Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 5 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.85 KB, 12 trang )


Bảng 3.2. Tiên trình và vai trò của người tham gia trong TOT


(Nguồn: Nguyễn Bá Ngãi, 1999).
-Khoá đào tạo thực hành: Học trong khi làm Lớp đào tạo này được gắn vào quá trình triển
khai các hoạt động của dự án. Trong đó có đào tạo cho các nông dân chủ chốt để sau này
họ có thể tham gia trực tiếp vào việc huấn luyện cho nông dân khác thực hiện các hoạt
động dự án. Như vậy tại lớp học này có 2 đối tượng là học viên. Học viên là cán bộ cấp
huyện là người học vừa là người đ
ào tạo trực tiếp cho cán bộ huyện khác và nông dân. Với
tư cách trên họ phải thực hành giảng bài và hướng dẫn học viên dưới sự hỗ trợ của giáo
viên. Như vậy phương pháp đào tạo chủ yếu là đào tạo kỹ năng bằng thực hành thông qua
công việc
cụ thể, đánh giá và đúc rút. Những kỹ năng thiếu sẽ được bổ sung ngay trên hiện trường
dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
-Khoá đào tạo nâng cao Khoá đào tạo này được tiến hành gắn với tiến trình thực hiện hoạt
động dự án tiếp theo. Đây là khoá học đặt mục tiêu đào tạo nâng cao cho học viên cấp
huyện. Vì vậy trong khoá đào tạo này, học viên cấp huyện với vai trò là tập huấn viên
chính, thực

hành các kỹ năng thúc đẩy, hỗ trợ cho cán bộ cấp huyện khác và nông dân chủ chốt. Mộ
t
giáo viên của trung ương giữ vai trò giám sát, đánh giá và đúc rút.
-Các khoá đào tạo tiếp theo Sau 3 khoá đào tạo cán bộ cấp huyện trở thành các tập huấn
viên địa phương. Tiến trình như trên được lặp lại cho các khoá tiếp theo. Tuy nhiên, nội
dung và phương pháp đào tạo được gọn nhẹ hơn. Những cán bộ cấp huyện khác và nông
dân chủ chết sẽ được các tập huấn viên địa phương đào tạo và sẽ trở
thành tập huấn viên
hướng dẫn nhân dân thực hiện các hoạt động dự án. TOT rất phù hợp cho đào tạo khuyến


nông khuyến lâm, đặc biệt cho việc đào tạo phương pháp có sự tham gia của người dân
trong xây dựng kế hoạch, giám sát và đánh giá, các phương pháp quản lý trên cơ sở cộng
đồng và đào tạo kỹ thuật đơn giản trong nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, phòng
chống sâu bệnh và bệnh gia súc v.v. Cán bộ chuyên môn c
ấp huyện được đào tạo thành
các tập huấn viên địa phương sẽ phát huy tết cho các quá trình đào tạo tiếp theo. Bài học
kinh nghiệm này có thể được áp dụng cho các chương trình, dự án phát triển nông thôn,
đặc biệt là các dự án khuyến nông khuyến lâm. Đối với cán bộ cấp huyện được đào tạo để
trở thành tập huấn viên địa phương cần được ưu tiên trang bị phương pháp giảng dạy cơ
bản, kỹ năng giao tiếp và thúc đẩy, tổ chức và quản lý khoá học. Vì vậy, khi tuyển chọn
học viên là cán bộ cấp huyện phải chú ý đến yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp phải có. Ngoài việc đào tạo một cách cơ bản cho cán bộ cấp huyện trên lớp
thì các quá
trình đào tạo được thực hiện trong quá trình thực hiện các hoạt động dự án tương ứng.
Kinh nghiệm cho thấy phương pháp "học trong khi làm" luôn đem lại kết quả cao nh
ất.
TOT là một quá trình phải dựa trên thực tiễn để giải quyết các vấn đề đào tạo của thực
tiễn. Đây là một quá trình nhậy cảm đòi hỏi phải có phương pháp và kỹ năng đúc rút từ
thực tế. Một thách thức đối với TOT là luôn đặt ra đa mục tiêu trong một quá trinh, nghĩa
là TOT luôn giải quyết cả mục tiêu đào tạo và mục tiêu thực hiện các hoạ
t động dự án: đào
tạo để thực hiện dự án và quá trình thực hiện dự án để đào tạo và ngay trong một quá trình
đào tạo người dạy và cũng là người học. Vì vậy TOT cần tiếp lục được nghiên cứu và thử
nghiệm về phương pháp để có thể áp dụng có hiệu quả hơn.
3.5.2.2. Đào tạo và chuyển giao kiên thức cho nông dân
• Những điểm cần lưu ý trong
đào tạo và chuyển giao kiên thức cho nông dân
Trên mảnh đất của mình, người nông dân vừa là người quản lý và cũng là người sản
xuất (trồng trọt, chăn nuôi ). Là người quản lý, người nông dân phải thực hiện chức năng
ra quyết định hoặc lựa chọn các phương án khác nhau, nghĩa là người nông dân cần phải

