Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư dựa vào cơ sở lý luận là các lý thuyết kinh tế và liên hệ tình hình thực tiễn Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.48 KB, 49 trang )

Thảo luận môn học

LỜI MỞ ĐẦU
Khi nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, các nhà kinh tế học của nhiều trường phái
lý luận khác nhau đã xây dựng một hệ thống các lý thuyết, các qui luật , mơ hình... để
giải thích cho sự vận động, thay đổi của các yếu tố trong nền kinh tế. Xuất phát từ
những ý tưởng ban đầu về một nền kinh tế vận hành hoàn toàn theo qui luật cungcầu của Adam Smith các nhà kinh tế đã giải thích khơng chỉ về giá cả, sản lượng mà
còn nhiều các yếu tố của tổng cung và tổng cầu trong đó phải kể đến đầu tư. Đầu tư
được xem như là một bộ phận quan trọng của tổng cầu, khi quy mô đầu tư thay đổi sẽ
có tác động trực tiếp đến quy mơ tổng cầu. Thực tế đã chứng minh, chính sự gia tăng
của vốn đầu tư sẽ dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ khơng chỉ về sảng lượng mà cịn
trong cơ cầu kinh tế đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định tốc độ tăng trưởng
là nhanh hay chậm, hiệu quả kinh tế là cao hay thấp. Với vai trò to lớn như vậy việc
nghiên cứu cơ chế tác động và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư sẽ giúp cho quá
trìnhđiều tiết kinh tế cũng như việc tham gia vào hoạt động đầu tư diễn ra tốt đẹp. Bài
nghiên cứu sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư dựa vào cơ sở lý
luận là các lý thuyết kinh tế và phân tích tình hình thực tiễn Việt Nam.
1. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư thông qua các lý
thuyết đầu tư:
Sau khi tìm hiểu, bài nghiên cứu đã nêu ra các nhân tố sau có ảnh hưởng đến
đầu tư bao gồm: thu nhập (hay sản lượng) , lợi nhuận; lạm phát; lãi suất; tỷ giá; công
nghệ và kỳ vọng của nhà đầu tư. Các lý thuyết kinh tế được sử dụng để phân tích ảnh
hưởng của các nhân tố trên đến đầu tư đều coi biến đầu tư là biến phụ thuộc như vậy
đầu tư sẽ được biểu diễn dưới dạng các hàm số với các nhân tố ảnh hưởng là biến
độc lập.
2. Liên hệ tình hình thực tiễn Việt Nam:
Sau khi có được cơ sở lý luận vững chắc dựa trên các lý thuyết kinh tế học,
bài nghiên cứu sẽ chỉ ra những mối liên hệ của các nhân tố và đầu tư bằng cách vận
dụng tư duy của các lý thuyết kết hợp với số liệu thực tế đã diễn ra trong giai đoạn
2006-2011 ở Việt Nam. Việc tìm ra được mối liên hệ trong thực tế sẽ cho thấy cái
nhìn khách quan và thuyết phục hơn khi nhà nước điều hành các chính sách kinh tế.


Từ đó, tùy vào từng hồn cảnh cụ thể của nền kinh tế kết hợp với các mục tiêu phát
triển mà nhà nước có thể đưa ra các chính sách phù hợp để đảm bảo phát triển hài
hòa nhiều mặt xã hội.

1


Thảo luận môn học

Chương I: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
Trước hết, muốn có được cái nhìn khách quan và phương hướng nghiên cứu
khoa học phải có được cơ sở lý luận thuyết phục. Vì vậy,trong chương này sẽ trình
bày về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư thông qua các lý thuyết kinh tế.
1. Thu nhập (sản lượng) và lợi nhuận
1.1 Lý thuyết kinh tế vĩ mô về số nhân đầu tư
- Tư tưởng của mô hình .
Mơ hình số nhân đầu tư xuất phát từ tư tưởng của Keynes. Ông cho rằng đầu
tư tăng sẽ bù đắp cho những thiếu hụt về cầu tiêu dùng. Để đảm bảo cho đầu tư gia
tăng liên tục ông đưa ra ngun lý số nhân.
- Mơ hình số nhân đầu tư .
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản
lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị.
Cơng thức tính (1) :
k = ÄY/ ÄI
Trong đó:
ÄY là mức gia tăng sản lượng
ÄI là mức gia tăng đầu tư
k là số nhân đầu tư
Từ công thức (1) ta có:
ÄY= k .ÄI

-Nhận xét: Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng
tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1.
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó, độ khếch đại của sản lượng càng
lớn. Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng gia tăng.
Thực tế, gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất
(máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và qui mô lao động. Sự kết hợp hai yếu
tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là, gia tăng sản lượng của nền kinh tế.
1.2 Mơ hình quĩ nội bộ đầu tư
Theo lý thuyết này, đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:
I = f(ð) (lợi nhuận thực tế ). Do đó, dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ
được lựa chọn. Vì lợi nhuận cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn hơn và mức đầu
tư sẽ cao hơn. Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại,
tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu bán
cổ phiếu là nguồn vốn huy động từ bên ngồi. Vay mượn thì phải trả nợ, trường hợp
nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thối, doanh nghiệp có thể khơng trả được nợ và
2


Thảo luận mơn học

lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, việc đi vay khơng phải là điều hấp dẫn, trừ khi
được vay ưu đãi. Cũng tương tự, việc tăng vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng
không phải là biện pháp hấp dẫn. Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các
doanh nghiệp thực hiện khi hiệu quả của dự án đầu tư là rõ ràng và thu nhập do dự án
đem lại trong tương lai sẽ lớn hơn các chi phí đã bỏ ra.
Chính vì vậy theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường
chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và các sự gia tăng của lợi
nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn.
Sự khác nhau giưa lý thuyết gia tốc đầu tư và lý thuyết này dẫn đến việc thực
thi các chính sách khác nhau để khuyến khích đầu tư. Theo lý thyết gia tốc đầu tư

chính sách tài khố mở rộng sẽ làm cho mức đầu tư cao hơn và do đó sản lượng thu
được cũng sẽ cao hơn. Còn việc giảm thuế lợi tức của doanh nghệp khơng có tác
dụng kích thích đầu tư. Ngược lại theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì việc giảm
thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản
lượng, mà tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là tăng quỹ nội bộ. Quỹ nội bộ là một yếu tố
quan trọng để xác định lượng vốn đầu tư mong muốn, cịn chính sách tài khố mở
rộng khơng có tác dụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lý thyết này.
1.3 Lý thuyết gia tốc đầu tư:
Tư tưởng trung tâm của mơ hình :
Nếu số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia
tăng sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng .
Như vậy đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu. Theo Keynes, đầu tư cũng
được xem xét dưới góc độ của tổng cung, nghĩa là mỗi sự thay đổi của sản lượng làm
thay đổi đầu tư như thế nào. Các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư để đưa
mức tư bản đạt mức mong muốn. Khi mức sản lượng cao hơn , các hãng có nhu cầu
lớn hơn về tư bản vì tư bản là một trong nhiều nhân tố để tạo ra sản lượng. Tư tưởng
trung tâm của mơ hình gia tốc dựa trên mối quan hệ này. Đầu tư phụ thuộc vào nhu
cầu.
Nội dung của lý thuyết gia tốc đầu tư:
Mơ hình gia tốc giả thiết rằng lượng tư bản mong muốn là bội số của mức sản
lượng :
Kdt = á. Yt
(á >0)
(1)
Ở dạng đơn giản nhất của mơ hình gia tốc, đầu tư rịng đúng bằng chênh lệch
giữa lượng tư bản mong muốn với lượng tư bản hiện có vào cuối thời kì trước. Nếu
tạm thời bỏ qua hao mòn tư bản trong quá trình sử dụng ta có mối liên hệ sau :
I (n,t) = Kdt – Kd(t-1)
(2)
3



