Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 9 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.5 KB, 12 trang )

Ngoài ba bên tham gia lập kế hoạch nói trên, cũng cần thông báo kế hoạch hành động
này đến những người có trách nhiệm quản lý, hỗ trợ như các cấp chính quyền thôn. xã
huyện, các trạm khuyến nông lâm huyện và những người quan tâm khác. Cán bộ khuyến
nông lâm nên là người thực hiện việc thông báo này.
• Phối hợp thức hiện và hỗ trợ cho nông dân trong tiên trình thử nghiệm
-Mục tiêu: Nhà nghiên cứu và khuyến nông lâm giúp nông dân triển khai thử nghiệm
theo đúng thiết k
ế.
-Trình tự và phương pháp tiến hành.
-Lập lịch viếng thăm có sự tham gia: Cán bộ khuyến nông lâm, nhà nghiên cứu và
nông dân thống nhất lịch viếng thăm thử nghiệm theo định kỳ từng tháng hoặc quý.
- Các bên làm việc trên hiện trường: Ngay từ khi bắt đầu thử nghiệm, cán bộ nghiên
cứu và khuyến nông lâm phải có mặt trên hiện trường để hỗ trợ nông dân tổ chức triển
khai thử nghiệm. Sau đó các bên cùng tham gia theo lị
ch đã thống nhất.
4.5.2.4. Giai đoạn giám sát đánh giá định kỳ và tài liệu hoá tiên trình thử nghiệm
Đây là giai đoạn được thực hiện song song với tiến trình thực thi thử nghiệm, nhưng
do vi trí quan trọng của nó trong chu trình PTD, người ta thường nhấn mạnh và đề cập nó
như một giai đoạn riêng biệt. Giai đoạn này gồm hai hoạt động quan trọng là tổ chức tiến
trình giám sát và tài liệu hoá các kinh nghiệm trong tiế
n trình.
Giám sát thử nghiệm là hoạt động có tính thường xuyên, ngoài ra đối với các thử
nghiệm dài ngày cần có tổ chức đánh giá định kỳ 6 tháng và cuối năm để qua đó kịp thời
phát hiện ra những tồn tại cần khắc phục và cải tiến và lập kể hoạch hoạt động cho năm
tiếp theo.
• Giám sát các thử nghiệm có sự tham gia
Nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông lâm cùng với nông dân giám sát thử nghiệm
theo định kỳđã được ghi trong kế hoạch và lịch của các bên tham gia.
Sử dụng công cụ sổ theo dõi thử nghiệm của nông dân. Cán bộ khuyến nông lâm thúc
đẩy và nhà nghiên cứu tư vấn để nông dân lập sổ theo dõi. Trong sổ này, các bảng biểu
theo dõi, thu thập số liệu theo như các chỉ tiêu trong phiếu thử nghiệm. Nông dân dùng sổ


này định kỳ ghi chép các dữ liệu theo dõi, nhà nghiên cứu và khuyến nông lâm cũng sử
dụng nó để ghi các bình luận. Ngoài ra trong sổ theo dõi còn dùng để
ghi các nhận xét của
nông dân và các bên khác trong tiến trình giám sát, viếng thăm.
• Tài liệu hoá
Kết quả của từng giai đoạn và tiến trình thử nghiệm cần phải được ghi chép và tài
liệu hoá tết nhằm phục vụ việc học tập kinh nghiệm trong thử nghiệm của nông dân và các
bên; bảo đảm rằng các kết quả và bài học không bị bỏ quên, những điểm mới có hứa hẹn
được ghi nhận và ghi chép đượ
c đầy đủ thông tin suốt tiến trình phục vụ cho để nít giá thử
nghiệm khi kết thúc.
Ngoài ra có thể ghi nhận kết quả từng bước của thử nghiệm bằng các hình ảnh, băng
hình, mẫu vật, việc này nên làm bởi cán bộ khuyến nông lâm, vì đây là các tư liệu hữu ích
cho họ trong tổ chức khuyến nông lan rộng sau này.
4.5.2.5. Giai đoạn kết thúc thử nghiệm
• Đánh giá thửnglliệm
Mục tiêu cụ thể của đánh giá thử nghiệm là:
Xác định mức độ thành công củ
a thử nghiệm về kỹ thuật, môi t tường, xã hội và
hiệu quả kinh tế;
Đúc rút được bài học kinh nghiệm về tổ chức thử nghiệm, phân . ích được các lý do
thành công hay thất bại, cách giải quyết vấn đề khó khăn trong tiến in nít thử nghiệm;
xem xét và phân tích mức độ ảnh hưởng và khả năng nhân rộng của thử nghiệm;

