Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Học mà chơi, chơi mà học với skill circuits pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.64 KB, 10 trang )

Học mà chơi, chơi mà học với skill circuits
Theo Earl Stevick, trí nhớ ngắn hạn (short term
memory) chỉ kéo dài trong khoảng 20-30 phút trong
khi trí nhớ dài hạn (long term memory) có thể kéo dài
nhiều giờ, nhiều ngày và thậm chí trở thành trí nhớ
vĩnh viễn (permanent memory).
Để chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ
dài hạn, việc thường xuyên tiếp xúc và luyện tập
ngôn ngữ là hết sức cần thiết. Nhưng làm thế nào để
những giờ luyện tập thật sự hiệu quả và thú vị? Ôn
tập theo hình thức skill circuits sẽ giúp giáo viên giải
quyết khó khăn trên.

Skill circuits là một hoạt động nhóm mang tính chất
thi đua trong đó học viên sẽ làm việc theo nhóm gồm
3 hoặc 4 người, di chuyển vòng quanh lớp học theo
một lộ trình những điểm đến đã được định sẵn và
thực hiện những nhiệm vụ tại từng chặng. Câu trả lời
của họ sẽ được ghi vào một tờ trả lời riêng của nhóm.
Sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ, các nhóm có thể trao
đổi và đánh giá/chấm điểm lẫn nhau. Nhóm nào có
nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
 · Nhiệm vụ tại mỗi chặng diễn ra trong một
khoảng thời gian ngắn đã được quy định, thường là
khoảng 5 phút, giáo viên sẽ thông báo hết giờ và đề
nghị các nhóm đi tới chặng kế tiếp và thực hiện các
nhiệm vụ tiếp theo tại đó.

 · Mỗi nhóm được phát một tờ trả lời riêng,
trên đó có ghi rõ phần của từng chặng.
 · Để đảm bảo tất cả các thành viên đều tham


gia đầy đủ, giáo viên có thể yêu cầu học viên thay đổi
“thư ký” sau mỗi chặng. Như vậy mọi thành viên
trong nhóm đều có cơ hội viết câu trả lời.
 · Trong trường hợp một nhóm hoàn thành
nhiệm vụ tại một chặng trước thời gian quy định, hãy
yêu cầu chúng ngồi xuống, nghỉ ngơi và giữ trật tự.
Điều này sẽ khiến các học viên rất háo hức và tạo cơ
hội cho các thành viên trong nhóm nói chuyện một
cách cởi mở, từ đó thắt chặt sự gắn bó trong nhóm.

Có rất nhiều loại nhiệm vụ học tập mà bạn có thể tiến
hành khi sử dụng hình thức ôn tập này. Tuy nhiên,
những loại nhiệm vụ hiệu quả nhất lại là những
nhiệm vụ đơn giản, dễ tiến hành và dễ giải đáp. Ví
dụ: sắp xếp từ xáo trộn thành câu hoàn chỉnh, điền
tính từ/ động từ trái nghĩa, điền từ vào chỗ trống để
hoàn thành câu, trả lời câu hỏi đọc hiểu của một đoạn
văn ngắn, phân biệt các động từ dễ nhầm lẫn (make
& do .v.v…), viết từ vựng theo nhóm, viết các dạng
biến thể của động từ bất quy tắc .v.v…

Một khi hệ thống nhiệm vụ đã sẵn sàng, bạn có thể
tiến hành ôn tập theo hình thức skill circuits thường
xuyên trong cả khoá học. Nhiều giáo trình tiếng Anh
có phần ôn tập cuối mỗi đơn vị bài học/phần hoặc tài
liệu tham khảo cho bài kiểm tra trong sách dành cho
giáo viên hoặc sách bổ trợ hoạt động trên lớp. Giáo
viên có thể dễ dàng điều chỉnh và áp dụng những ngữ
liệu này vào trong các nhiệm vụ của skill circuits.
 · Điều quan trọng là học viên đã quen thuộc

với loại hình nhiệm vụ tại mỗi chặng và có thể bắt
đầu thực hiện nhiệm vụ ngay khi bắt đầu tính thời
gian. Nếu cần phải giải thích thêm cho học viên về
yêu cầu của nhiệm vụ thì thời gian quy định sẽ bị ảnh
hưởng và các nhóm khác cũng sẽ bị mất tập trung.
 · Khi các nhóm học viên thực hiện các
nhiệm vụ tại các chặng, chắc chắn giáo viên sẽ phát
hiện được đâu là phần cần củng cố vì học viên
thường mất nhiều thời gian hơn tại một chặng nhất
định hoặc tại những chặng mà chúng ghi ít điểm hơn
các nhóm khác. Vì lý do này mà skill cirsuits rất hữu
ích khi được tổ chức vào giữa hoặc cuối khoá học.
Hoạt động này không chỉ giúp học viên củng cố kiến
thức mà còn giúp giáo viên tìm ra những lỗ hổng về
kiến thức của học viên.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng để tận dụng được hình
thức ôn tập này, giáo viên cần chú ý những điểm sau
khi tiến hành skill circuits:
 · Chỉ dẫn: Trước khi tiến hành skill circuits
lần đầu tiên, giáo viên cần kiểm tra cẩn thận xem liệu
các chỉ dẫn thực hiện nhiệm vụ đã rõ ràng, đầy đủ
chưa và liệu học viên có hiểu rõ những chỉ dẫn đó
hay không. Như vậy, một khi các nhóm nhận được
nhiệm vụ tại một chặng, họ có thể bắt đầu ngay lập
tức. Học viên sẽ cho rằng cuộc thi không công bằng
khi họ không biết phải làm gì và thời gian thì cứ trôi
đi.

