Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tại huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện
TRẦN HỮU HẬU
MSSV 3113793

Cán bộ hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN BÉ

Cần Thơ, tháng 01 – 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP



Sinh viên thực hiện
TRẦN HỮU HẬU
MSSV 3113793

Cán bộ hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN BÉ

Cần Thơ, tháng 01 - 2015


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ, các thầy
cô của khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn
Quản lý Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên đã tận tình giảng dạy để truyền đạt
những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập
cũng như trong quá trình làm luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Văn Bé đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo cho em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị ở Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Đồng Tháp, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tháp Mười, Công ty TNHH
MTV Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp, UBND thị trấn Mỹ An và UBND xã
Mỹ Quý đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha, mẹ và gia đình. Chính
tình cảm và sự động viên của mọi người đã tiếp sức cho em trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài luận văn này.

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37


i


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

LỜI TÓM TẮT
Nước là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
Nước được dùng các họat động sinh họat thường nhất cho đến các việc sản xuất quy
mô. Hiện nay, kinh tế, đời sống và xã hội phát triển nên nhu cầu dùng nước ngày càng
nhiều dẫn đến sự khan hiếm nước sạch diễn ra. Vì lẽ đó, các dự án tìm nguồn nước
mới được đưa ra. Trong đó, nguồn nước dưới đất được đánh giá là triển vọng nhất.
Vì thuộc vùng ĐBSCL nên Đồng Tháp có nguồn nước dưới đất khá lớn. Nhưng
trong những năm gần đây tình trạng khai thác bừa bãi, sử dụng nước có chất lượng
không đảm bảo vẫn đang diễn ra. Nhằm làm rõ hơn hiện trạng khai thác, sử dụng tài
nguyên nước dưới đất đề tài đã chọn huyện Tháp Mười nơi có số giếng khoan nhiều
nhất trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu.
Đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, khảo sát thực địa kết
hợp với phỏng vấn hộ gia đình và phỏng vấn chuyên gia để hoàn thành nghiên cứu.
Qua đó đề xuất những biện pháp giúp cho việc khai thác nước dưới đất được bền
vững, cũng như giúp cho người dân sử dụng nước dưới đất được đảm bảo hơn.

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

ii


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... i
LỜI TÓM TẮT.................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
BẢNG PHỤ LỤC HÌNH ................................................................................ vii
BẢNG PHỤ LỤC BẢNG .............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................. ix
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài......................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................2

CHƯƠNG 2 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................ 3
2.1 Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp.............................................................................3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................3
a) Vị trí địa lí ....................................................................................................3
b) Đặc điểm địa hình.........................................................................................3
c) Khí hậu .........................................................................................................5
2.1.2 Đặc điểm thủy văn .....................................................................................6
a) Chế độ thủy văn ............................................................................................6
b) Hệ thống sông, kênh rạch..............................................................................7
2.1.3 Đất đai ......................................................................................................10
SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

iii


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường


2.1.4 Đặc điểm địa chất.....................................................................................11
a) Tầng cấu trúc Mezozoi................................................................................11
b) Tầng cấu trúc Kainozoi ...............................................................................11
2.1.5 Đặc điểm địa chất thủy văn .....................................................................12
a) Tầng chứa nước Holocen (qh) .....................................................................12
b) Tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3)..........................................................12
c) Tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp2-3)..............................................13
d) Tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1).........................................................14
e) Tầng chứa nước Pliocen trên (n22)...............................................................14
f) Tầng chứa nước Pliocen dưới (n21) ..............................................................15
g) Tầng chứa nước Miocen trên (n13) ..............................................................15
2.1.6 Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................16
a) Dân số.........................................................................................................16
b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ..........................................................................17
2.2 Vùng nghiên cứu huyện Tháp Mười .................................................................20
2.2.1 Vị trí địa lý ...............................................................................................20
2.2.2 Đặc điểm địa hình – khí hậu....................................................................20
2.3 Tài nguyên nước dưới đất..................................................................................20
2.3.1 Nguồn gốc nước dưới đất.........................................................................21
2.3.2 Phân loại nước dưới đất...........................................................................21
2.3.3 Trữ lượng nước dưới đất .........................................................................22
2.3.4 Phân cấp trữ lượng khai thác nước dưới đất..........................................24
2.3.5 Nguyên nhân làm ảnh hưởng chất lượng nguồn nước dưới đất ............25
a) Do hoạt động khai thác nước.......................................................................25
SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

iv


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường


b) Do hoạt động nông nghiệp ..........................................................................25
c) Do phát triển công nghiệp dịch vụ...............................................................25
d) Do một số nguyên nhân khác ......................................................................26

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......... 27
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................27
3.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................27
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................27
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................27
3.3 Phương tiện nghiên cứu.....................................................................................27

CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 28
4.1 Hiện trạng khai thác và phân bố nước dưới đất...............................................28
4.1.1 Hiện trạng khai thác nước dưới đất........................................................28
4.1.2 Hiện trạng phân bố tài nguyên nước dưới đất........................................30
4.2 Chất lượng nước khai thác và dự báo nhu cầu dùng nước ..............................33
4.3 Kết quả phỏng vấn tình hình sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt ...............36
4.3.1 Thông tin người được phỏng vấn ............................................................36
4.3.2 Kết quả phỏng vấn...................................................................................38
4.3.3. Phỏng vấn cán bộ ....................................................................................44
4.4 Đề xuất các biện pháp cho việc khai thác, sử dụng nước dưới đất ..................45
4.4.1 Quản lý khai thác nước dưới đất.............................................................45
4.4.2 Bảo vệ chất lượng nước dưới đất ............................................................45
4.4.3 Biện pháp cấp nước .................................................................................45
4.4.4 Biện pháp xã hội.......................................................................................46

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

v



Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 47
5.1 Kết luận ..............................................................................................................47
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 49

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

vi


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

BẢNG PHỤ LỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Đồng Tháp................................ 4
Hình 2.2 Nhiệt độ bình quân các năm gần đây ............................................... 5
Hình 2.3 Số giờ nắng các năm gần đây............................................................ 5
Hình 2.4 Tổng lượng mưa các năm gần đây ................................................... 6
Hình 4.1 Biểu đồ số lượng giếng khoan tỉnh Đồng Tháp ............................. 29
Hình 4.2 Độ sâu mực nước của cụm tầng chứa nước Pleistocen qua 9 tháng
đầu năm 2014.................................................................................................. 31
Hình 4.3 Độ sâu mực nước của cụm tầng chứa nước Pliocen qua 9 tháng
đầu năm 2014.................................................................................................. 32
Hình 4.4 Trình độ học vấn của người dân được phỏng vấn......................... 37
Hình 4.5 Biểu đồ thống kê số hộ dựa theo nhân khẩu .................................. 37
Hình 4.6 Sự quan tâm của người dân với nguồn nước đang sử dụng ......... 39

Hình 4.7 Chất lượng nước giếng khoan theo nhận xét của các hộ dân ....... 41
Hình 4.8 Bồn chứa dụng cụ dự trữ nước ...................................................... 43
Hình 4.9 Người dân lấy nước từ lu để sử dụng ............................................. 43
Hình 4.10 Máy bơm nước được người dân sử dụng ..................................... 44

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

vii


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

BẢNG PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 2.1 Hệ thống sông rạch liên tỉnh ở tỉnh Đồng Tháp .............................. 7
Bảng 2.2 Hệ thống sông rạch nội tỉnh ở tỉnh Đồng Tháp ............................... 9
Bảng 2.3 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị,
nông thôn ........................................................................................................ 17
Bảng 2.4 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh phân theo khu vực
kinh tế ............................................................................................................. 18
Bảng 2.5 Chỉ số phát triển các năm............................................................... 19
Bảng 2.6 Kết quả tính trữ lượng khai thác tiềm năng (nước nhạt) của từng
tầng chứa nước theo địa phương ................................................................... 23
Bảng 4.1 Số lượng giếng khoan tỉnh Đồng Tháp .......................................... 28
Bảng 4.2 Hiện trạng các công trình đang khai thác nước dưới đất huyện
Tháp Mười...................................................................................................... 30
Bảng 4.3 Độ sâu mực nước các tầng qua 9 tháng đầu năm 2014 (m) .......... 31
Bảng 4.4 Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại các trạm cấp nước
......................................................................................................................... 33
Bảng 4.5 Kết quả so sánh chỉ tiêu nước ăn uống của hai chi nhánh cấp nước
......................................................................................................................... 34

Bảng 4.6 Kết quả tính dân số và nhu cầu dùng nước năm 2015 và 2020 .... 36
Bảng 4.7 Thông tin chung về người được phỏng vấn ................................... 36
Bảng 4.8 Số hộ phỏng vấn và nguồn nước sử dụng ...................................... 38
Bảng 4.9 Lượng nước dùng và nhân khẩu.................................................... 39
Bảng 4.10 Tỷ lệ dùng nước đạt chuẩn ........................................................... 40