+ Có được thông tin (định lượng, định tính) để vi
ết báo cáo.
-Trình tự và phương pháp thực hiện: Nông dân, nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến
nông lâm cùng nhau tổ chức đánh giá thử nghiệm ngay trên hiện trường theo trình tự sau :
+ Lập kế hoạch đánh giá chi tiết: Mục tiêu, kết quả mong đợi, ai tham gia, ai báo cáo ai
thúc đẩy, thời gian, địa điểm

+ Thu thập các tài liệu phiếu thử nghiệm, sổ theo dõi thử nghiệm
+ Nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông giúp nông dân phân tích thông tin, dữ liệu sẵn
có, dựa vào d
ữ liệu trong sổ theo dõi thử nghiệm, giúp nông dân tính toán các dữ liệu về
kết quả liên quan đến năng suất, chất lượng, hiệu quả, sau đó hỗ trợ cho nông dân trình bày
các kinh nghiệm, tiến trình, kết quả thu được trên một tờ giấy Ao để trình bày trong đánh
giá.

-Tổ chức đánh giá tại địa điểm thử nghiệm: Công việc này được làm bởi cán bộ
khuyến nông lâm, bao gồm việc mời các nông dân khác trong và ngoài thôn bả
n, các bên
liên quan khác như các cơ quan quản lý nông lâm, lãnh đạo thôn, xã, huyện, đến hiện
trường để tham gia đánh giá thử nghiệm và tổ chức thúc đẩy cho cuộc đánh giá.
Nông dân thử nghiệm trình bày tiến trình, kinh nghiệm thu được, kết quả của mình.
Sau báo cáo của nông dân, cán bộ khuyến nông lâm thúc đẩy thảo luận chung, việc
hỏi và trả lời trong thảo luận tập trung vào các vấn đề như: Tiến trình thử nghiệm diễn
ra như
thế nào? Người dân tham gia đã hiểu biết và học được những kiến thức/kỹ năng
gì từ thử nghiệm của họ? Các bên tham gia đã thực hiện vai trò của mình như thế nào
trong quá trình thử nghiệm? So sánh với những điều đã được cam kết khi bắt đầu tham
gia thực hiện thử nghiệm? Các bên cần cải tiến những gì để thực hiện PTD trong tương
lai
được tết hơn? Thử nghiệm đạt được những kết quả gì? Khẳng định hoặc phủ định?
Thành công hay thất bại? Lý do?
+ So sánh kết quả thử nghiệm với các tiêu chí đánh giá số lượng và chất lượng, định
lượng và định tính trong phiếu thử nghiệm, tổng hợp và phân tích kết quảđánh giá: Kết quả
phản hồi, đánh giá của các bên được nhà nghiên cứu, khuyến nông lâm và nông dân ghi
nhận, ghi chép và phân tích cụ
thể để phục vụ cho việc báo cáo ở bước sau.
• Viết báo cáo

