PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 1
PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Chủ đề: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NHÓM NGÀNH THỰC PHẨM
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK (VNM)
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Ngọc Đức
2. Võ Hữu Đông
3. Đào Tắc Huy Lực
4. Lưu Mộng Ngọc Nhi
5. Huỳnh Thế Quốc
6. Lê Thanh Tân
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 2
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 3
Mục Lục
I. PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NHÓM NGÀNH THỰC PHẨM:
1. Phân tích sơ lược kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới những năm qua:
Trong những năm từ 2008 cho đến nay, kinh tế Thế giới liên tục hứng chịu những
đợt sóng gió trên nhiều phương diện, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính 2008 bắt
nguồn từ Mỹ, rồi tới thảm họa kép động đất sóng thần tại Nhật Bản và đang nóng bỏng
trong giai đoạn hiện nay là vấn đề nợ công Châu Âu. Bức tranh tối màu ấy của nền kinh
tế toàn cầu đã làm cho sức đề kháng của nền kinh tế Việt Nam ngày càng yếu đi.
Mặc dù, nước ta và nền kinh tế Mỹ cách xa nhau nửa bán cầu hay cũng rất xa so
với Châu Âu và Nhật Bản, nhưng số liệu cho thấy sự ảnh hưởng mà Việt Nam phải hứng
chịu là không hề nhỏ. Mặc dù, Việt Nam là số ít trong những nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng kinh tế dương trong những năm qua, nhưng dấu hiệu nền kinh tế đi xuống cũng
được chứng minh qua những con số, cụ thể theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê
(chỉ liệt kê ra 3 yếu tố tác động mạnh nhất đến ngành thực phẩm):
• Tốc Độ Tăng Trưởng GDP: Mặc dù Kinh tế luôn tăng trưởng dương trong
những năm qua nhưng tăng trưởng Việt Nam tụt xuống 4,4% trong nửa đầu
năm 2012 so với mức 8,5% hồi năm 2007. Về chỉ tiêu kinh tế này cho năm
2013, có 2 phương án được xây dựng, ở phương án 1, dự kiến GDP tăng
khoảng 6-6,5%; còn phương án 2, dự kiến tăng khoảng 5,5-6%
• Lạm Phát: Từ năm 2008-2011 tỷ lệ lạm phát tăng bình quân 14.06%/năm
(năm 2008: 19.87, năm 2009: 6.52, năm 2010: 11.75, năm 2011: 18.13) đây
là những con số được cho là cao và đặc biệt và khoảng thời gian tháng 4
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 4
năm 2011 chỉ số lạm phát ở Việt Nam đứng nhất Châu Á và thứ nhì toàn
thế giới. Về kế hoạch tốc độ tăng CPI năm 2013 cho cả 2 phương án của
tăng trường GDP đều dự kiến thấp hơn hoặc bằng năm 2012 (7-8%).
• Tỷ Giá Hối Đoái: Dự trữ ngoại hối năm 2012 đã tăng mạnh lên mức trên 23
tỷ USD tính cho tới tháng 7/2012, đảm bảo cho 11,5 tuần nhập khẩu cho
nước nhà. Lượng kiều hối về Việt Nam hàng năm luôn ở mức cao, kỷ lục là
9 tỷ USD vào năm 2011 và con số này ước đạt từ 7-8 tỷ USD vào năm
2012 – những điều này giúp cho việc điều hành tỷ giá tích cực hơn và đảm
bảo nhập khẩu tốt cho toàn nền kinh tế. Minh chứng cho việc đó là tỷ giá
trong năm 2012 được NHNN điều hành rất hiệu quả, biên độ tăng của tỷ giá
bình quân liên ngân hàng rất nhỏ và tỷ giá mua/bán tại các NHTM cũng rất
ổn định và luôn theo sát thị trường tự do. Hơn nữa, thống đốc NHNN
Nguyễn Văn Bình có thông báo quyết tâm điều hành tỷ giá giao động
không quá 2 - 3% vào năm nay sao với năm 2011.