Thảo luận mơn học

Lượng tư bản có được vào cuối kỳ trước chính là lượng tư bản mong muốn
phụ thuộc vào thu nhập của thời kỳ đó:
K(t-1) = Kd(t-1)= á. Y(t-1)
(3)
Vì vậy, ta có thể viết lại phương trình (2) như sau:
I(n,t) = Kdt – K(t-1) = á . Yt – á . Y(t-1) = á. (Yt – Yt-1)
hay I(n,t) = á. ∆Yt (4)
Mức đầu tư phụ thuộc vào sự thay đổi của mức sản lượng.Dạng đơn giản này
cho ta thấy một đặc điểm quan trọng của mơ hình gia tốc . Từ phương trình (1), á có
thể được coi là tỷ lệ giữa mức tư bản mong muốn so với sản lượng:
á= Kdt/Yt
(5)
ví dụ, giả sử rắng tỷ lệ này là 4. Trong trường hợp này, cứ mỗi đồng sản lượng
thay đổi thì mức bổ sung tưởng ứng là 4 đồng. Điều đó cho thấy , đầu tư sẽ biến động
rất mạng trong chu kỳ kinh doanh. Theo mô hình giao điểm của keynes cho thấy sự
thay đổi của đầu tư có tác dụng đến sản lượng thơng qua số nhân. Vì vậy cùng với
hiệu ứng số nhân, lý thuyết gia tốc đơn giản chỉ có thể giải thích sự biến động theo
chu kỳ của sản lượng. Một cú sốc đối với sản lượng sẽ làm thay đổi mức đầu tư và sự
thay đổi này sữ làm mức sản lượng cân bằng thay đổi thông qua hiệu ứng số nhân, và
tác động thêm vào đầu tư thông qua hiệu ứng gia tốc.
2. Lạm phát
(Lí thuyết: mơ hình tân cổ điển)
Mơ hình tân cổ điển sử dụng cách phân tích lợi ích- chi phí để đưa ra quyết
dịnh đầu tư của doanh nghiệp. Từ cách phân tích đó rút ra được đầu tư phụ thuộc như
thế nào vào MPK, lãi suất, lạm phát, các qui định về thuế ảnh hưởng tới doanh
nghiệp.

Mơ hình giả thiết các doanh nghiệp trong nền kinh tế được chia thành hai loại:
các doanh nghiệp sản xuất thuê tư bản và lao động để sản xuất ra sản phẩm, và các
doanh nghiệp sở hữu tư bản và cho doanh nghiệp sản xuất thuê tư bản. Mô hình tiến
hành phân tích 2 hành vi: đầu tiên xem xét giá thuê tư bản được quyết định như thế
nào trên thị trường cho thuê tư bản, sau đó xem xét động cơ chi phối các doanh
nghiệp cho thuê tăng hay giảm sản lượng tư bản hiện có.
Theo mơ hình “ đầu tư là việc các doanh nghiệp cho thuê mua hàng tư bản
mới”.các doanh nghiệp cho thuê so sánh lợi ích của việc sở hữu một đơn vị tư bản
với chi phí sở hữu và cho thuê một đơn vị tư bản trong thời gian đó từ đoa đưa ra
quyết định đầu tư của mình. Doanh nghiệp cho thuê sẽ mua tư bản mới khi lợi ích lớn
hơn chi phí. Và để xem xét ảnh hưởng của lạm phát đến đầu tư mơ hình đi phân tích:

4


Thảo luận mơn học

sự thay đổi của chi phí sở hữu và cho thuê tư bản ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
như thế nào.
Chi phí sở hữu tư bản bao gồm ba thành tố:
- Chi phí lãi suất: doanh nghiệp phải đi vay hoặc bỏ qua tiền lãi có thể nhận
dược nếu dùng vốn tự có để mua tư bản.
i x Pk
Pk: giá của một đơn vị tư bản
i: lãi suất danh nghĩa
- Chi phí Khấu hao: phát sinh do máy móc bị hao mịn theo thời gian
ä x Pk
ä: tỉ lệ khấu hao
- Chi phí Mất vốn do giá tư bản giảm: - ÄPk : nếu giá tư bản tăng lên
(ÄPk>0) doanh nghiệp cho thuê sẽ nhận được khoản lãi vốn và làm giảm chi phi sở

hữu tư bản.
- Chi phí danh nghĩa của tư bản = iPk + äPk – ÄPk= Pk(i + ä - ÄPk/Pk)
= Pk(i + ä – Ï)
Ï: tỉ lệ lạm phát = ÄPk/Pk
- Chi phí thực tế của tư bản = (Pk/P)(i + ä – Ï)
Lợi nhuận của doanh nghiệp cho thuê
Profit rate = MPK - (Pk/P)(i + ä – Ï)
Mà đầu tư ròng của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức lơi nhuận nên có
Đầu tư rịng = ÄK = In[MPK - (Pk/P)(i + ä – Ï)]
Hàm đầu tư I=ÄK + äK = In[MPK - (Pk/P)(i + ä – Ï)] + äK
Kết luận: từ hàm đầu tư cho thấy nếu tăng Ï thì chi phí tư bản giảm, lợi nhuận
tăng, dẫn đến đầu tư tăng. Ngược lại, nếu giảm Ï thì chi phí tư bản tăng, lợn nhuận
giảm và đầu tư giảm. Vậy lạm phát thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của đầu tư, hay
lạm phát chính là nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư.

3. Tỷ giá
Tỷ giá tác động đến hoạt động đầu tư được biểu hiện ở sự thay đổi của:
- Kim ngạch xuất nhập khẩu: xuất khẩu hàng hóa là một nguồn giải
quyết sản phẩm đầu ra quan trọng của doanh nghiệp, nếu xuất khẩu tăng đồng
nghĩa với việc các doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn, nhận được
nhiều hợp đồng hơn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư ròng
(đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị ...) từ đó góp phần thúc
đẩy đầu tư của xã hội nói chung.
5


Thảo luận mơn học

- Đầu tư trực tiếp nước ngồi: Khi mang các nguồn vốn mà cụ thể là
vốn bằng tiền sang đầu tư tại các quốc gia khác , các nhà đầu tư ngoài việc

quan tâm đến lợi nhuận và các điều kiện hỗ trợ đầu tư từ nước bản xứ họ còn
mong muốn sử dụng nguồn tiền của mình một cách hiệu quả và tiết kiệm
nhất. Lẽ dĩ nhiên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ phải quan tâm đến
vấn đề tỷ giá vì sự thay đổi của tỷ giá có thể tác động trực tiếp khơng chỉ vào
doanh thu và lợi nhuận mà còn trước cả khi doanh nghiệp đó có thể tiến hành
thu hồi vốn.
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở:
Y= C+ I+ G+ NX hay NX= Y-(C+ I+ G)= (Y-C-G) –I