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

viii


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên – Môi trường

BYT

Bộ y tế

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐCTV

Địa chất thủy văn


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc

NDĐ

Nước dưới đất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TTg

Thủ tướng

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TCN

Trạm cấp nước

TT


Thị trấn

TX

Thị xã

VN

Việt Nam

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

ix


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nước bao gồm cả nước ngọt và nước mặn, nước được dùng trong các hoạt động
công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Nước là nguồn tài nguyên
do thiên nhiên ban tặng, là nguồn tài nguyên mà quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên, sự
phát triển kinh tế và xã hội, gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
v.v... khiến nguồn "vàng trắng" trở thành một vấn đề báo động toàn cầu.
Nhiều quốc gia, kể cả một số nước thuộc vùng nhiệt đới, thiếu nước sạch cho
sản xuất và sinh hoạt. Không ít quốc gia khó khăn vì xảy ra thiên tai như lũ
lụt, hạn hán v.v… Sự không cân xứng, tại một số nước trong khi vùng này bị khô hạn,
vùng khác phải lo thoát nước đi. Kinh tế, đời sống và xã hội phát triển thì nhu cầu

về nước càng nhiều. Trong khi, nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Khoa
học kỹ thuật hiện đại có thể tìm ra những nguồn năng lượng thay cho than đá và dầu
mỏ nhưng chưa tìm ra chất gì sử dụng thay nước ngọt.
Tổ chức FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải sống
trong tình trạng bị thiếu nước. Vì vậy, vấn đề tiết kiệm nước, sử dụng và khai thác
nước hợp lý là rất cấp thiết.
Tỉnh Đồng Tháp có vị trí rất quan trọng trong vùng ĐBSCL, có điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp. Đồng Tháp nằm ở vùng hạ lưu sông
Mê Công nên hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh khá phát triển với hai sông chính là
sông Tiền và sông Hậu cùng các phụ lưu lớn. Do ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên,
các sông rạch ở Đồng Tháp chịu chi phối mạnh bởi chế độ lũ trong các tháng mùa mưa
dẫn đến việc thoát nước trong thời kỳ lũ đối với các đô thị trong tỉnh cũng rất khó
khăn. Trong khi đó vào mùa khô, nước sông thường bị nhiễm bẩn nhất là các kênh
rạch nội đồng. Đồng Tháp lại là vùng đất phèn nên việc nước nhiễm phèn càng khiến
cho việc tìm nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trở thành vấn đề lớn nhất
của tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt trong mùa khô hạn, nước sạch để cấp cho người dân gặp
nhiều trở ngại.
Từ lẽ đó, nước dưới đất trở thành nguồn cấp nước chủ yếu cho các hoạt động
sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Huyện Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng
Tháp cũng không ngoại lệ. Trong kết quả thanh tra gần đây, tại huyện Tháp Mười đã
phát hiện các trường hợp vi phạm về nội dung khai thác nước dưới đất. Mặc dù nước
dưới đất có trữ lượng rất phong phú nhưng không phải là vô tận. Thực tế cho thấy,
SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

1


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

việc thiếu quy hoạch và thiếu biện pháp, công cụ quản lý các hoạt động khai thác, sử

dụng nước dưới đất đang diễn ra trên địa bàn có thể khiến nguồn tài nguyên nước này
có nguy cơ bị suy giảm cả về chất và lượng.
Vì vậy khai thác, sử dụng nước dưới đất cần phải hợp lý và gắn kết với việc bảo
vệ môi trường để việc sử dụng được bền vững. Do đó, đề tài “Hiện trạng khai thác,
sử dụng tài nguyên nước dưới đất tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Khảo sát hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tại huyện Tháp Mười, tỉnh
Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát tổng quan về nước dưới đất.
Khảo sát và phân tích hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tại địa bàn
nghiên cứu.
Đề xuất các biện pháp khai thác, sử dụng nước dưới đất.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng phân bố và khai thác nước dưới đất ở huyện Tháp Mười.
Tình hình sử dụng nước dưới đất của người dân.
Đề xuất các biện pháp giúp việc khai thác, sử dụng nước dưới đất được bền
vững.

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

2


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Tỉnh Đồng Tháp nằm trên 2 tiểu vùng của đồng bằng sông Cửu Long là tiểu
vùng Đồng Tháp Mười và tiểu vùng giữa sông Tiền - sông Hậu với đoạn sông Tiền
chảy qua tỉnh dài khoảng 120 km và đoạn sông Hậu dài khoảng 30 km. Phía Bắc giáp
Campuchia trên chiều dài biên giới khoảng 48,702 km; Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long
(dài 52,83 km) và thành phố Cần Thơ (dài 30,16 km); Phía Tây giáp tỉnh An Giang
(dài 107,82 km); Phía Đông giáp Long An (dài 71,74 km) và Tiền Giang (dài
43,37km).
Tọa độ địa lý: 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc; 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên Đồng Tháp 3.374 km2, chiếm khoảng 8,2% tổng diện tích
của vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị
xã Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười,
Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, với 8 thị trấn.
b) Đặc điểm địa hình
Cùng với các điều kiện kinh tế và vị trí nằm trong vùng đồng bằng Châu Thổ,
được hình thành từ phù sa sông nên Đồng Tháp có địa hình khá bằng phẳng. Độ cao
chênh lệch không lớn, trung bình khoảng 2m.
Vùng Đồng Tháp Mười: Địa hình tương đối bằng phẳng gồm: thị xã Hồng Ngự,
Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và Thành phố Cao Lãnh.
Vùng có hướng dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở vùng biên giới và vùng
ven sông Tiền, thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, tạo thành vùng lòng
máng trũng.
Vùng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu bao gồm: huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu
Thành và thị xã Sa Đéc. Địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào
giữa. Cao độ phổ biến từ 0,8 - 1,0m; cao nhất khoảng 1,5m; thấp nhất khoảng 0,5m.

