Phòng GD &ĐT Huyện Châu Đức
Trường THCS Nguyễn Huệ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ THUẬT
XUẤT PHÁT THẤP CHO HỌC SINH LỚP 8”
- Họ tên người viết: VÕ BÁ TÙNG
- Chức vụ: Giáo viên - Tổ trưởng Tổ Thể Dục.
- Đơn vị cơng tác: Trường THCS Nguyễn Huệ
I/ Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình Thể dục dành cho học sinh THCS mơn điền kinh
bao gồm các mơn chạy, nhảy, ném, đẩy chiếm tỉ lệ lớn về cả nội dung và
khối lượng thời gian giảng dạy. Ở các lớp 6, 7 học sinh được học chủ
yếu là các động tác đơn giản kết hợp với các động tác bổ trợ … Lên đến
lớp 8, lớp 9 u cầu giảng dạy mơn điền kinh có nâng cao hơn . Các kĩ
năng, kĩ xảo vận động tự nhiên trước đây được nâng cao về kỹ thuật.
Quá trình giảng dạy động tác và phát triển thể lực cho học sinh được gắn
liền với nhau.
Theo yêu cầu của công tác dạy kỹ thuật chạy ngắn, trong sách thể dục
lớp 8 có nhấn mạnh đến vấn đề đó là: “Bên cạnh việc tiếp tục ôn luyện
và nâng cao những phần cơ bản đã học ở lớp 6,7 cần chú ý hình thành kỹ
thuật, kỹ xảo xuất phát thấp và chạy tăng tốc sau khi xuất phát. Đây là
khâu quan trọng nhất để đạt thành tích cao trong chạy ngắn.”
Xuất phát từ tầm quan trong đó mà bản sáng kiến của tôi xin được đề
cập vào vấn đề “Một vài phương pháp dạy kĩ thuật xuất phát thấp cho
học sinh lớp 8” để cùng đồng nghiệp trao đổi.
II/ NOÄI DUNG:
Một tiết học thể dục thường được chia làm 3 phần: Mở đầu - Cơ bản
- Kết thúc.
Trên cơ sở cấu trúc giờ học thể dục. Tôi xin trình bày phương pháp
dạy bài kỹ thuật xuất phát thấp cho học sinh lớp 8 theo phương pháp đổi
mới với nội dung như sau
1. Phần mở đầu:
Phần này trước kia bao giờ cũng làm tuần tự: Đó là giáo viên nhận
lớp phổ biến mục tiêu và yêu cấu của tiết học, sau đó mới thực hiện
phần khởi động chung và khởi động chuyên môn. Nhưng qua thực tế
giờ học lấy học sinh làm nhân vật trung tâm thì thứ tự đó không nhất
thiết phải như vậy, mà khi đến giờ học thể dục thì học sinh tự giác tập
hợp dưới sự chỉ huy của cán sự lớp, sau đó tự giác khởi động và thực
hiện một số động tác bổ trợ cho chạy ngắn như chạy bước nhỏ, nâng
cao đùi …Sau đó tôi nhận lớp phổ biến nội dung và nhiệm vụ của giờ
học. Nếu tôi thấy phần khởi động cần bổ sung ví dụ như trong bài dạy
kỹ thuật xuất phát thấp tôi cho các em tập thêm động tác bổ trợ đánh
tay khi chạy. Sau đó tôi mới cho học sinh dồn hàng làm thủ tục nhận
lớp. Chính nhờ sự tự giác khởi động ban đầu của học sinh như vậy mà
giờ học vừa rút ngắn được thời gian cho phần mở đầu, vừa có tác
dụng giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, thói quen rèn luyện
của học sinh đồng thời phát huy được vai trò của đội ngũ cán bộ lớp
một cách có hiệu quả.
2. Về phần cơ bản:
Sau khi cho các em thực hiện động tác bổ trợ đánh tay cho chạy,
tôi tập trung học sinh cùng các em củng cố những kiến thức cũ
thông qua các câu hỏi:
+ Chạy ngắn được chia làm mấy giai đoạn?
+ Giai đoạn nào là quan trọng nhất quyết định đến thành tích
chạy ngắn?
+ Những yêu cầu kĩ thuật của giai đoạn chạy giữa quãng? …
Tôi yêu cầu các em trả lời từng câu hỏi một, sau đó tôi nhắc lại và
củng cố. Đây là phương pháp củng cố bài giúp học sinh nắm vững
kiến thức đã học ở giờ trước.