NX= S- I (1)
Giả sử tiết kiệm quốc dân là khơng phụ thuộc vào lãi suất ta có:
S =Y − C ( −T ) − G
Y

Giả định về các dịng tiền : trái phiếu trong nước và nước ngồi có thể
thay thế nhau một cách hồn hảo; vốn chu chuyển hồn hảo khơng có rào cản
đối với việc mua bán tài sản quốc tế; nền kinh tế nhỏ chấp nhận lãi suất thế
giới r*.
 Hàm đầu tư : I(r*) đầu tư vẫn là một hàm dốc xuống của lãi suất,
phụ thuộc vào lãi suất thế giới là biến ngoại sinh.
 NX= NX(å) trong đó å: là tỷ giá hối đoái thực tế và mối quan hệ
giữa NX và å và mối quan hệ nghịch.
 Từ (1) ta có : NX= S- I
Trước hết S,I được xác định : S phụ thuộc vào các nhân tố trong
nước(sản lượng, sự đa dạng của các chính sách tài chính...) ; I được xác định
bởi lãi suất thế giới.
Bởi vậy, å phải điều chỉnh để đảm bảo:
NXε ) =
(
S


− r( *)
I

 I(r*) = S – NX(å)
Vì r* được xem như cố định, S khơng đổi nên khi tỷ giá hối đối (å)
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đầu tư. Cụ thể là : nếu tỷ giá tăng sẽ dẫn đến xuất
khẩu giảm (hay NX giảm) , việc đồng nội tệ tăng giá khiến cho việc đầu tư ra
nước ngồi trở nên có lợi hơn dẫn đến có một dịng vốn chảy ra nước ngoài;

6


Thảo luận mơn học

khi tỷ giá giảm thì tăng xuất khẩu , đồng nội tệ giảm giá khiến cho việc đầu tư
vào trong nước trở nên có lợi hơn dẫn đến có một dịng vốn chảy vào.
Trong q trình điều hành kinh tế của nhà nước, việc lựa chọn tỷ giá
thả nổi hay tỷ giá cố định kết hợp với các chính sách tài khóa, tiền tệ và chính
sách thương mại hạn chế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập
khẩu (NX) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). (NX ở đây ảnh hưởng
đến đầu tư thể hiện qua nhu cầu tiêu thụ của thị trường quốc tế, nếu thị trường
có nhu cầu lớn hơn về sản phẩm xuất khẩu trong nước sẽ làm kích thích đầu
tư mở rộng sản xuất và ngược lại).
4. Lãi suất
4.1 Lý thuyết q về đầu tư: gọi q là tỉ số giữa tổng giá trị của chứng khoán
thường và chứng khoán ưu đãi với giá thị trường cộng với nợ ròng và khấu hao tài
sản doanh nghiệp. Lý thuyết này nói rằng : vốn đầu tư tỉ lệ thuận với hệ số q.
q=MP/RC
Trong đó:

MP: giá thị trường của tư bản lắp đặt
RC: chi phí thay thế tư bản lắp đặt
Như ta thấy các chính sách tiền tệ ảnh hưởng lớn tới đầu tư mà lãi suất là một
công cụ chủ yếu. Như việc tăng lãi suất sẽ tác động ngay tới giá chứng khoán, cụ thể
làm giá chứng khoán sụt giảm. Như vậy, lãi suất tăng cũng làm giá thị trường của
chứng khoán giảm. Đồng nghĩa với việc này là q tăng hay nói cụ thể là số chứng
khốn của doanh nghiệp tăng thì tài sản có trong tay của doanh nghiệp tăng. Việc
tăng quy mô tài sản đồng thời sẽ tác động tỉ lệ thuận lên quy mô đầu tư của doanh
nghiệp.
Qua lý thuyết này ta thấy rằng lãi suất có ảnh hưởng tỉ lệ nghịch tới quy mơ
vốn đầu tư. Từ đây ta có thể xem xét việc đầu tư thông qua hệ số q như sau:
q>1: nên đầu tư
q<=1: khơng nên đầu tư
Nhà đầu tư có thể thông qua hệ số q để quyết định việc đầu tư của mình, có
nên hay khơng nên. Và chủ yếu quyết định đầu tư này được đưa ra từ việc xem xét lãi
suất và tính tốn hệ số q.
Tuy nhiên, lý thuyết này cũng chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố tác động tới
đầu tư. Do vậy chưa thể có lí giải đầy đủ về việc sự gia tăng lãi suất tác động thế nào
tới hệ số q,và ảnh hưởng tới đầu tư cụ thể ra sao.

7


Thảo luận mơn học

4.2 Mơ hình tân cổ điển
Theo mơ hình tân cổ điển ta có thể coi nền kinh tế với 2 loại hình doanh
nghiệp: Các doanh nghiệp sản suất: đi thuê tư bản để sản xuất hang hoá dịch vụ.Các
doanh nghiệp cho thuê: sở hữu tư bản cho các doanh nghiệp sản xuất thuê.
Trong đó:

R: giá thuê tư bản
P: mức giá chung
R/P: giá thuê thực tế 1 đơn vị tư bản
MPK: sản phẩm cận biên tư bản
Sk: cung tư bản
Dk: cầu tư bản
Có chi phí thực tế của tư bản: Pk/P(r+ä)
Lợi nhuận của doanh nghiệp cho thuê: MPK –Pk/P(r+ä)
Do đó ta có hàm đầu tư:
I=In[MPK-Pk/P(r+ä)] + äK
Từ hàm đầu tư ta thấy lãi suất tỉ lệ nghịch với đầu tư, mỗi một sự gia tăng về
lãi suất sẽ làm giảm đi quy mô vốn đầu tư
Lý thuyết này chỉ ra rằng, một sự thay đổi về lãi suất làm ảnh hưởng trực tiếp
lên hàm đầu tư. Cụ thể một sự tăng lên về lãi suất sẽ làm cho các nhà đầu tư cảm thấy
việc đầu tư kém hiệu quả hơn và mang lại nhiều rủi ro hơn. Do vậy họ sẽ phải cân
nhắc kĩ lưỡng trước mỗi quyết định đầu tư của mình vì mỗi quyết định sẽ mang lại
mức độ rủi ro cao hơn. Do vậy ,nó ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô vốn đầu tư hay nói
cụ thể là quy mơ vốn đầu tư sẽ giảm qua việc tăng lãi suất. Cụ thể, tăng nhiều hay ít
cịn phụ thuộc vào độ nhạy của đầu tư với lãi suất.
Như vậy ta có thể kết luận, lãi suất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư.
Có thể nói đây là nhân tố quan trọng trong mỗi quyết định đầu tư của mỗi nhà đầu
tư.Sự gia tăng(hay sụt giảm) của lãi suất sẽ làm giảm( tăng) quy mô vốn đầu tư.
5. Công nghệ và kỳ vọng của nhà đầu tư
Mơ hình solow,mơ hình tân cổ điển: MPK ảnh hưởng đến đầu tư.
a. Mơ hình Solow:
Hàm sản xuất của mơ hình hình tăng trường Solow có dạng:
Y=F( K,L)
Hay
i=sf(k)
Trong mơ hình Solow ,tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ tạo ra khối lượng tư bản lớn và

mức sản lượng cao tại trạng thái dừng. Mức gia tăng khối lượng tư bản ∆k tương ứng
với khối lượng đầu tư sf(k) trừ đi khối lượng khấu hao :
8


