Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

quy hoạch sử dụng đất xã hoa chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.86 KB, 55 trang )

- 1 -
PHẦN I : Đ ẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề án
Chúng ta đã biết, không có đất thì không thể có sản xuất cũng như không có sự tồn
tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại
ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như một vật thể lịch sử - tự nhiên, là nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to
lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc
phòng .
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống con người còn thấp,
công năng chủ yếu tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp. Khi xã hội phát triển ở mức cao hơn, công năng của đất từng bước được mở
rộng, sử dụng đất cũng phức tạp hơn. Đất đai khong chỉ cung cấp cho con người các tư
liệu vật chất để sinh tồn và phát triển mà còn cung cấp điều kiện cần thiết để hưởng
thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại.
Kinh tế xã hội phát triển mạnh hơn cùng với sự bùng nổ dân số làm cho mối quan
hệ giữa con người với đất đai ngày càng trở nên căng thẳng. Đất đai là một tư liệu sản
xuất đặc biệt, nhất là trong ngành sản xuất nông lâm nghiệp nhưng lại có hạn về diện
tích, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của
con người. Nếu con người sử dụng một cach hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao và lâu
bền. Nhưng những sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức của con người trong quá trình sử
dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm hủy hoại môi trường
đất, làm thoái hóa đất đai. Vấn đề tổ chức sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và
phát triển bền vững càng trở nên quan trọng, bức xức và mang tính toàn cầu.
Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức phân bố hợp lý lực
lượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước.Vì vậy, chúng ta cần có kế
hoạch sử dụng đất hợp lý để tận dụng đất đai phục vụ cho cuộc sống của con người.
Tức là chúng ta phải xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai đầy đủ, tiết kiệm
và có hiệu quả cao.
Gần đây, Đảng và nhà nước có chủ trương đổi mới nền kinh tế đất nước theo


hướng “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước”. Vì vậy, hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định : “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật đất đai 2003 quy định nội dung, trách nhiêm,thẩm quyền lập và xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, căn cứ giao đất và thẩm quyền giao đất phải căn cứ và
quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất đai và quy định tiến hành theo 4 cấp: cả nước, tỉnh,
huyện, xã. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá
trình quy hoạch sử dụng đất, nó giải quyết được những tồn tại về ranh giới hành chính,
ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở vững chắc để lập quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh
thổ. Mặt khác , nó còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn.
- 2 -
Xã Hòa Chính xã nằm ở khu vực phía Nam của huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây
nằm cách trung tâm huyện khoảng 15 km về phía đông nam, hệ thống cơ sở hạ tầng
nông thôn còn nghèo nàn, đó là yếu tố hạn chế khả năng giao lưu phát triển kinh tế xã
hội của vùng trong thời gian qua. Xã Hòa Chính là một xã đông dân, thu nhập chủ yếu
từ sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất chưa cao và hiện nay đất đai của xã
được giao ổn định lâu dài cho người đang sản xuất trong khi đó nhu cầu cho các mục
đích phi nông nghiệp ngày càng tăng.Vì vậy, quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng
đất trong giai đoạn tới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nâng cao đời sống của nhân dân
trong xã.
1.2Mục đích,yêu cầu
1.2.1 Mục đích .
- Phân bổ đất theo nhu cầu sử dụng của các ngành một cách hợp lý, tiết kiệm, đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất .
- Làm cơ sở khoa học cho việc giao đất, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất theo
pháp luật và xây dựng kế hoạch sử dụng đất .
- Giúp cho công tác quản lý đất đai chặt chẽ hơn.
1.2.2 Yêu cầu.

Quy hoạch phải thể hiện tính khoa học, tính thực tiễn và mang tích pháp lý đảm
bảo sự cân đối, phân bổ cho mục đích sử dụng và tránh chồng chéo lên các quy hoạch
khác.
.
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
“Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và phá chế của
nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lý có hiệu quả cao thông qua việc phân
phối quỹ đất của cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư
liệu sản xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất
bảo vệ môi trường .
Quy hoạch sử dụng đất vừa mang tính kinh tế, kỹ thuật vừa mang tính pháp chế.”
Biểu hiện của tính kĩ thuật là ở chỗ, đất đai được đo đạc vẽ thành bản đồ, tính toán
và thống kê diện tích, thiết kế và phân chia khoảnh thửa thành các mục đích sử dụng
khác nhau.
Về mặt pháp lý: đất đai được nhà nước giao cho các tổ chức hộ gia đình và cá
nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy
để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng sử dụng đất co nghĩa vụ chấp
hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách về đất đai của nhà nước .
- 3 -
Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cần xác định rõ mục đích của
việc sử dụng. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả
cao tiềm năng đất. Song điều đó chỉ thực hiện được khi tiến hành đồng bộ các biện
pháp kỹ thuật và pháp chế .
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất .
Khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất trên một vùng xác định cần nghiên cứu kĩ
các vấn đề sau:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng .

- Hình dạng và mật độ khoảnh thửa.
- Đặc điểm thực vật,địa chất.
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên .
- Các yếu tố sinh thái .
- Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư.
- Trình độ phát triển các ngành sản xuất.
Do tác dụng đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ,
hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường cần đề ra những
quy tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất căn cứ vào những quy luật đã được phát
hiện tùy theo từng điều kiện cụ thể và những mục đích cần đạt.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là :
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư liệu
sản xuất chủ yếu .
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
cao kết hợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường của tất cả các ngành căn cứ vào điều
kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng lãnh thổ .
2.1.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất
* Phân loại theo cấp hành chính:
Luật đất đai 2003 quy định quy hoạch sử dụng đất đai gồm 4 cấp :
- Quy hoạch sử dụng đất cả nước Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh ( bao gồm
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương )
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ( bao gồm các huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh )
- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã ( bao gồm các xã, phường, thị trấn). Quy
hoạch sử dụng đất cấp xã được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
* Quy hoạch sử dụng đất theo ngành
Bên cạnh quy hoạch sử dụng đất theo cấp hành chính Luật đất đai 2003 còn
quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm :
- Quy hoạch sử dụng đất của Bộ Quốc phòng
- Quy hoạch sử dụng đất của Bộ Công an

2.1.4 Chức năng nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất
* Chức năng:
- 4 -
- Tổ chức phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành trong đó ưu tiên cho
ngàng nông nghiệp.
- Tạo điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý, sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả
đồng thời bảo vệ đất bảo vệ môi trường.
* Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là tổ chức và phân bố hợp
lý trên từng vùng lãnh thổ và trên phạm vi cả nước .
Trong nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn,
có thể là một huyện, một tỉnh hoặc một vùng kinh tế tự nhiên lớn gồm nhiều tỉnh hợp
lại, có thể trên phạm vi cả nước .
Trong những trường hợp đó quy hoạch sử dụng đất phải giải quyết vấn đề phân
chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lưới điểm dân cư, tổ
chức lại các đơn vị sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất có thể giải quyết vấn đề di
chuyển dân cư, khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, bố trí lại các xã, lâm trường,
thậm trí còn phải bố trí lại các huyện, tỉnh ( phân chia lại tỉnh, huyện, thành lập tỉnh,
huyện mới ).
Bên cạnh nhiệm vụ tổ chức sử dụng đất trong phạm vi ranh giới từng đơn vị sử
dụng đất, quy hoạch sử dụng đất còn phải đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ
sử dụng. Quy hoạch sử dụng đất sử dụng việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của
nhà nước cho các ngành, các chủ sử dụng đất thông qua việc thành lập các đơn vị sử
dụng đất mới hoặc chỉnh lý, hoàn thiện các đơn vị sử dụng đất đang tồn tại.
2.1.5 Quan hệ giữa QHSDĐ với các quy hoạch khác
2.1.5.1 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quản lý nhà nước:
Theo hiến pháp thì nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật và
quy hoạch là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Vậy, quy hoạch sử
dụng đất là cơ sở của quản lý nhà nước. Ngược lại quy hoạch sử dụng đất là căn cứ để
tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất và bảo đảm việc thực hiện quy hoạch sử

dụng đất .
2.1.5.2 Quan hệ giữa QHSDĐ với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai
QHSDĐ dự báo kế hoạch sử dụng đất dài hạn: dự báo sử dụng đất đai là một bộ
phận của dự báo dài hạn về phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với
trình độ phát triển của lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất. Dự báo cơ cấu đất đai
lien quan chặt chẽ với chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai ,với dự báo sử dụng tài
nguyên nước, tài nguyên rừng, dự báo phát triển công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng kĩ
thuật.
2.1.5.3. Quan hệ giữu QHSDĐ vói quy hoạch phát triển nông nghiệp.
QHSDĐ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô với quy hoạch phát triển nông nghiệp. Quy
hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất song nó phải tuân
thủ theo QHSDĐ đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc
chống suy thoái, bảo vệ môi trường .
2.1.5.4. Quan hệ giữa QHSDĐ với QH đô thị.
- 5 -
Quy hoạch đô thị và QHSDĐ là mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự
bố cục ,quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng trong quy hoạch đô thị sẽ
được điều hòa với QHSDĐ tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị.
2.1.6 Trình tự, nội dung và phương pháp quy hoạch.
2.1.6.1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất
Theo điều 23 Luật đất đai 2003. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất như sau:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội và hiện trạng sử đất; đánh giá tiềm năng đất đai
- Xác định phương hướng mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh.
- Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.
- Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
2.1.6.2 Trình tự và phương pháp quy hoạch

a. Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản
* Công tác chuẩn bị: Công tác chuẩn bị được tiến hành để giải quyết những vấn đề
sau:
- Thành lập ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch: Trưởng ban là Chủ tịch hoặc
Phó Chủ tịch UBND cấp làm quy hoạch, thư ký là Thủ trưởng cơ quan Tài nguyên
- Môi trường cùng cấp và ủy viên là Thủ trưởng các ban ngành chủ chốt.
- Tổ chức lực lượng, phương tiện làm việc: huy động lực lượng tự làm hoặc
thuê cơ quan chuyên môn bên ngoài. Cần chuẩn bị chu đáo các trang thiết bị, kinh
phí.
- Xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch tiến hành. Luận chứng
được xây dựng theo đúng quy định và sau khi được phê duyệt sẽ làm căn cứ để tổ
chứ triển khai thực hiện.
- 6 -
- Thành lập hội đồng xét duyệt quy hoạch. Chủ tịch Hội đồng phê duyệt quy
hoạch là lãnh đạo dơ quan chính quyền cấp trên trực tiếp. Thành viên Hội đồng là
Thủ trưỏng các ban ngành chủ chốt.
* Điều tra cơ bản: Mục đích của công tác điều tra cơ bản là nhằm thu thập các tư
liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dưng phương án quy hoạch ở
bước sau. Công tác này được tiến hành theo hai giai đoạn:
- Điều tra nội nghiệp: Công tác nội nghiệp là điều tra thu thập số liệu, thông
tin cần thiết trong điều kiện trong phòng. Ở giai đoạn này cần tập hợp các tư liệu
sau:
+ Tài liệu bản đồ làm nền thể hiện nội dung quy hoạch có tỷ lệ
thích hợp.
+ Các tài liệu bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, các tài liệu điều
tra khảo sát thổ nhưỡng, quy hoạch chuyên ngành đã tiến hành trước đó
+ Tình hình biến dân số, tỷ lệ tăng dân số, phân bổ dân số, lao
động theo lãnh thổ, theo ngành, theo độ tuổi.
- Công tác điều tra ngoại nghiệp: Đây là công tác điều tra ngoài thực địa
nhằm bổ sung và chính xác hóa các thông tin thu thập được trong phòng. Từ kết

