên để ổn định sản xuất, thực hiện tốt hợp đồng và
giải quyết công ăn việc làm cho công nhân và cán bộ công nhân viên luôn là vấn
đề quan tâm hàng đầu của công ty.
Chính vì bị động trong cơ cấu thành phẩm nên công ty phải cân nhắc kỹ
lưỡng khi ký hợp đồng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay do sự cạnh tranh
gay gắt trong thu mua nguyên liệu cũng như thị trường đầu ra và có sự biến
động rất lớn, giá cả sản phẩm, nên có thể nói công ty buộc phải hoạt động trong
điều kiện hiệu quả thấp, rủi ro cao. Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp theo giấy phép kinh doanh số 3112067/GP ngày
19/2/1998 của Bộ thương mại cấp.

Kinh doanh nội địa các mặt hàng hải sản vật tư hàng hóa với các đơn vị
sản xuất kinh doanh trong nước.
Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến hải sản của công ty.
Trang 20

Sơ đồ quy trình chế biến

























2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:
Do đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh và để đảm bảo việc điều
hành có hiệu quả cho quá trình hoạt động kinh doanh và sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng quyết định tổ chức bộ máy quản lý theo
kiểu trực tiếp.
Nguyên liệu tươi
sống (cá bò)
Xử lý ban đầu
(lột bỏ nội tạng)
Lọc Fillet
(nếu có)
Rửa sạch
Tẩm gia vị
Bảo quản lạnh
Xếp vỉ
Phơi khô
Bao gói
Bảo quản
thành phẩm
Trang 21

a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:




















b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban giám đốc:
Gồm giám đốc và 2 phó giám đốc, giám đốc công ty là do hội đồng quản
trị cử ra, có trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất của công ty và chịu trách
nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của công ty. Để có thời
gian tập trung vào những vấn đề lơn, giám đốc công ty giao quyền chỉ huy sản
xuất, kỹ thuật cho những phó giám đốc. Phó giám đố có trách nhiệm giúp đỡ cho
giám đốc và chỉ huy đến các phân xưởng sản xuất, bộ phận cung ứng vật liệu để
kịp sản xuất các vấn đề sản xuất kỹ thuật.
Giám
đố
c

Phó G
Đ
k

thu


t

Phó G
Đ
N

i chính

Phòng KT
-
VT

Phòng KH
-
KD

Phòng TC
-
HC

Xí nghi

p SX
-
DV

PX
chế biến

PX

nước đá

CH
xăng
d

u

Trạm thu
mua
PX
đóng tàu
PX
cơ khí
Trạm
KD THS

Chú thích: Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tiếp

Trang 22

Phòng kế toán tài vụ:
Chức năng: chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về hệ thống thống
kê kế toán tài chính và ngân sách của công ty, tham mưu cho giám đốc tổ chức
hạch toán kế toán nội bộ và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Nhiệm vụ: phản ánh kịp thời chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Hạch toán kế toán nội bộ cho phân
xưởng và công ty tổ chức quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm tra đánh giá
định kỳ nhằm xử lý những tài sản sai hỏng tổ chức lưu trữ hệ thống sec và tiền

mặt công ty.
Quyền hạn: phát hiện kịp thời những quyền hạn vi phạm thống kê hạch
toán tài chính để báo cáo cho giám đốc xử lý có quyền duyệt hoặc không duyệt
những chi phí không đúng nguyên tắc.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Làm tham mưu cho Giám đốc trong việc hưởng chính sách chế độ,
chương trình kế hoạch công tác.
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổ chức điều hành thu mua nguyên liệu, các mặt hàng thuỷ sản.
Ký kết các hoạt động tiêu thụ sản phẩm đồng thời thực hiện các cuộc tiếp
xúc với khách hàng trong và ngoài nước.
Có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong lĩnh vưc được phân
công.
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch sử dụng tài chính và điều phối quỹ tài
chính cho toàn bộ công ty một cách hợp lý và hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh tế thường kỳ nhằm phát hiện mặt yếu để tìm
biện pháp khắc phục.
Lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư trang thiết bị cho công ty cũng như máy
móc cho các đơn vị sản xuất có hiệu quả.
Phòng tổ chức hành chính:
Chức năng: hướng dẫn nghiệp vụ lao động tiền lương, tổ chức quản lý đời
sống cán bộ công nhân viên, tổ chức bảo vệ tuần tra canh gác.
Nhiệm vụ: Lập kế hoạch hàng năm cho công ty theo yêu cầu quản lý lao
động phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện chế độ xếp lương, nâng bậc
lương, tổ chức đào tạo tay nghề cho công nhân.
Phân xưởng chế biến:
Chuyên chế biến các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh phục vụ cho sản xuất
và tiêu thụ nội địa.
Gia công các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh khi có yêu cầu gia công của
khách hàng.

Phân xưởng sản xuất nước đá:
Trang 23

Chuyên sản xuất nước đá phục vụ cho việc ướp sản phẩm đánh bắt để giữ
độ tươi cho sản phẩm.
Cửa hàng xăng dầu: Mua bán dầu phục vụ nghề cá.
Phân xưởng cơ khí: Phục vụ cho việc đóng tàu và nhằm phục vụ kỹ thuật
cho khâu sản xuất.
Trạm kinh doanh hàng thủy sản: chuyên mua bán kinh doanh các mặt
hàng thuỷ sản để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1. Tổ chức bộ máy kế toán:
* Sơ đồ :










Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm về tổ chức công tác kế toán của
công ty, kiểm tra toàn bộ tình hình thu chi, theo dõi kiểm tra tình hình thu chi tài
chính, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm tra báo cáo quyết toán, tư vấn
cho giám đốc về phương hướng và sự vận dụng linh hoạt các chế độ quản lý
kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
K
ế

toán tr
ưở
ng

Kế toán tiền
mặt, NVL,
thành phẩm,
tiêu thụ,
XDCB
Kế toán
TGNH, tiền
lương,
BHXH,
BHYT
Kế
toán
tổng
hợp

Thủ
quỹ
Kế
toán
sản
xuất
Trang 24

Kế toán tiền mặt, nguyên vật liệu chính
Theo dõi thu chi thanh toán từng ngày vào sổ chi tiết, theo dõi nhập - xuất
- tồn của vật liệu chính và thành phẩm. Vào các thẻ chi tiết vật liệu, mở sổ theo

dõi tình hình tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ.
Cuối kỳ quyết toán tổng hợp chi tiết các khoản thu chi phát sinh trong kỳ
để phục vụ công tác quyết toán.
Kế toán tiền gởi ngân hàng, lương
Theo dõi thu chi thanh toán qua ngân hàng. tính lương cho cán bộ công
nhân viên, theo dõi thanh toán cấp phát BHXH và quyết toán BHYT.
Theo dõi và phản ánh sự biến động của tài sản cố định.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, tổng hợp quyết toán, báo cáo quyết toán.
Thủ quỹ: Mở sổ cập nhật chứng từ thu - chi, kiểm tra thường xuyên tồn
quỹ hằng ngày. Cuối tháng kiểm quỹ, đối chiếu quỹ với kế toán tiền mặt.
2. Hình thức sổ kế toán và trình tự ghi sổ:
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty là nhật ký chung.
Sổ kế toán sử dụng gồm:
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Các sổ kế toán chi tiết.
Các sổ, thẻ kế toán khác.
Các bảng biểu, phiếu thu chi, nhập xuất liên quan.

×