Thảo luận mơn học

∆k=sf(k) – ók
Tuy nhiên tại trạng thái dưng khối lượng tư bản bằng 0.Do vậy ta có thể viết
ók=sf(k)
Khi ta cho thêm yếu tố cơng nghệ ,hay dân số vào mơ hình khi đó mơ hình
Solow sẽ là sự phụ thuộc của sản lượng vào 3 yếu tố :K, L,E (E là yếu tố hiêu quả
công nghệ) Khi đó ta có tại trạng thái dừng :
sy= ( ó +n +g)k
Hay :
MPK=n+g+ó
MPK:sản phẩm cận biên của tư bản
ó tỉ lệ khấu hao
n tốc độ tăng dân số
g sự gia tăng công nghệ
Tiến bộ công nghệ ở đây được hiểu là bất kỳ biện pháp nào cho phép tạo ra
nhiều sản lượng hơn.,góp phần tăng trường kinh tế. Tăng trưởng kinh tế góp phần
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động đầu tư phát triển
(Đầu tư)

(ó +g+n)k

Sf(k)


0

K

9


Thảo luận môn học

k

Khi yếu tố công nghệ tăng lên làm tăng năng suất lao động trong ngắn hạn,và
không gay ảnh hưởng trong dài hạn sự tăng lên của sản phậm cận biên của tư bản
MPK.,nền kinh tế tăng trưởng mạnh ,thu nhập tăng thì tích lũy tư bản càng cao hơn
và đầu tư cũng tăng theo.
b. Lý thuyết tân cổ điển về đầu tư cố định trong kinh doanh.
Mô hình giả thiết có hai loại hình kinh doanh triong nền kinh tế..
-Doanh nghiệp sản xuất
-Doanh nghiệp sở hữu tư bản
Với doanh nghiệp sản xuất. Ta có hàm sản xuất như sau:
Y = AKáL 1-á
(A là yếu tố công nghệ)
Khi đó giá trị
1−α

MPK =

R
L
= αA 

P
K 

Lợi ích từ việc sở hữu một đơn vị tư bản là thu nhập R/P nhận được từ DNSX
đi thuê TB.
Từ công thức này có thể thấy sản phẩm cận biên của tư bản cao hơn khi có lao
động nhiều hơn và cơng nghệ ưu việt hơn. Rõ ràng công nghệ ảnh hướng tới đầu tư
rất rõ rệt trong mơ hình của doanh nghiệp sản xuất. Xét với doanh nghiệp sở hưu tư
bản.Thì lợi ích thu được cũng từ doanh nghiệp sản xuất.Và hàm lợi nhuận của loại
hìn doanh nghiệp này có thể thấy là:
P


I n  MPK − K ( r + δ ) 
P



PK là giá tư bản mua vào ban đầu. Như vậy ÄK = In
Như vậy có thể thấy đầu tư của doanh nghiệp này cũng phụ thuộc vào MPK
của doanh nghiệp sản xuất hay yếu tố công nghệ như đã nói ở trên thơng qua việc lợi
nhuận thu được tăng sẽ tăng tích lũy và tăng đầu tư.

10


Thảo luận mơn học

Mơ hình tân cổ điển cũng như mơ hình Solow cho rằng u tố tiến bộ kĩ
thuật( công nghệ) là yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,như vậy cũng là gián

tiếp tác động đén đầu tư..Khoa học cơng nghệ càng cao,càng phát triển thì đầu tư
cũng tăng mạnh va đạt hiệu quả cao hơn
Sự kỳ vọng của nhà đâu tư về môi trường đầu tư và tình hình kinh tế
*.Lý thuyết chu kì kinh doanh :

Chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế) là sự biến động của GDP
thực tế.
Trước đây sự biến động này diễn ra theo trình tự bốn pha lần lượt là suy thoái,
khủng hoảng, phục hồi, và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng
hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp lan tràn, các nhà máy đóng cửa hàng
loạt,v.v... khơng xảy ra nữa. Vì thế tồn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn
nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thối. Từ mơ lý thuyết này nhà đầu
tư đưa ra quyết định đầu tư trong từng gian đoạn của chu kì kinh doanh.vào những
thơi điểm suy thoái của nền kinh tế,các nhà đâu tư cắt giàm đầu tư do khơng kì vọng
lợi nhuận thu được sẽ lớn.Họ sẽ tiếp tục đầu tư trong giai đoạn phục hồi kinh tế
* Tình hình kinh tế ảnh hường tới đầu tư
Trong mỗi thời điểm của nền kinh tế có những đặc điểm cụ thể.Khi tình hình
kinh tế ổn định và có đà phát triển kích thích hoạt động đầu tư phát triển hơn.Nhà đầu
tư lạc quan vào sự tăng trưởng mang lại lợi nhuận trong tương lai.

11


Thảo luận môn học

Hoạt động đầu tư thuận lợi trong mơi trường nên kinh tế mà chính phủ đảm
bảo các chính sách vĩ mơ mang lại tác dụng thì hoạt động đầu tư theo đo đạt hiệu quả
cao hơn.
Điều này cịn phụ thuộc cách nhìn,cũng như khả năng dự đốn của nhà đầu tư
mà ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư khác nhau.


12


Thảo luận mơn học

Chương 2:
Tìm hiểu chung về các chính sách điều tiết kinh tế của chính phủ và
những tác động của các chính sách này đến các nhân tố đầu tư
Các nhân tố trên thay đổi sẽ gây ra sự thay đổi của hoạt động đầu tư, nhưng
trong nền kinh tế ngoài sự vận động của các yếu tố thị trường (cung, cầu , giá...) cịn
có sự can thiệp của chính phủ để đảm bảo các lợi ích kinh tế và xã hội . Chính vì thế
các chính sách của chính phủ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra sự thay đổi của
các nhân tố và làm thay đổi đầu tư của tồn xã hội.
1. Chính sách tiền tệ
1.1 Tìm hiểu chung về chính sách tiền tệ
- Khái niệm: CSTT là tổng hòa các phương thức mà NHNN sử dụng nhằm tác
động đến lượng tiền cung ứng để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đất nước
trong thời kỳ nhất định. Với các công cụ trong tay, Nhnn có thể chủ động tạo ra sự
thau đổi trong cung ứng tiền( mở rộng hay thắt chặt),qua đó tác động đến các biến số
vĩ mơ nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
1.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ và cơ chế tác động đến các nhân tố
ảnh hưởng đến đầu tư
Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra trong chính sách tiền tệ, NHNN chủ
yếu sử dụng thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. NHNN dử dụng 2 nhóm
cơng cụ là : nhóm cơng cụ gián tiếp(thị trường) được sử dụng phổ biến hiện nay và
nhóm cơng cụ trực tiếp(hành chính) hiếm dùng.
Cơng cụ thứ nhất : Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHNN mua và bán các
chứng khốn có giá (chủ yếu là tín phiếu kho bạc) trên thị trường để làm thay đổi
mức cung tiền trong nền kinh tế.