quả điều tra khảo sát, từ những nhận định, kết luận rút ra sẽ đề ra những mục tiêu
cần đật được trong tương lai về quy hoạch sử dụng đất.
b. Xây dựng phương án quy hoạch
* Xây dựng đề cương nghiên cứu quy hoạch
Đề cương nghiên cứu thể hiện đầy đủ mức độ đi sâu vào những nội dung gì
của hạng mục nào trong luận chứng quy hoạch.
Căn cứ vào đặc điểm của từng vùng lãnh thổ cần tập trung nghiên cứu về
những vấn đề nổi cộm nhất của quy hoạch sử dụng đất. Dựa vào đó hình thành lên
các chuyên đề nghiên cứu như đất khu dân cư, đất giao thông Trong mỗi chuyên
đề cần vạch ra vấn đề chủ yếu để tập trung nghiên cứu.
- 7 -
Đề cương nghiên cứu cần thảo luận kỹ trong cơ quan Tài nguyên Môi trường
và trình duyệt UBND cấp làm quy hoạch. Sau khi được thông qua đề cương nghiên
cứu được coi là cơ sở hợp pháp cho việc huy động nhân lực, tài chính vật tư và lầm
căn cứ cho việc tổ chức phối hợp giữa các đơn vị hoạc cá nhân thông qua việc kí
kết hợp đồng.
* Xây dựng chương trình điều hòa phối hợp nghiên cứu
Thông thường những dự án quy mô lớn đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ
quan chức năng khác nhau, do đó cần có chương trình điều hòa phối hợp. Cần có
ban điều hành chương trình hoạc ban chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất để tăng
cường sự chỉ đạo lãnh đạo của các bên tham gia.
Chương trình điều hòa phối họp nhằm khẳng định trách nhiệm cung cấp các
tài liệu số liệu theo các mốc thời gian đảm bảo tiến độ chung của dự án quy hoạch.
Ban chỉ đạo hoạc ban điều hành là người tổ chức đánh giá, nghiệm thu các
chuyên đề hoặc từng hạng mục dự án.
* Viết báo caó tổng hợp thể hiện kết quả nghiên cứu
Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất xử lý tổng hợp kết quả của từng
hạng mục dự án, từng chuyên đề nghiên cứu.
Bản báo cáo là tài liệu đưa ra trình duyệt dự án quy hoạch sử dụng đất. Kèm
theo báo cáo thuyết minh còn có các phụ lục, bao gồm:

+ Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề , hạng mục dự án.
+ Hệ thống các bảng biểu như: biểu biến động đất qua các thời kì, biểu chu
chuyển đất đai trong giai đoạn
+ Hệ thống các bản đồ: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử
dụng đất
c. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch
Hồ sơ thẩm định và xin phê duyệt gồm có:
+ Tờ trình của UBND cấp làm quy hoạch kèm theo nghị quyết của HĐND
cùng cấp về việc thông qua phương án quy hoạch.
- 8 -
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp và các phụ lục kèm theo.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai.
+ Bản đồ đánh giá đất.
+ Các bản đồ chuyên đề, các bảng, biểu đồ, sơ đồ kèm theo.
Việc thẩm định và phê duyệt quy hoạch được tiến hành như sau:
+ Phương án quy hoạch sau khi xây dựng xong sẽ được thông qua ở HĐND
cấp làm quy hoạch. Nếu nhất trí thông qua, HĐND sẽ ra nghị quyết về việc thông
qua phương án quy hoạch. Căn cứ vào đó UBND cấp làm quy hoạch làm tờ trình
lên UBND cấp trên trực tiếp đề nghị về việc phê duyệt quy hoạch. Kèm theo tờ
trình là toàn bộ hồ sơ quy hoạch và bản sao nghị quyết của HĐND cùng cấp về việc
thông qua quy hoạch.
+ UBND cấp trên cùng cấp sẽ thành lập Hội đồng xét duyệt quy hoạch của
UBND cấp dưới gửi lên. Để đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch của cả nước,
trước khi đưa ra xét duyệt các phương án quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh cần
có sự thẩm định của bộ Tài nguyên và Môi trường .
Các cơ quan chức năng như Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn về
Nông nghiệp cần tham gia tích cực trong quá trình lập quy hoạch và góp ý kiến
cho bản quy hoạch trước khi đưa ra thẩm định và phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt hồ sơ quy hoạch được sao ra làm nhiều bộ được lưu