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37


3


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

Hình 2.1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Đồng Tháp (tỉ lệ xích 1:500000)

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

4


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

c) Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới đồng nhất trên địa giới toàn
tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa
mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn
diện.
Nhiệt độ trung bình tháng của tỉnh Đồng Tháp biến động từ 27,0 - 27,5oC,
chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 4oC). Tháng 4 có nhiệt độ trung
bình cao nhất (gần 29oC). Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (hơn 25oC).
Hình 2.2 thể hiện nhiệt độ bình quân các năm từ 2010 đến 2013.
Nhiệt độ bình quân các năm gần đây

oC

27.55
27.5

27.45
27.4
27.35
27.3
27.25

Mean air temperature at
stations

27.2
27.15
2010

2011

2012

2013

Hình 2.2 Nhiệt độ bình quân các năm gần đây

Số giờ nắng trên địa bàn tỉnh tương đối cao, bình quân năm khoảng 2.500
giờ/năm và khoảng 6,8 giờ/ngày và có khuynh hướng giảm dần theo hướng Đông Bắc
- Tây Nam. Hình 2.3 là số giờ nắng trong các năm gần đây.
Số giờ nắng các năm gần đây
2850
2800
2750
2700
Giờ


2650
2600

Tháng 12 - December

2550
2500
2450
2400
2350
2010

2011

2012

2013

Hình 2.3 Số giờ nắng các năm gần đây

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

5


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

Lượng mưa trung bình năm ở tỉnh Đồng Tháp dao động từ 1.418-2.587mm,
thuộc loại trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa phân bố không đồng

đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm đến 90 - 92%
lượng mưa của cả năm và tập trung vào các tháng 9, 10. Tuy nhiên trong mùa mưa
thường có thời gian ít mưa vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Hình 2.4 có biết
tổng lượng mưa của các năm gần đây.
Tổng lượng mưa các năm gần đây
3000
2500

mm

2000
1500
1000
500
0
2010

2011

2012

2013

Hình 2.4 Tổng lượng mưa các năm gần đây

2.1.2 Đặc điểm thủy văn
a) Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn tỉnh Đồng Tháp chịu tác động bởi ba yếu tố: nước lũ từ thượng
nguồn sông Mê Kông, mưa nội đồng và thủy triều biển Đông. Chế độ thủy văn chia
làm hai mùa:

Mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, nước sông kênh rạch chịu tác động
của thủy triều với biên độ triều rất lớn. Vùng phía bắc sông Tiền biên độ từ 0,4 – 1,0m
đỉnh triều thường thấp hơn mặt ruộng từ 0,8 – 1,5m. Vùng nam sông Tiền biên độ triều
từ 0,7 – 1,8m, đỉnh triều dao động tùy theo cao độ từng vùng, thời gian duy trì đỉnh
triều ngắn nên mức độ khai thác tự chảy có giới hạn từ tháng 1 đến tháng 5.
Mùa lũ thường từ tháng 7 đến tháng 11 và 3 – 5 năm có một trận lũ lớn. Từ
tháng 7 – 8 nước lũ vào đồng ruộng từ các cửa kênh rạch, khi đã vượt qua bờ bao kênh
bờ bao ruộng với mức hưởng ứng tại Hồng Ngự là +3,5m lũ bắt đầu tràn đồng qua
biên giới và gây lụt toàn bộ khu vực. Đỉnh lũ cao nhất xuất hiện vào tháng 9 – 10, độ
SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

6


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

ngập sâu trung bình > 1m đối với khu vực phía bắc sông Tiền, dưới 1m cho khu vực
phía nam. Trong mùa lũ ảnh hưởng của triều không lớn nhưng ảnh hưởng của lượng
mưa nội đồng sẽ làm tăng nhanh mức độ ngập lũ trong toàn tỉnh.
b) Hệ thống sông, kênh rạch
Nằm ở Miền Tây Nam Bộ, Đồng Tháp có hệ thống sông rạch tương đối đa
dạng. Toàn tỉnh có 28 sông rạch lớn (13 sông rạch liên tỉnh và 15 sông rạch nội tỉnh)
và khoảng 1.000 kênh rạch nhỏ; mật độ sông trung bình 1,86km/km2, 13 sông rạch liên
tỉnh chảy qua địa bàn tỉnh được tổng hợp theo bảng .
Bảng 2.1 Hệ thống sông rạch liên tỉnh ở tỉnh Đồng Tháp