2. Phân tích yếu tố vĩ mô tác động đến ngành thực phẩm (Sữa):
Ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra ngành
công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời cũng là khu
vực thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, đại diện là
một số doanh nghiệp như Unilever, Nestlé và San Miguel. Và theo nhiều nghiên
cứu cho thấy, ngành thực phẩm ở Việt Nam là ngành có tính ổn định cao, có bước
tăng trưởng khá bền vững trong những qua và ít chịu tác động bởi chu kì kinh tế nói
chung.
Trong một số yếu tố kinh tế vĩ mô tiêu biểu mà chúng tôi đã đề cập ở trên, thì
nhóm đánh giá ngành thực phẩm chịu tác động mạnh nhất bởi ba yếu tố là: tốc độ
tăng trưởng GDP, lạm phát và tỷ giá hối đoái.
1. Tốc độ tăng trưởng GDP: dân số ở Việt Nam trung bình cả nước năm 2011 ước tính
87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010 và đây là một lợi thế cho phát triển
ngành thực phẩm, nếu đáp ứng được mức tăng trưởng GDP ở mức tăng trưởng hợp
lý. GDP là số đo tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP tăng
trưởng nhanh cho thấy nền kinh tế đang mở rộng với cơ hội to lớn cho doanh
nghiệp gia tăng doanh số. Hơn nữa, khi GDP có tốc độ tăng trưởng dương cho thấy
nền kinh tế đang làm ra được nhiều của cải hơn, dân chúng có thu nhập nhiều hơn
hay nôm na là giàu lên, vậy khi đó nhu cầu về tiêu dùng sẽ tăng lên. Mà thực phẩm
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 5
là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình, cho nên tốc độ tăng
trưởng GDP dương sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành thực phẩm.
2. Lạm phát: Lạm phát biến động lớn làm một số chi phí đầu vào của DN tăng, sức
mua người tiêu dùng giảm. Tỷ lệ lạm phát cao thường gắn liền với những nền kinh
tế ‘quá nóng’, nghĩa là những nền kinh tế có cầu hàng hóa và dịch vụ vượt xa công
suất sản xuất, dẫn đến áp lực tăng giá. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
ngành thực phẩm cũng như các ngành khác. Sẽ khó khăn cho các DN khi triển khai
kế hoạch kinh doanh. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp đã tiến hành tối ưu việc
quản lý vòng quay vốn để giảm thiểu thiệt hại và tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng
thời, ngành thực phẩm đã sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có trong nước như: nhân
công giá rẻ, nguồn nguyên liệu thay thế trong nước… để vừa hạn chế khó khăn gây
ra từ lạm phát vừa sống trụ với thị trường và có cơ hội vươn lên mạnh mẽ sau khi
kinh tế khởi sắc lại. Qua đó cho thấy lạm phát có tác động rất lớn tới ngành thực
phẩm tại Việt Nam.
3. Tỷ giá hối đoái: Như chúng tôi đã đề cập ở trên, mặc dù có một số biến động trong
tỷ giá ở thời gian qua, điển hình là cặp tỷ giá USD/VND, nhưng chúng tôi đánh giá
biến động này là không đáng lo ngại, chủ yếu là giao động quanh mức 20.800
VND/USD. Thế nhưng, vai trò của Tỷ Giá trong ngành thực phẩm là rất lớn, chúng
ta đều biết công nghệ kỹ thuật sản xuất của Việt Nam còn yếu kém lạc hậu, nguồn
nguyên liệu thì hạn chế, lao động thì đa số là lao động phổ thông và thiếu chuyên
sâu. Cho nên, các doanh nghiệp trong ngành phải nhập khẩu máy móc trang thiết bị,
phải nhập khẩu nguyên vật liệu, phải thuê mướn nhân công, kỹ sư lành nghề từ
nước ngoài, thậm chí phải thuê cả các nhà điều hành như CEO, CFO… Hơn nữa,
ngành thực phẩm của Việt Nam cũng ngày càng có vị thế trên trường quốc tế, cộng
với Việt Nam có nhiều cơ hội để hội nhập sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế
giới – WTO. Cho nên, việc các ngành thực phẩm Việt Nam vươn tầm thế giới là
chiến lược và tầm nhìn lớn. Ngoài ra, việc các thương hiệu thực phẩm nổi tiếng trên
thế giới đã có mặt ngày càng nhiều tại Việt Nam, đây sẽ là thách thức lớn cho các
doanh nghiệp ngành thực phẩm trong nước, vì tâm lý “sính ngoại” của người tiêu
dùng cũng như sức cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng của ta
còn yếu, nhưng nếu tỷ giá ở mức bất lợi cho người tiêu dùng thì khi đó lại tạo ra ưu
thế cho ngành thực phẩm trong nước tiếp cận người tiêu dùng hơn.Vì vậy, tỷ giá hối
đoái tác động mạnh mẽ tới ngành thực phẩm trên mọi mặt: cả đầu vào, đầu ra của
sản phẩm và tác động cả tới năng lực cạnh tranh của ngành.
