Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - CHƯƠNG 4 TRIỂN VỌNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC KHOÁNG - NƯỚC NÓNG Ở NƯỚC TA pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.86 KB, 5 trang )

Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
CHƯƠNG 4
TRIỂN VỌNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG
NƯỚC KHOÁNG - NƯỚC NÓNG Ở NƯỚC TA
Những điều trình bày cho thấy tài nguyên NKNN của nước ta phong
phú về số lượng, đa dạng về kiểu loại và có giá trị sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau.
1. Về mặt y học NKNN Việt Nam có tác dụng chữa trị được nhiều
chứng bệnh: thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, cơ khớp, da liễu,
phụ khoa, chấn thương, bệnh nghề nghiệp Có thể sử dụng chúng với
nhiều liệu pháp khác nhau: tắm ngâm, uống, xông, súc rửa Các loại
bùn khoáng tích tụ ở những nơi xuất lộ NK cũng có giá trị chữa bệnh
rất tốt.
2. Phần lớn nguồn NK của ta có độ khoáng hóa vừa phải, vị ngon, nhất
là loại NK carbonic, rất thích hợp cho công nghệ đóng chai làm hàng
giải khát, uống chống nóng, chống mất muối do đổ nhiều mồ hôi cho
công nhân lao động nặng nhọc
3. Nhiều nguồn NK có chứa một số hợp chất, khí hoặc vi nguyên tố với
hàm lượng lớn, trong điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép có thể tách
chúng thành những sản phẩm có ích như khí CO
2
, sođa, muối ăn, Br,
I
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
4. Những nguồn NKNN có giá trị khai thác phục vụ du lịch - giải trí,
đặc biệt nhiều nguồn nằm gần những danh lam thắng cảnh hoặc di tích
lịch sử nổi tiếng, có thể liên kết với nhau tạo thành những quần thể du
lịch hấp dẫn.
5. Sự phong phú các nguồn nước nóng với nhiều cấp nhiệt độ cho phép
khai thác năng lượng địa nhiệt phục vụ các mục đích khác nhau: với
nhiệt độ thấp thì để tắm về mùa rét, ấp trứng, ngâm giống, nuôi trồng


thủy sản, với nhiệt độ trung bình thì để sưởi ấm, sấy nông hải sản ,
với nhiệt độ cao thì để phát điện.
Trong thực tế từ thời xa xưa nhân dân ta đã biết đến giá trị y học của
NKNN và sử dụng chúng vào mục đích chữa bệnh, nhưng việc khai
thác một cách chính quy thì mới bắt đầu từ năm 1928 với sự ra đời Xí
nghiệp nước suối Vĩnh Hảo với sản lượng ban đầu 30-40 nghìn lít/năm.
Xí nghiệp còn tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay, mỗi năm sản xuất
hàng chục triệu lít (năm 1997 gần 19 triệu lít).
Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp ngành y tế đã dùng NK
Kênh Gà để chữa trị thương tật cho thương bệnh binh. Nhưng phải đến
những năm 1973 - 1974 ba cơ sở điều dưỡng tương đối chính quy mới
được xây dựng tại các nguồn NK Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang
Hanh (Quảng Ninh), và Mó Đá (Hòa Bình). Tuy quy mô nhỏ bé (mỗi
cơ sở 50 - 60 giường) nhưng có thể xem đây là những viên gạch đặt
nền móng cho lĩnh vực y học thủy liệu pháp ở nước ta. Sau khi miền
Nam giải phóng một cơ sở điều dưỡng bằng NK thứ tư được xây dựng
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
tại nguồn NK Hội Vân (Bình Định). Các công trình thử nghiệm lâm
sàng sử dụng NK và bùn khoáng từ nguồn Đảnh Thạnh (Khánh Hòa)
do Ty Y tế tỉnh Phú Khánh (cũ) tiến hành vào những năm 1980 - 1985
cũng đem lại hiệu quả tốt [12].
Một lĩnh vực ứng dụng quan trọng của NK: đóng chai làm dược liệu và
uống giải khát sau một thời gian dài trì trệ, từ khi có nền kinh tế thị
trường đã có cơ hội phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Theo
thống kê chưa đầy đủ đến năm 1997 có khoảng 50 cơ sở đóng chai NK
với tổng công suất 339 triệu lít/năm, nhưng mới huy động vào sản xuất
khoảng 26%. Sản lượng nước đóng chai thống kê được qua các năm
như sau (triệu lít): 1992 = 32; 1993 = 43; 1994 = 50; 1995 = 88; 1996 =
100 [39].
Một hướng mới trong lĩnh vực sử dụng NK - khai thác năng lượng địa

