Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

quy trình thanh toán bằng lc khi xuất khẩu khoáng sản tại công ty xuất nhập khẩu khoáng sản đông dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.26 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang
từng bước hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Kể từ năm 1986, với
chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các hoạt
động xuất nhập khẩu ngày càng được chú trọng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lần
lượt ra đời và đảm nhận nhiệm vụ là cầu nối giữa người tiêu dùng trong nước và người
tiêu dùng nước ngoài.
Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng phải trải qua rất
nhiều giai đoạn: tìm đối tác, đàm phán, kí hợp đồng, thực hiện hợp đồng, khiếu nại.
Trong đó thanh toán là khâu tương đối phức tạp và quyết định trực tiếp đến việc luân
chuyển nguồn vốn nhanh hay chậm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất
nhập khẩu. Khi tham gia hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp có thể lựa chọn rất
nhiều phương thức thanh toán như: ghi sổ, chuyển tiền, L/C ( tín dụng thư) tùy thuộc
vào mối quan hệ của các bên hay tập quán thương mại. Ngày nay, người ta không chỉ
giao dịch với những khách hàng lân cận mà còn hướng cả tới những khách hàng ở
nhiều đất nước khác nhau. Vì thế, khi giao dịch và đặc biệt là trong khâu thanh toán,
người ta đa phần hướng đến sự an toàn, ít rủi ro. Và phương thức thanh toán bằng thư
tín dụng đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay nhờ vào sự an
toàn và chắc chắn của nó.
Nhận thức được điều này, cùng với yêu cầu kiến tập của nhà trường, em quyết
định chọn đề tài: “Quy trình thanh toán bằng L/C khi xuất khẩu khoáng sản tại Công ty
XNK Khoáng sản Đông Dương” gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về Công ty XNK Khoáng sản Đông Dương
Chương 2: Quy trình thanh toán bằng L/C khi xuất khẩu khoáng sản tại Công ty
XNK Khoáng sản Đông Dương
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C khi xuất khẩu
tại Công ty XNK Khoáng sản Đông Dương
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 1
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
Để hoàn thiện tốt đề tài này, trước hết, em xin cám ơn Ban Giám Đốc và phòng


kinh doanh Xuất Nhập Khẩu công ty XNK Khoáng sản Đông Dương đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em kiến tập tại công ty trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cám
ơn tới các cô chú và các anh chị: Vũ Ngọc Hưởng, Lê Thị Tuyến, Nguyễn Thị Hà đã
nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, cung cấp số liệu, chứng từ và chỉ dạy những
kinh nghiệm quý báu trong quá trình em kiến tập tại công ty.
Em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Cương – người đã hết lòng hướng dẫn,
đóng góp ý kiến, giải đáp những thắc mắc cho em trong quá trình viết đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài nhưng do thời gian kiến tập ngắn cùng với
sự hiểu biết còn hạn hẹp, nên bài báo cáo kiến tập này không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong quý thầy cô đóng góp ý kiến thêm để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Vân Anh
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 2
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XNK KHOÁNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Đông Dương.
Tên tiếng Anh: DONG DUONG MINERAL IMPORT EXPORT COMPANY
LIMITED.
Loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn.
Địa chỉ: số 5/56 ngõ 105 phố Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà
Nội.
Mã số thuế : 0105283726
Số giấy phép đăng ký kinh doanh : 0105283784
Ngày đăng ký kinh doanh : 16/05/2011.
Người đại diện : Nguyễn Văn Tuân.
Liên hệ: + Điện thoại : 008-4-73035888

+ Fax : 008-4-37938083
Lĩnh vực hoạt động : Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
Danh mục các sản phẩm kinh doanh: Ferro Silicon dạng cục; Ferro Manganese,
Silicon Metal, Silicon Carbide.
Email:
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 3
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
Được chính thức thành lập vào năm 2011, nhưng Công ty XNK Khoáng Sản
Đông Dương đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty có uy tín tại Việt Nam
chuyên kinh doanh các dòng sản phâm về Fero. Tuy chỉ mới thành lập nhưng nhờ vào
phương châm lấy chữ tín làm trọng, lấy quyền lợi và sự hài lòng của khách hàng làm
mục tiêu hàng đầu cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có trình độ chuyên môn
cao, công ty đã từng bước ổn định và phát triển lớn mạnh, đáp ứng được hầu hết những
yêu cầu khắt khe của thị trường.
1.2. Các dòng sản phẩm chủ yếu và khả năng cung ứng của công ty
1.2.1. FeSi 75%:
Hàm lượng Si tối thiểu là 75%, hàm lượng Al tối đa là 2.0%, hàm lượng C tối
đa là 0.2%, hàm lượng S-0.02%, hàm lượng P tối đa là 0.04%.
1.2.2. FeSi 72%:
Hàm lượng Si tối thiểu là 72%, hàm lượng Al tối đa là 2.0%, hàm lượng C tối đa
là 0.2%, hàm lượng S-0.02%, hàm lượng P tối đa là 0.04%.
1. 2.3. FeSi 65%:
Hàm lượng Si tối thiểu là 65%, hàm lượng Al tối đa là 2.0%, hàm lượng C tối đa
là 0.2%, hàm lượng S-0.02%, hàm lượng P tối đa là 0.04%.
Khả năng cung ứng FeSi của công ty là : 2000 MT/tháng.
1.2.4. Si Metal 553:
Hàm lượng Si tối thiểu là 98.5%, hàm lượng Al tối đa là 0.5%, hàm lượng Fe tối
đa là 0.5%, hàm lượng Ca là 0.3%.
Khả năng cung ứng của công ty là : 500 MT/tháng.
1.2.5. Black SiC 90%:

Hàm lượng SiC tối thiểu là 90%, hàm lượng F.C tối đa là 2.5%, hàm lượng
Fe
2
O
3
tối đa là 2%.
Khả năng cung ứng của công ty là : 500 MT/tháng.
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 4
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
2. Bộ máy tổ chức hành chính của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản
Đông Dương
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản
Đông Dương
BAN GIÁM ĐỐC
P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
P.XUẤT NHẬP KHẨU

( Nguồn: tác giả tự tổng
hợp)
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 5
NHÂN VIÊN CHUYÊN
HÀNG LẺ
NHÂN VIÊN
CHUYÊN HÀNG
CONTAINER
NHÂN VIÊN
HIỆN TRƯỜNG
NHÂN VIÊN
LÀM CHỨNG

TỪ
NHÂN VIÊN
HIỆN TRƯỜNG
NHÂN VIÊN
LÀM CHỨNG
TỪ
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Đông Dương tổ chức theo mô
hình trực tuyến chức năng, quyền quyết định tập trung chủ yếu ở Ban giám đốc, trách
nhiệm quản lý do các phòng ban chức năng, các trưởng phòng thực hiện.
Để thống nhất công tác quản lý, tạo sự xuyên suốt trong quá trình điều hành
hoạt động cũng như nâng cao tính hiệu quả từng chức năng và nhiệm vụ của các phòng
ban, Ban lãnh đạo được qui định như sau:
2.1. Ban giám đốc
Trực tiếp tổ chức và điều hành những hoạt động của công ty theo đúng luật,
đúng điều lệ của công ty. Đồng thời xác định mục tiêu, xây dựng phương hướng phát
triển của công ty ở mọi lĩnh vực công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư phát triển.
2.2. Bộ phận kế toán
Ghi chép đầy đủ chứng từ, cập nhật sổ sách chứng từ kế toán theo quy định của
pháp luật, phản ánh chân thực chính xác các số liệu về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Tổ chức thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn, tài
sản và vật tư sai mục đích.
Quản lý ngân sách các phòng ban, theo dõi tình hình hoạt động của công ty dựa
vào các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
2.3. Phòng tổ chức hành chính
Theo dõi quan sát các vấn đề hành chính của cơ quan, thực hiện công tác lưu trữ
văn thư, quản lý kho, phân bố những trang thiết bị phục vụ cho cơ quan.
2.4. Phòng xuất nhập khẩu

Tiếp nhận đơn đặt hàng, làm thủ tục chứng từ, đảm bảo thủ tục hợp lệ để giao
nhận hàng hóa, phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ làm việc với các cơ quan chức năng
liên quan ( Hải quan, Bộ công thương, Trung tâm kiểm định chất lượng hàng hóa…).
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 6
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
Tiến hành các hoạt động nhằm chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng
hiện tại, đồng thời lập kế hoạch khai thác những khách hàng tiềm năng khác.
Phòng xuất nhập khẩu chia làm 2 mảng nhỏ là nhân viên chuyên hàng container
và nhân viên chuyên hàng lẻ. Mỗi loại có các nhân viên chứng từ ở văn phòng và nhân
viên đi thực tế.
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 7
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG L/C KHI XUẤT KHẨU KHOÁNG
SẢN TẠI CÔNG TY XNK KHOÁNG SẢN ĐÔNGDƯƠNG
Trong hầu hết các hợp đồng xuất khẩu khoáng sản tại Công ty XNK Khoáng sản
Đông Dương thì khâu thanh toán chủ yếu là bằng phương thức L/C (phương thức tín
dụng chứng từ) và tất cả đều dùng L/C không huỷ ngang để thanh toán. Trong phương
thức này, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ chi hộ mà còn là người đại
diện bên nhập khẩu và thanh toán tiền hàng cho công ty. Nhờ những ưu điểm đó,
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức thanh toán hữu
hiệu cho cả hai bên. Phương thức thanh toán tín dung chứng từ là một sự thỏa thuận mà
trong đó một Ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người
xin mở tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng
lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong
phạn vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ
thanh toán phù hơp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Qua quá trình tìm
hiểu thực tế, em xin phân tích quy trình thanh toán bằng L/C khi thực hiện hợp đồng
xuất khẩu số DD/WH01- 2012 ngày 25/05/2012.
1. Giới thiệu chung về hợp đồng số DD/WH01- 2012

