Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần VI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.56 KB, 13 trang )

BỆNH CẢM CÚM
(FLU) - Phần VI
Rửa mũi
Rửa mũi có thể giúp loại bỏ dịch nhầy từ mũi. Một loại dung dịch muối có thể
mua ở một tiệm thuốc tây hoặc tự chế tại nhà. Một nghiên cứu báo cáo rằng cả
dung dịch tự làm tại nhà (dùng 1 muỗng cafe muối và một nhúm soda nung nóng
trong nửa lít nước ấm) hoặc dung dịch rửa mũi bằng nước muối ưu trương bán
ngoài tiệm không có bất kỳ hiệu quả nào đối với các triệu chứng. Hơn thế nữa,
một nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng loại dung dịch nước muối xịt mũi không cần
toa bác sĩ có chứa chất bảo quản benzalkonium chloride thực sự có thể làm các
triệu chứng và sự cảm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, một số bác sĩ đã ủng hộ cho cách rửa mũi truyền thống mà đã được sử
dụng trong nhiều thế kỷ qua và khác với cách dùng trong hầu hết các nghiên cứu.
Nó không chứa chất baking soda và dùng nhiều chất lỏng hơn cho mỗi liều và ít
muối hơn. Việc rửa mũi nên được thực hiện vài lần trong ngày
Một phương pháp đơn giản để tiến hành rửa mũi:
• Cúi đầu xuống bồn nước
• Đổ một ít dung dịch vào lòng bàn tay và hít qua mũi, từng lỗ một.
• Khạt nhổ dung dịch còn dư lại ra ngoài
• Hỉ nhẹ mũi
Dung dịch này cũng có thể được đưa vào mũi bằng cách sử dụng một ống xơ-ranh
lớn bơm tai bằng cao su, bán sẵn ở tiệm thuốc. Trong trường hợp này, quá trình
được thực hiện như sau:
• Cúi đầu xuống bồn nước
• Chỉ cho đầu của ống tiêm vào một lỗ mũi
• Bóp nhẹ bóng bơm nhiều lần để rửa khoang mũi
• Sau đó bóp chặt bóng bơm vừa đủ để dung dịch đi vào miệng
• Tiến trình này nên được lặp lại ở lỗ mũi bên kia

Thuốc chống nghẹt mũi truyền trực tiếp
Thuốc chống nghẹt mũi truyền trực tiếp được đưa trực tiếp đến các khoang mũi


với hơi xịt, gel, giọt, hoặc dạng hơi. Các dạng thuốc đưa vào mũi có tác dụng
nhanh hơn so với dạng thuốc uống và có ít tác dụng phụ hơn. Chúng thường đòi
hỏi phải dùng thuốc thường xuyên, mặc dù những dạng có hoạt tính lâu dài bây
giờ đã có bán sẵn. Các thành phần và thương hiệu của thuốc chống thông mũi bao
gồm:
Các loại thuốc chống nghẹt mũi truyền trực tiếp có tác dụng dài hạn. Chúng có
hiệu quả trong một vài phút và duy trì từ 6 đến 12 giờ. Các thành phần chính trong
các loại thuốc chống nghẹt mũi có hoạt tính lâu dài là:
• Oxymetazoline: Bao gồm các nhãn hiệu Vicks Sinex (nhãn hiệu 12 tiếng), Afrin
(nhãn hiệu 12 tiếng), Dristan 12-Hour, Good Sense, Nostrilla, Neo-Synephrine 12-
Hour.
• Xylometazoline: Inspire, Otrivin, Natru-vent
Các loại thuốc chống nghẹt mũi truyền trực tiếp có tác dụng ngắn hạn. Các tác
dụng thường kéo dài khoảng 4 giờ. Các thành phần chính của thuốc chống nghẹt
mũi ngắn hạn bao gồm:
• Phenylephrine: Neo-Synephrine (nhẹ, đều đặn, hiệu nghiệm cao), 4-Way, Dristan
Mist Spray, Vicks Sinex
• Naphazoline (Naphcon Forte, Privine)
Phụ thuộc thuốc và hiệu ứng tái lại. Mối nguy hiểm chính khi dùng thuốc chống
nghẹt mũi truyền trực tiếp, đặc biệt dạng tác dụng dài hạn, là chu kỳ của các hiệu
ứng phụ thuộc và hiệu ứng tái lại (rebound effects). Các nhãn hiệu 12-giờ tạo ra
một nguy cơ đặc biệt cho hiệu ứng này. Hiệu ứng này hoạt động theo cách như
sau:
• Dùng trong một thời gian dài (hơn 3 đến 5 ngày), thuốc chống nghẹt mũi truyền
trực tiếp sẽ mất hiệu lực và thậm chí gây sưng ở khoang mũi.
• Những bệnh nhân này sau đó gia tăng tần số sử dụng liều lượng thuốc. Chứng
nghẹt mũi trở nên xấu hơn, và bệnh nhân dùng thuốc thường xuyên hơn, có một số
trường hợp dùng thuốc thường xuyên mỗi giờ.
• Các bệnh nhân sau đó bị lệ thuộc vào thuốc.
Ghi Chú:

Hiệu ứng tái lại (rebound effects): là xu hướng của một loại thuốc, khi ngưng
dùng, gây ra sự trở lại của các triệu chứng đang được điều trị, trở nên nặng hơn so
với trước (tức là các triệu chứng sẽ càng rõ rệt hơn sau khi ngưng dùng thuốc so
với trước khi dùng thuốc).
Mẹo vặt khi sử dụng. Các biện pháp phòng ngừa sau đây là rất quan trọng đối với
người dùng thuốc chống nghẹt mũi truyền trực tiếp:
• Khi dùng ống xịt mũi, nên xịt từng lỗ một. Chờ một phút để cho thuốc hấp thu
vào các mô niêm mạc, rồi sau đó mới xịt lại.
• Giữ cho khoang mũi ẩm. Tất cả các dạng thuốc thông mũi có thể gây rát và ngứa
mũi. Chúng cũng có thể làm khô các khu vực bị ảnh hưởng và các mô bị tổn
thương.
• Không dùng chung ống nhỏ thuốc và ống hít (inhalators) với người khác
• Chỉ dùng thuốc chống nghẹt mũi cho những trường hợp bệnh đòi hỏi sử dụng
ngắn hạn, như trước khi du lịch bằng máy bay, hoặc cho những cơn dị ứng đơn lẻ.
Không được dùng quá 3 ngày liên tiếp. Khi dùng dài hạn, các thuốc thông mũi trở
nên vô hiệu lực và dẫn đến cái gọi là hiệu ứng tái lại (rebound effect) và nghiện
thuốc.
• Vứt bỏ các ống thuốc xịt, ống thuốc hít, hoặc các dụng cụ truyền thuốc chống
nghẹt mũi khác khi thuốc không còn cần thiết. Theo thời gian, các dụng cụ này sẽ
trở thành ổ chứa vi khuẩn.
• Vứt bỏ thuốc nếu nó trở nên đục và không rõ ràng.

Thuốc chống nghẹt mũi uống bằng miệng
Thuốc chống nghẹt mũi uống bằng miệng cũng có nhiều nhãn hiệu, khác nhau chủ
yếu trong các thành phần của chúng. Các thành phần hoạt chất thông thường nhất
là pseudoephedrine (Sudafed, Actifed, Drixoral) hoặc Phenylephrine (Sudafed
PEvà nhiều sản phẩm trị cảm lạnh khác).
Các tác dụng phụ của những loại thuốc chống nghẹt mũi. Các loại thuốc chống
nghẹt mũi có một số các tác dụng phụ, những tác dụng phụ này có khuynh hướng
xảy ra ở dạng thuốc uống hơn là dạng thuốc truyền trực tiếp vào mũi và bao gồm