Ở trên là sơ lược về các yếu tố vĩ mô quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn tới ngành thực
phẩm sữa, và để hiểu cụ thể và chi tiết hơn nữa nhóm chúng tôi xin trình bày tới các nội
dung trong phần phân tích mô hình Phân tích Five Forces.
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 6
II. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
VINAMILK(VNM):
1. Áp lực ạnh tranh tiềm tàng:
1.1 Tính kinh tế theo qui mô:
Vì hoạt động trong lĩnh vực thực phẩn nên các doanh nghiệp sản suất sữa bị đòi
hỏi rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này yêu cầu các
doanh nghiệp phải vượt qua nhiều thủ tục cũng như những yêu cầu, tiêu chuẩn về vệ sinh
an toàn thực phẩm của các cơ quan quản lý chức năng. Những vấn đề trên đòi hỏi các
doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành sữa phải đầu tư vào dầy chuyền kỹ thuật sản xuất
rất nhiều và phải hoạt động theo một quy trình khép kín từ nguồn nguyên liệu đầu vào
đến các sản phẩm cuối cùng của công ty. Do những yêu cầu cao về dây chuyền kỹ thuật
cũng như nguyên liệu đầu vào hàng năm nên các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành
phải bỏ ra một số vốn ban đầu rất lớn, bên cạnh đó nhu cầu vốn lưu động để cung cấp cho
hoạt động sản suất hằng năm cũng là một vấn đề rất quan trọng mà các doanh nghiệp
muốn gia nhập ngành cần quan tâm. Đây là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp có
ý định gia nhập ngành sữa.
1.2 Vốn lưu động:
Đơn vị: Triệu đồng
Qua bảng trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động của công ty VNM qua từng năm là rất
lớn.và tương ứng với một trăm đồng tài sản thì trung bình cần nhu cầu vốn lưu động qua
từng năm là 17,1 đồng. Với tỷ lệ tương đối lớn như trên sẽ gây ra nhiều khó khăn về huy
động vốn và chính sách vay nợ năm nhằm đáp ứng cho doanh nghiệp. Điều này cũng là
một rào cản khá lớn đối với các doanh nghiệp có ý định gia nhập ngành sữa.
1.3 Uy tín của thương hiệu:
Đơn vị: Triệu đồng
2007 2008 2009 2010 2011
Doanh thu
Thuần 6.648.193,00 8.208.982,00 10.613.771,00 15.752.866,00 21.627.428,90
Chi phí bán
hàng -974.805,00 -1.052.308,00 -1.245.476,00 -1.438.185,80 -1.811.914,20
Chi phí quản
lý DN -204.192,00 -297.804,00 -292.942,00 -388.147,10 -459.432,00
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 7
Qua bản trên ta thấy rằng: Chi phí bán hàng của doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng
rất lớn trong cơ cấu chi phí của công ty. Đối với một công ty trong lĩnh vực thực phẩm,
đặt biệt là ngành sữa thì bộ phận bán hàng ra rất quan trọng nên chi phí phát sinh ở bộ
phần này cũng rất lớn bao gồm các chi phí quảng cáo, khuyến mãi, hỗ trợ hoa hồng cho
nhà phân phối,chi phí vận chuyển hàng bán, chi phí nhân viên v.v. Những yếu tố trên
giúp tạo nên một thương hiệu mạnh trên thị trường.