trữ tại UBND và cơ quan Tài nguyên Môi trường cấp làm quy hoạch để tổ chức
thực hiện, tại UBND cấp trên để theo dõi chỉ đạo, tại cơ quan Tài nguyên và Môi
trường cấp trên để quản lý, điều hành.
d. Kiểm tra và tổ chức chỉ đạo thực hiện
Chức năng tổ chức chỉ đạo thực hiện thuộc về UBND cấp làm quy hoạch.
Hàng năm UBND chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập kế hoạch sử dụng đất trình
lên UBND cấp trên xin phê duyệt. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
- 9 -
UBND và cơ quan Tài nguyên Môi trường cấp trên có trách nhiệm kiểm tra,
giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch của UBND cấp dưới.
2.2 Cơ sở pháp lý
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33 triệu ha đứng hàng thứ 58 so với thế
giới, trong đó lại chiếm tới ¾ diện tích là đồi núi. Ngược laị dân số lại đứng hàng
thứ 12 trên thế giới đã gây áp lực cho sử dụng đất.
Mặt khác, Việt Nam là một nước nông nghiệp tiến hành công nghiệp hóa hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, vấn đề quy hoạch đất đai một cách hiệu
quả, hợp lý được đảng và nhà nước luôn quan tâm hàng đầu .
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992
Chương II điều 18 đã quy định rõ :”Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai
theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu
quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.
Điều 5 Luật đất đai 2003 đã nêu rõ :” Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà
nước đại diện chủ hữu “
Điều 21, 22, 23, 24 ,25,26 quy : Nguyên tắc, căn cứ, nội dung phân kỳ lập quy
hoạch, kế hoạch và thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
Trong đó đã nêu rõ trách nhiệm của từng ngành quản lý đất đai là: Cơ quan
quản lý đất đai ở trung ương và địa phương kết hợp với cơ quan hữu quan giúp
chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Nghị định 181/2004/NĐ-CP-29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật
đất đai.
Để giải thích rõ hơn những quy định của luật đất đai 2003 ngày 1/11/2004
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT-01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ra đời.
2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước
2.3.1 Thế giới
- 10 -
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành nhiều năm
trước đây. Do họ có những tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật cho nên có nhiều
kinh nghiệm về công tác quy hoạch và công tác này ngày càng được chú trọng và
phát triển.
Tùy theo đặc điểm của mỗi nước mà trên thế giới có nhiều phương pháp quy
hoạch. Nhưng nhìn chung có hai trường phái quy hoạch chính sau:
- Tiến hành quy hoạch tổng thể sau đó mới nghiên cứu quy hoạch chuyên
ngành, tiêu biểu như ở Đức, Úc.
- Tiến hành quy hoạch nông nghiệp làm nền tảng sau đó mới quy hoạch
tổng thể. Lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, lao động và đất đai trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề
nghiên cứu, tiêu biểu là Liên Xô cũ và các nước XHCN.
Để có một phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch
sử dụng đất trên phạm vi toàn thế giới. Năm 1992 FAO đã đưa ra quan điểm quy
hoạch đất đai một cách có hiệu quả, bền vững đáp ứng tốa nhất yêu cầu hiện tại và
đảm bảo an toàn cho tương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường
gắn với khả năng phát triển bền vững. Phương pháp quy hoạch đất đai này được áp
dụng ở 3 mức: quốc gia, huyện, xã.
2.3.2 Việt Nam
Ở nước ta công tác quy hoạch sử dụng đất còn non trẻ, kinh nghiệm thực tiễn
còn ít, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn ngèo nàn, lạc hậu.Vì vậy, việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào công tác thiết kế xây dựng đồ án quy hoạch còn gặp nhiều

khó khăn. Điều đó thể hiện qua rừng thời kỳ lịch sử phát triển của đất nước Việt
Nam.
2.3.2.1 Thời kỳ có luật đất đai năm 1987:
Trong thời kỳ này hầu hết các huyện trong cả nước đã tiến hành xây dựng
quy hoạch tổng thể huyện.
2.3.2.2 Thời kỳ năm 1987 đến trước khi có luật đất đai năm 1993:
- 11 -
Luật đất đai 1988 có nội dung nói về quy hoạch sử dụng đất tuy nhiên chưa
nêu rõ nội dung của quy hoạch sử dụng đất .
Ngày 15/4/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất ra Thông tư 106/QHKT hướng
dẫn lập quy hoạch đất đai. Qua những năm đầu thực hiện nhiều tỉnh đã lập quy
hoạch cho 50% số xã trong tỉnh mình bằng kinh phí của địa phương, tuy nhiên các
cấp hành chính lớn chưa được triển khai.
2.3.2.3 Từ khi có Luật đất đai 1993 đến năm 2003:
Trong thời kỳ này luật đất đai đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự
phát triển kinh tế xã hội. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được Đảng và nhà
nước quan tâm nhiều hơn, từ đó hầu hết các tỉnh thành, 8 vùng kinh tế, các vùng
trọng điểm đã được lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Thời kỳ này
công tác quy hoạch phát triển và ổn định theo đúng vai trò và tầm quan trọng của
nó, tạo đà cho công tác quy hoạch và hoàn thiện ở 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã.
2.3.2.4 Từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay:
Luật đất đai 2003 quy định rõ ràng về công tác quy hoạch sử dụng đất.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP-29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai.
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT-01/11/2004 về việc hướng dẫn lập điều chỉnh
và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Nhờ vậy, công tác quy hoạch sử dụng đất ngày càng phát triển và hoàn thiện
từ cấp cả nước đến cấp xã. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề như quy hoạch
treo.
Hiện nay có 3 loại quy hoạch treo:
+ Thứ nhất: Địa phương công bố quy hoạch một khu đất sau đó không

