Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nhận xét đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số nguyên nhân hay gặp ở bệnh nhân suy giáp tại tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 90 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI







HONG TIN HNG





Nhận xét đặc điểm lâm sng
Cận lâm sng v một số nguyên nhân
hay gặp ở bệnh nhân suy giáp tại tuyến









LUN VN THC S Y HC













H NI - 2009

B GIO DC V O TO

B Y T
TRNG I HC Y H NI




HONG TIN HNG





Nhận xét đặc điểm lâm sng
Cận lâm sng v một số nguyên nhân
hay gặp ở bệnh nhân suy giáp tại tuyến




Chuyờn ngnh : BNH HC NI KHOA
Mó s : 60. 72. 20




LUN VN THC S Y HC



Ngi hng dn khoa hc:
TS. NGUYN KHOA DIU VN





H NI - 2009



LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học và Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà
Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Đức Thọ- Nguyên
Viện trưởng Viện Lão khoa Quốc gia, nguyên Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội
tổng hợp- người thầy đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo tôi và truyền đạt cho tôi

nhiều kiến thức quý báu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân,
Bộ môn Nội tổng hợp, Phó trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường Bệnh viện
Bạch Mai, người thầy đã dìu dắt tôi trong học tập và trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn BS cao cấp Phạm Thị Hồng Hoa, Tiến sỹ
Vũ Bích Nga, Thạc sỹ Nguyễn Quang Bảy cùng tập thể các bác sỹ, y tá khoa
Nội tiết - Đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các bệnh nhân tham gia nghiên
cứu đã hợp tác cùng tôi và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng 12 năm 2009
Tác giả

Hoàng Tiến Hưng
LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan đề tài “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một
số nguyên nhân hay gặp ở bệnh nhân suy giáp tại tuyến” là đề tài do tự bản thân
tôi thực hiện. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng công bố ở
bất kỳ một công trình nào khác.



Hoàng Tiến Hưng



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3

1.1 LỊCH SỬ BỆNH VÀ THUẬT NGỮ 3
1.2 GIẢI PHẪU CỦA TUYẾN GIÁP 4
1.3 SINH TỔNG HỢP HORMON TUYẾN GIÁP 5
1.3.1 Nhu cầu Iod và phân bố Iod trong tuyến giáp 5
1.3.2 Các giai đoạn tổng hợp hormon tuyến giáp 6
1.3.3 Vận chuyển và bài xuất hormon tuyến giáp 8
1.4 TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA HORMON TUYẾN GIÁP 8
1.4.1 Tác dụng lên sự phát triển của cơ thể 8
1.4.2 Tác dụng lên chuyển hóa tế bào 9
1.4.3 Tác dụng lên chuyển hóa Glucid 9
1.4.4 Tác dụng lên chuyển hóa Lipid 10
1.4.5 Tác dụng lên chuyển hóa Protein 10
1.4.6 Tác dụng trên chuyển hóa vitamin 10
1.4.7 Tác dụng trên hệ thống thần kinh cơ 10
1.4.8 Tác dụng lên hệ thống tim mạch 11
1.4.9 Tác dụng trên hệ da, cơ, xương 11
1.4.10 Tác dụng trên hệ huyết học 12
1.4.11 Tác dụng trên hệ tiêu hóa 12
1.5 SINH LÝ BỆNH CỦA SUY GIÁP TẠI TUYẾN 12

1.6 NGUYÊN NHÂN CỦA SUY GIÁP TẠI TUYẾN 13
1.7 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA SUY GIÁP 14

1.7.1 Hội chứng giảm chuyển hóa 14
1.7.2 Hội chứng da và niêm mạc 14
1.7.3 Nội tiết 15
1.8 XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG 15

1.8.1 Xét nghiệm chẩn đoán suy giáp 15
1.8.2 Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân suy giáp 15
1.9 BIẾN CHỨNG CỦA SUY GIÁP 16

1.9.1 Hôn mê phù niêm 16
1.9.2 Biến chứng tim mạch 16
1.9.3 Biến chứng thần kinh tâm thần 17


1.9.4 Phù toàn thân ở bệnh nhân phù niêm 17
1.10 CHẨN ĐOÁN SUY GIÁP 17

1.10.1 Chẩn đoán xác định 17
1.10.2 Chẩn đoán nguyên nhân gây suy giáp tại tuyến 18
1.11 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
VỀ SUY GIÁP 20

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 22
2.1.1.1 Lâm sàng 22
2.1.1.2 Cận lâm sàng 23
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 23
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24


2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2 Thu thập số liệu 24
2.2.2.1 Hỏi bệnh 24
2.2.2.2 Khám lâm sàng 25
2.2.2.3 Các xét nghiệm cận lâm sàng 26
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU 28

