Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Chương 11: Lời kết phía sau kinh tế học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.71 KB, 4 trang )

Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Chương 11: Lời kết phía sau
kinh tế học
Christopher Conte, nguyên biên tập viên và phóng viên của Wall Street
Journal
Albert R. Karr, nguyên phóng viên của Wall Street Journal
Lời kết: PHÍA SAU KINH TẾ HỌC
Như các chương khác nhau của cuốn sách này đã giải thích, lao động,
nông nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ, các tập đoàn lớn, các thị trường tài
chính, Hệ thống dự trữ quốc gia, và chính phủ tất cả tác động qua lại
lẫn nhau theo những cách thức phức tạp để tạo ra sự vận hành của hệ
thống kinh tế Mỹ.
Đó là một hệ thống được thống nhất bởi một cam kết có tính triết học
đối với ý tưởng về những thị trường tự do. Nhưng, như đã nói, mô hình
thị trường giản đơn đã đơn giản hóa quá mức những trải nghiệm thực tế
của Mỹ. Trong thực tế, nền kinh tế Hoa Kỳ thường xuyên dựa vào
chính phủ để điều tiết các doanh nghiệp tư nhân, giải quyết những nhu
cầu chưa được đáp ứng bởi các doanh nghiệp tự do, phục vụ như là một
tác nhân kinh tế sáng tạo, và bảo đảm một giới hạn ổn định nhất định
đối với toàn bộ nền kinh tế.
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
Cuốn sách này cũng đã cho thấy rằng hệ thống kinh tế Mỹ được đánh
dấu bởi những thay đổi gần như liên tục. Tính năng động của nó
thường đi cùng với những mất mát và trục trặc - từ việc củng cố lĩnh
vực nông nghiệp đã đẩy nhiều nông dân ra khỏi đất đai cho đến việc cơ
cấu lại hàng loạt trong lĩnh vực chế tạo làm cho việc làm trong các nhà
máy truyền thống giảm mạnh vào thập kỷ 1970 và 1980. Tuy nhiên,
như người Mỹ nhìn nhận, mất mát này cũng mang lại những kết quả
lớn lao. Nhà kinh tế học Joseph A. Schumpeter đã nói rằng, chủ nghĩa
tư bản tiếp thêm sinh lực cho chính nó thông qua “sự hủy diệt sáng
tạo”. Sau khi tái cơ cấu, các công ty - thậm chí toàn bộ các ngành công


nghiệp - có thể nhỏ đi hoặc khác đi, nhưng người Mỹ tin rằng chúng sẽ
mạnh mẽ hơn và được trang bị tốt hơn để chịu được những khắt khe
của cuộc cạnh tranh toàn cầu. Việc làm có thể bị mất, nhưng chúng lại
có thể được thay thế bởi những việc làm mới trong các ngành công
nghiệp có tiềm năng lớn hơn. Ví dụ, sự suy giảm việc làm trong các
ngành công nghiệp chế tạo truyền thống đã được bù lại bằng sự gia
tăng việc làm nhanh chóng trong các ngành công nghiệp công nghệ cao
như ngành máy tính và công nghệ sinh học, và trong các ngành dịch vụ
ngày càng mở rộng nhanh chóng như lĩnh vực chăm sóc y tế và phần
mềm máy tính.
Tuy nhiên, thành công về kinh tế còn sinh ra những vấn đề khác. Một
trong những mối quan tâm đáng lo ngại nhất mà công chúng Mỹ đang
phải đối mặt hiện nay là tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế là trung tâm
đối với thành công của nước Mỹ. Khi miếng bánh kinh tế đã to lên, các
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
thế hệ mới cũng có cơ may để cắt một miếng cho chính họ. Thực tế là,
tăng trưởng kinh tế và các cơ hội mà nó mang lại đã giúp giữ cho mâu
thuẫn giai cấp trong nước Mỹ ở mức cực tiểu.
Nhưng liệu có một giới hạn đối với mức tăng trưởng có thể - và nên -
được duy trì hay không? Trong nhiều cộng đồng trên khắp nước Mỹ,
các nhóm dân cư tự cảm thấy phải chống lại các kế hoạch phát triển đất
đai đã đề xuất vì lo sợ rằng chất lượng cuộc sống của họ sẽ bị giảm đi.
Họ đặt ra câu hỏi rằng, liệu tăng trưởng có đáng giá nếu nó mang lại
quá nhiều đường cao tốc, ô nhiễm không khí, và các trường học quá
tải? Ô nhiễm bao nhiêu là có thể chịu được? Bao nhiêu không gian mở
cần phải hy sinh trong quá trình tạo ra những việc làm mới? Những mối
lo tương tự như vậy đang xuất hiện trên mức độ toàn cầu. Các quốc gia
có thể làm gì với những thách thức về môi trường như sự thay đổi khí
hậu, sự suy kiệt tầng ôzôn, nạn phá rừng, và sự ô nhiễm biển? Liệu các
quốc gia sẽ có thể kiềm chế được các nhà máy điện chạy bằng than đốt

và các loại ô tô chạy bằng xăng dầu đủ để hạn chế việc thải ra khí
điôxit cácbon và các loại khí nhà kính khác được coi là nguyên nhân
gây ra sự ấm lên của trái đất.
Do quy mô nền kinh tế quá lớn nên Hoa Kỳ nhất thiết sẽ phải là một tác
nhân chủ chốt trong những vấn đề như vậy. Nhưng sự giàu có của Mỹ
cũng làm phức tạp thêm vai trò của nó. Hoa Kỳ, một nước đã đạt mức
sống cao, có quyền gì để yêu cầu các nước khác tham gia nỗ lực vào
những hoạt động có thể kiềm chế tăng trưởng để bảo vệ môi trường?
Khái quát về nền kinh tế Mỹ
ở đây không có câu trả lời dễ dàng. Nhưng khi Mỹ và các quốc gia
khác chạm trán với những thách thức kinh tế cơ bản, các câu hỏi như
vậy sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng
trong khi một nền kinh tế mạnh có thể là một điều kiện tiên quyết đối
với tiến bộ xã hội thì nó không phải là mục đích cuối cùng.
Bằng nhiều cách thức - có thể kể ra một vài cách như truyền thống giáo
dục công chúng, các chính sách điều tiết môi trường, những quy định
cấm phân biệt đối xử, và các chương trình của chính phủ như Bảo hiểm
y tế và An sinh xã hội - người Mỹ đã thường xuyên thừa nhận nguyên
tắc đó. Như cựu thượng nghị sĩ Mỹ Robert Kennedy, em trai của cố
Tổng thống John F. Kennedy, đã giải thích trong năm 1968, các vấn đề
kinh tế là quan trọng, nhưng tổng sản phẩm quốc dân “không bao gồm
nét đẹp của áng thơ văn hay sức mạnh của những cuộc hôn nhân của
chúng ta; khả năng hiểu biết của cuộc tranh luận đại chúng hay tính
liêm trực của công chức chúng ta. Nó không đánh giá được trí tuệ hay
dũng khí của chúng ta; không đánh giá được sự thông minh hay kiến
thức của chúng ta; không đánh giá được lòng trắc ẩn hay sự cống hiến
cho đất nước của chúng ta; tóm lại, nó đánh giá được mọi thứ trừ
những gì làm cho cuộc sống là có giá trị. Và nó có thể nói cho chúng ta
mọi điều về nước Mỹ trừ việc tại sao chúng ta tự hào là người Mỹ”.


×