Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nồng độ virus là yếu tố dự đoán tử vong do ung thư tế bào gan và bệnh gan mạn tính trong viêm gan B mạn tính docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.89 KB, 10 trang )

Nồng độ virus là yếu tố dự đoán tử vong do
ung thư tế bào gan và bệnh gan mạn tính
trong viêm gan B mạn tính

Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ virus viêm gan B (HBV) trong quá khứ và tỷ
lệ tử vong do ung thư tế bào gan (HCC: hepatocellular carcinoma) và bệnh gan
mạn tính (CLD: chronic liver disease) trong thời gian 10 năm ở những cư dân
trưởng thành có HBsAg (+) tại thành phố Haimen, Trung Quốc.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu được tuyển chọn từ năm 1992 – 1993. Mười năm sau đó, chúng
tôi kiểm tra mối liên quan giữa nồng độ virus tại thời điểm đưa vào nghiên cứu và
tỷ lệ tử vong do HCC và CLD sau đó vào năm 2003 trên 2.354 đối tượng tham gia
nghiên cứu ở 9 khu dân cư. Đối tượng tham gia nghiên cứu nhiễm HBV mạn tính
vào lúc được đưa vào nhóm nghiên cứu và tất cả được tiếp tục theo dõi trong thời
gian 10 năm sau đó. Đánh giá nồng độ virus bằng PCR từ các mẫu lưu giữ từ lúc
bắt đầu nghiên cứu. Để phân tích, nồng độ virus được chia thành 3 mức độ: không
phát hiện (LOQ: limit of quantification: 1.6x103 bản sao/mL); thấp (<105 bản
sao/mL); và cao (³ 105 bản sao/mL). Dùng mô hình của Cox (Cox proportional
harzard model) được điều chỉnh theo tuổi và giới tính, để đánh giá nguy cơ tương
đối (RR: relative risk) của tử vong liên quan đến gan đối với những người có nồng
độ virus thấp và cao so với những người không phát hiện được HBV-DNA trong
huyết thanh.
Kết quả.
Tổng cộng 448 trường hợp tử vong được báo cáo trong thời gian theo dõi 10 năm
(231 trường hợp do HCC, 85 trường hợp do CLD và 132 trường hợp không do
bệnh gan). Không thấy mối liên quan giữa nồng độ virus và tử vong không do gan.
Đối với tử vong do HCC, nguy cơ gia tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01) theo các
phân loại nồng độ virus. Với nhóm không phát hiện được HBV-DNA huyết thanh
là nhóm chứng. RR (95% CI) của nhóm có nồng độ virus thấp là 1,8 (0,5-5,8) và


của nhóm có nồng độ virus cao là 9,9 (3,2-31,0). Đối với tử vong do CLD, nguy
cơ cũng gia tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01) và RR (95% CI) tương ứng là 1,5
(0,2-11,8) và 13,4 (1,9-97,1). Nguy cơ tương đối liên quan tới nồng độ virus cao
dường như không thay đổi với thời gian theo dõi dài hơn.
Kết luận
Kết quả cảu chúng tôi thấy nồng độ virus cao làm gia tăng tỷ lệ tử vong do HCC
và CLD ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính. Khi kết hợp với các yêu tố nguy cơ
khác đã được biết của tử vong do HCC và CLD, nồng độ virus có thể giúp xác
định các cá nhân có nguy cơ cao nhất đối với các hậu quả nghiêm trọng do nhiễm
HBV.