có kiến thức quản lý, biết tính toán hiệu quả, tổ chức sản xuất Là người trồng tr
ọt, người
nông dân thực hiện các công việc đồng áng, chăn nuôi súc vật để tạo ra của cải vật chất
cho chính mình nên người nông dân cần có các kỹ năng bằng tay, cơ bắp, bằng mắt ,
nghĩa là biết, hiểu và sử dụng thuần thục các kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.
Bản thân mỗi người nông dân đều có kiến thức và kỹ năng thực hành vốn có, nhưng
kiến thức và k
ỹ năng đó không đủ đáp ứng đòi hỏi của kỹ thuật ngày càng cao để tạo ra
những sản phẩm của vật nuôi cây trồng ngày càng nhiều, có chất lượng cao. Do vậy người
nông dân cần phải được học hỏi và đào tạo.
Quá trình học hỏi và đào tạo được thực hiện bằng 2 con đường. Thứ nhất, học hỏi
bằng quá trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệ
m giữa những người dân sống trong cộng
đồng và thứ hai, học tập, đào tạo kiến thức và kỹ năng mới với những người bên ngoài
cộng đồng. Do vậy, việc đào tạo, chuyển giao kiến thức cho nông dân cần chú ý mấy điểm
sau đây:
-Kiến thức và kỹ năng vốn có của mỗi nông dân và của cộng đồng.
-Kiến thức và kỹ năng mới mà nông dân và c
ộng đồng cần học hỏi và được đào tạo
từ bên ngoài.
-Các kiến thức và kỹ năng phải đáp ứng nhu cầu học hỏi về kỹ thuật trồng trọt, chăn
nuôi và quản lý.
-Con đường học hỏi và đào tạo của người nông dân bằng cả 2: trong cộng đồng và
ngoài cộng đồng.
-Quá trình đào tạo và chuyển giao kiến thức và kỹ năng mới cho nông dân phả
i xét
đến khả năng tiếp nhận của chính họ.
Vì vậy quá trình đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân bao gồm các bước
sau:
Xác định rõ nhu cầu kiến thức và kỹ năng của nông dân và cộng đồng của họ.

Xác định rõ mục tiêu học hỏi dựa vào nhu cầu trên.
Xác định nội dung cần đào tạo và chuyển giao.

-Lựa chọn các phương pháp đào tạo và chuyển giao thích hợp.
-Phát triển tài liệu đào tạo và chuyển giao thích hợp.
-Tiến hành đào tạo và chuyển giao.
-Giám sát và đánh giá kết quảđào tạo và chuyển giao.
-Hoàn thiện và cải tiến quá trình đào tạo và chuyển giao.
• Xác định nhu cầu đào tạo ra chuyển giao kiến thức cho nông dân
Nội dung đào tạo và chuyển giao kiến thức căn cứ vào kết quảđánh giá nhu cầu
đào
tạo thể hiện trên 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên loại kiến thức kỹ năng
nào mà nông dân cần được đào tạo và chuyển giao phụ thuộc vào từng cộng đồng, từng
nhóm nông dân trong cộng đồng và thời điểm khác nhau. Vì vậy việc đánh giá nhu cầu
đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân là hết sức cần thiết cho mỗi chương trình
đào tạo khuy
ến nông khuyến lâm, hoặc cụ thể hơn cho mỗi khoá đào tạo và chuyển giao
kiến thức .
Kết quảđánh giá nhu cầu đào tạo và chuyển giao kiến thức cho nông dân được mô tả
trong lĩnh vực như Bảng 3.3.
Đối tượng đào tạo được xác định căn cứ vào các nhóm nông dân trong cộng đồng
như: phân theo ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp , nhóm có cùng sở thích,
nhóm có cùng mặt bằng về kiến th
ức và kinh nghiệm. Mỗi đối tượng đào tạo xác định rõ
nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về phẩm chất.
Bảng 3.3. Ví dụ về khung đánh giá nhu cầu đào tạo khuyến nông khuyến lâm