Các nghiệp vụ thị trường mở là công cụ CSTT quan trọng nhất, bởi vì chính là
những nhân tố chủ yếu làm thay đổi lãi suất và lượng tiền cơ sở.
Cơng cụ thứ hai là chính sách tái chiết khấu :
Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất mà các NHNN đánh vào các khoản tiền cho
các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng như cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất
thường của các ngân hàng này.
Công cụ thứ ba là Dự trữ bắt buộc : là số tiền mà các NHTM phải giữ lại,
không được dùng để cho vay hoặc đầu tư. Mức dự trữ này do NHTW quy định và
bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các NHTM.

13


Thảo luận mơn học

Kiểm sốt hạng mức tín dụng là công cụ thứ thư của NHTW : đây là quy định
về mức dư nợ tối đa mà các tổ chức tín dụng được phép cho vay. Nó được sử dụng
như một công cụ quan trọng của CSTT khi mà các công cụ truyền thống kém hiệu
quả.
Cuối cùng NHTW sử dụng biện pháp quản lý lãi suất của các NHTM: 4 cơng
cụ kể trên ít nhiều đều có tác động đến lãi suất cho vay của các NHTM , song nếu các
cơng cụ trên hoạt động khơng hiệu quả thì NHTW có thể trực tiếp quy định khung lãi
suất hoặc trần lãi suất cho vay của các NHTM.
Như vậy các công cụ của chính sách tiền tệ do NHTW ban hành có tác động
đến nền kinh tế và cụ thể là đến lĩnh vực đầu tư thông qua việc các công cụ này điều
chỉnh các nhân tố tác động đến đầu tư như : lãi suất, tỷ giá hay lạm phát.
1.3 Việc thực thi CSTT của NHTW là nhằm các mục đích
- Kiểm sốt lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ.
- Tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm.
- Kết hợp với chính sách tài khóa để tạo mơi trường kinh tế ổn định.

2.Chính sách tài khóa
2.1.Cơ quan điều chỉnh chính sách tài khóa
Nhắc lại rằng chính sách tài khóa là chính sách liên quan tới thuế và chi tiêu
chính phủ.Do vậy chính phủ chỉ đạo Bộ tài chính,Bộ kế hoạch và đầu tư,Ngân hàng
phát triển Việt Nam,các tập đồn kinh tế,tổng cơng ty nhà nước và các cơ quan ban
ngành địa phương tham gia thực hiện chính sách tài khóa
2.2.Cơng cụ chính sách tài khóa và cơ chế tác động tới các nhân tố ảnh
hưởng tới đầu tư
Trong nền kinh tế thị trường,nguồn thu chủ yếu của chính phủ chủ yếu có
được từ nguồn thu thuế(T).Việc chi mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ(G) cũng có
thể thay đổi trong chính sách này.Do vậy chúng ta sẽ xem xét những thay đổi trong
chính sách chi tiêu và chính sách thuế chung của chính phủ có tác động thể nào đến
các thị trường trong nước và ảnh hường của nó ra sao trong chính sách tài khóa mở
rộng và chính sách tài khóa thắt chặt:
Chính sách tài khóa mở rộng:
Đối mặt với mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng tự nhiên,các nhà hoạch
định chính sách có thể giúp nền kinh tế phục hồi trạng thái toàn dụng nguồn lực
thơng qua việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế:
- Tăng chi tiêu chính phủ:

14


Thảo luận mơn học

Giả sử chính phủ sử dụng gói kích cầu thơng qua việc tăng chi tiêu chính
phủ.Vì chi tiêu chính phủ là một thành tố của tồng chi tiêu,nên tổng chi tiêu sẽ tăng
lên một lượng tương ứng tại mức thu nhập cho trước.Điều này dẫn đến chiều đi lên
của đường AE0 lên AE1 tại trạng thái cân bằng mới mức thu nhập quốc dân là Y*
khi đó Y*- Y0 = m.∆G


Tại trạng thái cân bằng mới,mức thu nhập quốc dân đạt được Y* điều này dẫn
Tới khếch đại theo số nhân đến chi tiêu và sự thay đổi của chi tiêu chính phủ
làm tăng nhu cầu sản lượng đầu ra của nền kinh tế.Theo đó khi gia tăng nhu cầu sản
lượng đầu ra cho nền kinh tế sẽ tăng đầu tư .Vì theo lý thuyết gia tốc đầu tư ∆I
=x.∆Y.Nói cách khác là chính sách tài khóa mở rộng chủ động với việc tăng chi tiêu
chính phủ sẽ làm tăng đầu tư.
Tuy nhiên trong một số trường hợp việc tăng chi tiêu chính phủ quá mức sẽ
làm thâm hụt ngân sách và dẫn tới cung nguồn vốn vay giảm.đẩy lãi suất lên cao làm
lấn át đầu tư tư nhân.
-Giảm thuế xuất cũng được để cập đến trong chính sách tài khóa mở rộng.
Xem xét phương trình đường tổng chi tiêu chính phủ
AE= C+ I+G+NX
Và thu nhập khả dụng chính bằng tổng thu nhập trừ đi thuế:
YD= Y- T
Giảm thuế xuất sẽ làm tăng thu nhập khả dụng YD và làm tăng tiêu
dùng,Khi đó cũng gián tiếp làm tăng đầu tư
Chính sách tài khóa thắt chặt: giả sử nền kinh tế có tổng chi tiêu vượt quá
năng lực sản xuất.Sự hạn chế về phía cung ngăn cản nền kinh tế mở rộng và giá cả sẽ
15


Thảo luận môn học

tăng tốc.Nền kinh tế đang nằm ở phần đường tổng cũng rất dốc và giá cả sẽ tăng
lên,nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển nóng.Do vậy chính phủ nền cắt giảm tổng
cầu để kiềm chế lạm phát
Biểu diễn tác động này qua việc tăng thuế hay giảm chi tiêu của chính phủ tới
nền kinh tế như sau:
Giảm chi tiêu chính phủ sẽ trực tiếp làm giảm tổng chi tiêu và làm dịch

