Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích và nhận xét sơ lượt những hạn chế dạy và học ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.27 KB, 6 trang )

Phân tích và nhận xét sơ lượt những hạn chế dạy
và học Tiếng Anh hiện nay
Thứ Hai, 27/09/2010, 11:03 SA | Lượt xem: 263
Thông qua những trao đổi của các thành viên, một số
bạn cũng rất quan tâm nên tôi muốn phân tích và
nhận xét sơ lược thêm về những hạn chế của tình
trạng dạy và học tiếng Anh hiện nay.

1. Học viên học từ mới bằng phương pháp "cổ lỗ sỹ"
như là chép lại 10 lần hoặc "Cố gắng" nhớ từ qua loa
để rồi quên đi rất nhanh.

Phương pháp này sẽ "thui chột" dần sự kiên nhẫn của
học viên và làm tốn thời gian công sức rất nhiều
trong khi hiệu quả thấp. Ví dụ, trong khi tay viết
miệng "lẩm nhẩm" đọc phát âm thì đầu đôi khi vẫn
không tập trung hoàn toàn cho việc ghi nhớ "từ vựng"
được.

2. Học viên không có phương pháp ôn tập hữu hiệu:

a) Thông thường ngôn ngữ đòi hỏi phản xạ thuần
thục đến độ "cảm nhận" chứ không được "Suy luận".
Ví dụ khi nghe hiểu, chúng ta chỉ cần nghe "loáng
thoáng" là có thể hiểu ngay tại thời điểm nghe đối với
những từ đã đựợc gắn "Âm với Ý" một cách chắc
chắn.

Trong khi đó, hầu hết học viên và giảng viên chỉ chú
trọng vào học và dạy ở mức biết- Không có cơ chế ôn
luyện bài kỹ càng đến mức thuần thục.



b) Hầu hết học viên "học trước quên sau"- Học một
quyển sách nhưng đến cuối quyển thì quên dần và chỉ
còn nhớ vài trang hoặc vài bài cuối. Kỹ năng Nghe
nhắc lại thì chỉ quen với một giọng đọc hoặc những
đề tài quen thuộc. Kỹ năng Nói thì liên tục chuyển
hết đề tài này sang đề tài khác(Không hề có cơ chế
Ôn tập trong khi Nói).

3. Từ là quan trọng nhất đặc biệt là khi đi du học (Du
học cần phải có Nghe hiểu, Đọc hiểu tốt để tích lũy
thông tin, và cần có Nói, Viết tốt để trao đổi và kiểm
nghiệm thông tin tích lũy được) Như vậy việc nắm
vững và sử dụng vốn từ phải là yêu cầu hàng đầu????

Trong khi đó, hầu hết các học viên lại tự nhủ mình
"Phải đạt điểm XYZ" để đủ điều kiện đi du học. Các
trung tâm nước ngoài như ACET, British Council thì
khủng hoảng phương pháp giảng dạy nên chỉ tập
trung vào những kỹ năng làm bài hời hợt được gọi là
các Mẹo hay Thủ Thuật, hoặc Chiến Thuât nhằm
thỏa mãn nhu cầu ngôn ngữ ngây thơ của học viên
khi nghĩ rằng mình có đủ điểm số là "đủ tiêu chuẩn
học tập- Rồi sang bên đó học tiếp".

Đây là một sai lầm chí mạng. Vì sao?
(Tôi sẽ giải thích sau nhưng tạm thời để bạn đọc suy
ngẫm câu hỏi này).

4. Ảo tưởng khi học người nước ngoài sẽ có thể đạt

được trình độ ngôn ngữ cấp cao?

Rất nhiều người tin rằng Giáo viên người nước ngoài
có thể giúp bạn đạt được trình độ ngôn ngữ cấp cao.
Xin thưa rằng đó là ngộ nhận. Vì sao?
1. Giáo viên người nước ngoài không thể rèn luyện
"Cảm nhận từ+ ngữ".
2. Giáo viên nước ngoài không thể sửa tư duy của
người Việt (Tiếng Việt có khối lượng từ lớn hơn tiếng
Anh khoảng gấp 1,5 đến 2 lần).
3. Giáo viên nước ngoài không thể dạy Đọc hiểu
tốt nên thường tránh mà chỉ chú trọng vào Nghe, Nói
= 2 kỹ năng phái sinh (nếu có từ thì các kỹ năng này
rất dễ phát triển). Do khác biệt về tư duy + văn hóa+
Nghe hiểu nên không thể giảng thích kỹ những đoạn
lắt léo, ẩn dụ trong tiếng Anh, trong khi đó, tiếng Anh
là một ngôn ngữ súc tích, ngắn gọn nên có chứa các
câu ẩn dụ rất nhiều.
4. Hầu hết nếu không muốn nói học viên học các
giáo viên nước ngoài đều không phát âm đúng trọng
âm, đuôi của từ, trọng âm câu = Linh hồn trong tiếng
Anh. Vì sao? >Do không có cơ chế ôn luyện, tuy có
giờ giảng dạy về phát âm và trao đổi trực tiếp với
người nước ngoài. Việc ghi nhớ hoặc hy vọng vào
việc tiếp xúc nhiều để hình thành "Phát âm chuẩn"
hoặc "Cố gắng bắt chước" giọng của giáo viên đều là
sai lầm tai hại và rất tốn thời gian công sức.
5. Trình độ dậm chân tại chỗ- Ở mức giao tiếp
nhưng không bao giờ đạt tới mức học thuật. - Nhiều
người học giáo viên người nước ngoài rồi hy vọng

vào việc mình đi du học sẽ tự hoàn thiện tiếng Anh
khi ở nước đó vài năm. Trên thực tế, nhiều người ở
nước ngoài lâu năm cũng không giỏi ngôn ngữ của
nước đó. Vì sao?

Source: edu.vn

Changes


×