Tài liệu hóa là vấn đề luôn được chú trọng trong suốt tiến trình thực hiện PTD.
Từ các tài liệu khởi xướng PTD, các phiếu ý tưởng, tờ thử nghiệm, bảng kế hoạch
hành động đến các sổ theo dõi của nông dân, các báo cáo tiến trình, đánh giá định kỳ, các
hình ảnh, mẫu vật, cần được lưu trữ và tài liệu hóa cẩn thận để đóng góp vào các kiến
thức, kinh nghiệm phát triển công nghệ
. Ngoài ra nó giúp cho việc phát triển thành các tài
liệu khuyến nông lâm, điều này rất cần thiết cho việc lan rộng kết quả và kinh nghiệm thử
nghiệm đến các nông dân và thôn bản khác sau này. Vì thế việc tài liệu hoá cần được làm
thường xuyên, suốt tiến trình, đặc biệt ở giai đoạn kết thúc, việc tài liệu hoá mang ý nghĩa
tổng hợp toàn bộ các kiến thức, kinh nghiệm thu được để nhân rộng và phục vụ cho nghiên
cứu, đ
ào tạo, lan rộng công nghệ. Thành quả của bước này gồm:
Báo cáo cuối cùng với đầy đủ thông tin của tiến trình, kết quả, các bài học kinh
nghiệm về thử nghiệm, tổ chức, quản lý;
Các kết quả, tác động, hiệu quả của thử nghiệm được phân tích và đánh giá.
4.5.2.6. Giai đoạn nhân rộng
Khi kết thúc một thử nghiệm thành công, để tối ưu hoá các tác động của nó và góp
phần cả
i thiện đời sống của người dân, kết quả thử nghiệm phải được nhân rộng.
• Phát triển tài liệu khuyến nông lâm
Cán bộ khuyến nông lâm chủ động thiết kế các loại tài liệu phục vụ cho việc tuyên
truyền nhân rộng kết quả thử nghiệm. Các loại tài liệu này có thể là các tờ rơi, áp phích,
các sổ tay hướng dẫn, các băng hình, hình ảnh. Có thể xây dựng các phim tư liệu, bài viết
phóng sự, trong đó trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu và bảo đảm tính khoa học để
người dân khác có thể áp dụng các kỹ thuật mới đã thành công.
• Nhân rộng kết quả các thử nghiệm
Góp phần vào việc lập kế hoạch khuyến nông lâm, chia sẻ kết quả và kinh nghiệm
làm thử nghiệm cho nhiều nông dân khác, cung cấp thông tin cho những người quan tâm.
Cán bộ khuyến nông lâm đóng vai trò chủ chốt trong nhân rộng kết quả
thử nghiệm

thành công, họ tổ chức nhân rộng các kết quả kinh nghiệm đến nhiều công dân khác;
phương pháp đạt hiệu quả cao cần được sử dụng là khuyến nông từ nông dân đến nông
dân. Ngoài ra họ còn có thể đề xuất đến các cấp quản lý cao hơn của họ có để lồng ghép
việc nhân rộng trong các kế hoạch, chương trình khuyến nông lâm.
4.5.3. Tiêu chí giám sát đánh giá quá trình thực hiện PTD
Một PTD thử nghiệm thành công nó phả
i đảm bảo tiêu chí được thể hiện ở Bảng sau:
Bảng 4.1.3 Tiêu chí giám sát đánh giá quá trình thực hiện PTD

(Nguồn: nghiên cứu hiện trường)
4.5.4. Một số kết quả thử nghiệm
4.5.4.1. Thử nghiệm nuôi trồng mộc nhĩ
TỜ THỬNGHIỆM
Tên thử nghiệm: Nuôi trồng mộc nhĩ
1 Chúng ta muốn làm thử nghiệm để tìm ra điều gì?
-Cách nuôi trồng mộc nhĩ thế nào có hiệu quả trên cây rừng tự nhiên của xóm.
2. Tại sao chúng ta muốn làm thử:
-Mộc nhĩ trồng để ăn, bán lấy tiền;
-T
ạo việc làm, tận dụng sản phẩm tại chỗ.
3. Chúng ta thực sự muốn tìm ra điều gì từ thử nghiệm, cần phải trả lời các câu hỏi
nào?
-Sâu bệnh hại nấm có cách khắc phục thế nào?
4. Để tìm ra những điều trên chúng ta phải thử nghiệm những gì?
-So sánh về kỹ thuật xếp gỗ.
-Sâu bệnh hại thế nào.
5. Chúng ta cần biết những gì
để chứng tỏ thử nghiệm thành công hay không?
Chúng ta sẽđánh giá những gì để có số liệu về chất lượng và số lượng.

