Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm xoang ở trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.74 KB, 5 trang )

Viêm xoang ở trẻ em


Xoang là một hệ thống rỗng ở người lớn, bao gồm các xoang hàm, xoang trán,
xoang sàng và xoang bướm. Ở trẻ khi mới sinh ra thì đã có sẵn xoang hàm
(nằm phía sau má) và xoang sàng (nằm giữa 2 hố mắt). Càng lớn lên, các
xoang khác cũng phát triển dần. Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang (VX) do
hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi,
phế quản đi lên. Triệu chứng của VX ở trẻ em nghèo nàn và khó chẩn đoán
hơn rất nhiều so với VX ở người lớn.
Một số triệu chứng gợi ý giúp nghi ngờ trẻ VX
Đối với bệnh VX cấp tính
Trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền sử chẩn đoán V.A
(végetation adenoide), viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi…) kéo dài từ một
đến vài tuần.
Ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn.
Trẻ lớn có thể có đau đầu (trẻ cảm nhận được) nhưng trẻ bé hơn ít khi thấy trẻ kêu
đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít
chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.
Đối với bệnh VX mạn tính
Các triệu chứng ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2
tuần chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm. Bệnh tái đi, tái lại nhiều
lần trong một năm.
Khi nghi trẻ em bị VX nên làm gì?
Khi nghi trẻ bị VX hay nói đúng hơn là thấy cháu nghi mắc bệnh về tai, mũi, họng
cần đưa cháu đến khám bác sĩ, tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để
được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết.
Đầu tiên, thầy thuốc bao giờ cũng hỏi bệnh, vì người bệnh là trẻ em nên người đưa
cháu đi khám bệnh phải hiểu rõ về các biểu hiện bệnh của trẻ như thế nào? Xảy ra
từ bao giờ? Đã khám ở đâu? Và điều trị những loại thuốc gì? (thầy thuốc sẽ xem
sổ y bạ của cháu). Hỏi bệnh của thầy thuốc giúp một phần đáng kể trong việc chẩn


đoán đúng bệnh, vì vậy, người bệnh hoặc người nhà của người bệnh cần trả lời
đúng với thực tế về tình trạng của cháu và những vấn đề mà thầy thuốc muốn biết
cụ thể. Ngoài các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên
mặt người bệnh để xác định điểm đau, sưng tấy thì khi cần thiết bác sĩ có thể nội
soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc
rỗng của xoang, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ,
chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn. Hoặc người ta có thể chụp cắt lớp vi tính để
nắm rõ về tình trạng các xoang của trẻ và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang.
Đây là phương pháp có độ chính xác cao hơn phương pháp chụp Xquang thông
thường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cháu nào nghi VX cũng chụp cắt lớp vi tính!

Đa số các trường hợp được chỉ định chụp X-quang thông thường cũng giúp cho
thầy thuốc có thêm thông tin cần thiết để chẩn đoán bệnh.
Vi khuẩn nào hay gây VX ở trẻ em?
Nói đến VX thì có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó căn nguyên VX do vi
khuẩn đóng một vai trò đáng kể. Hệ vi khuẩn thuộc đường hô hấp trên và hô hấp
dưới rất phong phú, đa dạng. Những vi khuẩn này bình thường không gây bệnh
nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của trẻ bị suy giảm hoặc đang
mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó (cúm, sởi, viêm mũi ), trẻ còi xương, suy dinh
dưỡng thì các vi khuẩn này trở nên hoạt động, gây bệnh. Một số vi khuẩn như
haemophilus influenzae, streptococcus pneumoniae, tụ cầu (tụ cầu vàng, tụ cầu da,
tụ cầu hoại sinh), liên cầu, não mô cầu, trực khuẩn mủ xanh, E.coli là những vi
khuẩn hay gặp nhất trong VX nói chung và VX ở trẻ em nói riêng.
VX ở trẻ em có gây biến chứng không?
VX ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây nên một số biến chứng,
có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và
những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng
(đối với các trẻ đã lớn luôn cảm nhận được). Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít
gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng
đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các

xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỷ lệ biến
chứng viêm màng não, áp-xe não, viêm xương tuy rất thấp nhưng cũng cần được
quan tâm đúng mức.
Nên làm gì để đề phòng bệnh VX ở trẻ em?
VX ở trẻ thường do vi khuẩn gây bệnh cơ hội sau khi hoặc trẻ đang mắc một bệnh
khác, vì vậy, để hạn chế trẻ mắc bệnh VX nên quan tâm một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đây là một việc làm thường xuyên của
các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có
ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
- Khi nghi trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng
tốt, để được điều trị dứt điểm không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần
như bệnh VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng Khi được chỉ định điều trị bằng
kháng sinh cần dùng đủ ngày và đúng liều.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×