những triệu chứng sau:
• Tâm trạng lo âu và căng thẳng
• Buồn ngủ (đặc biệt là với các loại thuốc uống chống nghẹt mũi và uống chung
với rượu)
• Thay đổi nhịp tim và huyết áp
Tránh uống thuốc chống nghẹt mũi với rượu hoặc một số thuốc khác, bao gồm các
loại thuốc ức chế men monoamine oxidase (nhóm thuốc chống trầm cảm - MAOI)
và các loại thuốc an thần.
Các cá nhân có nguy cơ bị các biến chứng từ các loại thuốc chống nghẹt mũi.
Những người có thể có nguy cơ cao hơn gặp phải các biến chứng là những người
bị một số trường hợp bệnh, bao gồm các chứng rối loạn mà làm cho các mạch máu
dễ bị co thắt lại. Các trường hợp như thế bao gồm các bệnh sau:
• Bệnh tim
• Huyết áp cao
• Bệnh tuyến giáp
• Bệnh tiểu đường
• Các vấn đề về tuyến tiền liệt mà gây ra những khó khăn về tiết niệu
• Đau nửa đầu
• Hiện tượng Raynaud (Sự nhạy cảm của bàn tay với cơn lạnh do sự co thắt của
các động mạch ở các ngón tay, dẫn đến tái nhợt và tê ở ngón tay.)
• Nhạy cảm cao với cơn lạnh
• Bệnh khí thũng hoặc viêm phế quản mãn tính.
Bất kỳ người nào có các trường hợp bệnh trên không nên sử dụng thuốc chống
nghẹt mũi truyền trực tiếp hoặc thuốc uống bằng miệng mà không có sự hướng
dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân đang dùng các loại thuốc làm tăng nồng độ
serotonin, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đau nửa đầu, thuốc
giảm mập, St. John's wort (một loại dược thảo dùng để trị chứng trầm cảm), và
methamphetamine, thì nên tránh dùng các thuốc chống nghẹt mũi. Việc dùng kết
hợp thuốc như vậy sẽ làm cho các mạch máu trong não bị thu hẹp lại một cách đột
ngột, gây ra đau đầu nghiêm trọng thậm chí dẫn đến đột quỵ (tai biến mạch máu

não).
Những người khác mà nên sử dụng các loại thuốc này một cách thận trọng bao
gồm: (hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn):
• Bất kỳ người nào đang mang thai
• Trẻ em: Trẻ em xem ra có khả năng chuyển hóa các loại thuốc chống nghẹt mũi
khác biệt với người lớn.Theo đề xuất mới, thuốc chống nghẹt mũi không nên dùng
cho tất cả các trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi. Trẻ nhỏ có nguy cơ đặc biệt với
các tác dụng phụ làm suy giảm hệ thống thần kinh trung ương. Các triệu chứng
như vậy gây ra sự thay đổi về huyết áp, cảm giác lờ đờ, ngủ sâu, và có khi bị hôn
mê. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các sản phẩm trị ho và cảm lạnh này thường
không có hiệu quả trong việc điều trị cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Vào tháng 10 năm 2007, các nhà sản xuất thuốc tự nguyện thu hồi khỏi thị trường
các sản phẩm trị ho và cảm lạnh uống bằng miệng, bao gồm thuốc chống nghẹt
mũi, dành cho vào trẻ em dưới 2 tuổi, do khả năng tác hại từ việc sử dụng sai. Vào
cuối năm 2008, Hiệp Hội Các Sản Phẩm Y Tế Giành Cho Người Tiêu Dùng Hoa
Kỳ (Consumer Healthcare Products Association), đại diện cho hầu hết các nhà sản
xuất Hoa Kỳ về các loại thuốc trị ho và cảm lạnh không cần toa bác sĩ ở trẻ em,
bắt đầu tự nguyện sửa đổi nhãn sản phẩm của mình để ghi là “Không dùng cho trẻ
em dưới 4 tuổi”. Hành động này đã được hỗ trợ bởi FDA. Lưu ý rằng không có
sản phẩm nào bị thu hồi ở các kệ thuốc ở các tiệm thuốc tây lần này. Vì vậy, có thể
có một giai đoạn chuyển tiếp mà những hướng dẫn về cách sử dụng cho những
chai thuốc khác nhau của cùng một loại thuốc có thể là khác nhau, một số nhãn
hướng dẫn có thể ghi “KHÔNG ĐƯỢC DÙNG” cho trẻ em dưới 2 tuổi, trong khi
những loại khác thì sẽ có những đề xuất mới cho trẻ em 4 tuổi. FDA đề nghị các
bậc phụ huynh nên làm theo những hướng dẫn trên chai thuốc mà họ đã mua.
Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên cho trẻ em dùng thuốc của người
lớn, kể cả các loại thuốc mua không cần toa bác sĩ.