nhiệt đã được bắt đầu bằng những công trình thí nghiệm sấy nông sản
tại 2 nguồn NK Mỹ Lâm (65
oC
) và Hội Vân (85
oC
) trong những năm
1985 - 1988 do Tổng cục Mỏ và Địa chất (cũ) cùng với các cơ quan
nghiên cứu năng lượng mới của Bộ Điện lực (cũ) và Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội tiến hành [d, e, h]. Qua tính toán sơ bộ với mức khai
thác hạn chế, mỗi năm 2 nguồn địa nhiệt trên cũng có thể cung cấp
khoảng 22 tỷ Kcal, tương đương với nhiệt lượng thu được khi đốt gần
3000 tấn than đá [49]. Việc thử nghiệm được tiến hành bằng các thiết bị
và phương pháp kỹ thuật thô sơ nhưng cũng đạt kết quả khả quan. Sản
phẩm thử nghiệm là chè, cùi dừa (nạo sợi), sắn, khoai (thái lát) và cây
dược liệu. Thời gian sấy khô hoàn toàn đối với dừa (giảm độ ẩm từ
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
52% xuống 2%) là 4,30 giờ, với sắn, khoai (giảm độ ẩm từ 66% xuống
2%) là 14 giờ. Sản phẩm sấy khô dòn, màu trắng tinh; đối với chè, cây
dược liệu sau 5 giờ đã giảm độ ẩm từ 73% xuống 10%.Tiếc rằng việc
nghiên cứu ứng dụng chỉ dừng lại ở 2 công trình thử nghiệm trên, còn
việc triển khai vào sản xuất thì mãi đến năm 1997 Công ty Dược và
thiết bị vật tư y tế tỉnh Bình Định mới xây dựng 1 cơ sở sản xuất muối
tinh iođ theo phương pháp cho bốc hơi dung dịch nước muối trộn iođ
bằng nguồn nhiệt từ mỏ nước nóng Hội Vân. Tuy quy mô còn nhỏ bé
và công nghệ thô sơ, nhưng hiệu quả đạt được cũng đáng khích lệ: sản
lượng muối đạt 7 nghìn tấn / năm, tiết kiệm hơn 1,5 tỉ đồng chi phí chất
đốt (báo Nhân dân ngày 10/10/1997).
Hiện nay (1998) được phép của Chính phủ Việt Nam, Công ty
ORMAT (Hoa Kỳ) đang chuẩn bị triển khai dự án xây dựng một số nhà
máy điện địa nhiệt trên cơ sở các mỏ nước nóng Bang, Nghĩa Thắng,

Thạch Trụ, Hội Vân, Tu Bông, Đảnh Thạnh với công suất dự kiến 50
MWe.
Việc sử dụng NKNN vào các mục đích khác cũng được thực hiện ở
một số điểm có điều kiện thuận lợi như khai thác "cát lồi", nuôi tảo
Spirulina platensis bằng nguồn NK Vĩnh Hảo, tách CO
2
ở nguồn Đak
Mol, phục vụ du lịch ở các nguồn Bình Châu, Trường Xuân, Tân Mỹ,
Tiên Lãng. Đặc biệt khu du lịch Bình Châu được xây dựng trên cơ sở
nguồn NN tại một vùng cảnh quan thiên nhiên kỳ thú đang có sức hấp
dẫn lớn, có thể xem là một mô hình về việc sử dụng các nguồn NKNN
vào mục đích du lịch - nghỉ ngơi giải trí một cách có hiệu quả [52].
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
Với những bước đi ban đầu tuy còn hạn chế, nhưng NKNN đã dần dần
đi vào cuộc sống của đất nước với những hứa hẹn phát triển mạnh mẽ,
đem lại lợi ích cho kinh tế - dân sinh.

×