chuyển đường tổng chi tiêu từ AE0 đến AE1.Trong khi đó tăng thuế sẽ làm giảm thu
nhập khả dụng của các hộ gia đình và họ sẽ tiêu dùng ít hơn,đường tổng chi tiêu xoay
từ AE0 đến AE2
Cả giảm chi tiêu và tăng thuế đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang
trái .Tổng chi tiêu và thu nhập khả dụng giảm làm giảm nhu cầu sản lượng đầu ra với
nền kinh tế.Và làm giảm tổng đầu tư do tổng đầu tư phụ thuộc vào nhu cầu sản lượng
đầu ra của nền kinh tế cùng các nhân tố khác
Cắt giảm chi tiêu hay tăng thuế trong chính sách tài khóa thắt chặt làm giảm
đầu tư.Tuy nhiên trong trường hợp thắt chặt quá lâu mà khơng có biện pháp hỗ trợ
nền kinh tế rất có thể rới vào tình trạng giảm phát ,tăng trưởng chậm và suy thối.
Xem xét chính sách ưu đãi thuế thu nhập với các doanh nghiệp cũng có ảnh
hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp.Thông thường ưu đãi thuế sẽ tăng thu
nhập cho doanh nghiệp và tăng vốn đầu tư giai đoạn sau.Tuy nhiên đó là với các
doanh nghiệp niêm yết và quy mô lớn.Chịu sự tác động mạnh mẽ của chính sách thuế
nhà nước.Cịn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì dù có hay khơng chính sách ưu
đãi thuế họ vẫn sẵn sang thực hiện hoạt đồng đầu tư nếu môi trường đầu tư thuận lợi
và các yếu tố khác thuận lợi.
2.3. Mục tiêu của chính sách tài khóa:
Với mỗi hồn cành khác nhau của nền kinh tế mà chính phủ đứa ra những
chính sách tài khóa khác nhau đảm bảo thích hợp với tình hình kinh tế.Trong tình
trạng nền kinh tế phát triển q nóng,có tình trạng lạm phát cao chính phủ cần cắt
giảm tổng cầu và đó là mục tiêu của chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa mở rộng làm tăng chi tiêu tăng tổng cầu nền kinh tế trong
trường hợp này mục tiêu là phục hồi trạng thái toàn dụng nguồn nhân lực.

16


Thảo luận môn học


Chương 3:
Kiểm chứng tác động của các nhân tố đến
tình hình đầu tư tại Việt Nam
Sau khi đã có được cơ sở lý luận thuyết phục về sự ảnh hưởng của các nhân tố
đến hoạt động đầu tư và cách thực nhà nước can thiệp để điều tiết hoạt động đầu tư.
Bài nghiên cứu tiếp tục minh chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố trên qua thực tiễn
tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011. Mặc dù nói mỗi nhân tố các chiều hướng tác động
và phạm vi ảnh hưởng là khác nhau tới hoạt động đầu tư, nhưng trong tổng hòa nền
kinh tế các nhân tố này cũng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau dẫn đến sự thay đổi
nhanh hay chậm, nhiều hay ít của hoạt động đầu tư.
1.Tác động của thu nhập và lợi nhuận
Bảng số liệu thống kê Tổng thu nhập quốc dân và Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
(theo Tổng cục Thống kê)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 1053,9 nghìn tỷ. Khối lượng
vốn đầu tư tồn xã hội thực hiện năm 2006 theo giá thực tế đạt 398,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 37,8% tổng sản phẩm trong nước, trong đó vốn khu vực Nhà nước 119,8 nghìn
tỷ đồng, chiếm 50,1% tổng vốn; vốn khu vực ngoài Nhà nước 134 nghìn tỷ đồng,
chiếm 33,6%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi 65,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,3%.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 đạt 1143,3 nghìn tỷ. Khối lượng
vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế đạt 461,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước và tăng 15,8% so với năm 2006, trong đó vốn
khu vực Nhà nước 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%; vốn khu
vực ngồi Nhà nước 187,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,7% và tăng 24,8%; vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi 74,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 16% và tăng 17,1%. ( Xét số nhân
đầu tư 2006-2007: k = ∆Y/∆I = 1,419 ; điều này nói lên việc gia tăng đầu tư có tác
dụng khuếch đại sản lượng lên 1,419 lần và điều này hồn tồn phù hợp với thực tế,
có thể giải thích một cách đơn giản rằng khi gia tăng đầu tư cầu về các yếu tố sản
xuất và quy mô lao động cũng gia tăng nên dẫn đến gia tăng tổng sản lượng của nền
kinh tế)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 đạt 1214,5 nghìn tỷ. Khối lượng

vốn đầu tư tồn xã hội thực hiện năm 2008 ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng
43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, trong đó Vốn khu vực Nhà nước đạt
184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% và giảm 11,4 % so với năm trước; khu vực ngoài
Nhà nước đạt 263,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu
17


Thảo luận mơn học

tư trực tiếp nước ngồi đạt 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9% ( tương
tự như đối với năm 2006-2007, số nhân đầu tư 2007-2008 k= 0,406 ; sở dĩ 2008 có số
nhân đầu tư bé hơn 1 là do năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế xảy xa nghiêm
trọng nhất, để khắc phục Chính Phủ đã bơm 1 lượng vốn lớn vào nền kinh tế nhằm
phục hồi)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2009 đạt 1716,8 nghìn tỷ. Khối lượng
vốn đầu tư tồn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế đạt 734,8 nghìn tỷ ước
tính tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP. Trong đó, khu vực nhà nước
tăng 40,5%; khu vực ngoài nhà nước tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi giảm 5,8%. (k2008 - 2009 = 5,152 giải thích và liên hệ thực tế tương tự như
đối với năm 2007)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 1981,6 nghìn tỷ. Tổng vốn
đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 ước tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1%
so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 316,3
nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1% và tăng 10% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước
đạt 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% và tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi đạt 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,5% và tăng 18,4%. (
=2,77 giải thích và lên hệ thực tế như 2007)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 đạt 2547,6 nghìn tỷ. Vốn đầu tư
toàn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ước tính đạt 877,9 nghìn tỷ đồng,
tăng 5,7% so với năm 2010 và bằng 34,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước

đạt 341,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8% so với năm trước; khu vực ngồi
Nhà nước đạt 309,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2% và tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi đạt 226,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,9% và tăng 5,8%. (
giải thích và liên hệ thực tế tương tự như đối với năm 2007)
Cùng với quá trình phát triển và tăng trưởng của đất nước, GDP tăng liên tục
thì tình hình đầu tư cũng khá khả quan. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam trong những
năm gần đây luôn chiếm tỷ trọng cao trong GDP.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã trở thành động lực tăng trưởng. Năm
2008 lĩnh vực công nghiệp, trong khi khối kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng
bình qn tám tháng là 6,5%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tồn ngành, thì khu vực
kinh tế ngồi nhà nước có tốc độ tăng cao nhất là 21,7%. Số doanh nghiệp ngoài quốc
doanh đã lên đến khoảng 260 nghìn doanh nghiệp.

18


Thảo luận mơn học

Ngồi nguồn vốn thu hút từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nguồn vốn
đầu tư phát triển của nhà nước hoạt động đầu tư còn được lấy từ các quỹ tín dụng.
Năm 2000 tín dụng cho tồn bộ nền kinh tế là 156 nghìn tỷ đồng chiếm 35%GDP và
đến năm 2004 là 420 nghìn tỷ đồng chiếm 59%GDP, đến cuối 2011 tổng mức tín
dụng tồn bộ nền kinh tế đã vượt q 125% GDP.
Chính phủ cịn phát hành cả trái phiếu chính phủ ra nước ngồi và thí điểm
của nó là năm 2005 chính phủ đã phát hành 750 triệu USD trái phiếu chính phủ.
Chính phủ cịn thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ với dự tính số lượng phát
hành là 110 nghìn tỷ đồng từ năm 2006 - 2010.
Tốc độ tăng vốn đầu tư ở cả nước và tốc độ tăng GDP tăng thuận chiều với
nhau phản ánh đúng mối quan hệ giữa thu nhập, lợi nhuận và đầu tư