Khi gia nhập vào lĩnh vực thực phẩm nói chung và lĩnh vực sản suất sữa nói riêng
điều quang trọng nhất để thu hút người tiêu dùng đó là thương hiệu và chất lượng sản
phẩm đã được khẳng định và chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Điều này gây nên
một áp lực khi gia nhập vào ngành của các doanh nghiệp mới. Họ phải tốn một chi phí rất
lớn cho việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đề được nhiều người biết đến. Điều này chúng
ta có thể thấy từ một doanh nghiệp như Vinamilk để có một thương hiệu lớn và được
nhiều người biết đến như hiện nay. Họ phải đánh đổi một bằng một chi phí rất lớn. Hằng
năm họ phải bỏ ra khoảng chừng 400 tỷ đồng ( bằng 22% trên tổng chi phí bán hàng có
năm chi phí này tăng mạnh chiếm gần 33% chi phí giá bán hàng của công ty) để thực
hiện các chiến dịch quảng cáo, các sự kiện mang tính khẳng định hình ảnh của doanh
nghiệp và khoảng chi phí cần phải được duy trì hằng năm để người tiêu dùng có thể biết
đến các sản phẩm mới của công ty và duy trì sự tồn tại của thương hiệu. Đây là chi phí
lớn phải bỏ ra để khẳng định thương hiệu của một doanh nghiệp. Nhất là với một doanh
nghiệp muốn gia nhập vào ngành. Và điều này sẽ gây ra nhiều rào cản cho các công ty
muốn gia nhập vào ngành.
1.4 Ngành có mức độ sinh lời cao:
Giá sữa bán lẻ của Việt Nam cao hơn so với giá sữa trung bình thế giới. Mức giá
sữa bán lẻ cho người tiêu dùng tại Việt Nam hiện ở mức khoảng 1,1 USD/lít, cao gần
tương đương so với các nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao như khu vực Bắc
Mỹ, Châu Đại Dương và cao hơn hẳn so với các nước có thu nhập bình quân đầu người
tương tự như Việt Nam. (Nguồn: Jaccar, BVSC) Nhìn chung ngành sản xuất sữa tại Việt
Nam có mức sinh lời khá cao, tuy nhiên mức sinh lời giữ các nhóm sản phẩm có sự khác
biệt khá lớn. Sản phẩm sữa bột trung và cao cấp hiện đang là nhóm sản phẩm dẫn đầu về
hiệu quả sinh lời, với mức sinh lời đạt khoảng 40%/giá bán lẻ, sữa nước và sữa chua có
mức sinh lời đạt khoảng 30%/giá bán lẻ. Phân khúc thị trường sữa đặc do nhu cầu và thị
hiếu của người tiêu dùng ngày một giảm dần, nên có mức sinh lới thấp nhất và đạt
khoảng 12%/giá bán lẻ. Điều này kích thích nhiều đối thủ tiềm ẩn của côn ty tham gia thị
trường.
2. Nhà cung cấp:
Hiện tại Vinamilk đang có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và chất lượng. Bằng
chiến lược tự cung tực cấp Vinamilk đã tự ổn định vùng nguyên liệu của chính mình 50%
và 50% nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Chính vì vậy hướng phân tích về nhà cung cấp của chúng tôi sẽ tập trung vào:
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
Vận Tải
Bán hàng
Tiếp thị
Vinamilk
Tích hợp ngược
Tích hợp xuôi
Nhà cung cấp
Hậu mãi
CtyMẹ
Cty con Con
Cty con Con
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 8
Liên kết theo chiều dọc tạo cho công ty theo một chuỗi giá trị ngành, mà cụ thể theo
hướng nhà cung cấp đáp ứng dần dần là các công ty con thì đây là tích hợp ngược.
2.1 Sự tập trung của các nhà cung cấp:
Theo phân tích ở trên rõ ràng sự tập trung nhà cung cấp ở đây là khá lớn. Đối tác chiến
lược mà Vinamilk muốn níu giữ nhiều nhất là Hoogwegt International và Fonterra, hai
nhà cung cấp này đứng ở top đầu của thị trường về sữa. Do vậy khó mà thương lượng khi
nhà cung cấp tăng giá nguyên liệu đầu vào đối với các nhà cung cấp lớn này.
