Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giáo án khoa điều dưỡng - CHỌC HÚT DỊCH MÀNG BỤNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.2 KB, 11 trang )

CHỌC HÚT DỊCH MÀNG
BỤNG
MỤC TIÊU
1. Nêu được chỉ định, chống chỉ định, chuẩn bị
dụng cụ chọc hút dịch màng bụng.
2. Thực hiện được quy trình chuẩn bị, chọc hút
dịch và xét nghiệm dịch màng bụng.
3 Nêu được biến chứng chọc hút dịch màng
bụng
• 1. Chỉ định
• - Chọc hút màng bụng có thể được tiến hành ở tất
cả người lớn có cổ chướng mới, chưa rõ nguyên
nhân. Đánh giá dịch cổ chướng giúp cho tìm
nguyên nhân: tăng áp lực cửa, ung thư, nhiễm
khuẩn, viêm tuỵ
• - Chọc chẩn đoán ở người bệnh cổ chướng nghi
ngờ viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát. Tình trạng
này hay gặp và rất nặng. Biểu hiện lâm sàng: sốt,
đau bụng, bệnh lý não, suy chức năng thận, tăng
bạch cầu, a xít máu, chảy máu dạ dày và shock.
• - Chọc hút thể tích lớn để đỡ khó chịu và dễ thở ở
người bệnh cổ chướng nhiều. Chọc hút nhiều lần ở
người bệnh cổ chướng mất bù và không đáp ứng
với lợi tiểu.
• 2. Chống chỉ định
• - Tỷ lệ biến chứng chảy máu do chọc hút màng
bụng thấp ( < 0,2%).
• - Nguy cơ chảy máu ở người bệnh có creatinin
máu tăng.
• - Tránh chọc ở người bệnh đông máu nội mạch rải
rác.


• - Phải rất thận trọng ở người bệnh có thai, tạng to
trong ổ bụng, tắc ruột, dính ruột hoặc bàng quang
căng. Trong những trường hợp này, cần có hướng
dẫn của siêu âm. Đặt ống thông dạ dày ở người
tắc ruột và thông tiểu trước ở người bí đái.
• - Không chọc qua vùng da nhiễm khuẩn, mạch máu
dưới da giãn, sẹo mổ hoặc tụ máu.
• 3. Dụng cụ
• - Bộ dụng cụ vô khuẩn gói sẵn cho chọc hút màng bụng. Nếu không có,
chuẩn bị:
• Dụng cụ sạch
• - Khay chữ nhật sạch
• - Trụ cắm 2 kìm Kocher
• - Cồn iốt 1%, cồn 700, 2 cốc đựng bông cầu
• - Thuốc tê: Novocain hoặc Xylocain 1-2%
• - Kéo, băng dính
• - Giấy xét nghiệm
• 3 ống nghiệm: 1 ống xét nghiệm hóa sinh, 1 ống xét nghiệm tế bào,
1ống xét nghiệm vi khuẩn ( ống xét nghiệm vi khuẩn phải vô khuẩn)
• - Diêm, đèn cồn
• - Huyết áp, ống nghe, hộp chống sốc
• - 1 móc bấm Michel, kìm bấm
• - 1 tấm nilon, 1 gối mỏng
• - Bô chứa dịch hoặc ống đong, tốt nhất là bình chân không lớn
• - Túi đựng đồ bẩn, hộp đựng vật sắc nhọn, khay quả đậu
• Dụng cụ vô khuẩn
• - Hộp vô khuẩn đựng: săng có lỗ, kìm kẹp săng,
gạc, 1 ống cao su hoặc ống thông Polyetylen nhỏ,
dài 1m có ambu để
• nối với đốc kim, có khóa điều chỉnh dịch chảy