STT

1


2

Tên sông,
rạch

Sông Tiền

Kênh Trung
Ương

Chảy ra

Biển

Sông
Tiền

Chiều dài
tại VN
(km)

Thuộc tỉnh

257

Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp, An Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng,

Bạc Liêu, Kiên Giang,
Cà Mau

44

Đồng Tháp, Long An

Tên gọi khác:
Kênh Trung
Tâm, Kênh
Đồng Tiến

4

Sông Sa Đéc

Sông
Tiền,
sông Hậu

51

An Giang, Đồng Tháp,
Vĩnh Long

5

Kênh Dương
Văn Dương


Sông
Tiền

90

Đồng Tháp, Long An

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

- Tên gọi khác:
Sông Mê Công

Đồng Tháp, Long An

Sông
Tiền

44

- Sông xuyên
biên giới;

Tên gọi khác:
Kênh Long An
hay kênh Hồng
Ngự - Vĩnh
Hưng.

Kênh An
Long


3

Ghi chú

Tên gọi khác:

7

Sông Lấp Vò Sa Đéc
Kênh Hưng
Thạnh, Kênh
An Phong -


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

STT

Tên sông,
rạch

Chảy ra

Chiều dài
tại VN
(km)

Thuộc tỉnh


Ghi chú
Mỹ Hoà

6

Kênh Phước
Xuyên

Kênh
Dương
Văn
Dương

7

Kênh Tháp
Mười

8

- Sông xuyên
biên giới;
49

Đồng Tháp, Long An

Sông
Vàm Cỏ
Tây


93

Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp

Sông Bình
Tiên

Sông Trà
Môn

21

Đồng Tháp, Vĩnh Long

9

Sông Phú An

Sông Cái
Tàu

14

Đồng Tháp, Vĩnh Long

10

Sông Cái
Vừng


Sông
Tiền

21

Đồng Tháp, An Giang

11

Rạch Dâu

Sông Cái
Cối

27

Tiền Giang, Đồng Tháp

258

Trà Vinh, Cần Thơ,
Đồng Tháp, Hậu Giang,
An Giang, Sóc Trăng,
Vĩnh Long

33

Đồng Tháp, Vĩnh Long


12

13

Sông Hậu

Rạch Nha
Mân

Biển

Sông Sa
Đéc

- Tên gọi khác:
Sông Thông
Bình
Tên gọi khác:
Kênh Nguyễn
Văn Tiếp

Tên gọi khác:
Rạch Xẻo Trâu

Sông xuyên
biên giới

(Nguồn: Danh mục lưu vực sông liên tỉnh theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ.)


SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

8


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

Có 15 sông rạch nội tỉnh thuộc lưu vực sông lớn Mê Công với tổng chiều dài
266km; trong đó có 2 sông xuyên biên giới Sở Thượng và Sở Hạ với tổng chiều dài
58km.
Bảng 2.2 Hệ thống sông rạch nội tỉnh ở tỉnh Đồng Tháp

STT

Tên sông, rạch

Chảy ra

Thuộc hệ thống sông

Chiều
dài
(km)

1

Sông Sở Thượng

Sông Tiền


Sông Mê Công (Cửu Long)

16

2

Sông Sở Hạ

Sông Sở Thượng

Sông Mê Công (Cửu Long)

42

3

Kênh Sa Rài

Kênh Trung Ương

Sông Mê Công (Cửu Long)

17

4

Kênh Phú Hiệp

Kênh Dương Văn
Dương


Sông Mê Công (Cửu Long)

18

5

Rạch Ba Răng

Sông Tiền

Sông Mê Công (Cửu Long)

15

6

Rạch Tân Thành

Sông Tiền

Sông Mê Công (Cửu Long)

14

7

Rạch Đốc Vàng Hạ

Sông Tiền


Sông Mê Công (Cửu Long)

12

8

Kênh Nguyễn Văn
Tiếp

Kênh Dương Văn
Dương

Sông Mê Công (Cửu Long)

26

9

Sông Cao Lãnh

Sông Tiền

Sông Mê Công (Cửu Long)

18

10

Sông Đình Trung


Sông Tiền

Sông Mê Công (Cửu Long)

17

11

Sông Cần Lố

Sông Tiền

Sông Mê Công (Cửu Long)

15

12

Rạch Ngó Cỏi

Sông Tiền

Sông Mê Công (Cửu Long)

10

13

Sông Cái Tàu


Sông Sa Đéc

Sông Mê Công (Cửu Long)

13

14

Sông Lai Vung

Sông Hậu

Sông Mê Công (Cửu Long)

13

15

Rạch Bù Húc

Sông Hậu

Sông Mê Công (Cửu Long)

20

(Nguồn: Danh mục lưu vực sông nội tỉnh theo Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).


SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

9


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

Các sông Sở Thượng, Sở Hạ, Ba Răng, Cần Lố... đã góp phần khá lớn trong
việc cấp và thoát nước ở các huyện phía Bắc sông Tiền.
Phía Nam sông Tiền: Ngoài sông Sa Đéc, rạch Cái Tàu Hạ còn có những tuyến
kênh quan trọng như kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai... nối sông Tiền và sông Hậu.
Nhìn chung, nguồn nước mặt trên địa bàn Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của chế
độ dòng chảy sông Mê Công, thuỷ triều biển Đông, chế độ thuỷ văn sông Tiền, sông
Hậu, hệ thống sông Vàm Cỏ và chế độ mưa trong khu vực.
2.1.3 Đất đai
Tổng diện tích đất của Đồng Tháp khoảng 324,6 nghìn ha, có 260,2 nghìn ha
được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi thủy sản; trong quỹ đất nông nghiệp,
đất trồng cây hàng năm chiếm trên 89%, trong đó chủ yếu là đất lúa trên 90%. Đất của
Đồng Tháp được chia thành 4 nhóm chính:
- Đất phù sa:
Đất phù sa có diện tích 199,3 nghìn ha, chiếm 59,06%, phân bố dọc theo sông
và các cù lao sông Tiền, sông Hậu. Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và
dinh dưỡng, hình thành từ trầm tích phù sa sông, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa
mới, thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
- Đất phèn:
Đất phèn có diện tích 87,7 nghìn ha, chiếm 25,99% tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh. Đây là nhóm đất khó khăn trong sử dụng và cải tạo, bị hạn chế bởi các độc chất
phèn, độ chua cao, giàu đạm và kali nhưng rất nghèo lân, thành phần cơ giới nặng.
- Đất xám:
Đất xám có diện tích 29,3 nghìn ha, chiếm 8,67%. Đất xám hình thành trên mẫu

chất phù sa cổ (Pleistocen), phân bố chủ yếu ở biên giới Campuchia. Thành phần cơ
giới nhẹ, dễ thoát nước, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, nhưng thích nghi rộng với
nhiều loại cây trồng như cây ăn trái và cây hoa màu, đậu các loại, thuốc lá, lúa.
- Đất cát:
Đất cát có diện tích 0,135 nghìn ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, phân bố ở huyện Tháp Mười. Đất hình thành trên nền cát giồng, có thành phần cơ
giới nhẹ, chua nhẹ, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng. Tuy nhiên, do phân bố ở nơi địa hình
cao, thoát nước nên thích hợp với các loại hoa màu cạn và cây ăn trái.

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

10


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

2.1.4 Đặc điểm địa chất
Trên phạm vi Đồng Tháp có mặt các địa tầng từ Mezozoi đến Kainozoi. Các
trầm tích Mezozoi có diện tích phân bố rộng nhưng không lộ trên mặt mà bị các trầm
tích Kainozoi phủ trực tiếp lên.
Dựa vào đặc điểm tướng đá, nguồn gốc và các bất chỉnh hợp địa tầng để mô tả
tầng Mezozoi và tầng Kainozoi như sau:
a) Tầng cấu trúc Mezozoi
Thuộc tầng cấu trúc này gồm các thành phần tạo Mezozoi với thành phần đất đá
chủ yếu là sét bột kết, cát kết. Đặc điểm của tầng cấu trúc này là khá ổn định, đặc
trưng kiểu lớp phủ nền, thế nằm ổn định. Tầng cấu trúc này có xu hướng chìm xuống
theo hướng Bắc – Tây Bắc và Nam – Đông Nam.
b) Tầng cấu trúc Kainozoi
Tầng cấu trúc Kainozoi phủ bất chỉnh hợp lên bề mặt nông Mezozoi. Dựa vào
đặc điểm hình Thái, nguồn gốc các bất chỉnh hợp địa tầng, tầng cấu trúc Kainozoi