làm gì để mặc người dân sống trong khu vực đó không thể xây dựng, sửa , chuyển
nhượng được.
+ Thứ hai: Đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng việc
thu hồi không dứt điểm kéo dài từ năm này sang năm khác, có khi chỉ vướng một
- 12 -
vài thửa, trong khi nhà đầu tư mỏi mắt chò gia đất. Tình trạng treo này làm chậm
chễ tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
+ Thứ ba: Đất đã giao không đầu tư gì hoặc đầu tư một ít thì bỏ gây
lãng phí.
Nhà nước đã đưa ra các biện pháp để khắc phục quy hoạch treo như sau:
- Theo nghị nghị định 181/2004/NĐ-CP-29-10-2004 những quy hoạch hết
thời hạn mà không thực hiện thì chủ yếu phải hủy bỏ, trừ 2 trường hợp được gia
hạn quy hoạch tiếp theo:
+ Những dự án đầu tư theo ngân sách, Nhà nước khẳng định tiếp tục
thực hiện vì đó là dự án đặc biệt, quan trọng nhưng chưa bố trí được kinh phí.
+ Dự án của các thành phần kinh tế khác mà vào năm cuối cùng của kì
quy hoạch đó thì tìm được nhà đầu tu có năng lực thực sự để thực hiện dự án.
- Theo Luật đất đai 2003: Tại khoản 2 điều 38 của luật đất đai quy định: Cứ
12 tháng sau khi bàn giao mặt bằng mà nhà đầu tư chưa đưa đất vào sử dụng hoặc
sau 24 tháng mà tiến độ sử dụng đất chậm hơn tiến độ phê duyệt thì dự án đó phải
bị thu hồi, trừ trường hợp UBND Tỉnh cho phép ra hạn.
Nhưng trong thực tế hiện tượng quy hoạch treo nẫn còn tồn tại rất nhiều do
những biện pháp mà nhà nước đưa ra vẫn còn chưa chặt chẽ và việc thực hiện chưa
được đầy đủ.
2.4 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp xã
2.4.1 Vai trò của quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình quy
hoạch sử dụng đất. Luật đất đai quy định tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất ở 4
cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Lập quy hoạch từ trên xuống dưới sau đó lại tiến
hành bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên trên. Đây là quá trình có mối quan hệ ngược

trực tiếp và chặt chẽ, giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung ương
và địa phương trong hệ thống chỉnh thể .
- 13 -
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết được những tồn tại về mặt ranh giới
hành chính, ranh giới sử dụng đất làm cơ sở vững chắc để lập quy hoạch phân bổ
đất đai cấp xã, ngoài ra còn là cơ sở để lập quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn.
2.4.2 Trình tự của quy hoạch sử dụng đất cấp xã
- Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản
- Xây dựng phương án quy hoạch
- Thẩm định và phê duyệt quy hoạch
- Kiểm tra và tổ chức chỉ đạo thực hiện
2.5 Tình hình công tác quy hoạch sử dụng đất ở địa phương.
Trước khi có LĐĐ năm 1993, luật sửa đổi bổ sung một số điều của LĐĐ năm
1998, năm 2001, công tác quản lý đất đai của xã đã từng bước đi vào nề nếp và thu
được kết quả nhất định.
Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xã đã thực hiện công tác điều tra và
quy hoạch sử dụng đất. Xã đã tiến hành việc lập quy hoạch sử dụng đất năm 2001-
2006 và đã đạt được kết quả nhất định trong vấn đề sử dụng đất.
Hiện nay xã đang lập phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2015.
Phương án này có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã trong giai
đoạn hiện nay cũng như giai đoạn tiếp theo.
Một số hạn chế của việc đầu tư cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã làm ảnh hướng dến định hướng sử dụng đất trong thời gian dài . Nhưng nhìn chung
vấn đề quy hoạch sử dụng đất xã Hoà Chính đã được chú trọng và quan tâm đến việc
đầu tư, đảm bảo tính đầy đủ, khoa học và tính hiệu quả cao.

- 14 -
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
3.1.1.Nghiên cứu đánh giá điều kịên tự nhiên, kinh kế xã hội

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Mô tả vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thời tiết, thảm thực vật tự nhiên, và
đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên với sản xuất và đời sống.
3.1.1.2 Kinh tế - xã hội
- Phân tích sự phát triển kinh tế của các ngành trên địa bàn xã thông qua
các chỉ tiêu kinh tế.
- Phân tích các vấn đề liên quan đến dân số, giáo dục, y tế, văn hóa, thể
thao.
Từ đó đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội và xem xét những áp lực với
việc sử dụng đất.
3.1.2 Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
- Hiện trạng và sự phân bố các loại đất:
+ Đất nông nghịêp
+ Đất chuyên dùng
+ Đất ở
+ Đất chưa sử dụng
- Tìm ra nguyên nhân và xu thế gây lên biến động đất đai trong quá khứ
3.1.3 Đánh giá tiềm năng đất đai
3.1.4 Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phương
hướng sử dụng đất
3.1.4.1 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
* Quy hoạch sử dụng đất đất phi nông nghiệp
+ Quy hoạch sử dụng đất ở
+ Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng
* Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
* Khai thác, quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng
- 15 -
3.1.4.2 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất
3.1.4.3 Giải pháp thực hiện phương án quy hoạch
So sánh các chỉ tiêu trước và sau quy hoạch