2.4 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 28
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 29
3.1.1 Tuổi của các bệnh nhân 29
3.1.2 Phân bố bệnh theo giới 30
3.1.3 Chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân suy giáp tại tuyến 30
3.1.4 Thời gian phát hiện bệnh 31
3.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 32

3.2.1 Triệu chứng lâm sàng 32
3.2.2 Các biến chứng thường gặp 33
3.3 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 34

3.3.1 Xét nghiệm Hormon tuyến giáp và Hormon kích thích tuyến giáp của
tuyến yên 34
3.3.2 Nồng độ anti-TPO 35
3.3.3 Tương quan giữa nồng độ FT3, FT4 và nồng độ TSH ở bệnh nhân suy
giáp tại tuyến 36
3.3.4 Các thành phần Lipid máu 38
3.3.5 Tương quan giữa nồng độ LDL-C và nồng độ TSH ở bệnh nhân suy
giáp tại tuyến: 40
3.3.6 Xét nghiệm công thức máu 41



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FT3 : Free Tri-iodothyronin
FT4 : Free Thyroxin
Hb : Hemoglobin
KGTTH : Kháng giáp trạng tổng hợp
LDL : Low-Density Lipoprotein
n : Số lượng bệnh nhân
SGTT : Suy giáp tại tuyến
T3 : Tri-iodothyronin
T4 : Thyroxin
TDMT : Tràn dịch màng tim
TSH : Thyroid-Stimulating-Hormone



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng xếp loại BMI 25
Bảng 2.2: Đánh giá các rối loạn lipid máu 27
Bảng 3.1 Thời gian phát hiện bệnh 31
Bảng 3.2 Nồng độ hormon trung bình 34
Bảng 3.3 Nồng độ cholesterol máu ở bệnh nhân suy giáp tại tuyến 38
Bảng 3.4 Nồng độ Triglycerid máu ở bệnh nhân suy giáp tại tuyến 38
Bảng 3.5 Tỷ lệ rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân suy giáp tại tuyến 39
Bảng 3.6 Hình ảnh tuyến giáp trên siêu âm 42
Bảng 3.7 Các nguyên nhân thường gặp gây suy giáp tại tuyến 42
Bảng 3.8 Nồng độ hormon FT3 ở các nhóm nguyên nhân gây 44
Suy giáp tại tuyến 44

Bảng 3.9 Nồng độ hormon FT4 ở các nhóm nguyên nhân gây 45
Suy giáp tại tuyến 45
Bảng 3.10 Nồng độ hormon TSH ở các nhóm nguyên nhân gây 46
Suy giáp tại tuyến 46
Bảng 3.11 Mức độ suy giáp ở các nhóm nguyên nhân gây 47
suy giáp tại tuyến 47
Bảng 3.12 Mức độ suy giáp ở các bệnh nhân suy giáp tại tuyến 48
có biến chứng tràn dịch màng tim 48
Bảng 4.1 Tuổi trung bình của bệnh nhân suy giáp tại tuyến 49
Bảng 4.2 Các triệu chứng lâm sàng theo một số tác giả 54
Bảng 4.3 Tỷ lệ suy giáp sau điều trị I – 131 theo một số tác giả ở các 65
bệnh viện tại Việt Nam 65



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm tuổi 29
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh theo giới 30
Biểu đồ 3.3: Phân bố BMI của bệnh nhân suy giáp tại tuyến 30
Biểu đồ 3.4: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp 32
Biểu đồ 3.5: Các biến chứng thường gặp 33
Biểu đồ 3.6: Nồng độ anti-TPO ở các nhóm nguyên nhân gây suy giáp tại
tuyến 35

Biểu đồ 3.7: Tương quan giữa FT3 và TSH ở bệnh nhân suy giáp tại
tuyến 36

Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa FT4-TSH ở bệnh nhân suy giáp tại tuyến
37


Biểu đồ 3.9: Phân bố tỷ lệ rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân suy giáp tại
tuyến 39

Biểu đồ 3.10: Tương quan giữa LDL-C và TSH ở bệnh nhân suy giáp tại
tuyến 40

Biểu đồ 3.11: Các loại thiếu máu 41
Biểu đồ 3.12: Các nguyên nhân gây suy giáp tại tuyến 43
Biểu đồ 4.1: Tương quan giữa thời gian điều trị I-131 và tỷ lệ bị suy giáp
53




3.3.7 Siêu âm tuyến giáp 42
3.4 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN HAY GẶP GÂY SUY GIÁP TẠI TUYẾN 42
3.5 NỒNG ĐỘ HORMON Ở CÁC NHÓM NGUYÊN NHÂN GÂY SUY
GIÁP TẠI TUYẾN 44

3.6 MỨC ĐỘ SUY GIÁP 47
3.6.1 Mức độ suy giáp ở các nhóm nguyên nhân gây suy giáp tại tuyến 47
3.6.2 Mức độ suy giáp ở các bệnh nhân có biến chứng tràn dịch màng tim48
Chương 4 BÀN LUẬN 49