được phân ra thành hai phụ tầng như sau:
* Phụ tầng cấu trúc Neogen
Tham gia phụ tầng này gồm các trầm tích Miocen trên, có xu thế nguồn gốc lục
địa, các trầm tích Pliocen chủ yếu là nguồn gốc tam giác châu thổ vùng vịnh, biển
nông. Đất đã bị biến dị yếu, khá rắn chắc, độ dốc của lớp từ 10o đến 20o. Trong phụ
tầng này có mặt bất chỉnh hợp nhưng không gây nên những dị biến lớn trong cấu trúc
phụ tầng. Chiều dày của phụ tầng này có xu thế tăng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
và từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
* Phụ tầng cấu trúc đệ tứ
Phụ tầng này bao gồm các thành tạo Pleistocen và Holocen, trong đó các trầm
tíc Pleistocen đã thể hiện rõ một quá trình biến cải bề mặt đồng bằng từ điều kiện lục
địa sang điều kiện tam giác châu thổ, biển nông. Các trầm tích Holocen tạo thành trong
chế độ yên tĩnh với xu thế điều kiện biển, đầm lầy. Đất đá vẫn còn ở trạng Thái bở rời
được phân bố ở trên mặt theo độ cao địa hình khá rõ. Các trầm tích Pleistocen ở độ cao
từ 3m đến 4m, còn các trầm tích Holocen phân bố ở các địa hình nhỏ hơn 3m.

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

11


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

2.1.5 Đặc điểm địa chất thủy văn
Trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp, nước dưới đất tồn tại chủ yếu ở dạng nước lỗ
hổng thuộc trầm tích Kainozoi có tuổi từ Miocen trên đến Holocen, phân bố rộng rãi
trong toàn tỉnh. Chiều dày của trầm tích từ trên mặt đến độ sâu khoảng 245m ở Tây
Bắc đến hơn 500m ở phía Nam. Đất đá chứa nước chủ yếu là cát mịn đến thô lẫn sạn
sỏi, đôi chỗ xen ít cát bột, bột sét, trong đó thành phần hạt thô là chủ yếu. Khả năng
chứa nước của chúng khá phong phú (trừ trầm tích Holocen và các lớp hạt mịn bột, bột

sét). Các lớp bột sét được xem là thực tế không chứa nước. Nước dưới đất ở dạng này
có đặc tính thủy hóa khá phức tạp: phần trên thường bị phèn và mặn, phần dưới có
chất lượng tốt hơn.
Mực nước dưới đất ở nơi đây dao động theo mùa, phần nào chịu ảnh hưởng
thủy triều song biên độ dao động rất nhỏ, thường từ 0,1m đến 0,3m. Nước có hướng
vận động theo chiều từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam – Tây Nam. Nguồn bổ cập của
những nguồn nước trên là nước mặt, nước mưa. Còn những tầng bên dưới được bổ cập
từ xa, nơi có diện lộ và bề mặt tiếp xúc với đá gốc ở bên ngoài. Dựa vào đặc điểm địa
chất, đặc tính chứa nước của các loại đất đá, nước lỗ hổng trong tỉnh chia ra các tầng
chứa nước như sau:
a) Tầng chứa nước Holocen (qh)
Tầng chứa nước này có diện phân bố hầu hết trên toàn phạm vi của tỉnh. Thành
phần đất đá chủ yếu là bột, bột sét, bột cát lẫn mùn thực vật có màu xám tro, xám đen
và cát hạt mịn được tạo thành từ nhiều nguồn gốc như sông, sông – biển, sông – đầm
lầy và biển. Khả năng chứa nước của tầng này từ trung bình đến kém. Lưu lượng các
giếng từ 0,1l/s đến 0,5l/s.
Chất lượng nước ở tầng này biến đổi phức tạp, biên độ dao động mực nước
hằng năm biến đổi tương đối lớn và theo mùa. Vào mùa mưa, mực nước thường cao
bằng hoặc cao hơn mặt đất từ 0,5m đến 1 mét. Vào mùa khô, mực nước thường nằm
dưới mặt đất từ 1m đến 1,5 mét.
b) Tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3)
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp vùng và không lộ ra trên mặt mà bị phủ
bởi các thành tạo địa chất rất nghèo nước.
Chiều sâu bắt gặp mái tầng chứa nước từ 50m đến 70m, trung bình 59,17m.
Chiều sâu bắt gặp đáy tầng chứa nước từ 62m đến 109m, trung bình 88,33m.