I.Giới thiệu
- Việc virus sao chép liên tục làm gia tăng nguy cơ HCC trong các nghiên cứu cắt
ngang.
- Cho đến gần đây, người ta vẫn không rõ là nồng độ virus trong huyết thanh (biểu
hiện bằng mức HBV - DNA) có liên quan tới gia tăng nguy cơ mắc CLD và HCC
nặng hay không.
- Sự ra đời của các phương pháp nhạy cảm cao để định lượng nồng độ virus trong
huyết thanh đã cho phép đánh giá được mối liên quan giữa nồng độ virus và các
biến chứng ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi báo cáo mối liên quan giữa nồng độ virus HBV
qua thử nghiệm PCR real - time và tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân từ gan (HCC
và CLD), trong thời gian 10 năm của một nghiên cứu tiền cứu dài hạn ở người
trưởng thành nhiễm HBV (chưa được điều trị) ở thành phố Haimen, Trung Quốc.
II.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu nhóm, tiền cứu trong thời gian 10 năm.
Sàng lọc đối tượng nghiên cứu từ 90.836 cư dân trưởng thành ở 34 khu dân cư
thuộc thành phố Haimen, Tỉnh Jiangsu, Trung Quốc.
Kích thước mẫu nghiên cứu không thay đổi là 83.794 đối tượng (58.454 nam và
25.340 nữ) từ năm 1992 đến năm 1993.

Sàng lọc và chọn vào nghiên cứu :
 Các đối tượng phù hợp tuổi từ 25 đến 64 lúc vào nghiên cứu.
 Các đối tượng hoàn tất một bảng câu hỏi và cung cấp mẫu máu.
 Kiểm tra các mẫu máu để tìm HBsAg.
 Sau 10 năm theo dõi, lựa chọn ngẫu nhiên 9 trong số các khu dân cư ban
đầu để phân tích các bệnh nhân có HBsAg (+) vào lúc bắt đầu nghiên cứu.
 ó Phân tích:
 Nồng độ virus của các mẫu huyết thanh lúc vào nhóm nghiên cứu.
 Đánh giá tất cả các yếu tố nguy cơ lúc bắt đầu nghiên cứu.
 Đánh giá tỷ lệ tử vong do HCC và CLD ở những đối tượng có đầy đủ số
liệu và nồng độ virus máu và dữ liệu theo dõi tiếp theo.
III.Phương pháp nghiên cứu
- Lựa chọn ngẫu nhiên 9 trong số 34 khu dân cư lúc ban đầu để tiến hành phân
tích.
- 3.464 đối tượng có HBsAg (+) lúc vào nghiên cứu
 Phân tích số liệu tử vong ở 2.354 người có đầy đủ cả thông tin về huyết
thanh lúc bắt đầu nghiên cứu và thông tin theo dõi tiếp theo.
 Thông tin về nguyên nhân gây tử vong thu thập từ các giấy chứng tử và
trong 2.354 đối tượng này có 448 trường hợp tử vong.
 Ngừng thu thập dự liệu để phân tích vào ngày 31/12/2003
IV.Kết quả
B
ảng 1 : Phân bố các yếu tố nhân khẩu học của nhóm phân tích tỷ lệ tử vong lúc
bắt đầu nghiên cứu theo phân loại nồng độ virus
Phân loại nồng độ virus (n,%): bản sao/mL
Không phát hi
ện
virus (<1,6 x 103)
N
ồng độ vurus thấp

(1,6x103 - 9,9x104)
N
ồng độ virus
cao (1x105)
P
Tuổi
<30 9 6,2) 52 (35,9) 84 (57,9) 0,04
30 - 39 69 (7,9) 364 (41,4) 446 (50,7)
40 - 49 67 (8,4) 342 (42,6) 393 (49,0)
50 - 59 37 (8,6) 200 (46,2) 196 (45,3)
60 9 (9,5) 37 (39,0) 49 (51,6)
Giới tính
Nam 76 (5,4) 559 (39,4) 785 (55,3) <0,01

Nữ 115 (12,3) 436 (46,7) 383 (41,0)
Nông dân 154 (8,3) 780 (41,8) 931 (49,9) 0,81
Không ph
ải nông
dân
37 (7,6) 215 (44,0) 237 (48,5)
Người hút thuố
c

52 (5,8) 347 (38,4) 505 (55,9) <0,01

Ngư
ời không hút
thuốc lá
139 (9,6) 648 (44,7) 663 (45,7)
Người uống rượu


63 (7,1) 367 (41,2) 461 (51,7) 0,06
Ngư
ời không
uống rượu
128 (8,8) 628 (42,9) 707 (48,3)
Tiền sự vi
ên gan
lâm sàng
39 (5,3) 277 (37,4) 424 (57,3) <0,01