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 49
4.1.1 Tuổi 49
4.1.2 Giới 50
4.1.3 Chỉ số khối cơ thể 51
4.1.4 Thời gian phát hiện bệnh 51

4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 54

4.2.1 Triệu chứng lâm sàng 54
4.2.2 Một số biến chứng hay gặp 55
4.3 ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 57

4.3.1 Hormon tuyến giáp FT3, FT4 57
4.3.2 Hormon kích thích tuyến giáp của tuyến yên TSH 58
4.3.3 Định lượng anti-TPO 59
4.3.4 Tình trạng rối loạn Lipid máu 60
4.3.5 Tình trạng thiếu máu 61
4.3.6 Siêu âm tuyến giáp 62
4.4 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIÁP TẠI TUYẾN 63

4.4.1 Suy giáp do viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto 63
4.4.2 Suy giáp sau phẫu thuật tuyến giáp 64
4.4.3 Suy giáp sau điều trị I-131 64
4.4.4 Một số nguyên nhân khác 66
KẾT LUẬN 67

KIẾN NGHỊ 69





- 1 -

ĐẶT VẤN ĐỀ


Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng
tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ
thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm
sàng, xét nghiệm [7],[8],[65].
Trong y văn cổ, suy giáp được mô tả chung với hội chứng phù, sau đó
bệnh được gọi bằng nhiều thuật ngữ không thống nhất như bệnh đần địa
phương, Myxoedema. Cùng với những bước phát triển nhảy vọt của nền y
sinh học thế giới, bệnh đã được hiểu biết rõ về nguyên nhân, triệu chứng,
chẩn đoán và điều trị nên đã thống nhất tên gọi chung là suy giáp
(Hypothyroidism) [3],[19],[20].
Suy giáp là hội chứng khá phổ biến trong nhóm bệnh lý tuyến giáp. Theo
nghiên cứu của Lê Huy Liệu và cộng sự qua 1784 trường hợp tại khoa Nội
tiết-Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai năm 1991, suy giáp chiếm tỷ lệ
5,4% đứng hàng thứ ba trong các bệnh lý tuyến giáp, sau hội chứng cường
giáp (82,1%) và bướu cổ đơn thuần (5,9%) [15]. Bệnh có xu hướng ngày càng
tăng lên.
Suy giáp được phân loại thành suy giáp tại tuyến và suy giáp ngoài
tuyến. Suy giáp tại tuyến là tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp do bản
thân tuyến giáp dẫn đến giảm sản xuất hormon tuyến giáp. Suy giáp ngoài
tuyến là do suy vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, có liên quan tới chế tiết TSH
làm giảm nồng độ TSH trong máu.
Có nhiều nguyên nhân gây nên suy giáp tại tuyến, do bệnh lý tại tuyến
giáp (viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto…), bên cạnh đó còn nhóm nguyên
nhân do chính các thầy thuốc gây ra (sau điều trị bệnh Basedow bằng phẫu
thuật cắt toàn bộ tuyến giáp hay sau điều trị bằng phóng xạ…). Mặt khác, các
- 2 -

triệu chứng của bệnh tiến triển âm thầm, không rầm rộ nên mặc dù có bệnh
song bệnh nhân thường không để ý, không đi khám bệnh hoặc có đi khám
bệnh thì lại đi khám ở nhiều chuyên khoa khác nhau nên bệnh thường phát

hiện muộn, ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng lao động của bệnh nhân.
Suy giáp gây ra các rối loạn chuyển hóa ở mọi cơ quan và tổ chức trong
cơ thể với đặc điểm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng từ từ so với biến đổi
nồng độ hormon tuyến giáp trong máu. Chính vì vậy chẩn đoán bệnh thường
muộn, khi bệnh nhân đã có các biến chứng nặng đe dọa tính mạng người bệnh
[3],[20],[23]. Tuy vậy, nếu nắm vững các triệu chứng lâm sàng của bệnh, có
thể phát hiện sớm được bệnh, điều trị rất hiệu quả, đơn giản, chi phí điều trị
thấp, bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về suy giáp, tại Việt
Nam mới có một số công trình nghiên cứu về suy giáp ngoài tuyến nhưng
chưa có nhiều về suy giáp tại tuyến. Mặt khác tại bệnh viện Bạch Mai đã thực
hiện được một số thăm dò hiện đại giúp cho việc chẩn đoán được các nguyên
nhân của suy giáp tại tuyến. Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục
tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy giáp tại
tuyến.
2. Tìm hiểu một số nguyên nhân hay gặp của suy giáp tại tuyến.