Các phương thuốc điều trị ho
Các nghiên cứu quan trọng đã chỉ ra rằng các loại thuốc điều trị ho không cần toa

bác sĩ thì không được hiệu quả lắm, nhưng chúng cũng không có hại.
• Nếu có nhiều đờm, bệnh nhân có thể thử dùng thuốc ho có chứa guaifenesin
(Robitussin, Scot-Tussin Expectorant), chất này sẽ làm loãng dịch nhầy. Bệnh
nhân không nên cản lại cơn ho mà có dịch nhầy và đờm. Điều quan trọng là tống
chất này ra. Để làm loãng đờm, bệnh nhân nên uống nhiều nước và sử dụng máy
tăng độ ẩm (humidifier) hoặc máy xông hơi (steamer).
• Đối với những bệnh nhân bị ho khan (dry cough), loại thuốc ức chế cơn ho
(suppressant) có thể rất có ích, chẳng hạn như loại thuốc có chứa
dextromethorphan (Drixoral Cough, Robitussin Maximum Strength Cough
Suppressant).
• Các loại thuốc có chứa cả hai chất ức chế cơn ho và phân hủy đờm (expectorant)
thì không có ích và nên tránh. Kẹo ho có chứa dextromethorphan thì không có ích
lắm. Bệnh nhân có xu hướng dùng kẹo ho để làm giảm cơn ho.
Các loại thuốc ho cần toa bác sĩ với liều lượng nhỏ thuốc phiện có bán ở tiệm
thuốc. Chúng thường được dành riêng cho bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới
(từ khí quản đến phổi) với các triệu chứng ho đáng kể.

Các loại thuốc điều trị bệnh viêm họng có liên quan đến cảm lạnh
Viêm họng liên quan đến cảm lạnh thường là nhẹ. Các cách điều trị sau đây có thể
hiệu nghiệm:
• Kẹo ho (cough drops), thuốc xịt cổ họng, hoặc xúc miệng nước ấm pha muối có
thể giúp làm giảm đau họng và giảm ho.
• Thuốc xịt cổ họng có chứa phenol (ví dụ Vicks chloraseptic) có thể đặc biệt hữu
ích. Phenol có tính kháng khuẩn. Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân bị viêm
họng mà dùng thuốc xịt cảm thấy cơn cảm lạnh giảm nhanh hơn, bao gồm sốt, đau
đầu, và các triệu chứng khác so với giả dược (placebo). Những bệnh nhân này đã
không dùng thuốc kháng sinh.
• Kẹo ho chứa tinh dầu bạc hà (menthol) và chất gây mê nhẹ, chẳng hạn như là
benzocaine, hexylresorcinol, phenol, và dyclonine (có hiệu nghiệm nhất) có thể
làm dịu chứng viêm họng nhẹ.

• Những người bị viêm họng do chứng chảy mũi ngược (postnasal drip) có thể thử
dùng một muỗng cà phê thuốc nước kháng axit. Bệnh nhân không nên uống bất cứ
thứ gì sau đó, vì mục đích là để dung dịch tráng cổ họng và giúp trung hòa axit
trong dịch nhầy mà có thể gây ra cơn đau họng.
Nếu cơn đau trong cổ họng là rất nghiêm trọng và không thích ứng với những cách
điều trị nhẹ, thì bệnh nhân hoặc các bậc phụ huynh nên kiểm tra với bác sĩ để xem
có phải là bị viêm họng do khuẩn cầu chuỗi (strep throat) gây ra không, mà bệnh
này thì đòi hỏi phải dùng thuốc kháng sinh.