• Áp dụng phương pháp PRA trong đánh giá nhu cầu đào tạo
-Sử dụng kết quả PRA để xác định nhu cầu đào tạo Khi thực hiện các công cụ PRA,
nông dân luôn nêu lên các khó khăn mà họ gặp phải, đồng thời cũng đề ra những giải

pháp khắc phục. Trong các khó khán và giải pháp đó có những khó khăn về kiến thức và
kinh nghiệm sản xuất và những nhu cầu
học tập. Như vậy, kế
t quả PRA cũng chỉ ra nhu cầu đào tạo và chuyển giao kiến thức 51
cho nông dân. Tuy nhiên, những nhu cầu đào tạo của nông dân thể hiện trong kết quả PRA
chưa cụ thể và chi tiết cho từng đối tượng nông dân. Mặc dù vậy cán bộ khuyến nông
khuyến lâm căn cứ vào kết quả này để có thể vạch ra các chương trình đào tạo và chuyển
giao kiến thức cho nông dân. Việc xác định nhu cầu đào tạo căn cứ bản dự thảo kế hoạch
hành động của thôn. T
ừ chương trình huấn luyện đào tạo do nông dân đề xuất xác định
được các khoá và nội dung đào tạo.
-Sử dụng kỹ thuật PRA để đánh giá nhu cầu đào tạo PRA chuyên đề đánh giá nhu cầu đào
tạo chỉ thực hiện khi cần có các thông tin chi tiết về nhu cầu đào tạo, đặc biệt là xác định
nhóm đối tượng cụ thể cho thôn, bản và các mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo
cho phù hợp với từng đối tượng. Quá trình tổ chức PRA chuyên đề đánh giá nhu cầu đào
tạo cần được tổ chức linh hoạt
và sử dụng mềm dẻo các công cụ PRA thích hợp. Sau đây là một số phương pháp và công
cụ PRA thường được sử dụng trong đánh giá nhu cầu đào tạo cho nông dân:
Họp dân: Họp dân toàn thôn để xác định nhu cầu chung vềđào tạo và chuyển giao
kiến thức của toàn thôn, b
ản, xác định ưu tiên và nhóm sở thích. Nếu trong kết quả PRA
đã thể hiện rõ các nhu cầu trên thì không cần sử dụng công cụ này.
Thảo luận nhóm: Các nhóm đối tượng được xác định dựa vào các nhóm cùng sở
thích hay những người có cùng nhu cầu học vấn. Mỗi nhóm được tổ chức thảo luận nhằm
xác chi tiết nhu cầu đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo của từng nhóm. Nội dung
đào tạo đượ
c xác định chi tiết theo kiến thức và kỹ năng.
Phỏng vấn cá nhân: Một số cá nhân nông dân ở mỗi nhóm đối tượng được lựa chọn
để phỏng vấn. Mỗi nhóm chọn 3 - 5 nông dân có kinh nghiệm sản xuất để phỏng vấn Kỹ
thuật phỏng vấn linh hoạt được sử dụng nhằm khai thác tối đa ý kiến của nông về kiến

thức, kỹ năng, nội dung và phương pháp
đào tạo. Ngoài các cuộc phỏng vấn nông dân
cũng cần tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo thôn, xã, đại diện các tổ chức quần chúng
như thanh niên, phụ nữ , các thầy cô giáo đang dạy tại thôn bản.

3.5.3. Tiếp cận có sự tham gia trong NLKH
3.5.3.1. Các giai đoạn tiếp cận trong phát triển kỹ thuật NLKH
Trong quá trình phát triển kỹ thuật NLKH có nhiều phương pháp tiếp cận có sự
tham gia của người dân. Các ph
ương pháp đó đều trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn
1 : Tiền chuẩn đoán
Giai đoạn này cần chuẩn bị sẵn các thông tin cơ bản nhưđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội. các kiến thức kỹ thuật bản địa của người dân, tìm hiểu các loại hình sử dụng đất và
các nhân tố khác tác động đến việc xây dựng mô hình sau này. Quá trình tiền chuẩn đoán
thường
được tham khảo ý kiến của người dân địa phương thông qua các bài tập đánh giá
nhanh nông thôn hay các cuộc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với nông dân.
Giai đoạn 2: Chuẩn đoán
Giai đoạn chuẩn đoán gồm tiến hành khảo sát để nắm các thông tin cần thiết như tình
hình sử dụng đất đai, các vấn đề đang tồn tại trong sử dụng đất, các chiến lược về phát
triển cây trồng của người dân. Trên cơ sở các kết quảđó sẽ tiến hành phân tích và phán
đoán việc sử dụng đất và các vấn đề sẽ tồn tại trong khi xây dựng mô hình NLKH. Các đề
xuất kỹ thuật và công nghệ sẽ được đưa ra trong đó có xem xét đến các chiến lược chung
và những trở ngại có thể xẩy ra. Mức độ tham gia của nông dân được đưa lên một cấp cao
hơn. Sự đối thoại được diễn ra trong quá trình đánh giá nhu cầu, khả năng thực thi để dự
kiến các chiến lược. Các công cụđánh giá nông thôn có sự tham gia được áp dụng thông
qua các cuộc khảo sát hiện trường, thảo lu
ận nhóm nông dân và họp dân.
Giai đoạn 3: Thiết kế kỹ thuật
Trong giai đoạn này tiến hành đánh giá kỹ thuật đã thu thập được, thiết kế các mô