2.2 Tích hợp ngược:
Theo sơ đồ chúng ta có thể nhân ra hướng tích hợp ngược đến nhà cung cấp là một
chiến lược mà Vinamilk đang thực hiện và tập trung vào giảm lượng nguyên liệu nhập
khẩu từ nước ngoài mà cụ thể là các nhà cung cấp ở Úc và New Zealand.
Theo chiến lược này các công ty con đảm nhiệm vai trò này cho Vinamilk là:Công ty
TNHH Một Thành viên Bò Sữa Việt Nam
Danh mục ngành nghề:
STT Mã Tên NNKD Chính
1 A01410 Chăn nuôi trâu, bò Ngành chính
2 A01500 Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp
3 C10800 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản
4 G4610 Đại lý, môi giới, đấu giá
5 G4620
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre,
nứa); và động vật sống
Và tính đến tháng 6/2012 thì tổng vốn đầu tư cho công ty con này là 557 tỷ đồng, vậy
có thể nhận thấy đây là một nguồn cung cấp chủ lực cho nguyên liệu đầu vào của
Vinamilk.
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 9
Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng 5 trang
trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang (2007); Trang trại bò sữa Nghệ An (2009);
Trang trại bò sữa Thanh Hóa (2010); Trang trại bò sữa Bình Định (2010); Trang trại bò
sữa Lâm Đồng (2011); với tổng lượng đàn bò 5.900 con. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân
nuôi bò sữa bằng cách bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa tươi với giá cao (cao hơn giá thế
giới), chấp nhận giảm lợi nhuận từ khâu chế biến (Mỗi năm từ 15 – 25 tỷ đồng) để bù vào
giá thu mua sữa cao, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật sơ chế, tồn trữ, bảo quản sữa tươi cho
nông dân. Nếu năm 2005 mới tu mua 92.500 tấn sữa tươi thì 5 năm sau (2010) con số thu
mua lên đến 127.000 tấn (tăng trưởng 38%). Tổng cộng 5 năm thu mua 550.000 tấn sữa
tươi trị giá trên 2.000 tỷ đồng, trung bình mỗi năm tăng 10-20% về sản lượng và giá trị,
tạo điều kiện đàn bò sữa cả nước phát triển nhanh từ 104.000 con (năm 2005) lên trên
130.000 con (năm 2010)
Với chiến lược tích hợp ngược như vậy công ty đã chủ động về 50% nguyên liệu trong
nước.
Ngoài ra 50% nguyên liệu nhập ngoại từ các công ty nước ngoài là đối tác chiến lược
của Vinamilk:
Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và
xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế
giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng
trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk.
Hoogwegt International đóng vai trò quan trên thị trường sữa thế giới và được đánh
giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở
Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Với hơn 40 năm kinh nghiệm,
Hoogwegt có khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh các
sản phẩm sữa và khuynh hướng của thị trường sữa ngày nay.
Hoogwegt duy trì các mối quan hệ với các nhà sản xuất hàng đầu và tăng cường mối
quan hệ này thông qua các buổi hội thảo phát triển sản phẩm mới hơn là đưa ra các yêu
cầu với đối tác. Vinamilk và các công ty nổi tiếng trên toàn thế giới đếu có mối quan hệ
chặt chẽ với Hoogwegt.
Ngoài Perstima Bình Dương, Việt Nam, chúng tôi còn đưa ra danh sách một số nhà
cung cấp lớn khác có các mối quan hệ lâu bền với các Vinamilk trong hơn 10 năm qua.
Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk
Name of Supplier Product(s) Supplied
Fonterra (SEA) Pte Ltd Milk powder
Hoogwegt International
BV
Milk powder
Perstima Binh Duong, Tins
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 10
Tetra Pak Indochina
Carton packaging and
packaging machines
Chúng ta có thể thấy là Fonterra đang sở hữu 11.000 trang trại ở New Zealand và là
một đối tác có thể nói là cực kỳ quan trọng với Vinamilk.