Không có ti
ền sử
viêm gan
152 (9,4) 718 (44,5) 744 (46,1)
Tiền sử gia đ
ình
bị HCC
23 (7,8) 111 (37,8) 160 (54,4) 0,14
Không ti
ền sử
gia đình bị HCC
168 (8,2) 884 (42,9) 1008 (48,9)
- Nhóm phân tích tỷ lệ tử vong có 2.354 đối tượng với đầy đủ các số liệu về nồng
độ virus và dữ liệu theo dõi.
- Tần suất không phát hiện HBV - DNA gia tăng với mỗi thập niên tuổi.
- Mối liên quan mạnh mẽ giữa phân loại nồng độ virus với tình trạng hút thuốc lá
và tiền sử viên gan lâm sàng.
- Không phát hiện HBV - DNA ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
- Không có sự khác biệt đáng kể về phân loại nồng độ virus với nghề nghiệp hay

tiền sử gia đình có HCC.
- Trong số 2.354 đối tượng trong nhóm phân tích tỷ lệ tử vong, có 448 trường hợp
tử vong chủ yếu do các nguyên nhân liên quan tới bệnh gan.

Bảng 2 : Nguy cơ tương đối (RR) của tỷ lệ tử vong do nguyên nhân đ
ặc hiệu theo
phân loại nồng độ virus
Phân loại nồng độ virus (RR, 95% Cl* ): bản sao/mL
Nguyên nhân t

vong
N Không phát hi
ện
(<1,6x103)
Thấp (<105)

Cao (105) P
HCC 231

1,0 1,8 (0,5-5,8)

9,9 (3,2-
31,0)
<0,01

CLD 85 1,0 1,5 (0,2-
11,8)
13,4 (1,9-
7,1)
<0,01


Không do b
ệnh
gan
132

1,0 1,0 (0,5-1,8)

1,2 (0,6-2,3)

0,27
Điều chỉnh theo tuổi và giới tính
- Nguy cơ tương đối (RR) cao hơn có khuynh hướng tăng đáng kể ở những trường
hợp tử vong do HCC và CLD với phân loại nồng độ virus tăng dần.
- Với những trường hợp tử vong không do bệnh gan, không có sự gia tăng đáng kể
về nguy cơ liên quan với nồng độ virus.
Sơ đồ 1: Tỷ lệ tử vong do HCC theo nồng độ HBV lúc bắt đầu nghiên cứu

Sơ đồ : Tỷ lệ tử vong do CLD theo nồng độ HBV lúc bắt đầu nghiên cứu


- Nguy cơ tử vong do HCC và CLD gia tăng liên quan tới phân loại nồng độ virus
tăng dần hiện diện suốt thời gian theo dõi.
V.Kết luận
- Ở những người Trung Quốc trưởng thành có HBsAg (+), nồng độ virus trong
huyết thanh cao ( 105 bản sao/mL) liên quan đáng kể với tử vong do HCC và CLD
trong thời gian nghiên cứu sau khi thu thập mẫu so với những người không phát
hiện được HBV - DNA trong huyết thanh.
- Khoảng 25% các đối tượng có nồng độ virus xao tử vong do HCC hoặc CLD
trong thời gian nghiên cứu.

- Nồng độ virus thấp cũng có thể liên quan với gia tăng nguy cơ tử vong do HCC
và CLD so với những người không phát hiện được HBV - DNA trong huyết thanh.
Tuy nhiên, kết quả cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê.
VI.Tóm lại
Có mối liên quan tương ứng rõ ràng giữa số lượng virus và nguy cơ tử vong do
HCC và CLD ở những người nhiễm HBV trong một thập kỷ theo dõi. Có thể sử
dụng nồng độ HBV huyết thanh, được đo bằng mức HBV - DNA, như một yếu tô
dự đoán để xác định nguy cơ tiến triển của tình trạng nhiễm HBV mãn tính.

×