- 3 -

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 LỊCH SỬ BỆNH VÀ THUẬT NGỮ
Bệnh được biết đến từ lâu với dấu hiệu điển hình là phù niêm. Phù
niêm đã được Gull mô tả từ 1873, nhưng phải đến năm 1874, các triệu chứng
kèm theo chứng phù niêm mới được mô tả chi tiết bởi Guel [57].

Năm 1878, W.Ord dùng thuật ngữ phù niêm và xác định mối liên quan
giữa phù niêm và suy giáp, kết luận: phù niêm là triệu chứng đặc hiệu của suy
giáp. Năm 1965, L.Wilkins cho rằng thuật ngữ phù niêm chỉ nên dùng khi
tình trạng thiếu hormon giáp nặng và kéo dài có biểu hiện phù niêm rõ: ứ
đọng niêm dịch ở tổ chức dưới da, thay đổi hình dạng bên ngoài [19],[24].
Năm 1882, Revedin và năm 1883 Kocher đã mô tả các tình trạng suy
giáp sau phẫu thuật [57].
Năm 1885, Victor Horsley tiến hành thực nghiệm cắt tuyến giáp và đã
gây ra được suy giáp và phù niêm điển hình [57].
Năm 1891, Murray dùng chất chiết xuất từ tuyến giáp cừu để điều trị cho
bệnh nhân suy giáp và cho thấy kết quả tốt [18].
Năm 1897, W.Osler báo cáo tổn thương mô bệnh học [23].
Năm 1927, Harrington tìm cách tổng hợp được thyroxin và thành công
này đóng góp rất lớn trong quá trình điều trị suy giáp [23].
Ngày nay, người ta đã thống nhất dùng thuật ngữ suy giáp
(Hypothyroidism) để chỉ chứng bệnh tập hợp nhiều hội chứng của bệnh lý các
cơ quan đã giảm chuyển hoá do thiếu hụt hormon tuyến giáp trên tế bào đích
[18],[19],[23],[24].
- 4 -

1.2 GIẢI PHẪU CỦA TUYẾN GIÁP


(Trích từ: Atlats of Humain Anatomy-Frank H.Netter)

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết đơn, nằm ở phía trước- dưới cổ, trong
vùng dưới móng giữa áp sát vào các đốt khí quản đầu tiên và các phần của
thanh quản. Tuyến giáp gồm 2 thùy nối với nhau bằng một lớp mô mỏng
được gọi là eo tuyến giáp. Eo nằm ở sụn nhẫn thứ 2-4 của khí quản, eo rộng 1
cm và cao 1,5 cm. Thuỳ phải thường to hơn thuỳ trái, các thuỳ bên có hình

kim tự tháp ba cạnh đáy quay xuống dưới. Chiều cao của mỗi thùy khoảng 5-
6 cm, chiều rộng khoảng 3-4 cm, dày 1-2 cm. Ở người lớn, tuyến giáp nặng
- 5 -

khoảng 20-25g. Ở phụ nữ, trọng lượng tuyến thay đổi theo chu kỳ kinh
nguyệt, cho con bú và đặc biệt tùy thuộc vào sự thu nhập Iod của cơ thể.
Tuyến giáp có liên hệ mật thiết với các mạch máu, dây thần kinh quặt
ngược và các tuyến cận giáp. Cung cấp máu cho tuyến giáp có bốn động
mạch chính: hai động mạch giáp trên và hai động mạch giáp dưới. Tuyến giáp
tưới máu rất dồi dào, lưu lượng máu qua tuyến 4-6 ml/phút/1 g nhu mô giáp
[11],[18].
Về mặt vi thể: Tuyến giáp được cấu tạo từ các đơn vị chức năng là các
nang giáp. Các nang hình cầu, lòng nang chứa đầy chất keo, thành là các tế
bào chế tiết. Hình thể nang thay đổi theo chức năng tuyến giáp trong kỳ hoạt
động, dưới sự kích thích của TSH, chiều cao của các tế bào tuyến tăng lên và
các khoang nang hẹp lại. Các nang không hoạt động nhất loạt trong cùng một
giai đoạn [25].
1.3 SINH TỔNG HỢP HORMON TUYẾN GIÁP
1.3.1 Nhu cầu Iod và phân bố Iod trong tuyến giáp [8],[24]
Iod của tuyến giáp được cung cấp từ thức ăn. Nhu cầu Iod cần vào
khoảng 1mg/ tuần, ở trẻ em và phụ nữ có thai nhu cầu Iod cao hơn bình
thường. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu Iod, trong muối và thức ăn có thể thêm
1 lượng Iod với tỷ lệ NI/NaCL là 1/100000.
Iod của thức ăn được hấp thu qua đường tiêu hoá vào máu theo phương
thức giống ion Cl. Bình thường hầu như chúng được bài xuất rất nhanh qua
đường nước tiểu. Chỉ khoảng 1/5 lượng Iod thức ăn được đưa từ máu vào tế
bào nang giáp để tổng hợp hormon tuyến giáp. Tổng lượng Iod chứa trong
tuyến giáp khoảng 10 mg.



