Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BỆNH VIÊM TAI Ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.63 KB, 2 trang )

40% trẻ trên 1 tuổi bị 6 lần viêm tai giữa/năm
- Viêm tai giữa cấp thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi. Trong nhóm trẻ 3 tuổi,
khoảng 50%-85% trẻ bị viêm tai giữa cấp. 10%-20% trẻ 12 tháng tuổi bị trên ba đợt viêm tai giữa
cấp/năm. Sau 1 tuổi, gần 40% trẻ bị khoảng 6 đợt viêm tai cấp/năm.
Sau đợt viêm tai giữa cấp, bệnh vẫn âm thầm diễn tiến và nếu không được điều trị đúng sẽ ảnh hưởng đến
sức nghe.
TS.BS Nguyễn Hoàng Nam - Giảng viên bộ môn Tai Mũi Họng, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, một trong
những triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm tai giữa là chảy mủ tai. Thường là viêm tai giữa xảy ra sau khi bạn
bị cảm hoặc do từ viêm xoang, viêm amiđan. Tai của bệnh nhân sẽ chảy mủ hoài nếu các nguyên nhân này
không được trị dứt.
Viêm tai giữa lâu ngày có thể sẽ thành viêm tai xương chũm mãn tính (xương chũm là xương nằm sau tai),
có thể hình thành khối u gọi là cholesteatoma. Từ đó bệnh có nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm
đến tính mạng như áp xe não, viêm màng não, viêm não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên...
Viêm tai giữa thủng nhĩ cấp có thể tự lành. Viêm tai giữa chỉ trở thành mãn tính khi bệnh nhân có viêm nhiễm
ở mũi xoang, họng. Như vậy, muốn chữa lành tai trước hết phải chữa lành mũi xoang, họng.
Viêm tai giữa màng nhĩ thủng mãn tính có thể chữa bằng phẫu thuật vá nhĩ với điều kiện là các vùng mũi
xoang, họng không còn bệnh lý và tai được điều trị nội khoa khô hết mủ 4 tuần. Những trường hợp viêm tai
giữa có cholesteatoma để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trả lời câu hỏi "Sức nghe có tăng lên không sau phẫu thuật?", BS. Nam cho biết, nếu tai trong còn tốt thì một
phẫu thuật vá màng nhĩ có hoặc không kèm chỉnh hình chuỗi xương con sẽ làm tăng thính lực một cách đáng
kể. Việc vá màng nhĩ đuợc hay không tuỳ thuộc vào bệnh tích của xương chũm hay sự hiện diện của
cholesteatoma hoặc tình trạng thông thuận của vòi nhĩ.
Nếu bệnh tích của xương chũm lan rộng hoặc cholesteatoma làm không thể vá nhĩ được thì mục đích của
cuộc mổ chỉ là chữa lành nhiễm trùng tai và lấy sạch cholestetoma để ngăn chặn các biến chứng.
Các trường hợp phải phẫu thuật là tai chảy mủ thối lâu ngày, điều trị nội khoa không khỏi, trong tai có những
cholesteatoma. Bệnh nhân bị thủng màng nhĩ cần đóng kín màng nhĩ để tránh viêm tai tái phát. Vá nhĩ có thể
thực hiện ở trẻ em nếu tình trạng mũi xoang ổn định, mũi thông thoáng, vòi nhĩ thông.
Sau khi mổ tai, bệnh nhân có thể bị nhức đầu, nhức tai nhẹ. Chóng mặt, nôn ói: có thể xảy ra trong những
ngày đầu. Bệnh nhân phải luôn luôn giữ gìn tai sạch, khô ráo và tái khám định kỳ.
Nhằm giúp cha mẹ phát hiện sớm bệnh viêm tai giữa cấp đồng thời chủ động phòng bệnh và ngăn ngừa di
chứng cho trẻ, BV ĐH Y Dược TP.HCM sẽ tổ chức chương trình “Tư vấn và khám Viêm tai giữa cấp ở trẻ


em” vào ngày 23/11. Buổi sinh hoạt chuyên đề này sẽ hướng dẫn cách tự khám để phát hiện các dấu hiệu
của bệnh; khám miễn phí cho 100 bệnh nhân nhi trên 5 tuổi đăng ký sớm nhất.
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở
lứa tuổi từ 6 tháng đến 11 tháng
tuổi. Trong nhóm trẻ 3 tuổi,
khoảng 50%-85% trẻ bị viêm tai
giữa cấp. (Ảnh minh họa: H.Cát)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×