-Xếp cũi hay xếp chữ A có năng suất cao hơn?
-Cách phòng bệnh có hiệu quả là gì?
6. Chúng ta có thể tìm thêm thông tin liên quan đến thử nghiệm này ởđâu:
-Phòng NN và PTNT - Thái Nguyên
- Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
Người tham gia:
Ngày và địa điểm: Văn Lăng - 5/3/2002.
Chọn hộ thử
nghiệm
• Tiêu chí chọn hộ
Phải có đủ 3m3 gỗ bồ đề làm giá thể;
Phải có đủ vật liệu làm lán trại;
-Có nhân lực;
-Nhiệt tình tận tuỵ với công việc và có khả năng tiếp thu KHKT.
• Kết quả chọn hộ
Đặng Tăng Hùng
Đặng Tăng Phượng
Đặng Văn Toàn

KẾ HOẠCH THỬNGHIỆM
Mục tiêu
Biết được kỹ
thuật nuôi trồng, chăm sóc mộc nhĩ.
Biết được năng suất và hiệu quả của việc trồng nấm. Quy mô: 3m
3
gỗ bồđề làm giá
thể. Kế hoạch

Bảng 4.14. Kê hoạch thử nghiệm kỹ thuật trồng và chăm sóc mộc nhĩ


Ghi chú: X là hoạt động trong cả tháng.
Dự trù kinh phí
Bảng 4.15. Dự trù kinh phí thử nghiệm nuôi trồng nấm mộc nhĩ

Kết quả thí nghiệm
Bảng 4.16. Kết quả thử nghiệm trồng và chăm sóc mộc nhĩ

Kết luận, tồn tại và kiến nghị
• Kết luận
-Sau thời gian thử nghiệm các hộ tham gia đã áp dụng được quy trình sản xuất mộc
nhĩ Cách xếp hình cũi có năng suất cao hơn cách xếp hình chữ A;
-Hiệu quả kinh tế không cao, trung bình 85.000đ/1m
3
gỗ/vụ chưa tính công lao động;
-Nấm hại xuất hiện nhiều chưa có được biện pháp phòng trừ.
• Tồn tại
-Người tham gia thử nghiệm chùn dành đủ thời gian cho chăm sóc và ghi chép số liệu ;
-Chưa có biện pháp ngăn chặn được các loại nấm hại xâm nhập.
• Kiến nghị
-Nếu nhân rộng sản xuất thì người thực hiện phải tuân thủ quy trình chăm sóc;
- Tìm các biện pháp ngăn chặn xâm nhập của nấm hại.
4.5.4.2. Thử nghiệm trồng tre lấy măng
TỜ THỬNGHIỆM
Tên thử nghiệm: Trồng tre lấy măng
1. Chúng ta muốn làm thử nghiệm để tìm ra điều gì?
-Có phù hợp với điều kiện lập địa của thôn không?
-Năng suất của cây trồng trên một đơn vị diện tích?
2. Tại sao chúng ta muốn làm thử:

Ở tại địa phương chưa có giống mới, hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho gia đình.

3. Chúng ta thực sự muốn tìm ra điều gì từ thử nghiệm, cần phải trả lời các câu
hỏi nào?
-Điều kiện lập địa nào trồng tre lấy măng sinh trưởng tết?
-Năng suất trên một khóm hoặc trên một đơn vị diện tích?
-Kỹ thuật trồng và ch
ăm sóc như thế nào?
4. Để tìm ra những điều trên chúng ta phải thử nghiệm những gì?
-Trồng tre trên các địa hình khác nhau và độ chiếu sáng khác nhau;
-Theo dõi tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại.
5. Chúng ta cần biết những gì để chứng tỏ thử nghiệm thành công hay không?
Chúng ta sẽđánh giá những gì để có số liệu về chất lượng và số lượng.
-Tỷ lệ sống của cây, nguyên nhân chết;
-Tình hình sinh trưởng và khả năng ra măng;
-Nă
ng suất trên một khóm, đơn vị diện tích (kg).
6. Chúng ta có thể tìm thêm thông tin liên quan dấn thử nghiệm này ởđâu?
Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh Thái Nguyên;
Phòng Nông nghiệp huyện Đồng Hỷ.

