Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo án khoa điều dưỡng - THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.48 KB, 12 trang )

THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG
MẠCH
MỤC TIÊU
1. Trình bày được những khái niệm chung
về huyết áp động mạch, những yếu tố ảnh
hưởng và những thay đổi của huyết áp
động mạch.
2. Trình bày được nguyên lý và quy tắc
chung khi đo huyết áp động mạch,
cách theo dõi và chăm sóc người bệnh bất
thường về huyết áp động mạch.
3. Thực hiện được quy trình kỹ
thuật đo huyết áp động mạch
1- KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HUYẾT
ÁP ĐỘNG MẠCH (HAĐM).
• 1.1- Định nghĩa.
• Huyết áp động mạch: Là áp lực của máu tác động lên thành
động mạch. áp lực này được tạo nên bởi các yếu tố: Lưu
lượng máu, sức co bóp của tim, sự co giãn của động mạch
lớn, sức cản ngoại vi (độ quánh của máu), thần kinh vận
mạch.
• 1.2- Trị số huyết áp.
• - Huyết áp tâm thu (HA tối đa) là áp lực của máu trong động
mạch lên tới mức cao nhất khi tim co bóp.
• - Huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) là áp lực của máu ở
điểm thấp nhất khi tim giãn ra.
• - Đơn vị đo huyết áp động mạch là mmHg và Kilopasica
1KPa =7,5 mmHg.
• 1.3- Giới hạn bình thường và cách ghi huyết áp động
mạch.
• * Giới hạn:


• - Huyết áp tối đa: (HATĐ người trưởng thành): 90 –
140 mmHg.
• - Huyết áp tối thiểu: (HATT người trưởng thành) : 60 –
90 mmHg.
• * Cách ghi chỉ số huyết áp: HATĐ/HATT mmHg ví dụ:
120/70 mmHg.
• - Có thể tính HATT bằng cách lấy HATĐ/ 2 + 10 hoặc 20
mmHg.
• - Độ chênh lệch của huyết áp là hiệu số giữa HATĐ và
HATT bình thường 40 – 50 mmHg (chỉ số càng nhỏ càng
nguy hiểm).
• - Nếu hiệu số (HATĐ - HATT)  20mmHg là huyết áp kẹt.
2- NHỮNG YẾU TỐ SINH LÝ, BỆNH LÝ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HAĐM.
• 2.1- Những yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến HAĐM.
• * Tuổi:
• - Trẻ em số đo huyết áp thấp hơn số đo huyết áp người lớn.
• - Trẻ em HATĐ được tính bằng công thức 80 + 2n (n= tuổi).
• - Người già số đo huyết áp cao hơn số đo huyết áp người trẻ.
• * Giới tính: ở cùng độ tuổi, số đo huyết áp của nữ thấp hơn nam giới.
• * Vận cơ ( luyện tập thể dục, lao động …) huyết áp tăng tức thời.
• * Tinh thần: Xúc động, lo lắng, sợ hãi, phấn chấn cũng làm huyết áp tăng.
• * Ăn uống: Ăn, uống các chất kích thích làm huyết áp tăng (uống rượu,
bia…)
• * Khi dùng thuốc:
• - Thuốc co mạch làm tăng huyết áp .
• - Thuốc giãn mạch làm hạ huyết áp.
• - Thuốc ngủ làm hạ huyết áp.
• 2.2. Những thay đổi bệnh lý của HAĐM.
• * Huyết áp tăng:

• - Khi số đo HATĐ > 140 mmHg.
• - Khi số đo HATT > 90mmHg.
• - Huyết áp tăng giới hạn: HATĐ tăng từ 145 –
160 mmHg.
• HATT tăng từ 90 –
95 mm Hg.
• - Huyết áp tăng thường gặp trong các bệnh về
thận, nội tiết, tim mạch.
• * Huyết áp hạ:
• - Khi số đo: HATĐ < 90mm Hg.
• HATT < 60mm Hg.
• - Huyết áp hạ thường gặp trong bệnh nhiễm
khuẩn cấp, trụy tim mạch, mất nước, mất máu.
3. NGUYÊN LÝ VÀ QUI TẮC KHI ĐO HAĐM.
• 3.1. Nguyên lý đo HAĐM.
• Là làm mất động tác đập của động mạch bằng cách bơm
căng một băng cao su rồi sau đó xả hơi dần, đồng thời ghi
những phản ứng của động mạch trước sự giảm sức ép của
1 áp kế.
• - HATĐ tương đương với lúc máu bắt đầu đi qua băng cao
su khi xả hơi ra.
• - HATT tương ứng với lúc máu lưu thông hoàn toàn tự do
trong lòng mạch.
• Chú ý: - Xác định HATĐ khi nghe tiếng đập đầu tiên.
• - Xác định HATT khi nghe tiếng đập cuối cùng
hoặc khi nghe thấy tiếng đập thay đổi âm sắc (trường hợp
kim đồng hồ hoặc cột thuỷ ngân về số 0 vẫn nghe thấy tiếng
đập).
• 3.2- Quy tắc đo.
• - Trước khi đo HAĐM người bệnh được nghỉ 15’