3.1.4.4 Đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp minh họa trên bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất. Mọi thông
tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ hiện trạng có tỉ lệ thích hợp, tạo thành tập
bản đồ gồm bản đồ hịên trạng, bản đồ quy hoạch Sử dụng công nghệ thành lập bản
đồ số bằng phần mềm Microstation.
* Ưu điểm: phương pháp này dùng để thể hiện hiện trạng của một vùng lãnh
thổ trên bản đồ, thể hiện phương án quy hoạch của xã đó trên bản đồ.
* Nhược điểm: Bản đồ khó thành lập vì phải có trình độ chuyên môn.
3.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp này được ứng dụng để điều tra theo số liệu, sự kiện, thông tin
cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Đối với xã Hoà Chính, tôi sử dụng
phương pháp điều tra nội nghiệp thông qua việc nghiên cứu tài liệu.
* Ưu điểm: Dễ tiến hành, ít tốn kém
* Nhược điểm: Các số liệu thu thập được thường là số liệu cũ không sát với
thực tế
3.2.3 Phương pháp thống kê
Mục đích của việc sử dụng phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm toàn
bộ đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ
tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố. Sử dụng phương pháp này để:
- Nghiên cứu tình hình sử dụng đất: cơ cấu đất, các đặc tính về lượng và
chất.
- Phân tích, đánh giá về dịên tích, vị trí và khoảng cách
* Ưu điểm: Dễ tiến hành, ít tốn kém.
- 16 -
* Nhược điểm: Do số đối tượng nghiên cứu lớn nên kết quả thu được đôi
khi không phản ánh đúng bản chất, nguồn gốc của các sự kiện và hiện tượng
3.2.4 Phương pháp dự báo
Dựa vào việc ứng dụng chuỗi biến động, phép ngoại suy toán học, phương

pháp chuyên gia để đưa ra các dự báo trong tương lai về năng suất cây trồng, năng
suất gia súc, khả năng phát triển các ngành, dự báo dân số, lao động
* Ưu điểm: Phương pháp này là cơ sở để thiết kế phương án quy hoạch.
* Nhược điểm: Người dự báo phải có trình độ qua đào tạo chuyên môn.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1 Vị trí địa lý.
Xã Hòa Chính là một xã nằm ở khu vực phía Nam của huyện Chương Mỹ,
có tổng diện tích đất tự nhiên là 467.75 ha,theo địa giới hành chính chia thành
4 thôn Lưu Xá, Phụ Chính, Lý Nhân, Yên Nhân.
Phía bắc giáp xã Đồng Phú, Thượng Vực, Văn Võ.
Phía nam giáp huyện Ứng Hòa.
Phía đông giáp xã Phú Nam An.
Phía tây giáp huyện Mỹ Đức.
Xã Hòa Chính cách trung tâm huyện lỵ khoảng 15 km về phía Đông Nam,
hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn còn nghèo nàn, đó là yếu tố hạn chế khả năng
giao lưu phát triển kinh tế của xã trong thời gian qua .
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
- 17 -
Xã Hòa Chính là một xã thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nên có địa
hình tương đối bằng phẳng, rất thuận tiện cho việc đi lại và xây dựng các công
trình của địa phương.
Phía Bắc có địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho việc sản xuất
nông nghiệp. Phía Nam là nơi tập trung các khu dân cư dọc theo sông Đáy.
Sông Đáy chảy qua xã, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp song cũng hạn chế cho việc đi lại giao lưu giữa nhân dân trong xã
với huyện Thanh Oai và Ứng Hòa.
4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết .
Hòa Chính nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ nên khí hậu ở đây mang nét

đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng mưa nhiều, mùa
đông lạnh khô hanh, cuối
mùa có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.
Nhiệt độ trung bình từ 25 – 32
0
C.
Độ ẩm không khí trung bình 60 – 70% .
Vào tháng 5, 6, 7, 8, 9 nhiệt độ cao từ 33 – 37
0
C.
Vào các tháng 12, 1, 2, 3 nhiệt độ thấp từ 12 – 22
0
C.
Nhìn chung thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng, vật
nuôi. Tuy nhiên những ngày rét đậm không khí thấp hơn 15
0
C sẽ kìm hãm sự
phát triển của cây trồng. Vào thời kỳ mưa nhiều, nước lớn dễ gây úng ngập, gây
hại cho sản xuất nông nghiệp. Khí hậu này đồng thời cũng rất thuận lợi cho các
loại sâu bệnh sinh trưởng và phát triển gây tới năng suất, sản lượng cây trồng.
4.1.1.4 Thủy văn
Xã Hòa Chính có hệ thống thủy văn rất thuận lợi cho việc tưới tiêu
phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Như sông Đáy, sông Bùi và hệ thống
kênh mương. Trong nhiều năm qua, xã thường xuyên quan tâm tới công tác làm
thủy lợi nội đồng. Được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí của huyện, Xã đã
- 18 -
tiến hành kiên cố hóa 1 số kênh mương để đẩm bảo cho việc sinh trưởng và
phát triển của cây trồng 2, 3 vụ.
4.1.2 Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1 Tài nguyên đất đai