• Hợp đồng: xuất khẩu FeSi số DD/WH01- 2012 ngày 15/05/2012, ngày hết hạn
32/12/2012.
• Bên bán: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Đông Dương.
• Bên mua: STRONG CROWN TRADING LIMITED (Đài Loan).
• Tên hàng, quy cách phẩm chất: Fero silic dạng cục hàm lượng Si >=75%, hàng mới
100%, mã số hàng hoá là 72022100 có xuất xứ từ Trung Quốc với số lương 100 mét
tấn( +/-5%).
• Giá cả: 1273 USD/ mét tấn.
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 8
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
• Đặc điểm chuyên chở: chở bằng 5 container 20 feet.
• Cảng xếp hàng: cảng Hải Phòng, Việt Nam.
• Cảng dỡ hàng: cảng Kaohsiung, Đài Loan.
• Điều kiện giao hàng: CNF.
• Loại hình: XTA20 Tái xuất (hàng tạm nhập tái xuất).
• Phương thức thanh toán: bằng L/C không huỷ ngang, trả ngay bằng điện/điện báo
thông qua một ngân hàng có uy tín tại Đài Loan và L/C phải được mở trong vòng 8
ngày kể từ ngày kí hợp đồng.
2. Quy trình thanh toán bằng L/C tại Công ty XNK Khoáng Sản Đông Dương
Sơ đồ 2.1. Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ
(2)
(1) (3)
(6)
(5)
(4)
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Trong đó:
(1). Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản L/C gốc cho người
bán (công ty)
(2). Giao hàng

(3). Lập và xuất trình bộ chứng từ thanh toán
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 9
NGƯỜI BÁN
(CÔNG TY)
NGƯỜI MUA
NHTB (NGÂN HÀNG
QUÂN ĐỘI)
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
(4). Chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng phát hành ở nước người mua
(5). Tiến hành thủ tục thanh toán
(6). Chuyển bộ chứng từ giao hàng cho người mua đi nhận hàng
Theo như sơ đồ trên, khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, yêu cầu thanh toán bằng
L/C thì công ty phải tiến hành các công việc sau:
2.1. Tiếp nhận thông báo L/C và sửa đổi L/C (nếu có)
Sơ đồ 2.2. Quy trình thông báo L/C

yêu cầu phát hành L/C
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Trong đó:
• Ngân hàng phát hành là LAND BANK của Đài Loan.
• Ngân hàng trung gian là CITIBANK, địa chỉ 17 Ngô Quyền, Hà Nội.
• Ngân hàng thông báo là Ngân hàng TMCP Quân Đội MBBANK, chi nhánh
Thăng Long, địa chỉ 164 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.
Sau khi kí hợp đồng, công ty phải nhanh chóng giục người mua mở L/C. Ngân
hàng phát hành (mở) L/C sẽ mở L/C theo yêu cầu của người mua và thông qua ngân
hàng trung gian ở Việt Nam là CITIBANK chuyển bản L/C gốc cho ngân hàng thông
báo là ngân hàng TMCP Quân Đội MBBANK. Khi nhận được điện thông báo thư tín
dụng cùng bản L/C gốc, MBBANK sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận

được cho công ty dưới hình thức văn bản.
Ngân hàng thông báo chỉ phải chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bản bức
điện đó. Ở cuối bức điện có ghi rõ: “This is solely an advice and conveys no
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 10
CÔNG TYNGÂN HÀNG
THÔNG BÁO
NGÂN HÀNG
TRUNG GIAN
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH
NGƯỜI MUA
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
engagement by us” (thông báo này cùng với thư tín dụng gửi tới quý công ty không
kèm theo bất kì cam kết nào từ phía chúng tôi). Công ty cần phải theo dõi các bức điện
báo, telex, fax hàng ngày để nhận được thông báo một cách kịp thời. Công ty phải trả
phí thông báo cho ngân hàng TMCP Quân Đội (đã bao gồm VAT) là 55USD.
Thông báo này phải tuân thủ “Quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng
từ” bản sửa đổi năm 2007, số 600 của Phòng Thương mại Quốc Tế (UCP 600).
2.2. Kiểm tra tính pháp lí của L/C
Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín
dụng chứng từ. Nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng mà công
ty cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại nếu giao
hàng theo yêu cầu của L/C thì sẽ vi phạm hợp đồng. Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng
mua bán đã thoả thuận giữa công ty và bên Đài Loan. Công ty cần phải đối chiếu kĩ với
hợp đồng xem có điều khoản nào khác với các quy định trong hợp đồng họăc có gây
bất lợi cho mình không. Trong trường hợp không đồng ý với bất cứ điều khoản hay
điều kiện nào hoặc vì một lý do nào đó mà không có khả năng thực hiện bất cứ một
điều khoản nào của Thư tín dụng thì công ty phải cử người liên hệ ngay với người yêu
cầu phát hành Thư tín dụng và yêu cầu họ sửa đổi cho phù hợp.
Các nội dung L/C cần kiểm tra kỹ:

(1). Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C
Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên qua đến
L/C và để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. Số hiệu L/C
theo hợp đồng này là 2XOBU1/00142/051.
Ðịa điểm mở L/C: có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh
chấp ( nếu có), theo thông báo công ty nhận được thì địa điểm mở là Đài Loan (nước
người nhập khẩu).
Ngày mở L/C : là căn cứ để công ty kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C
đúng hạn hay không. Ngày phát hành là 23/5/2012 đã đúng như yêu cầu trong hợp
đồng (L/C phải được mở trong vòng 8 ngày kể từ ngày kí hợp đồng 15/5/2012).
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 11
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
(2). Tên ngân hàng mở L/C (opened by )
Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra xem tên và địa chỉ ngân hàng mở L/C có thật
không. Còn công ty kiểm tra xem L/C có được mở đúng tại ngân hàng như đã thoả
thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay không. Theo như bản thông báo thì
L/C được mở tại ngân hàng LAND BANK của Đài Loan, và hoàn toàn phù hợp với
yêu cầu của hợp đồng là L/C phải được mở tại một ngân hàng có uy tín.
(3). Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo
Ngân hàng thông báo là ngân hàng TMCP Quân Đội MBBANK, chi nhánh
Thăng Long, địa chỉ 164 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội, mã SWIFT:
MSCBVNVX.
(4). Tên và địa chỉ người thụ hưởng (in favor of )
Công ty phải kiểm tra tên và địa chỉ của mình có chính xác không. Trong bản
thông báo là DONG DUONG MINERAL IMPORT EXPORT (Công ty TNHH Xuất
Nhập Khẩu Khoáng Sản Đông Dương, số 5/56 ngõ 105 phố Doãn Kế Thiện, phường
Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) là hoàn toàn phù hợp.
(5). Tên và địa chỉ người mở L/C (by order of )
Theo bản thông báo là công ty nhập khẩu STRONG CROWN TRADING
LIMITED tại Đài Loan mở.

(6). Số tiền của L/C ( amount)
Số tiền của L/C vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và đã thống nhất với nhau.
Tên của đơn vị tiền tệ ghi rõ ràng, công ty phải kiểm tra kỹ xem có phù hợp với hợp
đồng không. Trong bản thông báo là 127300 USD và trong hợp đồng là 127300 USD
(+/- 5%).
(7). Loại L/C ( form of documentary credit)
Trong mục 10A (form of doc credit) có ghi rõ loại L/C là irrecocable (L/C
không huỷ ngang). Điều này hoàn toàn trùng khớp với bản hợp đồng và không gây ra
bất cứ khó khăn nào cho công ty cũng như đảm bảo sự an toàn cho lô hàng. Với loại
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 12
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
L/C này công ty có thể yên tâm rằng L/C muốn được sửa đổi thì phải được sự đồng ý
của công ty.
(8). Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C
Khi kiểm tra phải lưu ý: Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở L/C ( date
of issue) và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, thường được tính bằng
khoảng thời gian giao hàng cộng với thời gian lập và kiểm tra chứng từ của người bán,
cộng với thời gian lưu giữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng người bán qua ngân hàng
mở L/C. Trong đó:
- Ngày mở L/C là 23/5/2012
- Ngày giao hàng muộn nhất là 15/6/2012
- Ngày hết hiệu lực của L/C là 15/7/2012
- Thời gian lập bộ chứng từ của công ty trung bình khoảng 4-6 ngày
- Thời gian lưu giữ chứng từ tại MBBANK là 2 ngày
- Số ngày chuyển chứng từ bằng chuyển phát nhanh DHL từ Việt Nam đi Đài
Loan mất khoảng 3-4
- Số ngày chuyển chứng từ bằng thư đảm bảo từ VIệt Nam đến Đài Loan hết 6-8
ngày
Như vậy khoảng thời gian từ khi giao hàng đến khi ngân hàng phát hành nhận
được bộ chứng từ của công ty nhiều nhất mất 20 ngày trong khi đó 30 ngày sau ngày