2. Tác động của lạm phát
1. Giai đoạn 2006-2008
Lo lắng về nguy cơ lạm phát trở lại, NHNN lại bắt đầu thắt chặt chính
sách tiền tệ khiến cho lãi suất tăng lên chút ít và giữ cố định tỷ giá từ năm
2004. Bộ Tài chính và NHNN cũng tiếp tục can thiệp vào lãi suất bằng những
biện pháp gián tiếp thay vì sử dụng chính sách tiền tệ (Camen, 2006). Đồng
thời việc quản lý cứng nhắc tỷ giá hối đoái kéo dài đến tận cuối năm 2008
cũng đã không giúp lặp lại thành công của việc giữ ổn định lạm phát trong
giai đoạn 2000-2003. Lạm phát, sau khi giảm nhẹ trong năm 2006 đã lại tăng
mạnh tới 12,6% trong năm 2007 và lên tới 20% trong năm 2008.
Có nhiều lý do đã được đưa ra nhằm giải thích cho sự tăng mạnh trở lại
của lạm phát trong những năm 2007-2008. Những lý do này bao gồm sự tăng
mạnh của mức lương tối thiểu, sự gia tăng của giá cả hàng hóa quốc tế, chính
sách tiền tệ lỏng lẻo và khơng linh hoạt, chính sách quản lý tỷ giá cứng nhắc
và thiếu linh hoạt, sự mở cửa của Việt Nam với thế giới từ khi Việt Nam gia
nhập WTO vào cuối năm 2006 khiến cho luồng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài đổ vào Việt Nam, đẩy giá chứng khoán và giá tài sản lên rất cao. Để giữ
ổn định tỷ giá, NHNN đã phải bơm một lượng tiền đồng lớn vào nền kinh tế
góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát.
Năm 2008 lạm phát bắt đầu lên 2 con số(có thời điểm lạm phát vượt
lên trên 20%) . nhận thức được nguy cơ tăng trưởng nóng của yếu tố lạm phát,
chính phủ đã đưa ra các chính sách kiềm chế lạm phát và kích thích tăng

19


Thảo luận môn học

trưởng. cụ thể là cắt giảm đầu tư cơng, kiểm sốt chi tiêu chính phủ, nâng lãi
suất cơ bản, nâng dự trữ bắt buộc, hạn chế tín dụng của NHTM..

Thị trường tài chính vào Quý 2 năm 2008 khá biến động và lạm phát là
một trong những nhân tố chính tác động đến diễn biến thị trường. Chỉ số lạm
phát hàng tháng từ tháng Tư đến tháng Sáu lần lượt là 2,2% 3,91% và 2,14%.
Điều này đã khiến cho chỉ số lạm phát năm tính đến thời này lên đến 18,4%,
vượt xa mục tiêu ban đầu của Chính Phủ là kiềm chế lạm phát ở mức thấp
hơn tăng trưởng GDP. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình
hình này là do sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế trong thời gian trước
đó; nguồn vốn thu hút đầu tư tăng mạnh nhưng khả năng hấp thụ và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn chưa tốt. Nguyên nhân là tăng trưởng chậm của hạ tầng
cơ sở và các yếu tố sản xuất khác. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc chi phí sản
xuất và giá cả hàng hóa tăng lên nhanh chóng.
Để khắc phục những vấn đề trên, chính phủ tiếp tục duy trì chính sách
thắt chặt tiền tệ, bao gồm việc tăng lãi suất. Ngân hàng nhà nước đã hai lần
gia tăng tỷ lệ lãi suất cơ bản, từ 8,75% lên 12%, và lên đến 14%. Cùng thời
điểm này, mức trần lãi suất tiền gửi được thay thế bằng mức trần lãi suất cho
vay được Ngân Hàng Nhà Nước giám sát chặt chẽ, đặc biệt là thời điểm cuối
Q. Chính vì lạm phát cao, các ngân hàng đã và đang gặp nhiều khó khăn
trong việc huy động tiền gửi và gây nên nhiều khó khăn về thanh khoản cho
các tổ chức tài chính khác. Quyết định của Ngân Hàng Nhà Nước đã phần nào
giảm bớt những quan ngại về thanh khoản. Ngồi ra, Chính Phủ cũng dự định
cắt giảm chi tiêu và chỉ tập trung vào những khoản chi thật sự cần thiết. Chính
sách kiểm sốt giá cả vẫn được duy trì và chỉ điều chỉnh giá điện và xăng dầu
khi thực sự cần thiết. Việc này là nhằm mục đích cân bằng giữa nguy cơ làm
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Đến cuối tháng Sáu,
lạm phát đã bắt đầu bình ổn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm nhẹ từ 7,4%
xuống còn 6,5%, nhưng vẫn là mức cao nhất so với hầu hết các nước khác
trong khu vực.
Quý 3/2008 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản tiếp tục được cải thiện – chỉ số
lạm phát ổn định, thâm hụt thương mại thu hẹp, áp lực tiền tệ giảm bớt và tình
hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện – đã có tác động tâm

lý tích cực trên thị trường.
20


Thảo luận môn học

Báo cáo của Tổng Cục Thống Kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng đã giảm
xuống, khá ổn định, tại mức 1,13% 1,56% và 0,18% lần lượt trong Tháng
Bảy, Tám và Chín 2008. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm (so với cuối 12/2007) ở
mức 21,78%. Kiểm soát lạm phát là mục tiêu ưu tiên của các nhà hoạch định
chính sách tư đầu năm 2008 và chính sách tiền tệ thắt chặt đã và đang phát
huy tác dụng. Xu hướng giá dầu trên thị trường thế giới cũng góp phần giảm
bớt áp lực lạm phát trong nước.
Chỉ số kinh tế cơ bản

09/200
8
61.6
6.52
21.87
57.12
8.10
15.83

GDP ( tỷ USD)
-Tăng trưởng GDP(%)
Lạm phát (%)
FDI (Tỷ USD)
-Giải ngân FDI (Tỷ USD)
Thâm hụt thương mại (Tỷ

USD)
Tỷ giá (USD/VND)

16,517

Dự trữ ngoại tệ (Tỷ USD)

22

2007

2008 (Est.)

71.4
8.48
12.60
21.3
6.80
12.45

76
7.00
25.00
60
10
20

16,01
0
23.8


17,000
24

Chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp tục được duy trì. Ngân hàng trung ương
quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 14% nhưng đồng thời cũng nâng
mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 3,6% lên 5%. Quyết định này nhằm
giúp các ngân hàng cải thiện khả năng thanh khoản và lợi nhuận kinh doanh.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thắt chặt lại có ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế của đất nước, một nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế trong dài
hạn. Tăng trưởng GDP của chín tháng đầu năm đạt mức 6,5%, so với mục
tiêu của Chính phủ trong năm 2008 là 7%. Nhu cầu tiêu dùng bị giảm mạnh,
bắt đầu có dấu hiệu giảm phát. Thị trường cổ phiếu: Được hỗ trợ bởi các chỉ
số kinh tế vĩ mơ tích cực, cả hai sàn TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội
(HaSTC) đều tăng điểm trong tháng Bảy và Tám, nhưng lại giảm trở lại vào
tháng Chín. Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, thâm hụt thương mại được thu
hẹp, biên độ giao dịch mở rộng từ 3% lên 5% tại sàn TP. HCM và từ 4% lên
7% tại sàn Hà Nội, giá xăng dầu đã qua hai lần giảm trong tháng Tám khoảng