7. Chọn hộ thử nghiệm
• Tiêu chí chọn hộ
-Có đủ diện tích cần thiết;
-có đủ nhân lực, nguồn vốn;
-Đất đai gần nguồn nước tưới.
• Kết quả chọn hộ
Đặ
ng Tăng Hưởng - Văn Lăng -Đồng Hỷ
Đặng Tăng Quốc - Văn Lăng -Đồng Hỷ
Triệu Thị Hoa - Văn Lăng -Đồng Hỷ
Nông Văn Chính - Văn Lăng -Đồng Hỷ

Lăng Văn Khoa - Văn Lăng -Đồng Hỷ
Nguyễn Văn Vụ - Liên Minh - Võ Nhai
Nguyễn Xuân Hồng - Liên Minh - Võ Nhai
Nguyễn Duy Kiên - Liên Minh - Võ Nhai

KẾ HOẠCH THỬNGHIỆM
Mục tiêu
Đánh giá khả năng thích nghi của tre Bát Độ với điều kiện tự nhiên của các khu vực
sử nghiệm thông qua tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng và sâu bệnh hại. Quy mô: Mỗi hộ
trồng thử 25 gốc tre Bát Độ
. Kế hoạch
Bảng 4.17. Kế hoạch thử nghiệm trồng tre lấy măng

Dự trù kinh phí
Bảng 4.18. Dự trù kinh phí thử nghiệm trồng tre lây măng


Kết quả thử nghiệm
Bảng 4.19. Kết quả thử nghiệm trồng tre lây măng

Nhận xét:
-Tỷ lệ sống không cao: 67% ở Văn Lăng và 65% ở Liên Minh do không kiểm soát
được chất lượng cây giống, thời vụ trồng quá muộn (lo/4), do mối.
-Tình hình sinh trưởng của cây tre Bát Độ tại Liên Minh như sau:
Số cây trung bình trên một hốc là 3,6
Chiều cao trung bình là 2,17 m
Đường kính trung bình
D∞ là 2,4 cm
Sâu bệnh: Sâu ăn lá, sâu đục thân, chiếm tỷ lệ là 5% số gốc.
Chất lượng cây tốt

Trung bình là 68%, xấu là 32%

-Tình hình sinh trưởng của cây tre Bát Độ tại Văn Lăng như sau:
Số cây trung bình trên gốc là 3,9
Chiều cao trung bình là 1 ,39 m
Đường kính trung bình
D∞là 1,19 cm
Sâu bệnh: sâu ăn lá, mối.
Chất lượng cây tết + trung bình là 54,8%, xấu là 45,2%

-Qua số liệu trên cho thấy tình hình sinh trưởng của cây tại Liên Minh tốt hơn do yếu
tố đất đai quyết định, điều này được minh chứng bằng kết quả phân tích đất tại bảng sau:
Bảng 4.20. Kết quả phân tích đất