giao hàng muộn nhất thì L/C mới hết hiệu lực. Điều này cho thấy công ty hoàn toàn có
thể thực hiện được hợp đồng này.
Ðịa điểm hết hiệu lực : in beneficiary country (tại nước người thụ hưởng hay tại
Việt Nam).
(9). Thời hạn giao hàng ( shipment date or time of delivery)
Công ty cần phải kiểm tra xem thời gian giao hàng quy định hợp đồng và trong
L/C có trùng khớp với nhau không. Nhân viên phòng xuất nhập khẩu của công ty đã
kiểm tra và cho kết quả là hoàn toàn phù hợp khi trong hợp đồng quy định ngày giao
hàng là vào hoặc trước 15/6/2012 còn trong L/C quy định ngày giao hàng muộn nhất là
15/6/2012.
(10). Cách giao hàng và cách vận tải
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 13
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
Cả trong hợp đồng và L/C đều quy định rằng không được phép giao hàng nhiều
lần (partial shipment: not allowed) và được phép chuyển tải dọc đường ( transhipment:
allowed).
(11). Phần mô tả hàng hoá ( Description of goods)
Công ty phải kiểm tra tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng, giá
cả hàng hoá phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã thoả thuận không và mình có năng
lực thực hiện hay không. Kết quả kiểm tra cho thấy mục này cũng giống như trong hợp
đông đã nêu trên, không có điểm gì khác biệt và không phải chỉnh sửa lại.
• Hàng hoá: Fero silic dạng cục hàm lượng Si >=75%, hàng mới 100% có hàm lượng Si
tối thiểu là 75%, hàm lượng Al tối đa là 1.5%, hàm lượng C tối đa là 0.2%, hàm lượng
S-0.02%, hàm lượng P tối đa là 0.03%.
• Mã số hàng hoá: 72022100 có xuất xứ từ Trung Quốc
• Số lương: 100 mét tấn( +/-5%)
• Mức giá: 1273 USD/MT CNF CY cảng KAOHSIUNG, Đài Loan
(12). Các chứng từ thanh toán ( documents for payment)
Tại mục 46 A trong thông báo thư tín dụng có đề cập đến các chứng từ sau:
 3 bản gốc hoá đơn thương mại đã kí

 3 phiếu đóng gói ghi rõ số, trọng lượng tịnh, tổng trọng lượng của mỗi container
 1 bộ gồm 3 bản gốc vận đơn đường biển đã xếp theo lệnh của ngân hàng phát hành có
đóng dấu: “freight prepaid” và thông báo cho người mua
 1 bản gốc C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam phát hành
 1 bản gốc giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng do SGS Việt Nam phát
hành
 1 giấy xác nhận của người hưởng lợi (công ty) về việc gửi 1 bộ copy các chứng từ nêu
trên cho JEANIE tại địa chỉ WELHUNT.COM.TW trong vòng 3 ngày làm việc sau
ngày giao hàng 15/6/2012. Khoản này trong hợp đồng không yêu cầu nhưng công ty
hoàn toàn có thể đáp ứng được mà không gây ra bất lợi hay khó khăn nào cho công ty.
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 14
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
Vì thế nên điều khoản này có thể chấp nhận được và công ty cần phải chuẩn bị đủ bộ
chứng từ theo như quy định trong L/C nên trên để được thanh toán.
2.3. Tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ theo quy định của L/C
Theo hợp đồng, công ty sẽ phải đóng hàng vào 5 container 20 feet và giao hàng
theo phương thức nhận nguyên giao nguyên.
Sơ đồ 2.3. Quy trình giao hàng bằng container
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Ngày 11/6/2012 sau khi công ty đã chuẩn bị xong hoá đơn thương mại và phiếu
đóng gói thì sẽ cử nhân viên đến Chi cục Hải quan thành phố Hải Phòng để khai báo
các chi tiết về hàng hoá với cơ quan hải quan. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ và chính xác
của các dữ liệu được truyền, cán bộ Hải quan tiến hành việc phân luồng tờ khai và
phản hồi cho công ty
+ Luồng Xanh: cho phép thông quan.
+ Luồng Vàng điện tử: xuất trình hồ sơ điện tử.
+ Luồng Vàng giấy: xuất trình hồ sơ giấy.
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 15
Thuê và vận chuyển container rỗng về kho