3. Người mua:
3.1 Sự tập trung của người mua:
• Thị trường trong nước: Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất
sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoản 40% thị phần sữa ở
Việt Nam. Hiện tại công ty có trên 240 nhà phân phối trên hệ thống phân phối sản
phẩm của Vinamilk và có trên 300.000 điểm bán hàng trên hệ thống bán lẻ và siêu
thị trên toàn quốc. Thị trường Việt Nam chiếm khoảng 80% doanh thu của
Vinamilk Vinamilk có một mạng lưới khách hàng rộng lớn, trải khắp trên cả
nước, từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, hay nói cách khác là ở bất cứ tỉnh thành
nào ở Việt Nam ta điều có thể dễ dàng bắt gặp các sãn phẩm của Vinamilk.
• Thị trường nước ngoài: Vinamilk cũng xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường
nước ngoài: Úc, Mỹ, UAE, Philippines,…tuy nhiên Vinamilk không phải là một
thương hiệu lớn để xâm nhập vào thị trường xuất khẩu, cộng vào đó là sự khó tính
và yêu cầu cao của thị trường ngoại mạng lưới khách hàng của Vinamilk ở
nước ngoài còn thưa thớt, chưa được người sử dụng biết đến nhiều như ở thị
trường trong nước.
Kết luận: Thị trường chủ yếu của Vinamilk là ở trong nước, nhưng trong thời gian tới
Vinamilk sẽ có kế hoạch phát triển các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài.
3.2 Lực kéo:
Quảng cáo: là một phương sách có tính chất chiến lược để đạt được hoặc duy trì
một lợi thế cạnh tranh trên thị trường, vậy nên Vinamilk luôn chú trọng phát triển
quảng cáo, tiêp thị truyền thông đa phương tiện nhằm giúp người dung hiểu rõ
những lợi ích “tươi, thuần khiết, đến trực tiếp từ thiên nhiên” thông qua hình ảnh
những đồng cỏ xanh rì, bát ngát, đầy ánh nắng, gắn liền với hình ảnh những chú
bò sữa khỏe mạnh, vui nhộn, năng động, và bài hát vô cũng vui nhộn “sữa tươi
nguyên chất trăm phần trăm”, hay hình ảnh gió cuốn những quả bong bóng mang
những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo…những thước phim quảng cáo vui
nhộn, hay đầy tình cảm sẽ chia của Vinamilk đã giúp cho Vinamilk giành được
một thị phần nhất định đối với một đối thủ nặng kí là Dutch Lady, đồng thời đã
chiếm được tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk.
Quan hệ công chúng: Vinamilk đã giành hơn 17 tỷ đồng cho các hoạt động từ
thiện của mình trong năm 2008 với các chương trình “triệu ly sữa miễn phí cho trẻ
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 11
em nghèo Việt Nam”, quỹ học bỗng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ”, ngoài ra
Vinamilk còn nhận phụng dưỡng suốt đời 20 bà mẹ Việt Nam anh hung ở Bến Tre
và Quảng Nam, xây tặng nhiều nhà tình nghĩa và tình thương, tài trợ cho các trò
chơi truyền hình “Vượt lên chính mình”, “Chuyện không của riêng ai”, Vui cùng
Hugo”…thông qua đó Vinamilk đã trở nên gần gủi, than thiết không chỉ với các
em thiếu nhi mà còn với mọi người dân Việt Nam.
Khuyến mãi : Vinamilk không chú trọng vào các chương trình khuyến mãi vì
“Vinamilk đầu tư cho công tác trọng tâm là tổ chức nâng cao hiệu quả của hệ
thống phân phối cũng như tiếp tục chiến dịch thay đổi hình ảnh” – ông Nguyễn
Duy Lân, Bộ phận tiếp thị công ty Vinamilk.
Kết luận: với chiến lược quảng cáo rộng rải và hiệu quả, và các hoạt động công
chúng,Vinamilk đã làm cho Người tiêu dùng ấn tượng với sản phẩm và tin tưởng vào
chất lượng sản phẩm của Vinamilk số lượng khách hàng tin dùng các sản phẩm
Vinamilk càng nhiều tạo ra lực kéo càng lớn.