Hòa Chính là một xã thuộc châu thổ sông Hồng, đất đai được hình
thành trên nền đất phù sa không được bồi hàng năm. Đất thịt nặng có hàm
lượng dinh dưỡng đạm lân ở mức trung bình, tầng đất khá dày nên thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.
4.1.2.2 Các loại tài nguyên khác
* Tài nguyên nước
Hòa Chính là một xã có nguồn tài nguyên nước tương đối phong phú
như: sông Đáy, sông Bùi, cá ao, hồ trong và ngoài khu dân cư, đồng thời có
nguồn nước ngầm khá
phong phú.
- Nước mặt: chủ yếu là ao hồ, đầm và nước sông Bùi, sông Đáy, nước
máng 7 phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính.
- Nước ngầm: chủ yếu được khai thác sử dụng qua hình thức giếng
khoan, lượng nước giao động theo mùa thường ở độ sâu từ 8 đến 28 m, phục vụ
nước sinh hoạt của người dân.
* Thảm thực vật
Thảm thực vật trong xã chủ yếu là lúa, các cây vụ đông, cây rau màu,
cây lâu năm và cây hàng năm khác trồng trong khu dân cư, trong các hộ gia
đình.
* Tài nguyên nhân văn
Hiện trạng dân số của xã phân bố ra 4 thôn, toàn bộ là người Kinh với
5938 nhân khẩu và 1287 hộ. Với số người trong độ tuổi lao động là 4378 người,
phong tục, tập quán lao động và sinh hoạt mang đặc trưng của người dân vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
- 19 -
4.1.3 Thực trạng môi trường
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong xã ngày càng nâng cao,
vấn đề cảnh quan môi trường, sinh thái trong xã rất được quan tâm. Tuy nhiên
về kinh phí để cải tạo thực hiện còn hạn chế, mức độ ô nhiễm gây mất cảnh
quan phần lớn do ý thức của người dân chưa cao như: vứt rác bừa bãi …để

khắc phục tình trạng đó, xã đã đang tiến hành thi công các tuyến đường còn lại
trong xã và quy hoạch các bãi đổ rác thải
4.1.4 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
4.1.4.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
Tiếp tục phát huy nguồn lực hiện của địa phương, khai thác tiềm năng
tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng từ 8-9% so
với năm 2006.
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Hòa Chính là một xã sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Diện tích gieo
trồng là 635.47 ha, năng suất ước đạt 63,45 tạ/ha/năm. Tổng sản lượng đạt 3890
tấn (năm 2006) tăng hơn so với năm 2006 là 40 tấn. Ngoài ra, trong xã trồng
các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây vụ đông ….tình hình phát triển trồng
trọt thể hiện chi tiết như sau:
- 20 -
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính của xã
năm 2007
Hạng mục ĐVT
Qua các năm
2003 2004 2005 2006 2007
I Trồng trọt
1. Lúa xuân
- Diện tích ha 305,12 311,2 310,5 305,7 302,5
- Năng suất tạ/ha 62.4 63.1 62.7 62.5 65.2
- Sản lượng tấn 1903.95 1963.67 1946.84 1910.63 1972.30
2. Lúa mùa
- Diện tích ha 330.35 324.27 324.97 329.77 332.97
- Năng suất tạ/ha 58 58.2 57.6 56.7 60.8
- Sản lượng tấn 1916.03 1887.25 1871.83 1869.80 2024.46
3. .Ngô
- Diện tích ha 27 30 24 26 28

- Năng suất tạ/ha 35.2 36.1 35.8 36.7 37.1
-S ản lượng tấn 95.04 108.3 85.92 95.42 103.88
4. Đậu tương
- Diện tích ha 15 16 16 20 22
- Năng suất tạ/ha 15 16.1 16.4 15.8 17.2
- Sản lượng tấn 22.5 25.76 26.24 31.6 37.84
5. Khoai tây
- Diện tích ha 14 15 17 15 16
- Năng suất tạ/ha 113 137 115 121 122
- 21 -
-S ản lượng tấn 158.2 205.5 195.5 181.5 195.2
6. Rau các loại
- Diện tích ha 17 15 16 18 20
- Năng suất tạ/ha 120 130 135 140 140
- Sản lượng tấn 204 195 216 252 280
Qua bảng ta thấy, diện tích gieo trồng trong những năm gần đây có sự thay
đổi theo chiều hướng giảm dần diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng có
biến động. Năm 2005 năng suất đạt bình quân 60,75 tạ/ha, đến năm 2007 năng
suất lúa đạt 63,45 tạ/ha. Bình quân lương thực trên đầu người đạt
655kg/người /năm.
Về chăn nuôi: có bước phát triển khá về tổng đàn, cơ cấu đàn, đã có nhiều
mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng công nghiệp và hướng nuôi siêu
nạc, hệ thống chuồng trại được mở rộng. Toàn xã có 279 con trâu, bò; chủ yếu
là trâu, bò cày kéo, 402 con lợn và 7399 con gia cầm các loại. Sản lượng thịt
hơi xuất chuồng cả năm là 20.1 tấn, sản lượng thịt gia cầm các loại đạt 13.3
tấn. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã được quan tâm thường
xuyên nên trong năm không có dịch bệnh xảy ra. Công tác kiểm soát vệ sinh an
toàn thực phẩm được duy trì thường xuyên đảm bảo an toàn sức khỏe người
tiêu dùng. Diện tích nuôi thả cá là 12,7 ha, sản lượng đạt khoảng 11 tấn kể cả
đánh bắt tự nhiên.