Đóng đủ hàng vào các container, đánh kí mã
hiệu và kí hiệu chuyên chở
Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp
chì theo quy chế xuất khẩu
Vận chuyển container và giao cho người
chuyên chở, nhận B/L
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
+ Luồng Đỏ: xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để kiểm tra.
Lô hàng lần này được phân luồng đỏ: xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để kiểm
tra. Do đó nhân viên của công ty tiến hành in tờ khai Hải quan điện tử và chuẩn bị hồ
sơ giấy, phải xuất trình phiếu đóng gói, tờ khai nhập để kiểm tra chi tiết. Ngoài những
thông tin đã được nêu trong hợp đồng, tờ khai hải quan điện tử còn chỉ rõ khối lượng
thực giao của công ty la 100.86 kg kèm theo chi tiết phụ lục các container đính kèm.
Ngày 15/6/2012, sau khi giao hàng và lấy được vận đơn sạch, đã xếp hàng lên
tàu thì nhân viên công ty sẽ mang vận đơn này đến Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam để xin cấp C/O, đến SGS Việt Nam xin phát hành giấy chứng nhận số lượng,
trọng lượng, chất lượng. Đồng thời công ty phải lập 1 hối phiếu trả ngay gửi tới người
nhập khẩu. Giá trị ghi trong hối phiếu này trùng với giá trị trong tờ khai hải quan điện
tử mà công ty đã khai báo ngay 11/6/2012.
Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán triệt là:
nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình
thức. Theo yêu cầu của L/C, công ty đã lập 1 giấy xác nhận về việc gửi 1 bộ copy các
chứng từ nêu trên cho JEANIE tại địa chỉ WELHUNT.COM.TW ngày 15/6/2012.
2.4. Xuất trình bộ chứng từ yêu cầu thanh toán
Sơ đồ 2.4. Quy trình thanh toán dựa vào bộ chứng từ
2. Kiểm tra BCT
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 16
NGÂN HÀNG
THÔNG BÁO
NGÂN HÀNG PHÁT

HÀNH
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
1.Chuyển 3. Thanh toán
BCT
BCT hợp lệ
BCT không hợp lệ
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Công ty sau khi lập bộ chứng từ đầy đủ như yêu cầu của L/C sẽ chuyển tới ngân
hàng thông báo là MBBANK. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng này sẽ gửi chúng
tới ngân hàng phát hành, ngược lại nếu bộ chứng từ có điểm không hợp lệ thì
MBBANK phải thông báo cho công ty và chờ những hướng dẫn cụ thể tiếp theo. Ngân
hàng phát hành tiến hành kiểm tra bộ chứng từ được gửi tới, nếu hợp lệ thì yêu cầu
MBBANK thanh toán cho công ty. Đối với hợp đồng nêu trên, công ty đã xuất trình 1
bộ chứng từ sạch và sau 5 ngày công ty được thanh toán (báo có vào tài khoản của
công ty tại ngân hàng).
3. So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn
Trong quá trình học tập tại trường, em đã được thầy cô hướng dẫn lý thuyết về
“nghiệp vụ và quy trình thanh toán bằng L/C”. Quá trình kiến tập tại Công ty XNK
khoáng sản Đông Dương với đề tài “Quy trình thanh toán bằng L/C khi xuất khẩu
khoáng sản tại Công ty XNK Khoáng sản Đông Dương” đã giúp em đưa ra những so
sánh giữa lý thuyết đã học và thực tế. Về cơ bản các bước trong quy trình thanh toán
này khá giống với lý thuyết mà em đã được tìm hiểu trong quá trình học các môn học
liên quan. Tuy nhiên có thể rút ra một vài điểm khác biệt như sau:
 Không chỉ có hai ngân hàng là ngân hàng phát hành (đại diện cho bên mua) và ngân
hàng thông báo (đại diện cho bên bán) mà còn có thêm một ngân hàng trung gian (CITI
BANK) làm nhiệm vụ chuyển thông báo thư tín dụng và L/C gốc đến ngân hàng thông
báo.
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 17
CÔNG TY
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương

 Khi kiểm tra các điều khoản của L/C, phải dựa trên cơ sở hợp đồng giữa hai bên và
UCP (nếu có yêu cầu) nhưng không nhất thiết phải giống hệt. Trong L/C có thể có
thêm một hoặc một vài điều kiện không có trong hợp đồng nhưng nếu những điều kiện
đó là dễ dàng thực hiện và không gây ra sự bất lợi nào cho người bán thì người bán nên
chấp nhận, không cần phải yêu cầu sửa đổi lại để tránh gây mất thời gian, thực hiện
hợp đồng một cách nhanh chóng.
 Một điểm khác biệt nhỏ về phần điều kiện giao hàng. Trong hợp đồng này, công ty xuất
khẩu khoáng sản theo điều kiện CNF. Qua quá trình tìm hiểu môn Giao dịch thương
mại quốc tế cùng bản INCOTERMS 2010 (các quy tắc của ICC sử dụng các điều kiện
thương mại quốc tế và nội địa) thì CNF không được đề cập đến. Theo giải thích của
nhân viên phòng Xuất nhập khẩu thì CNF về bản chất thì giống với điều kiện CIF chỉ
khác một điểm duy nhất là theo điều kiện CNF thì người bán (công ty) chỉ phải chịu
tiền hàng và cước phí chứ không phải chịu phí bảo hiểm như trong điều kiện CIF mà
em đã được học.
Quá trình kiến tập giúp em hiểu rằng lý thuyết khi áp dụng vào thực tế sẽ có rất
nhiều vấn đề nảy sinh, đòi hỏi chúng ta phải đi vào thực tế, tìm hiểu, nắm bắt thông tin
về ngành chúng ta một cách chính xác kết hợp với khả năng ứng xử nhanh nhạy, linh
hoạt trước mọi tình huống thì mới có thể hoàn thành tốt công việc.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BẰNG L/C KHI
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XNK KHOÁNG SẢN
ĐÔNG DƯƠNG
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 18
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
1. Đánh giá quy trình thanh toán bằng L/C tại Công ty XNK Khoáng sản Đông
Dương
1.1. Thành tựu
 Hoạt động thanh toán tại công ty diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, có sự dồng
nhất cao giữa các phòng ban trong công ty ngay từ giai đoạn kí kết hợp đồng xuất nhập
khẩu.

 Do có đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình và rất am hiểu về nghiệp vụ thanh toán nên
khâu lập bộ chứng từ thanh toán hầu hết đều đáp ứng đúng yêu cầu của L/C và được
ngân hàng chấp nhận thanh toán.
1.2. Hạn chế
Quy trình thanh toán bằng L/C đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận rất cao, hơn nữa, do
mới đựơc thành lập năm 2011 nên công ty cũng gặp phải một số hạn chế như:
 Về việc kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hay đối chiếu các điều khoản của L/C với hợp
đồng thương mại, các nhân viên có thể bỏ sót một số chi tiết nhỏ khi kiểm tra. Người
nhập khẩu có thể lợi dụng sự thiếu sót này để từ chối thanh toán gây ra sự kéo dài thời
gian nhận được tiền thanh toán cho công ty.
 Trang thiết bị, cơ sở vật chất của công ty còn yếu nên việc luân chuyển bộ chứng từ
vẫn còn kéo dài.
 Do việc tạo lập mối quan hệ cần nhiều thời gian và công ty hiện tại chủ yếu giao dịch
với những khách hàng lần đầu nên yêu cầu thành lập bộ chứng từ còn khá khắt khe với
công ty.
2. Giải pháp để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại công ty
Phương thức thanh toán hợp đồng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng
từ đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới
thành lập, chưa có các mối quan hệ rỗng rãi mà thường là quan hệ giao dịch lần đầu
với nhau. Vì thế, đối với Công ty XNK Khoáng sản Đông Dương thì đây là phương
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 19
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
thức thanh toán chủ yếu và cần phải xây dựng các giải pháp để ngày một hoàn thiện và
đạt hiệu quả cao hơn. Em xin đề xuất một số giải pháp với công ty như sau:
 Kiểm tra kỹ L/C ngay khi nhận được, nếu phát hiện có điều khoản mập mờ, không rõ
ràng, khó thực hiện thì yêu cầu sửa đổi, tu chính kịp thời nhằm tránh việc không thanh
toán được tiền.
 Tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lô hàng, quá trình giao hàng cũng như có những
quy định cụ thể đối với bộ chứng từ xuất trình. Cố gắng thiết lập các mối quan hệ với
nhiều đối tác khác nhau.

