Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Phần 9 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.23 KB, 20 trang )

Cổng trại vừa (toàn trại) thường dùng vào những dịp tổ chức trại trung bình, có
khoảng từ 50 – 200 trại sinh tham dự, có kinh phí tương đối khá, trong một dịp
thường kì trong năm như trại hè, trại xuân
3. Tham khảo thêm các loại cổng trại lớn (phức tạp và kiên cố).
Làm cổng trại lớn (phức tạp và kiên cố) như sau :


Trong các loại cổng trại lớn (phức tạp và kiên cố), ta nên sử dụng các loại nút dây:
Ráp cây dọc (Vấn ngắn), Vấn dài, Ráp cây chữ thập, Ráp cây chữ nhân, Chạc ba,
Bện ván sàn.
So với những cổng trại khác thì loại cổng trại lớn (phức tạp và kiên cố) có đặc điểm
nổi bật là nó rất vững chắc và thể hiện được một ý nghĩa hình tượng nào đó (ví dụ:
hình quyển sách, hình chiếc tàu, hình ngôi sao, chữ thập, trái tim,…), và thuyết phục
được toàn thể trại sinh tham dự vì sự hoành tráng và quy mô của nó.
Cổng trại lớn (phức tạp và kiên cố) thường dùng vào những dịp tổ chức trại lớn, có
nhiều trại sinh tham dự (từ 200 người trở lên), có kinh phí dồi dào, trong một dịp
trọng đại như các ngày lễ lớn trong năm : Kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, Giải
phóng miền Nam, Qu
ốc khánh, Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn
NHIỆM VỤ :
* Nhiệm vụ 1 : Xem băng hình “Hướng dẫn một số nút dây & thực hiện trang trí thủ
công trại” và tham khảo thêm các tài liệu : “150 nút dây”, “Thủ công Trại” của Trần
Thời để nghiên cứu các thông tin cho hoạt động 2.
* Nhiệm vụ 2 : Chia nhóm để cùng nhau thực hành các mô hình trang trí trại : cổng
trại, cột cờ
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2 :
Câu 1 : Lập bảng so sánh sự khác biệt giữa 3 loại cổng trại : cổng trại nhỏ (tiểu trại),
cổng trại vừa (toàn trại) và cổng trại lớn (phức tạp và kiên cố).
Câu 2 : Cổng trại thường dùng vào những dịp nào ?
Bài tập về nhà : Mỗi nhóm (3–5 bạn) thực hiện 1 mô hình thủ công trại (hoặc bàn
ăn, cột cờ, cổng trại vừa và nhỏ…) bằng những que đũa tre nhỏ (giống như các hình


minh hoạ, nếu có chủ đề thể hiện theo các ngày lễ lớn thì càng tốt).
2. THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG :
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 :
Câu 1 : Đáp án chính xác nhất là :  Dùng để buộc khởi đầu các nút ráp cây.
Câu 2 : Đáp án chính xác nhất là :  Dùng để ráp 2 cây ngắn thành một cây dài theo
chiều dọc. Nếu khoét thân cây theo kiểu mọng gỗ thì sẽ chắc chắn hơn.
Câu 3 : Đáp án chính xác nhất là :  Dùng để ráp 2 cây dạng vuông góc với nhau.
Câu 4 : Đáp án chính xác nhất là :  Dùng để thực hiện các mô hình bếp treo, chạn
để chén đũa…
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 :
Câu 1 : BẢNG SO SÁNH


Câu 2 : Trong tất cả các buổi trại (cho dù lớn hay nhỏ), thực hiện cổng trại là một
việc rất quan trọng và cần thiết. Nó đảm bảo được không gian riêng biệt và thể hiện
được khiếu thẩm mĩ cũng như trình độ kĩ năng tháo vát của trại sinh.
Bài tập về nhà : Giảng viên đánh giá (hoặc cho điểm) theo quy định mới của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Chủ đề 5
KĨ NĂNG HƯỚNG DẪN THIẾU NHI
HÁT NHỮNG BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỘI

MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ :

1. Kiến thức :
Nhận biết được một số bài hát truyền thống Đội và hiểu rõ về tác giả và nghĩa của
những bài hát đó.
2. Kĩ năng :
Hát đúng những bài hát truyền thống Đội có quy định trong chương trình.
Biết cách hướng dẫn hát cho thiếu nhi (dạng sinh hoạt, đơn giản, không cầu kì như

những tiết hát khác của phổ thông cơ sở).
3. Thái độ :
Đặc biệt chú ý về công tác giáo dục của những bài hát truyềân thống.
Sinh viên có xúc cảm về những tấm gương sáng của các bậc đàn anh đi trước, sau
này sẽ truyền lại những xúc cảm đó cho các em Đội viên của mình.
Quan tâm, nhiệt tình, tôn trọng phát huy vai trò tự quản trong hoạt động ca hát của
các em thiếu nhi.
II. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ : 2 tiết
III. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :
Trong chủ đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu và rèn luyện về kĩ năng hướng dẫn bài hát
Quốc ca và 6 bài hát truyền thống Đội cho thiếu nhi bao gồm :
Đội ca (“Cùng nhau ta đi lên” của Phong Nhã – 1950).
Mơ ước ngày mai (nhạc : Trần Đức – lời : Trần Đức & Phong Thu).



Hành khúc Đội (“Đi ta đi lên” của Phong Nhã – 1970).
Bay trong đêm pháo hoa (Hàn Ngọc Bích).
Kim Đồng (Phong Nhã).
Nguyễn Bá Ngọc (Mộng Lân – 1965).
IV. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ :
1. Tài liệu tham khảo :
– Hoàng Long – Hoàng Lân, Tập nhạc “50 năm các bài hát thiếu nhi Việt Nam
1945 – 1995”, NXB Giáo Dục, 1995.
2. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học :
Giáo viên cần chuẩn bị băng cassette hoặc đĩa CD bài hát Quốc ca và những bài hát
truyền thống Đội.
Máy cassette hoặc đầu máy CD (có remote để điều khiển từ xa).
Đàn guitar (nếu có đàn và GV biết đàn).
Âm thanh : loa, micro…

Bảng viết (bảng từ hoặc bảng formica).
V/ NỘI DUNG :
1. CÁC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ BÀI HÁT VÀ TÁC GIẢ CỦA
MỘT SỐ BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỘI TNTP HỒ
CHÍ MINH
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1 :
1) Nội dung lời của bài Quốc ca và các bài hát truyền thống Đội như sau :

QUỐC CA
(Tiến quân ca)
Văn Cao
Bài này không cần tập (vì hầu hết các sinh viên đều đã thuộc lòng từ hồi còn học ở
phổ thông), người giáo viên chỉ cần giới thiệu về xuất xứ bài hát và chú ý những chi
tiết mà các em học sinh tiểu học hát thường bị sai (bằng cách nghe trực tiếp trên đĩa
CD).
Xuất xứ : trước đây bài hát này có tên là “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng
tác năm 1944, được chính Bác Hồ chỉnh sửa một số từ ngữ cho phù hợp và công
nhận là Quốc ca của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào kì họp Quốc Hội lần
thứ nhất năm 1946.
Đến khoảng những năm 80, Nhà nước Việt Nam có tổ chức một cuộc thi sáng tác
Quốc ca mới. Cuộc thi đã quy tụ rất nhiều nhạc sĩ hàng đầu tham gia, nhưng cuối
cùng vẫn chưa tìm ra được một bài nào tương xứng với tầm vóc quốc gia hơn bài
Quốc ca này. Và âm vang Quốc ca Việt Nam vẫn vang vọng mãi trong lòng dân tộc
ta cho đến ngày nay.






×