Các loại Thuốc Kết Hợp trị Cảm Lạnh và Cảm Cúm và Thuốc kháng
Histamines.
Có hàng tá các loại thuốc có sẵn mà các thành phần được kết hợp nhắm vào nhiều
triệu chứng của cảm lạnh hoặc cảm cúm. Nhìn chung, chúng không có hại, nhưng
chúng có một số vấn đề sau:
• Một số thành phần có thể tạo ra các phản ứng phụ mà không giúp gì cho việc
điều trị cảm lạnh.
• Trong một vài trường hợp, các thành phần thuốc xung đột với nhau (chẳng hạn
như chất phân hủy đờm và chất ức chế cơn ho)
• Trong các trường hợp khác, một bệnh nhân có thể mong muốn gia tăng liều
lượng để cải thiện một triệu chứng, mà điều này tạo nên sự gia tăng các thành
phần khác mà không có tác dụng tốt, và ở liều cao hơn, có thể gây ra các tác dụng
phụ.
Lưu ý về Thuốc Kháng Histamine. Nhiều loại thuốc kết hợp có chứa kháng
histamine. Thuốc kháng histamine được sử dụng cho các bệnh dị ứng và thường
không được đề xuất dùng cho việc làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh thông
thường. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy rằng chúng có thể có một vài giá
trị.
Thuốc kháng histamines thế hệ đầu tiên (first-generation antihistamines) có thể
giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Các lợi ích của chúng đối với bệnh cảm
lạnh có lẽ là do đặc tính gây buồn ngủ mà chúng gây ra. Những loại kháng

histaminie này bao gồm Benadryl, Tavist, and Chlor-Trimeton. Các loại mới hơn,
thuốc kháng histamines thế hệ thứ hai (Claritin, Allegra, Zyrtec) không có các tác
dụng này và cũng có vẻ là không có hiệu quả chống lại bệnh cảm lạnh.

Dược Thảo và Thực Phẩm Chức Năng
Dược thảo và các loại thực phẩm chức năng không được quy định bởi FDA. Điều
này có nghĩa là các nhà sản xuất và phân phối không cần sự chấp thuận của FDA
để bán các sản phẩm của họ. Ngoài ra, bất kỳ chất nào làm ảnh hưởng đến thành
phần hóa học trong cơ thể con người, giống như thuốc tây, có thể sản sinh ra các
tác dụng phụ mà có thể gây hại. Đã có nhiều trường hợp được báo cáo về các tác
dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong từ các sản phẩm thảo dược.
Sau đây là những lo ngại đặc biệt đối với những người dùng các phương thuốc
chữa trị tự nhiên cho cảm lạnh hoặc cúm:
• Hoa cúc tím (Echinacea) thường được dùng để ngăn ngừa sự khởi phát và làm
giảm các triệu chứng của cảm lạnh hoặc cúm. Các nghiên cứu chất lượng cao đã
không thành công trong việc chứng minh các loại thảo dược này giúp ngăn ngừa
hoặc điều trị cúm. Ngoài ra, có một số người bị dị ứng với hoa cúc tím. Những
người bị những chứng bệnh về hệ thống miễn dịch hoặc dị ứng với thực vật nên
tránh dùng nó. Đã có một vài báo cáo của những người bị dị ứng da đối với loại
thảo dược này được gọi là chứng ban đỏ nốt (erythema nodosum), được đặc trưng
bởi những nốt đỏ dưới da, có cảm giác đau khi chạm vào.
• Các sản phẩm trị dị ứng và trị cảm lạnh bằng thảo dược của Trung Quốc có thể
chứa một lượng rất ít axit aristolochic, một chất hóa học gây tổn thương thận và
ung thư. Nhiều phương thuốc thảo dược nhập khẩu từ châu Á có thể chứa những
loại thuốc có hiệu lực mạnh, như phenacetin và steroids, cũng như các kim loại
độc hại.

×