• - 2 kim: 22G và 25G để gây tê. Kim 18G có
catheter để chọc hút.
• - 1 bơm tiêm 5ml để gây tê, 1 bơm tiêm 35-60 ml
để hút dịch
• - 2 đôi găng tay vô khuẩn
• Nếu làm phản ứng Rivalta tại giường cần chuẩn
bị:
• - 1 cốc thủy tinh đựng 100ml nước cất
• - 1 lọ axit acetic 2%
• - 2 ống hút nhỏ giọt, 1 que khuấy.
• 4. Chuẩn bị
• - Giải thích về thủ thuật: có thể có nguy cơ chảy máu, nhiễm khuẩn, tổn
thương tạng trong ổ bụng, tụt huyết áp sau thủ thuật.
• - Yêu cầu 1 người phụ để lấy dịch xét
• nghiệm và cho dịch vào bình chân
• không.
• - Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu hơI
• cao.
• - Xác định vị trí chọc:
• + Đường giữa dưới rốn 2 cm hoặc
• + 1/4 dưới bụng phải hay trái cách
• gai chậu trước trên 2- 4 cm.
• Đường giữa có lợi là tránh được
• mạch máu. Tuy nhiên với người béo,
• đường bên được lựa chọn hơn vì thành bụng ở đó mỏng hơn và mức
dịch sâu hơn đường giữa.
• Chọc đường bên phải chọc phía ngoài bao cơ thẳng để tránh động
mạch thượng vị dưới.
• - Siêu âm trước để xác định dịch, đặc biệt ở người
béo, nhiều sẹo mổ.

• - Đánh dấu vị trí chọc.
• - Người chọc rửa tay, mặc
• áo, mang găng.
• - Sát khuẩn da người bệnh,
• sau đó trải khăn vô khuẩn.
• - Gây tê thượng bì vị trí chọc
• với kim nhỏ 22G hoặc 25G
• 1ml lidocain 1-2%.
• - Gây tê tổ chức sâu hơn, vừa đưa kim vừa kéo
ruột bơm tiêm để đề phòng chọc thủng mạch máu.
• - Khi kim vào đến khoang ổ bụng có cảm giác hẫng
tay và thấy dịch chảy vào bơm tiêm, dừng lại và
gây tê phúc mạc thành 3-5ml thuốc tê.
• 5. Chọc hút
• - Dùng kim 18G gắn với
• bơm tiêm.
• - Có 2 kỹ thuật chọc:
• + Chọc xiên góc: Đặt kim
• một góc 45 độ so với mặt
• da, chọc thẳng hướng đó
• qua tổ chức dưới da vào
• ổ bụng
• + Kỹ thuật đường z: Kéo da
• xuống 2cm, sau đó chọc kim
• thẳng góc với mặt da, khi rút kim,
• da sẽ co lại vị trí ban đầu hạn
• chế nguy cơ rỉ dịch sau chọc
• - Tay phải cầm bơm tiêm, tay tráI
• giữ đốc kim đâm kim qua tổ
• chức dưới da, nhích dần 2-3 mm,

• kéo ruột bơm tiêm sau mỗi
• lần đẩy kim.
• - Khi đột ngột thấy hẫng tay
• và dịch chảy vào bơm tiêm,
• dừng chọc
• - Điều chỉnh catheter và rút kim.
• - Gắn bơm tiêm lớn với catheter
• và hút 30-60 ml dịch để xét nghiệm.
• - Nếu muốn dẫn lưu dịch, nối ống
• dẫn một đầu với catheter, đầu kia
• với bình chân không.
• - Khi lấy đủ lượng dịch, rút catheter
• và băng kín bằng băng dính vô khuẩn.
• 6. Xét nghiệm dịch
• - Dịch được lấy vào các ống nghiệm đúng
quy cách và gửi xét nghiệm ngay.
• - Xét nghiệm: albumin, tế bào, vi khuẩn và
các xét nghiêm khác tuỳ thuộc vào dịch cổ
chường và tình trạng lâm sàng.
• 7. Biến chứng
• - Rối loạn tuần hoàn có thể xảy ra khi chọc hút thể
tích lớn dịch: hạ huyết áp, hạ natri máu, tăng
catecholamin và renin máu. Trường hợp nặng dẫn
đến hội chứng gan thận, thậm chí tử vong.
• Các chuyên gia khuyên truyền albumin cho người
lấy trên 5 lít dịch ( liều 6-8g/lít dịch hút ra).
• - Biến chứng khác, ít gặp: rỉ dịch, nhiễm khuẩn,
• tụ máu thành bụng.
• - Biến chứng nặng hơn cũng rất hiếm: chảy máu,
• tổn thương tạng trong ổ bụng, chọc vào động

mạch thượng vị dưới.

×