Bảng 2: Quy mô đàn gia súc, gia cầm của xã qua các năm
Hạng mục ĐVT 2005 2006 2007
1.Trâu ,bò Con 269 275 279
2. Lợn Con 398 405 402
- 22 -
3. Gia cầm Con 9523 8750 7399
Gà Con 6542 5400 4471
Vịt Con 2981 3350 2928
Ngan, ngỗng Con
4. DT nuôi thả cá Ha 12.7 12.7 12.7
Sản lượng tấn 10.5 10.7 11
5. SL lợn hơi xuất chuồng tấn 19.9 20.25 20.1
6. Sản lượng thịt gia cầm tấn 17.14 15.75 13.30
Tổng thu nhập của xã năm 2006 là 20 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đặt ra,
tăng so với năm 2005 là 0,5 triệu đồng. Trong đó, cây trồng các loại đất 6500
triệu đồng, chăn nuôi đạt 3000 triệu đồng. Bình quân thu nhập đầu người đạt
3,5 triệu đ/người /năm.
* Khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản
Giá trị thu nhập của ngành tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản năm
2007 đạt 7500 triệu đồng bằng 37,5 % tổng thu nhập toàn xã. Thu nhập của
ngành so với tổng thu nhập thì cũng trung bình nhưng với tiềm năng của xã
trong tương lai cơ cấu ngành tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản sẽ có xu
hướng tăng lên, là cơ sở để phát triển thành ngành kinh tế có vị trí trong cơ cấu
kinh tế của xã.
Trong từng thôn hiện đang hình thành các tụ điểm kinh tế lấy sản xuất
TTCN làm nguồn thu chính như: nghề mây tre giang đan, dệt len, cánh kiến.
Riêng mây tre giang đan được phát triển rộng rãi trên địa bàn toàn xã, ngành
xây dựng như thợ nề, thợ mộc ngày càng phát triển mạnh. Hằng năm có hàng
trăm lao động đi làm ở các doanh nghiệp và ngành nghề khác, vật liệu xây dựng
vẫn đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch, việc làm, tăng thu nhập cho người lao người lao

động. Ngoài ra trong xã còn có các nghề như: may mặc, xay xát, nghề mộc, vận
tải, sửa chữa…nhìn chung các ngành nghề đã và đang phát triển và cần được
đầu tư nhiều hơn.
* Khu vực thương mại, dịch vụ
- 23 -
Công tác dịch vụ được duy trì thường xuyên và không ngừng phát triển,
đảm bảo hàng tiêu dùng, giống, vốn, vật tư, phân bón, khuyến nông, bảo vệ sản
xuất, nguồn nước, làm đất…đáp ứng yêu cầu phục vụ sinh hoạt, nâng cao sản
xuất đời sống của nhân dân. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, mặt hàng
phong phú, mua bán thuận lợi phục vụ nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời
sống nhân dân. Thu nhập từ các dịch vụ và thu nhập khác năm 2007 đạt 3000
triệu đồng.
- Về cơ cấu kinh tế hiện tại của xã như sau:
Tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 20000 triệu đồng. Trong đó:
+ Ngành nông nghiệp đạt 9500 triệu đồng chiếm 47,5%.
+ Ngành TTCN-XDCB đạt 7500 triệu đồng chiếm 37,5%.
+ Các dịch vụ và thu nhập khác đạt 3000 triệu đồng chiếm 15%.
Nhìn chung, nền kinh tế của xã Hòa Chính đang từng bước phát triển,
tuy nhiên cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn cao. Cần phát huy hơn nữa thế
mạnh của ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó còn
có một số mặt chưa đạt được như việc triển khai thực hiện một số dự án về phát
triển kinh tế - xã hội còn chậm, thậm chí có dự án thực hiện chưa có hiệu quả.
Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng còn hạn chế, chưa có mô
hình thí điểm. Công tác tổ chức giải tỏa dòng chảy, xử lý vi phạm hành lang
bảo vệ đê, đường đạt tỷ lệ thấp, hiệu quả chưa cao.
4.1.4.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Tính đến tháng 10/2007 trong xã có tổng số dân là 5076 khẩu nông
nghiệp và 862 khẩu phi nông nghiệp, số người trong độ tuổi lao động là 4378
người. Tổng số hộ trong toàn xã tình đến tháng 10/2007 là 1287 hộ. Trong đó
số hộ nông nghiệp là 1100 hộ.

Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm được quan tâm. Từ những
kết quả tổ chức thực hiện các đề án, dự án, tổ chức các lớp chuyển giao KHKT,
thông tin giới thiệu tìm việc làm đạt kết quả đã góp phần đưa tỷ lệ người có
- 24 -
việc làm thường xuyên đạt 90%, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên, cơ
cấu lao động từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực.
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và
nâng cao. Hiện trạng dân số, số hộ của xã cụ thể như bảng sau:
Bảng 3: Biến động dân số qua các năm
- 25 -
Hạng mục ĐVT 2005 2006 2007
1.Tổng số nhân khẩu người 5843 5899 5938
a.Số khẩu nông nghiệp người 4995 5044 5076
b.Số khẩu phi nông nghiệp người 848 855 862
2. Tổng số hộ hộ 1264 1275 1287
a.Số hộ nông nghiệp hộ 1078 1088 1100
b.Số hộ phi nông nghiệp hộ 186 187 187
3.Số người trong độ tuổi lđ Lđ 4300 4347 4378
a.Lao động nông nghiệp Lđ 3723 3763 3791
b.Lao động phi nông nghiệp Lđ 577 584 587
4.Tổng số nóc nhà Nóc
nhà
1075 1080 1092
5.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0.99 1.02 1.09
a.Số người sinh trong năm người 90 85 90
b.Số người chết trong năm người 32 25 25
6.Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 0.14 0.10 0.00
a.Số người chuyển đến cơ học người 26 23 28
b.Số người chuyển đi trong
năm

người 34 29 28
7.Tỷ lệ phát triển dân số % 1.13 1.12 1.09

Qua bảng trên ta thấy, xã Hòa Chính trong năm gần đây, tỷ lệ phát triển
dân số theo xu hướng giảm, từ 1,13% năm 2005 xuống còn 1,09% năm 2007.
4.1.4.3 Thực trạng phát triển khu dân cư

×