- 6 -

1.3.2 Các giai đoạn tổng hợp hormon tuyến giáp [8],[9],[16],[24],[41]
Tuyến giáp tổng hợp và bài tiết hai hormon chính là
Triiodothyronin(T3) và Thyroxin(T4). Các hormon tuyến giáp được tổng hợp
tại tế bào nang giáp. Quá trình này gồm nhiều giai đoạn và phụ thuộc vào chu
trình chuyển hoá Iod, vào sinh tổng hợp Thyroglobulin. Toàn bộ quá trình
này chịu sự kiểm soát của TSH và trải qua 4 giai đoạn :

Giai đoan 1: Bắt giữ Iod tại tuyến giáp
Iod của thức ăn được đưa đến tế bào tuyến giáp nhờ cơ chế bơm Iod.
Giai đoạn 2: Oxy hóa ion Iod thành dạng oxy hóa của Iod nguyên tử
nhờ men peroxidase và chất phối hợp với men này là hydrogen peroxidase.
Giai đoan 3: Gắn Iod nguyên tử ở dạng oxy hóa vào tyrosin để tạo
thành MIT, DIT và hai tiền hormon tuyến giáp là T3, T4, dưới dạng gắn với
thyroglobulin và được dự trữ ở lòng nang.




3








I

HO
CH
2
CH

NH
2
COOH

I
I
3, 5, 3

, 5

- Tétraiodothyronine (L-thyroxine) (T4)
I
O
CH
2
CH
NH
2
COOH
HO
I
I
HO
CH
2

CH

NH
2
COOH
I
I
3, 5, 3’ - Triiodothyronine (T3)
I
O
CH
2
CH
NH
2
COOH
HO
I
I
I
3, 3

, 5

- Triiodothyronine (Reverse - T3)
I
O
CH
2
CH

NH
2
COOH
HO
Diiodotyrosine (DIT)
Monoidotyrosine (MIT)
- 7 -

Phản ứng trùng hợp để tạo ra T3, T4 diễn ra như sau:
MIT + DIT = T3
DIT + DIT = T4
Ngay sau khi tạo thành cả MIT, DIT, T3, T4 đều gắn với Thyroglobulin
và được vận chuyển qua màng đỉnh tế bào nang giáp để dự trữ trong lòng
nang. Mỗi phân tử Thyroglobulin thường gắn từ 1-3 phân tử Thyroxin. Lượng
hormon dự trữ trong tuyến giáp đủ để cung cấp trong 2-3 tháng. Vì vậy, khi
ngưng trệ sinh tổng hợp hormon tuyến giáp, ảnh hưởng của thiếu hormon
thường chỉ quan sát được sau vài tháng.

Giai đoạn 4: Giải phóng hormon tuyến giáp T3, T4 vào máu dưới tác
dụng của các men phân giải protein ( Endo và Exopeptidase ).
Phần lớn hormon tuyến giáp lưu hành trong máu được gắn với Protein
vận chuyển, các hormon gắn này không có tác dụng. Hormon tự do chỉ chiếm
1% các hormon lưu hành có tác dụng.

Sơ đồ sinh tổng hợp và giải phóng T3-T4

1
3
2
II I

o
,

T
3
-
T
T
Thyroglobul
Thyroglobul
T
T

1-Máu
2-Tế bào nang giáp
3-Lòng nang
- 8 -

1.3.3 Vận chuyển và bài xuất hormon tuyến giáp [8]
Hormon tuyến giáp được giải phóng vào máu 93% là T4, chỉ có 7% là
T3. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày hầu hết T4 sẽ dần bị mất một nguyên tử Iod để
tạo thành dạng T3. Như vậy T3 chính là dạng hoạt động tại tế bào. Mỗi ngày
khoảng 35 μg T3 được sử dụng tại các mô.
Trong máu chỉ một lượng rất nhỏ hormon nằm dưới dạng tự do (0,05%
T4 và 0,5% T3) phần lớn gắn với prtein huyết tương (99,95% T4 và 99,5%
T3) trong đó chủ yếu gắn với globulin (TBG) và một phần nhỏ gắn với
prealbumin (TBTA).
Năm 1952 Gordon và c.s phát hiện thấy rằng phần lớn Thyroxin trong
máu tuần hoàn được gắn với α-globulin. Những năm sau đó Robin J., Ral J.E. và
một số tác giả khác cũng có nhận xét tương tự. Nhưng đến năm 1969 Pensky J.,