 Tờ trả lời: Các tờ trả lời cần có vị trí rõ ràng cho
mỗi phần trả lời của từng nhiệm vụ. Các thành viên

trong nhóm cùng tìm đáp án cho mỗi nhiệm vụ và thư
ký thay đổi theo từng chặng sẽ ghi lại đáp án đó. Vì
nhiệm vụ ở chặng cuối cùng là trao đổi tờ trả lời để
kiểm tra chéo các nhóm nên giáo viên cần nhắc học
viên ghi câu trả lời rõ ràng. Nếu nhóm khác không
thể đọc được câu trả lời của nhóm đó thì họ sẽ không
thể ghi điểm.

 · Hạn chế thời gian: Trừ khi học viên đã
quen với hình thức ôn tập skill circuits trước đó, lần
đầu tiên tiến hành sẽ mất nhiều thời gia hơn những
lần sau vì học viên đang tham gia một hoạt động
hoàn toàn mới mẻ và họ sẽ rất hào hứng. Do đó, bạn
cần ghi nhớ điều này khi chuẩn bị vì thành công của
hình thức ôn tập skill circuits phụ thuộc vào việc tất
cả các nhóm đều làm việc trong tất cả các chặng.
Thông thường mỗi chặng có thể kéo dài 5-6 phút và 1
phút dành cho việc di chuyển tới chặng tiếp theo. Bạn
có thể dễ dàng tính toán thời gian cần thiết bằng cách
nhân số lượng nhiệm vụ với 5 hoặc 6 phút. Theo kinh
nghiệm của Malisa Iturain, giáo viên Hội đồng Anh,
thông thường một cuộc thi gồm 5-7 chặng tương
đương 35-40 phút đem lại hiệu quả tốt hơn cả. Thông
thường, lượng thời gian và số lượng nhiệm vụ phụ
thuộc vào thời gian bạn có. Bạn có thể điều chỉnh sao
cho phù hợp với thời gian biểu, khoảng không gian
cho phép và quy mô lớp học.
 · Thời gian để kiểm tra những gì đã làm
được: Việc kiểm tra những gì học viên đã làm được
rất cần thiết vì nhiều nguyên nhân. Trước hết, học

viên còn nhớ rõ những gì họ đã làm và những nhận
xét kịp thời sẽ rất hữu ích trong việc củng cố kiến
thức và chữa lỗi. Bên cạnh đó, học viên tham gia hoạt
động học tập này như tham gia một cuộc thi nên họ
luôn muốn biết kết quả ngay lập tức. Cuối cùng việc
kiểm tra và công bố kết quả là hoạt động hợp lý để
kết thúc giờ học. Giáo viên có thể tận dụng động lực
ganh đua do các nhiệm vụ tạo ra để duy trì sự chú ý
của học viên cuối buổi học để củng cố lại kiến thức
đã học trong một không khí cởi mở, thoải mái.
 · Sự thi đua: Mặc dù hình thức ôn tập skill
circuits rất thú vị vì bản chất thi đua vốn có nhưng
cần ghi nhớ rằng không phải tất cả các học viên đều
hứng thú nhờ sự thi đua. Vì vậy, cần nhắc nhở các
nhóm rằng chiến thắng là tốt nhưng điều quan trọng
là chiến thắng đó đạt được nhờ hợp tác, hiệp lực và
suy nghĩ bằng tiếng Anh. Giáo viên có thể tham gia
vào việc chọn nhóm trước khi bắt đầu hoạt động.
Điều cần chú ý ở đây không chỉ là việc các học viên
đều tham gia và chia sẻ kiến thức mà còn là việc các
nhóm đều có cơ hội ngang bằng để giành điểm số cao
trong cuộc thi.

Khi học viên đã quen với hình thức ôn tập skill
circuits, bạn có thể báo trước cho các nhóm thời
điểm tiến hành để họ có thời gian ôn tập lại những gì
đã học. Bạn cũng có thể khuyến khích học viên bằng
cách tạo ra không khí thi đua giữa các nhóm. Điều
này có thể thực hiện khi bạn giữ nguyên các thành
viên trong nhóm. Có lẽ một trong những điểm tích

cực nhất của hình thức ôn tập này là giáo viên có thể
kiểm tra kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng của học viên.
Trong khi học viên còn bận rộn hoàn thành nhiệm vụ
học tập trong thời gian hạn chế, giáo viên có thể tìm
ra những khúc mắc của từng học viên. Điều này chắc
chắn rất hữu ích cho cả người dạy và người học.

Source: Diệu Linh

×