Kết luận, tồn tại và kiến nghị
• Kết luận
Tại 2 xã thử nghiệm trồng tre Bát Độ tỷ lệ sống đạt trung bình 64,5%, trong đó có hộ
tỷ lệ sống cao hơn 80% (hộ ông Toàn, ông Vụ, ông Khoa), một số hộ tỷ lệ sống thấp (hộ
ông Thường, ông Kim, ông Chính);
-Số lượng cây trung bình trên khóm là 3,8 cây, chiều cao vút ngọn trung bình HVN
1,78 m, đường kính gốc trung bình D
∞ = 1,9 em, tỷ lệ cây tốt và trung bình là 61,4%, cây
xấu là 38,6%;
-Tre Bát Độ ở Liên Minh sinh trưởng tốt hơn ở Văn Lăng;
-Xuất hiện nhiều mối hại và sâu ăn lá, rệp ở Liên Minh nhiều hơn ở Văn Lăng;
-Đất thích hợp trồng tre là đất thịt, thịt trung bình, tầng dày độ dốc < 30
0
;
-Người dân Liên Minh đánh giá cao tình hình sinh trưởng của tre Bát Độ và có nhu cầu
phát triển.

-Tre Bát Độ ở Liên Minh sinh trưởng tốt hơn ở Văn Lăng;
-Xuất hiện nhiều mối hại và sâu ăn lá, rệp ở Liên Minh nhiều hơn ở Văn Lăng;
-Đất thích hợp trồng tre là đất thịt, thịt trung bình, tầng dày độ dốc < 30
0
;
-Người dân Liên Minh đánh giá cao tình hình sinh trưởng của tre Bát Độ và có nhu cầu
phát triển.

• Tồn tại
-Giống nhập khẩu không kiểm soát được chất lượng;
-Thử nghiệm triển khai muộn (10/04/2002) phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ sống; Một
số hộ thử nghiệm chưa thực sự quan tâm và theo dõi thử nghiệm.
• Kiến nghị
Cần tiếp tục theo dõi tình hình sinh trưởng và năng suất trồng tre lấy măng;
-Nếu người dân chấp nhận mở rộng nên trồng vào tháng 12 - 2 âm lịch;
-Tiếp tục theo dõi sâu bệnh hại và đề xuất phòng trừ.
4.5.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của trồng cây cất khí trong mô hình nông lâm kết hợp
• Mục tiêu
Có được kết luận cụ thể về diễn biến hàm lượng chấ
t dinh dưỡng của đất trong mô
hình theo thời gian.
• Nội dung
tìm hiểu về tính chất lý học;
tìm hiểu về tính chất hoá học (N, P, K, pH, mùn).
• Kết quả
Kết quả so sánh chất dinh dưỡng của đất có trồng xen cây cất khí và đất dưới tán
rừng tự nhiên có cùng độ dốc, độ cao tại mô hình thử nghiệm nhà ông Dim được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 4.21. Kết quả so sánh chất dinh dưỡng của đất có trồng xen cây cốt khí và đất dưới tán rừng
tự nhiên


-Mặc dù trên đó có canh tác các cây trồng như sắn. trám, mỡ, cây ăn quả nhưng chất
dinh dưỡng của đất này không giảm khi có sự tham gia của cây cốt khí.
• Kết luận – kiến nghị
-Ở vị trí có cùng độ dốc tuy nhiên chỉ khác nhau về thảm thực vật che phủđã cho thấy
cây cất khí đã góp một phần quan trọng trong việc duy trì nguồn dinh dưỡng của đất;
-Khuyến cáo người dân nên sử dụ
ng cây cốt khí trong hệ thống canh tác vườn đồi
nhằm bảo vệ. duy trì nguồn dinh dưỡng của đất cũng như khả năng sản xuất của chúng.
4.5.5. Bài học kinh nghiệm về triển khai PTD
- Các bên liên quan cần hiểu biết một cách rõ ràng về PTD, biết rõ trách nhiệm và
quyền lợi của mình, nếu thiếu sự rõ ràng này sẽ dẫn đến việc hiểu nhầm PTD với các hoạt
động khác của các dự
án đầu tư hoặc "chuyển giao công nghệ" và tạo ra không khí thụ
động, chờ đợi sự hỗ trợ, điều này sẽ làm cho tiến trình PTD gặp trở ngại; Người dân và
thôn bản có nhu cầu thực sự và mong muốn tìm kiếm được các kỹ thuật mới, khi người
dân có nhu cầu này thì họ sẽ tham gia một cách tự nguyện và tích cực vào tiến trình phát

×