4. Sản phẩm thay thế:
Đối với ngành thực phẩm, và nhánh nhỏ mà chúng tôi muốn nói đến là sữa thì có
những loại sản phẩm chính như sau: sữa bột, sữa nước và các sản phẩm từ sữa khác (phô
mai, bơ, sữa chua, sữa đặc). Mỗi loại sẽ có những sản phẩm thay thế khác nhau.
Đối với các sản phẩm chức năng như sữa bột dành cho các đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ
mang thai và người lớn tuổi thì các sản phẩm thay thế không nhiều, bởi khó có sản phẩm
nào có thể thay thế hoàn toàn chức năng của chúng.
Tuy nhiên, đối với các loại sữa nước và các sản phẩm từ sữa thì có những dòng
sản phẩm thay thế nổi bật như các loại nước giải khát (nước ép, sữa đậu nành…), nước
tăng lực. Mặc dù vậy, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng vẫn tập trung vào sữa nước và
các thực phẩm từ sữa chứ họ không dùng các loại sản phẩm thay thếđể thay thế hoàn toàn
cho sữa, ngoại trừ những người bị mắc bệnh liên quan đến xương do cơ thể họ không
dung nạp được đường lactose có trong các sản phẩm sữa. Điều này phần nào đó được thể
hiện thông qua cơ cấu tiêu dùng sữa của người tiêu dùng, đó là tiêu dùng sữa nước tăng
từ 11% năm 2000 lên 35% năm 2009. Vì tính năng cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho
cơ thể cũng như là tiện lợi trong sử dụng nên nhu cầu tiêu dùng của khác hàng về các sản
phẩm sữa nước và sản phẩm từ sữa ngày càng tăng. Do đó, các sản phẩm thay thế khác
khó mà có thể thay thế hoàn toàn được.
Nhu cầu về tiêu dùng các sản phẩm sữa không chỉ ở thế giới mà còn ở Việt Nam qua
các năm đều tăng. Đặc biệt Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng
sữa cao nhất. Nhu cầu tiêu dùng sữa tại Việt Nam trung bình tăng 20-25%/năm, trong đó
sữa nước tăng 8-10%). Và dự báo đến năm 2013 thì Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 2 tỷ lít
sữa (năm 2004 là 580 triệu lít). Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hợp Quốc thì tỷ lệ tiêu thụ sữa tính bình quân đầu người tại Việt Nam hiện nay là
14,81 lít/ng/năm, thấp hơn các nước trong khu vực (Thái Lan 23 lít, Trung Quốc 25 lít),
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 12
nhưng có tốc độ tăng rất ngoạn mục và dự báo tỷ lệ tiêu thụ sữa nước của Việt Nam sẽ
tăng khoảng 15% tính từ 2011 đến 2013.
Kết luận:
Qua những số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy rằng, nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm sữa là rất lớn và ngày càng tăng. Các sản phẩm sữa đã trở thành một trong những
mặc hàng thiết yếu, nhất là đối với các đối tượng tiêu dùng như trẻ em, người già. Do đặc
tính của các sản phẩm sữa là bổ sung dinh dưỡng thiết yếu nên việc thay thế hoàn toàn
sữa để dùng các sản phẩm thay thế khác là rất ít. Nếu có thì người tiêu dùng cũng chỉ đa
dạng hóa sự lựa chọn của mình bằng các loại thức uống khác như bột ngũ cốc, cacao,
nước giải khát, nước tăng lực… chứ không dùng thay cho sữa.
5. Cạnh tranh nội bộ ngành:
5.1 Mức độ tập trung và cân bằng giữa các đối thủ:
Dựa vào bảng số liệu về thị trường sữa thế giới trên, ta có thể thấy nhu cầu về sữa ở các
nước đang phát triển vẫn ở mức cao và không ngừng tăng trưởng qua các năm.
Theo số liệu của Bộ công thương, cho tới tháng 8 năm 2012 ngành sữa vẫn tiếp tục tăng
trưởng 19.9%. Điều này cho ta thấy nhu cầu và tốc độ tăng trưởng của ngành sữa vẫn
đang ở mức cao.
Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc chủ yếu vào số lượng
công ty hoạt động trong ngành. Bởi vì rất nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh lẫn nhau
trong cùng một tập khách hàng và với cùng điều kiện về nguồn lực. Sự cạnh tranh ngày
càng gia tăng khi các doanh nghiệp có thị phần tương đương nhau, lúc đó các doanh
nghiệp luôn cố gắng gia tăng thị phần của mình để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu, dành
vị trí chi phối thị trường.
Dựa vào đặc điểm này, liên hệ vào thực tế ta thấy ngành sữa của Việt Nam là
ngành có nhiều nhà sản xuất. Trong đó đặc biệt có 2 công ty có thị phần lớn là Vinamilk
và Dutch Lady (2 công ty này chiếm gần 60% thị phần). Ngoài ra, cũng có những công ty
có quy mô nhỏ hơn như Hanoimilk, Ba vì,…. Và một số công ty nước ngoài như Abbott,
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH FIVE FORCES CHO CÔNG TY VINAMILK 13
Nestle… Điểm đặc biệt cần lưu ý là 2 công ty Vinamilk và Dutch Lady mặc dù chiếm thị
phần lớn trên thị trường nhưng không đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự cạnh
tranh mạnh mẽ của các hãng khác đặc biệt là các hãng sữa đến từ nước ngoài.
Từ những lý do trên ta có thể kết luận ngành sữa của Việt Nam là ngành phân tán,
mức độ tập trung thấp. Vinamilk vẫn là một đối thủ mạnh trong ngành.
5.2 Sự khác biệt giữa các đối thủ (tính đa dạng của đối thủ cạnh tranh):
Sự đa dạng các đối thủ cạnh tranh với những khác biệt về văn hóa, lịch sử và triết lý
kinh doanh tạo nên sự không ổn định của ngành kinh doanh. Thực tế luôn có nhiều khả
năng và rất đa dạng khiến cho các doanh nghiệp không hiểu biết chính xác đặc tính cạnh
tranh hoặc thường dẫn đến các đánh giá sai về định hướng của các đối thủ cạnh tranh,
khiến cho sự cạnh tranh không bao giờ ổn định và ngày càng dữ dội. Điểm qua triết lý
kinh doanh của Vinamilk và 2 đối thủ cạnh tranh chính, ta có thể thấy rõ được sự không
ổn định của ngành kinh doanh sữa.
• Triết lý của Vinamilk: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích
nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng
tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm
và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.” Chính vì triết lý kinh doanh
này mà Vinamilk đã đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đặt chất lượng làm yếu tố
ưu tiên đi kèm với mức giá cạnh tranh.
• Dutch lady: “Cải thiện cuộc sống người dân Việt Nam… Tạo lập giá trị chung cho
cộng đồng” : Với triết lý này, Dutch Lady đã tập trung vào chất lượng sữa. Tạo
việc làm cho người dân Việt Nam, tích cực khởi xướng và tham gia vào các họat
động tạo lập giá trị chung cho cộng đồng, tiêu biểu như: Hoạt động phát triển
ngành sữa bền vững, hoạt động cải thiện chất lượng và tăng cường nhận thức về
dinh dưỡng, hoạt động khuyến học Đèn Đom Đóm.
• TH True Milk: “mang đến những giá trị vẹn nguyên từ thiên nhiên tới tận tay
người tiêu dùng” : TH đã đầu tư và phát triển một kênh bán hàng đạt chuẩn quốc
tế để giới thiệu các sản phẩm của Tập đoàn TH và ứng dụng các phương pháp bảo
quản sản phẩm tốt nhất.
Sự hòa trộn giữa các triết lý kinh doanh, các mục tiêu, nhiệm vụ của các công ty cung
cấp sữa như trên xảy ra cùng một lúc trên thị trường khiến cho việc phân tích cạnh tranh
trở nên phức tạp bởi tính đa dạng của các đối thủ như Dutch Lady, TH True Milk,
Trong trường hợp này, Vinamilk sẽ đầu tư nhiều cho các chiến lược cạnh tranh.
Kết luận:trong tương lai, thị trường sữa Việt Nam tiếp tục mở rộng và mức độ cạnh tranh
ngày càng cao./.
GVHD: Th.s Phan Thu Hiền