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

12



Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

Bề dày tầng chứa nước trung bình 29,16m. Mức độ chứa nước vào loại trung
bình, mực nước tĩnh từ 1,5m đến 2m; lưu lượng từ 1,10l/s đến 1,30l/s.
Thành phần thạch học của tầng chứa nước chủ yếu là cát hạt mịn đến thô màu
xám, xám xanh, xám đen, nâu nhạt, nhiều nơi chứa sạn sỏi, cuội nhỏ xen các thấu kính
bột sét, bột cát.
Trong tỉnh nghiên cứu, các hộ dân đã khoan khá nhiều giếng loại nhỏ, khai thác
NDĐ trong tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3), một số giếng bị phèn, mặn không sử
dụng được, một số giếng gặp nước nhạt. Mực nước của tầng dao động theo mùa và có
xu hướng giảm dần theo thời gian.
Do đó nước nhạt tầng chứa nước này chỉ có triển vọng để khai thác cung cấp
nước tập trung quy mô nhỏ đến vừa và đơn lẻ hộ gia đình.
c) Tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp2-3)
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp vùng, chỉ lộ ra trên mặt ở phía Bắc khu
vực Sà Rài và một vài dải nhỏ thuộc huyện Tân Hồng. Bị phủ bởi các thành tạo địa
chất rất nghèo nước.
Chiều sâu bắt gặp mái tầng chứa nước từ 74,2m đến 132,5m, trung bình
101,60m. Chiều sâu bắt gặp đáy tầng chứa nước từ 141m đến 176m, trung bình
157,54m.
Bề dày tầng chứa nước trung bình 55,94m. Đây là tầng chứa nước khá phong
phú.
Về thành phần thạch học theo mặt cắt tầng chứa nước gồm 2 phần:
Phần trên: là lớp hạt mịn thấm nước kém phân bố liên tục gồm sét, bột, đôi nơi
là bột cát màu xám, xám nâu vàng đến nâu bị phong hoá mạnh chứa nhiều kết vón
laterit. Chiều dày thay đổi từ 5m đến 27,6m;
Phần dưới: Là đất đá chứa nước bao gồm các lớp cát hạt mịn, trung, thô màu
xám xanh, xám nhạt chứa sạn sỏi rời rạc, khả năng chứa nước phong phú. Trong các
lớp cát đôi nơi xen kẹp các lớp bột, sét màu vàng, xám nâu, xám tro hoặc xám xanh.

Các lớp cát sỏi thô thường có bề dày từ 26m đến 81,3m, trung bình 58,7m.
Cũng như tầng Pleistocen trên (qp3) các hộ dân đã khoan một số giếng khai thác
NDĐ trong tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp2-3), một số giếng bị phèn, mặn
không sử dụng được, một số giếng gặp nước nhạt. Tầng chứa nước Pleistocen giữa -

SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

13


Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường

trên (qp2-3) có mực nước dao động theo mùa, với biên độ dao động trong năm khá lớn
(0,94m) chịu ảnh hưởng của lũ và giảm dần theo thời gian.
Cho nên tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp2-3) chỉ khai thác ở địa bàn
thích hợp (địa bàn có chất lượng nước tốt) nhằm phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho
những cụm và hộ dân nhỏ lẻ.
d) Tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1)
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp vùng và không lộ ra trên mặt mà bị phủ
bởi các thành tạo địa chất rất nghèo nước, thành tạo nên tầng chứa nước lỗ hổng các
trầm tích Pleistocen dưới (qp1) là các tập hạt thô của trầm tích nguồn gốc sông.
Chiều sâu bắt gặp mái tầng chứa nước từ 152m đến 197m , trung bình 175,61m.
Chiều sâu bắt gặp đáy tầng chứa nước từ 181m đến 214m, trung bình 197,93m. Nhìn
chung, mái và đáy tầng đều võng lõm ở trung tâm Đồng Tháp Mười.
Bề dày tầng chứa nước không ổn định mỏng ở phía Bắc, dày ở phía Nam, từ
7,0m đến 44,0m, trung bình 22,32m.
Thành phần thạch học của tầng chứa nước theo mặt cắt các cột địa tầng, có thể
thấy tầng chứa nước gồm 02 phần:
Phần trên là lớp thấm nước yếu gồm sét, sét-bột có bề dày thay đổi từ 6,0m đến
12,0m. Lớp này phát triển liên tục, trung bình 9m.

Phần dưới là đất đá có khả năng chứa nước gồm cát hạt trung đến thô, bở rời
màu xám xanh, xám tro, đôi nơi chứa sạn sỏi. Lớp chứa nước này khá đồng nhất.
Tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1) có mực nước dao động theo mùa, với
biên độ dao động trong năm khá lớn (0,86m), mực nước thường đạt cực đại vào cuối
mùa mưa và cực tiểu vào cuối mùa khô, nước dưới đất chịu ảnh hưởng của áp lực lũ và
giảm dần theo thời gian.
Nước nhạt tầng chứa nước này chỉ có triển vọng để khai thác cung cấp nước tập
trung quy mô nhỏ đến vừa và đơn lẻ hộ gia đình.
e) Tầng chứa nước Pliocen trên (n22)
Tầng chứa nước Pliocen trên (n22) có diện phân bố trên toàn phạm vi tỉnh nhưng
hầu hết bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn.
Thành phần thạch học của tầng chứa nước chủ yếu là cát hạt mịn đến trung, thô,
một số nơi thành phần thạch học của tầng là cát bột, màu xám xanh, xám trắng, xám
vàng loang lổ, một số nơi xen kẹp các lớp sét, bột, bột sét.
SVTH: Trần Hữu Hậu, QLMT K37

14


×