không dùng thuốc hoặc chất kích thích.
• - Theo dõi huyết áp ngày 2 lần. Trường hợp đặc
biệt theo chỉ định của thầy thuốc.
• - Kiểm tra máy đo huyết áp, ống nghe trước khi đo.
• - Vị trí đo HAĐM thường đo ở động mạch cánh tay.
Trường hợp đặc biệt có thể đo ở động mạch khoeo
chân song phải ghi vị trí đo (khoeo chân).
• - Đo ở vị trí nào phải sờ thấy động mạch ở vị trí đó.
• - Bơm hơi vào băng cao su đến khi không sờ thấy
động mạch ở dưới băng thì bơm thêm 30mmHg
• - Xả hơi từ từ để xác định giá trị HATĐ và HATT.
• - Khi thấy chỉ số của HAĐM không bình thường thì
phải báo cáo cho bác sĩ.
4. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BẤT
THƯỜNG VỀ HAĐM.
• 4.1- Theo dõi.
• - Thời gian theo dõi HAĐM theo chỉ định của Bác
sĩ.
• - Theo dõi trạng thái tinh thần của người bệnh.
• - Theo dõi về da và niêm mạc, phản xạ mắt.
• - Theo dõi nhịp thở.
• - Theo dõi lượng nước tiểu 24 giờ.
• - Theo dõi sự đáp ứng của thuốc.
• 4.2. Chăm sóc.
• * Đối với người bệnh huyết áp tăng.
• - Để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.
• - Giải thích cho người bệnh hoặc thân nhân của
người bệnh về chế độ điều trị.
• - Chế độ ăn theo chỉ định hạn chế muối, thức ăn
giàu Cholesterol và chế độ ăn giảm calo.

• - Chấp hành tập thể dục, vật lý trị liệu đều đặn.
• - Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống cà phê.
• - Khám bệnh theo định kỳ.
• * Đối với người bệnh HA hạ.
• - Cho người bệnh nằm yên tĩnh đầu thấp.
• - Đảm bảo bù dịch, bù máu đủ theo yêu cầu.
• - Thực hiện đầy đủ thuốc và chế độ ăn theo y lệnh.
5- QUY TRÌNH KỸ THUẬT.
• - Chuẩn bị người bệnh.
• Thông báo, dặn người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo huyết
áp.
• - Chuẩn bị người Điều dưỡng.
• + Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang.
• + Rửa tay thường quy.
• Chuẩn bị dụng cụ.
• + Khay chữ nhật sạch.
• + Huyết áp kế: Huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế thuỷ ngân, huyết áp
kế điện tử hoặc monitoring (nếu có), ống nghe.
• Kiểm tra huyết áp kế, băng cuốn, ống nghe đảm bảo các chỗ nối kín,
quả bóp cao su không bị nứt, băng cuốn không rách, sờn, van điều
chỉnh hoạt động tốt.
• Chọn cỡ băng cuốn phải phù hợp với tay người bệnh để đo huyết áp
chính xác. Băng phải dài hơn 20% đường kính cánh tay và cuốn ít nhất
2/3 cánh tay. Băng quá hẹp chỉ số huyết áp sẽ lớn hơn HA thực, băng
quá lớn chỉ số HA sẽ thấp hơn HA thực của người bệnh
• + Bút ghi kết quả (không dùng bút màu đỏ).
• + Phiếu theo dõi chức năng sống.
KỸ THUẬT TIẾN HÀNH.
• 1) Điều chỉnh giường cho phù hợp.
• 2) Lau ống nghe bằng vải tẩm cồn.

• 3) Hướng dẫn người bệnh nằm tư thế thoải
mái, cánh tay dang rộng ngang mức tim người
bệnh.
• 4) Mở van, .dồn hết khí còn lại trong túi, đóng
van điều chỉnh.
• 5) Kéo tay áo để lộ cánh tay, tư thế lòng bàn tay
ngửa.
• 6) Dùng 3 ngón giữa sờ động mạch cánh tay,
đánh dấu vị trí động mạch và cuốn băng trên
nếp gấp khuỷu khoảng 3 cm.
• 7) Đặt áp kế thuỷ ngân hoặc đồng hồ ngang
tầm mắt.
• 8) Sờ lại động mạch cánh tay và bơm bóng cho
đến khi không thấy mạch đập, nhìn số đo đồng
hồ khi mất mạch, xả hơi và khoá van điều
chỉnh.
• 9) Đặt ống nghe trên động mạch cánh tay
• ở nếp gấp khuỷu tay.
• 10) Bơm hơi đến áp lực trên 30 mmHg
so với áp lực tâm thu khi sờ.
• 11) Mở van điều chỉnh với tốc độ 2-3
mmHg/giây. Xác định huyết áp tâm thu
khi nghe thấy 2 tiếng liên tiếp đầu tiên.
• 12) Tiếp tục điều chỉnh van và theo dõi,
khi thấy âm sắc thay đổi và biến mất đó
là HA tâm trương.
• 13) Thả khí tới vạch số 0 và tháo băng.
Nếu phải đo lại, chờ ít nhất 30 giây - 1
phút.
• 14) Ghi số đo HA tâm thu/ tâm trương

vào bảng theo dõi.
• 15) Hướng dẫn người bệnh tư thế thoải
mái và điều chỉnh lại giường.
• 16) Lau sạch ống nghe bằng cồn.
• 17) Thu dọn dụng cụ để đúng nơi quy
định.
• 18) Rửa tay.
• 19) Báo cáo những dấu hiệu bất thường
cho thầy thuốc

×