Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ TÀI: “MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ THUẬT XUẤT PHÁT THẤP CHO HỌC SINH LỚP 8”_2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.54 KB, 6 trang )

Phòng GD &ĐT Huyện Châu Đức
Trường THCS Nguyễn Huệ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: “MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ THUẬT
XUẤT PHÁT THẤP CHO HỌC SINH LỚP 8”

- Họ tên người viết: VÕ BÁ TÙNG
- Chức vụ: Giáo viên - Tổ trưởng Tổ Thể Dục.
- Đơn vị cơng tác: Trường THCS Nguyễn Huệ
- Khi học sinh đã nắm được kỹ năng thực hiện động tác, tơi cho các
em tập luyện theo nhóm dưới sự chỉ huy của đội ngũ cán sự lớp. Ở
phần này học sinh tự giác tích cực ln phiên luyện tập tơi quan sát
nhắc nhở tư thế cho các nhóm.
- Qua thực tế bài dạy kĩ thuật xuất phát thấp, tơi thấy nhờ có tranh vẽ
minh họa mà học sinh hình thành kĩ năng vận động tốt và nhanh
hơn khi khơng dùng tranh. Việc phân nhóm luyện tập giúp các em
nữ mạnh dạn hơn trong khi tập. Đồng thời thời gian luyện tập quay
vòng của các em cũng nhiều hơn đảm bảo lượng vận động của giờ
học.

Khi lượng vận động đã đủ tôi cho các em chơi trò chơi “Đuổi
bắt”(hoặc trò chơi khác) vừa giúp các em có trạng thái tâm lí vui vẻ,
hồ hởi, phấn khởi, háo hức được tham dự cuộc chơi, tạo không khí
vui tươi của giờ học lại vừa giúp các em có phản xạ xuất phát rất tốt
rất thích hợp với bài học này và nên áp dụng.
Kết thúc phần cơ bản tôi tập trung học sinh nhấn mạnh mấu chốt
của kĩ thuật xuất phát thấp và gọi 2 học sinh thực hiện tốt kĩ thuật
xuất phát thấp lên thực hiện để cả lớp cùng quan sát củng cố lại bài.


1. Phần kết thúc:
Phần kết thúc của bài kĩ thuật xuất phát thấp lớp 8 tôi cho các em
tiến hành thả lỏng, sau đó ổn định lớp và nhận xét ưu khuyết điểm
của giờ học và giao bài tập về nhà.
Phần này không có gì thay đổi lắm so với các giờ học khác. Tuy
nhiên, để khuyến khích các em hăng hái luyện tập, tôi có những lời
khen, khích lệ kịp thời những học sinh học tốt, có ý thức tốt.

III/ KEÁT QUAÛ:
Qua thực tế bài dạy kĩ thuật xuất phát thấp theo phương pháp như
trên: với hình thức tập luyện tập thể giúp các em hình thành kĩ năng
động tác đồng loạt, sau đó kĩ năng được lặp đi lặp lại thông qua việc phân
nhóm tập luyện. Kết hợp giữa tập luyện và nghỉ ngơi hợp lí nên khối
lượng vận động phù hợp với học sinh không quá mệt mà cũng không quá
nhẹ, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục thể chất. Nội dung của tiết học được
khắc sâu, không gò bó đồng thời phát huy được những hạt nhân nòng cốt
là đội ngũ cán sự lớp.

IV/ BAØI HOÏC KINH NGHIEÄM:
Qua bài dạy kĩ thuật xuất phát thấp cho học sinh lớp 8, bản thân tôi
cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là:
 Về phía giáo viên:
+ Nhờ sử dụng hợp lí các tranh vẽ minh họa nên không phải giải
thích, giảng giải nhiều mà học sinh vẫn tiếp thu tốt và tiếp thu
nhanh hơn. Chính vì thế thời lượng làm việc trong giờ học cũng
được rút ngắn.
+ Việc phân nhóm luyện tập vừa giúp học sinh chủ động, tích
cực tập luyện vừa giúp giáo viên có nhiều thời gian sửa chữa cho
những học sinh yếu hơn. Do đó kết quả và hiệu quả bài giảng
được nâng cao.


 Về phía học sinh:
+ Nhờ những tranh vẽ minh họa mà các em chủ động nhận thức
được kĩ thuật xuất phát thấp nhanh hơn.
+ Vì quá trình nhận thức của học sinh nhanh và đúng hơn so với
tiết dạy theo phương pháp cũ nên học sinh được luyện tập nhiều
hơn, lượng vận động trong giờ học được đầy đủ, đảm bảo yêu
cầu của giờ học đó là luyện tập kĩ thuật gắn liền với phát triển
thể lực cho học sinh.
+ Việc phân nhóm luyện tập (theo giới tính và thể lực) giúp các
em thấy tự tin hơn trong luyện tập kĩ thuật xuất phát thấp và
cùng thi đua tập luyện nhất là học sinh nữ lớp 8 các em rất e dè
khi thực hiện các bài tập chạy, nhảy. Điều đó cũng góp một phần
trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy đồng thời phát huy có
hiệu quả cán bộ lớp và cán sự TDTT.
+ Với trò chơi mà tôi áp dụng trong bài tôi thấy các em rất hào
hứng, sôi nổi tham gia rất nhiệt tình. Mặt khác, với trò chơi này
tôi vừa cho các em vận dụng bài học vừa thu hút toàn bộ cả lớp
tham gia, vừa tạo được không khí phấn khởi thi đua giữa các em
nam và nữ tháo gỡ được tâm lí ngại ngùng của học sinh nữ lớp 8.

Để giờ học thể dục có được những tiết dạy và học hiệu quả thì tôi
thấy cần phải được trang bị nhiều hơn nữa các đồ dùng dạy học
như: tranh vẽ minh họa các yếu lĩnh kĩ thuật động tác, các băng
hình mô tả các kĩ thuật chạy, nhảy, ném, đẩy. Các phương tiện phục
vụ cho công tác dạy và học như: đường chạy, hố nhảy, cột xà, đệm,
đồng hồ bấm giây, dây đích,…
Trên đây là một chút kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy kĩ
thuật xuất phát thấp cho học sinh lớp 8. Tôi rất mong được sự góp ý
chân thành của các bạn đồng nghiệp và của Hội đồng xét duỵệt

sáng kiến kinh nghiệm các cấp.
Xin chân thành cám ơn!


CÙ BỊ, Ngày 24 tháng 12 Năm 2008
Duyệt của Ban giám hiệu Người viết





Võ Bá Tùng



×