 Chuẩn bị và tổ chức lập bộ chứng từ trên cơ sở nắm vững kiến thức chuyên môn, các
quy tắc của UCP và sử dụng danh mục kiểm tra chứng từ (Checklist) để đối chiếu khi
lập chứng từ và gửi nội dung mà các chứng từ phải tuân thủ cho người chuyên chở,
công ty bảo hiểm, phòng thương mại… để lập các chứng từ tương ứng cho phù hợp với
yêu cầu.
 Đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc luân chuyển chứng từ một cách
nhanh nhất.
Thực tiễn lập bộ chứng từ và thanh toán bằng L/C rất phức tạp, đòi hỏi bộ phận
chuyên môn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có kinh nghiệm và am hiểu pháp
luật về thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế. Có như vậy mới hạn chế đáng kể các
rủi ro phát sinh khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thị trường có tính chất thường xuyên thay đổi như hiện nay,
cùng với môi trường cạnh tranh khốc liệt, để công ty có thể đứng vững và không ngừng
phát triển, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh của mình, công ty cần đưa ra và
thực hiện các chính sách thanh toán phù hợp. Đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn cho
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 20
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
công ty. Để làm được điều này, công ty cần có sự nỗ lực làm việc của tất cả các thành
viên trong công ty đông thời mỗi cá nhân trong công ty phải luôn tự ý thức về vai trò
cũng như trách nhiệm của mình trong công việc.
Khoảng thời gian kiến tập tại công ty đã giúp em kiểm chứng lại những kiến
thức đã được học ở trường, liên hệ lý thuyết vào thực tế và tìm ra điểm khác biệt giữa
chúng. Mặc dù chỉ là khoảng thời gian ngắn nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của các
cô chú, anh chị trong công ty mà em đã tích lũy nhiều điều, góp phần hoàn thiện kiến
thức chuyên môn của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Nhà trường, thầy Nguyễn Cương, Ban
giám đốc và toàn thể các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành đề tài kiến tập
giữa khóa này.
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 21

Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Lao động - xã hội,
trang 323.
2/ Vũ Hữu Tửu (2009), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục,
trang 225.
3/ Khoa tiếng anh –trường Đại học Ngoại Thương, English for Specific Purposes II,
trang 22.
4/ Hợp đồng cùng bộ chứng từ tương ứng của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khoáng
Sản Đông Dương.
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 22
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
NHẬT KÝ KIẾN TẬP
Theo yêu cầu kiến tập của nhà trường đối với sinh viên năm 3, trong 5 tuần vừa
qua (02/07/2012 – 05/08/2012) em đã kiến tập tại phòng Xuất nhập khẩu, Công ty
TNHH Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Đông Dương. Trong thời gian này em đã thực
hành những công việc sau:
Tuần 1 (02/07/2012 – 08/07/2012)
• Liên hệ tìm kiếm công ty kiến tập.
• Liên hệ được với công ty TNHH XNK Khoáng sản Đông Dương.
• Đến phòng tổ chức hành chính trình giấy giới thiệu thực tập. Báo cáo ban lãnh
đạo thời gian và xin được kiến tập tại phòng Xuất nhập khẩu.
• Được chỉ định người hướng dẫn quá trình kiến tập là anh Vũ Ngọc Hưởng _
nhân viên chuyên về xem xét và giải quyết bộ chứng từ khi xuất nhập khẩu
khoáng sản.
• Xin cung cấp các thông tin và tài liệu cơ bản về công ty TNHH XNK Khoáng
sản Đông Dương.
Tuần 2 (09/07/2012 – 15/08/2102)
• Qua những tài liệu mà công ty cung cấp cùng với sở thích của bản thân, em đã
quyết định chọn đề tài cho bài báo cáo kiến tập là về quy trình thanh toán bằng

L/C khi xuất khẩu khoáng sản.
• Đến công ty được tiếp xúc với các phòng ban nghiệp vụ để tìm hiểu cơ cấu tổ
chức công ty và các giấy tờ nghiệp vụ như: tờ khai hải quan, C/O, packing list,
invoice
• Học về nghiệp vụ thanh toán bằng L/C trong một hợp đồng cụ thể qua sự hiểu
biết của bản thân và sự hướng dẫn chi tiết của anh hướng dẫn. Ngoài ra, còn
được học cách sử dụng máy scan, photocopy, máy in kim
Tuần 3 (16/07/2012 – 22/07/2012)
• Báo cáo thầy giáo về dàn bài chi tiết và xin hướng dẫn cụ thể.
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 23
Báo cáo thực tập giữa khoá GVHD: Thầy Nguyễn Cương
• Sau khi đề cương đã được thầy thông qua, tiến hành tổng hợp và nghiên cứu số
liêu xin được cùng bộ chứng từ để bắt đầu viết bài.
Tuần 4 (23/07/2012 – 29/07/2012)
• Hoàn thành báo cáo thu hoạch.
• Đến công ty xin ý kiến của các anh chị phòng Xuất nhập khẩu về bài viết và
nhận xét sơ bộ.
• Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
• Báo cáo kết quả thực tập với lãnh đạo công ty, các phòng ban có liên quan và
xin nhận xét kết quả thực tập và đóng dấu.
Tuần 5 (30/07 – 05/08/2012)
• Liên hệ và nộp báo cáo cho thầy Nguyễn Cương
Vũ Thị Vân Anh Khoá: 48 Trang 24

×