21


Thảo luận môn học

10,9%, lãi suất dự trữ bắt buộc tăng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký
trong 09 tháng đạt 57,12 tỷ USD, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn được chính phủ đặt lên hàng đầu. hệ
quả của các chính sách kiềm chế lạm phát vào cuối năm 2008 là lạ phát đã
kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng đi xuống. tuy nhiên hoạt động đầu tư lại trì trệ.
Hàng loạt doanh nghiệp , làng nghề phải ngưng hoạt động. theo số liệu hiệp

hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ
phá sản, 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong sản xuất tiêu
dùng. Theo hiệp hội làng nghề thì có khoảng 50%làng nghề khơng hoạt động
được. đầu tư thuần vào giai đoạn này hầu như là rất ít. Tóc độ tăng trưởng
không đạt được như mục tiêu đã đề ra.
Trước tình hình đó 1/12/2008 chính phủ ban hành nghị quyết 30 đưa ra
các giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo ASXH bao
gồm 8 giải pháp kích cầu đầu tư và 4 giải pháp tiêu dùng. Chính sách tài khóa
và tiền tệ đều mở rộng hơn làm tăng đầu tư cơng. Bên cạnh đó việc dãn và
giảm thuế cũng là tín hiệu mừng đối với đầu tư.
2. Năm 2009
tiếp tục phát triển các chính sách của chính phủ cuối năm 2008 một
cách mạnh mẽ hơn.4/42009 chính phủ đưa ra nghị quyết 443 kích thích đầu tư
và tiêu dùng. Gói kích cầu hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình được thực
hiện với nhiều giải pháp thích ứng như giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất
vay vốn lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, giãn thời gian nộp thuế… Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính
phủ, sự nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất và
doanh nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại trong năm 2009 là bội chi ngân sách nhà
nước còn cao – 6,9% GDP, trong khi khoản bội chi này chưa tính đến các
khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ, các khoản chính phủ vay về cho
doanh nghiệp vay lại. Năm 2008, khi lạm phát gần 20% bội chi ngân sách chỉ
có 5. Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP bằng 29,7%, tuy nhiên, theo đánh giá
của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), thì vẫn nằm trong mức an tồn.
Nhưng, nếu tính thêm yếu tố tỷ giá hối đối tăng, thì tổng nợ nước ngồi lên
tới mức cao hơn tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009.
22



Thảo luận môn học

Đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước đạt kế hoạch đề ra, trong đó vốn
trung ương vượt kế hoạch 5%. Thu hút vốn FDI giảm mạnh (70%) so với năm
2008, chỉ đạt trên 22 tỉ USD. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt trên 17 tỉ USD,
vốn đăng ký bổ sung đạt trên 5 tỉ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện đạt
khá, bằng 47% (10 tỉ USD) vốn đăng ký, cao hơn năm 2008 (18%).
Hạn chế khác của đầu tư nước ngoài trong năm 2009 là tỷ trọng vốn
đầu tư vào bất động sản tăng quá nhanh: từ 25% năm 2007, 36,8% năm 2008
lên tới 60% năm 2009. Với cơ cấu đầu tư như vậy, khu vực FDI không tạo
thêm nhiều việc làm và ít có khả năng tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
không đẩy mạnh được xuất khẩu.
Về sử dụng vốn đầu tư phát triển đã có khởi sắc song chưa đều, chưa
vững. Chủ trương kích cầu thơng qua nhiều giải pháp hỗ trợ lãi suất cho vay
theo Quyết định số 131/QĐ-TTg là đúng đắn, đã góp phần giải cứu cho nhiều
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh. Song hạn chế,
bất cập vẫn còn. Thực tế chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp được vay vốn hỗ
trợ lãi suất theo Quyết định trên, 80% số doanh nghiệp cịn lại và khu vực hộ
gia đình nơng dân sản xuất nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn ít được hưởng
lợi từ chủ trương kích cầu. Điều này đã gây ra bất bình đẳng trong quan hệ
kinh tế giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình và giảm đi ý nghĩa của chủ trương
kích cầu của Chính phủ.
Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư nói chung chưa cao. Tổng mức đầu tư
toàn xã hội năm 2009 bằng 42,2% GDP (kế hoạch là 39,5%), chỉ số ICOR lên
đến 8 là quá cao, so với mức 6,6 của năm 2008
Thị trường, giá cả khá ổn định nhưng sức mua tăng chậm. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2009 tăng 18%, (nếu trừ yếu tố giá thì cịn
tăng 10%). Tốc độ này thấp hơn các năm trước, trong đó kinh doanh thương
nghiệp tăng 19,1%, khách sạn nhà hàng tăng 18,8%, dịch vụ tăng 20,2% và
du lịch tăng 1,3% so với năm 2008. Thị trường trầm lắng và sức mua tăng

chậm, nhất là khu vực nông thôn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2009 tăng 6,28% so với tháng 122008. Mục tiêu kiềm chế lạm phát được bảo đảm ổn định hơn hẳn năm 2008
(tăng 19,8%). Đáng chú ý là giá cả nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống
chỉ tăng 3,8%, trong đó giá lương thực tăng thấp nhất (2%), nhóm thực phẩm
23


Thảo luận môn học

tăng 3,5%, nên thị trường lương thực, thực phẩm nói chung ổn định. Nhóm
hàng tăng giá cao nhất là nhà ở và vật liệu xây dựng, kế đến là đồ dùng và
dịch vụ khác, đồ uống, thuốc lá và giáo dục.Vấn đề đáng lo ngại của CPI
trong năm 2009 là tính bền vững chưa cao.
Kết luận: Tình hình kinh tế đã khởi sắc, dầu tư của nhà nước và đầu tư
trong dân cư cũng như các doanh nghiệp được củng cố. Tuy nhiên, Việc điều
hành tỷ giá và ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến găm giữ USD, cán cân
thanh toán bị thâm hụt (dự báo 1,9 tỉ USD). Bội chi ngân sách tăng và chính
sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại.
3. Năm 2010
Lạm phát và giá cả
Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối
tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương
đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng
Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI
tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã
tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội
đề ra không thực hiện được.

Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên
nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng

hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại
càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ
hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới

24


Thảo luận môn học

tăng lên do sự phục hồi của kinh tế tồn cầu làm tăng chi phí sản xuất của
nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá
làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng
theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam
những năm trước vẫn cịn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công
và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đồn lớn.
Do vậy, kích cầu đầu tư thơng qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập
đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích
hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng
nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở
những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không
chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011
Đầu tư
Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy
đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những
kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư tồn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ
đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn
đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội,
nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái
phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn
đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm

2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động
tích cực hơn. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), tính đến hết tháng 11,
cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ
USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10
tỷ USD, tăng 9,9%. Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm
2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có
thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Điều này cũng cho
thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam.
Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy – tiêu
dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhưng mặt khác lại cho
thấy những hạn chế trong hiệu quả đầu tư. Nếu như năm 1997, chúng ta đạt
được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng
25


×