Marshall J.S. mới tách được Thyroxin- Binding-Globulin (TBG), một loại
protein đảm nhận vai trò trong vận chuyển T3, T4. Năm 1958 Ingbar S.H phát
hiện thấy rằng ngoài TBG thì prealbumin cũng có vai trò của một protein gắn với
thyroxin và cũng tham gia vào quá trình vận chuyển T3, T4 trong máu tuần hoàn.
Sau khi tác dụng T3-T4 được chuyển hoá bằng cách tách Iod, tách acid
amin rồi kết hợp với acid glucoronic và được bài xuất qua đường mật vào ruột
rồi thải ra ngoài theo phân, chỉ một lượng nhỏ được thải qua nước tiểu.
1.4 TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA HORMON TUYẾN GIÁP [8]
1.4.1 Tác dụng lên sự phát triển của cơ thể
Tác dụng của hormon tuyến giáp lên sự phát triển cơ thể chủ yếu trong
thời kỳ đang lớn: làm tăng tốc độ phát triển. Ở những trẻ bị ưu năng tuyến
giáp, sự phát triển của xương nhanh hơn nên trẻ cao sớm hơn so với tuổi, trẻ
có chiều cao của người trưởng thành sớm hơn. Ở những trẻ bị nhược năng
- 9 -

tuyến giáp mức phát triển sẽ chậm lại, nếu không được phát hiện và điều trị
sớm trẻ sẽ bị lùn.
Hormon tuyến giáp còn thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển não
trong thời kỳ bào thai và trong vài năm đầu sau khi sinh. Nếu lượng hormon
tuyến giáp không được bài tiết đầy đủ trong thời kỳ bào thai thì sự phát triển
và trưởng thành của não sẽ bị chậm lại, não của trẻ sẽ nhỏ hơn bình thường.
Nếu không được điều trị bằng hormon tuyến giáp ngay vài ngày đến vài tuần
sau khi sinh thì trí tuệ của trẻ sẽ không phát triển.
1.4.2 Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô
trong cơ thể. Mức chuyển hoá cơ sở có thể tăng từ 60-100% trên mức bình
thường nếu hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều. Ngược lại, ở những bệnh
nhân suy giáp thì chuyển hoá cơ bản giảm.
Các nghiên cứu của Fletcher K. và c.s, Edelman F.S., Delune M. và c.s cho
thấy T3, T4 có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh nhiệt của cơ thể

thông qua sự kích thích của bơm Na và các con đường phân huỷ Glycogen, dẫn
đến tạo năng lượng với hai quá trình đi song song là Oxy hoá và Phosphoryl hoá ở
gan, cơ, thận nên những bệnh nhân cường giáp cơ thể tăng sinh nhiệt. Ngược lại ở
những bệnh nhân suy giáp, quá trình sinh nhiệt giảm đi rõ rệt.
1.4.3 Tác dụng lên chuyển hóa Glucid
Hormon tuyến giáp có tác dụng lên hầu như tất cả các giai đoạn của quá
trình chuyển hoá glucid. Do vậy hormon tuyến giáp làm tăng nồng độ glucose
trong máu nhưng chỉ tăng nhẹ. Ở những bệnh nhân suy giáp hay gặp tình
trạng hạ glucose máu.


- 10 -

1.4.4 Tác dụng lên chuyển hóa Lipid
Hormon tuyến giáp có tác dụng làm tăng thoái hoá lipid ở mô mỡ dự trữ
do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong máu, tăng oxy hoá acid béo tự do
ở mô, làm giảm lượng cholesterol, phospholipid, triglycerit huyết tương. Do
vậy những bệnh nhân suy giáp thường bị tăng lipid máu dễ dẫn đến xơ vữa
mạch máu và tăng huyết áp.
1.4.5 Tác dụng lên chuyển hóa Protein
Hormon tuyến giáp vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng thoái
hóa protein. Trong thời kỳ đang phát triển, T3 và T4 làm tăng tổng hợp
protein ở hầu hết các mô để làm phát triển cơ thể.
Schambaugh 3 [8] nghiên cứu tác dụng của T3, T4 lên quá trình tổng
hợp protein đã nhận thấy tác dụng này bao gồm cả quá trình sinh tổng hợp,
quá trình sao mã, dịch mã di truyền, T3, T4 tác dụng làm tăng tổng hợp RNA,
tạo ra sản phẩm mRNA và rRNA cũng như orithine decacboxylaza cùng với
sự tạo thành các polyamin và tổng hợp protein.
1.4.6 Tác dụng trên chuyển hóa vitamin
Do hormon tuyến giáp làm tăng nồng độ và hoạt động của nhiều men,

mà vitamin lại là thành phần cơ bản để tạo cấu tạo enzym hoặc coenzym nên
khi nồng độ hormon tuyến giáp tăng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin.
Nếu cung cấp không đủ sẽ gây tình trạng thiếu vitamin.
1.4.7 Tác dụng trên hệ thống thần kinh cơ
Tác dụng lên thần kinh trung ương: hormon tuyến giáp có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển cả về kích thước và chức năng của não. Nhược năng tuyến
giáp gây chậm chạp trong suy nghĩ, nếu nhược năng xảy ra lúc mới sinh
hoặc vài năm đầu sau khi sinh mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến
kém phát triển về trí tuệ. Schambaugh 3 [8] cho rằng ở não T3, T4 không
- 11 -