Sau khi củng cố xong tôi gọi 2 học sinh lên thực hiện kỹ thuật xuất
phát cao và chạy. Thông qua kĩ thuật chạy của 2 em tôi cho cả lớp
nhận xét, từ đó các em có cách nhìn đúng về kĩ thuật đã được học.
Sau đó tôi đưa ra một số câu hỏi để dẫn dắt học sinh vào bài mới.
Đó là:
+ Kể tên 4 giai đoạn của kĩ thuật chạy ngắn?
+ Lớp 7 các em đã được học kĩ thuật xuất phát gì?
+ Thông thường khi xem ti vi em thấy chạy ngắn thường
dùng loại xuất phát nào?
Từ đó, tôi sẽ dẫn dắt các em vào bài học kĩ thuật xuất phát thấp.
Như vậy, trong chạy ngắn để tăng thêm hiệu quả(nâng cao thành
tích) người ta thường dùng xuất phát thấp. Khi xuất phát thấp
người ta sử dụng bàn đạp tôi giới thiệu cho học sinh làm quen
với chiếc bàn đạp. (Phần này đã giúp cho học sinh nhận biết và
khẳng định một cách chắc chắn là xuất phát thấp dùng cho chạy cự
li ngắn và giờ học hôm nay các em được học và tập một giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên của kĩ thuật chạy ngắn – Giai đoạn xuất phát
thấp.
Tiếp theo tôi hướng dẫn cho học sinh biết cách đóng bàn đạp và vị
trí đặt các bàn đạp thông qua tranh vẽ (xem tranh).
Sau khi học sinh đã nắm được vị trí đóng bàn đạp, tôi phân tích và
thị phạm từng giai đoạn của kĩ thuật xuất phát thấp. Tiếp đó tôi cho
học sinh quan sát tranh vẽ 3 giai đoạn của kĩ thuật xuất phát các tư
thế tay, chân, thân người…ở giai đoạn “Vào chỗ”, “Sẳn sàng”,
“Chạy” (xem tranh).
Sau đó tôi thị phạm lại toàn bộ kĩ thuật xuất phát thấp, nhấn mạnh
kĩ thuật của từng giai đoạn(trong SGK). Ở đây, thông qua tranh vẽ
minh họa cùng với động tác thị phạm của giáo viên tôi thấy giúp
học sinh tư duy động tác được nhanh, đúng và hiệu quả.
Khi học sinh đã nắm được yếu lĩnh kĩ thuật, tôi cho các em giàn
hàng như khi khởi động. Tôi bố trí đội hình để trước mỗi hàng
ngang có một vạch xuất phát. Tôi cho các em tập theo khẩu lệnh
“Vào chỗ”, khi các em thực hiện động tác vào vị trí tôi yêu cầu các
em giữ nguyên tư thế mắt nhìn vào tranh quan sát xem mình làm
đã đúng chưa, rồi sửa tư thế. Sau đó tôi đi kiểm tra từng hàng, sửa
cho học sinh còn thiếu sót như khoảng cách giữa hai tay, hai chân,
bàn tay khi tiếp xúc với đất…Tiếp đó tôi yêu cầu các em đứng dậy
và lùi về sau 1 mét nhắc nhở một số sai sót và cho các em thực
hiện lại khoảng 2-3 lần. Khi các em thực hiện tương đối đúng rồi,
tôi cho các em tập sang khẩu lệnh thứ 2 “Sẳn sàng” tôi nhắc nhở
các em về cách chuyển trọng tâm từ chân sau chuyển sang vai, hai
tay và chân trước, cách đổ vai và ra khẩu lệnh cho các em thực
hiện. Cũng như ở khẩu lệnh “Vào chỗ” tôi yêu cầu các em giữ
nguyên tư thế để kiểm tra và uốn nắn sửa sai như nâng mông quá
cao, vai nhô, đầu cúi…Sau đó tôi cho các em thực hiện lại khẩu
lệnh “Vào chỗ” và “Sẳn sàng” khoảng 2-3 lần. Tiếp đó tôi cho các
em tại chỗ thả lỏng đồng thời nhắc các em về khẩu lệnh “Chạy”
chú ý động tác đạp chân, đánh tay để giữ thăng bằng rồi cho các
em thực hiện đầy đủ 3 khẩu lệnh của giai đoạn “Xuất phát” và
chạy khoảng 5 mét.