có tác dụng sinh nhiệt nhưng có ảnh hưởng rõ rệt tới nồng độ các chất dẫn
truyền thần kinh và các receptor của chúng.
Tác dụng lên chức năng cơ: thiếu hormon tuyến giáp, cơ trở nên chậm
chạp nhất là giãn rất chậm sau khi co.
Tác dụng lên ngủ: Do hormon tuyến giáp có tác dụng hoạt hóa synap
nên người bị nhược năng tuyến giáp lại ngủ rất nhiều, có khi tới 12 - 14
giờ mỗi ngày.
1.4.8 Tác dụng lên hệ thống tim mạch
Hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hóa của hầu hết các tế bào do đó
làm tăng mức tiêu thụ oxy đồng thời làm tăng giải phóng các sản phẩm
chuyển hóa cuối cùng. Chính những chất này có tác dụng giãn mạch ở hầu hết
các mô trong cơ thể nên làm tăng lượng máu đặc biệt lượng máu đến da bởi vì
cơ thể có nhu cầu tăng thải nhiệt. Trong suy giáp da bệnh nhân thường lạnh.
Hormon tuyến giáp ít làm thay đổi huyết áp trung bình, do hormon tuyến
giáp làm tăng thể tích nhát bóp, tăng lưu lượng máu đến tổ chức giữa hai chu
chuyển tim nên có thể tăng huyết áp tâm thu thêm 10-15 mmHg và giảm
huyết áp tâm trương tương ứng.
Trong suy giáp, cơ tim bị thâm nhiễm các dạng chất nhầy và thường có
biến chứng tràn dịch màng tim.

1.4.9 Tác dụng trên hệ da, cơ, xương
Hormon tuyến giáp làm tăng phản ứng co cơ cường độ mạnh. Thiếu
hormon tuyến giáp làm cơ rất mệt mỏi, dãn chậm sau khi co, chuột rút.
Hormon tuyến giáp kích thích tăng đổi mới xương, tăng thoái hóa xương
đồng thời tăng tạo xương ở mức thấp hơn. Trong suy giáp có hiện tượng tăng
kết tủa canxi bất thường ở xương, gây hạ canxi máu và canxi niệu.
- 12 -

Hormon tuyến giáp làm tăng thoái hóa glycosaminoglycan. Trong suy
giáp tích tụ các chất háo nước này với thành phần chính là axit hyaluronic ở
tổ chức kẽ và tăng tính thấm mao mạch với Albumin gây phù tổ chức kẽ. Da
sần sùi, khô, vàng do giảm biến đổi carotene thành vitamin A.
1.4.10 Tác dụng trên hệ huyết học
Hormon tuyến giáp làm tăng nhu cầu oxy của tế bào dẫn đến tăng sản
xuất Erythropoietin, tăng tạo hồng cầu. Trong suy giáp tế bào giảm nhu cầu
oxy nên giảm sản xuất Erythropoietin, giảm hồng cầu nên bệnh nhân suy giáp
hay bị thiếu máu.
1.4.11 Tác dụng trên hệ tiêu hóa
Hormon tuyến giáp kích thích bài tiết dịch tiêu hoá làm ăn ngon miệng,
kích thích ăn nhiều, tăng nhu động ruột. Trong suy giáp bệnh nhân thường
kém ăn và hay bị táo bón dai dẳng.
1.5 SINH LÝ BỆNH CỦA SUY GIÁP TẠI TUYẾN
Hoạt động chức năng của tuyến giáp được điều hòa bởi những cơ chế rất
phức tạp thông qua trục dưới đồi- tuyến yên- tuyến giáp-mô đích:

Vùng dưới đồi
Tuyến yên (TSH)
Tuyến giáp (T3,
Mô đích (FT3,
+

+
+
(-)
(-)
- 13 -

Lượng hormon tuyến giáp tự do lưu hành trong máu có tác dụng điều
hòa ngược âm tính lên sản xuất và bài tiết hormon tuyến yên (TSH) và
hormon vùng dưới đồi (TRH).
Suy giáp tại tuyến [19],[24],[57]: Suy giáp do nguyên nhân bản thân
tuyến giáp dẫn tới giảm sản xuất hormon tuyến giáp. Nồng độ T3, T4 trong
máu giảm gây phản hồi ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên có chức năng
bình thường, làm tăng tiết TRH và TSH để kích thích tuyến giáp bài tiết
hormon nhưng bản thân tuyến giáp suy yếu nên không đáp ứng với các kích
thích đó, hậu quả T3, T4 tiếp tục giảm. Vì vậy bệnh nhân suy giáp tại tuyến có
nồng độ T3, T4 trong máu giảm đồng thời nồng độ TSH trong máu tăng cao.
1.6 NGUYÊN NHÂN CỦA SUY GIÁP TẠI TUYẾN [19],[24]
- Viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn Hashimoto giai đoạn cuối: giai đoạn
sớm có thể sờ thấy tuyến giáp to, chắc, không đau hoặc đau ít. Giai đoạn cuối
thì tuyến giáp thường teo nhỏ.
- Tai biến sau phẫu thuật tuyến giáp (bướu giáp nhân, bướu đơn thuần
hoặc sau phẫu thuật điều trị Basedow…).
- Tai biến do điều trị Basedow bằng Iod phóng xạ.
- Tai biến do điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.
- Rối loạn chuyển hóa Iod.
- Các nguyên nhân khác hiếm gặp:
+ Không có tuyến giáp.
+ Thiếu men tổng hợp hormon tuyến giáp.
+ Viêm tuyến giáp bán cấp giai đoạn cuối.
+ Chất kháng giáp trong thức ăn.

+ Dùng thuốc chứa Iod: Lithium, Cordaron…
- 14 -

1.7 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA SUY GIÁP [3],[19],[24],[32],[53]
1.7.1 Hội chứng giảm chuyển hóa
- Rối loạn điều hòa thân nhiệt: giảm thân nhiệt, bệnh nhân sợ lạnh, chân
tay lạnh và khô.
- Rối loạn điều tiết nước: uống nước ít, tiểu ít, bài tiết nước chậm.
- Tăng cân mặc dù bệnh nhân ăn uống kém.
- Táo bón kéo dài.
- Yếu cơ, chuột rút, đau cơ bắp.
- Rối loạn tâm thần, thần kinh thực vật: bệnh nhân thờ ơ, chậm chạp,
giảm các hoạt động trí óc, sinh dục.
- Giảm bài tiết mồ hôi.
- Tim đập chậm, táo bón.
1.7.2 Hội chứng da và niêm mạc
- Da bị phù niêm là do bị thâm nhiễm bởi chất dạng nhày chứa nhiều
polysacarid dẫn tới da có biểu hiện phù cứng, khô, ấn không lõm, bong vảy,
lạnh, tím
- Rụng lông tóc: lông mày thưa dần ở phần đuôi cung mày, lông nách và
lông mu thưa, tóc dễ gãy….
- Mặt tròn như mặt trăng, ít biểu lộ cảm xúc, mi mắt nhất là mi dưới phù
nhiều trông như mọng nước, trán nhiều nếp nhăn nên trông già trước tuổi.
- Gò má hơi tím nhiều mao mạch bị giãn, môi dày tím tái, phần lớn da
mặt còn lại vàng bủng.
- Bàn tay, bàn chân dày, các ngón tay dày khó gấp. Da chân tay lạnh tím
tái hoặc vàng bủng. Móng tay chân có vạch, mủn, dễ gãy.
- Niêm mạc lưỡi bị thâm nhiễm làm lưỡi to ra, thâm nhiễm dây thanh âm
gây nên giọng khàn, thâm nhiễm niêm mạc mũi gây ngủ ngáy, thâm nhiễm
vòi Eustache làm ù tai và điếc.

- 15 -

1.7.3 Hội chứng thần kinh cơ
- Bệnh nhân có cảm giác co cứng lại, chuột rút.
- Các khối cơ bị phị ra, căng lên, cứng lại và đau.
- Phản ứng giả trương lực cơ: co cơ duỗi chậm trong khi thử các phản
ứng gân, xương, đặc biệt là phản xạ gân gót.
1.7.4 Nội tiết
- Thường không có bướu giáp. Bướu giáp gặp trong một số truờng hợp
đặc biệt như suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto, suy giáp sau điều trị
Basedow bằng thuốc KGTTH.
- Rong kinh, chảy sữa đôi khi kèm theo mất kinh.
- Giảm tình dục.
- Suy nhẹ thượng thận và hồi phục sau khi điều trị suy giáp.
1.8 XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG [21],[54],[55]
1.8.1 Xét nghiệm chẩn đoán suy giáp
- Nồng độ FT3, FT4 trong máu giảm, TSH tăng cao.
- Cholesterol, Triglyceride trong máu tăng cao.
- Men cơ CPK tăng cao.
- Thiếu máu đẳng sắc hoặc nhược sắc hồng cầu bình thường.
- Điện tim: Nhịp tim chậm, điện thế thấp, ST chênh xuống, T dẹt hay đảo
ngược.
- XQ tim phổi thẳng: bóng tim to, chỉ số tim ngực> 50%.
1.8.2 Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân suy giáp
- Định lượng anti-TPO: tăng cao trong suy giáp do viêm tuyến giáp mạn
tính Hashimoto.
- Xạ hình tuyến giáp.

×