hình căn cứ vào khả năng kỹ thuật và nhu cầu của người dân. Kỹ thuật bản địa được quan
tâm, kiến thức địa phương được tôn trọng thông qua các phương pháp như đối thoại,
PTD Tiếp theo là phân tích tính khả thi và hiệu quả củ
a mô hình đó có sự
tham gia của nông dân.
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch triển khai
Lập kế hoạch triển khai, phối hợp, giám sát, đánh giá và khả năng nhân rộng mô hình
NLKH. Kế hoạch được xây dựng dựa trên khả năng của cộng đồng, nhu cầu và nguyện
vọng của họ. Các yếu tố đầu vào của lập kế hoạch được nông dân xem xét, phân tích và dự
thảo kế hoạch.
Giai
đoạn 5: Tổ chức triển khai các mô hình NLKH Sự tham gia của người dân được coi
là một tiêu chí quan trọng nhất để xem xét mức độ tham gia. Người nông dân phải thực
hiện các hoạt động canh tác ngay trên mảnh đất của họ với sự giúp đỡ chuyên môn của cán
bộ tạo ra một quá trình tự thực hiện và quản lý một cách tốt nhất.
Giai đoạn 6: Giám sát, đánh giá và phổ biến
Đây là giai đoạn quan trọ
ng cho quá trình rà soát tính phù hợp để điều chỉnh và phổ
biến các mô hình NLKH. Các phương pháp giám sát và đánh giá có sự tham gia của người
dân được sử dụng để nông dân tự thuyết phục và phổ biến.
3.5.3.2. Các phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển kỹ thuật NLKH
• Nghiên có hệ thống canh tác (FSR)
FSR xuất hiện vào đầu thập kỷ 70 khi các nhà khoa học nhận thấy việc nghiên cứu hệ
thống mùa vụ cần được th
ực hiện bằng những tổđa ngành có phối hợp với các nhà khoa
học xã hội. Việc nghiên cứu tập trung vào các hộ nông dân có ít đất, nó tạo ra khả năng cải
thiện được khả năng chuyển giao công nghệ cho nông dân để tăng cường sản xuất nông
nghiệp. Theo Farrington và Martin (1998), FSR có các đặc điểm chủ yếu sau:
-Tiếp cận giải quyết vấn đề do tổđa ngành thực hiện với sự tham gia của nông dân.
-Đánh giá được sự thay đổi về công nghệ và các ảnh hưởng tiềm năng của nó trong

khuôn khổ của hệ thống canh tác.
-Xác định được nhóm nông dân đồng nhất, ví dụ: các hộ nông dân ít đất, trong một
điều kiện tương đồng làm đối tượng nghiên cứu.
-Luôn tạo ra quá trình kế tiếp, nghĩa là kết qu
ả thử nghiệm cửa năm nay sẽ tạo ra
những giả thiết cho nghiên cứu năm sau.
-Kết quả thử nghiệm trên trang trại của nông dân có ảnh hưởng ngược lại tới việc
chọn ưu tiên nghiên cứu trên các trạm
Các công cụ chủ yếu dùng trong FSR là phân tích các tài liệu có sẵn và điều tra thăm
dò; điều tra chính thức và có sự tham gia của nông dân; kiểm chứng trong phòng thí
nghiệm; quan sát trực tiếp trên đồng ruộ
ng của nông dân; thử nghiệm trên đồng ruộng.
Bên cạnh những ưu điểm FSR là góp phần thay đổi và được áp dụng trong việc
"Chẩn đoán và thiết kế", cũng như một số kỹ thuật của nó có thể áp dụng trong các cuộc
điều tra không chính thức để thiết kế giám sát và đánh giá các dự án, thì FSR bộc lộ các
hạn chế cơ bản trong lâm nghiệp xã hội và lập kế hoạch sử
dụng đất đai, đó là: -Đòi hỏi có
sự phối hợp đa ngành để giải quyết vấn đề, đặc biệt là cần có mối quan hệ giữa các nhà
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
-Ít quan tâm đến các hộ nông dân có ít đất đai, mặc dù họ là một trong những đối
tượng chính của lâm nghiệp xã hội.
- Ít và không thích ứng với phạm vi rộng lớn, do đó trong các trường hợp này phải sử

dụng kỹ thuật đánh giá nhanh để thay thế cho FSR.
-Phương pháp tiếp cận theo kiểu "chuyển giao công nghệ" vẫn chiếm ưu thế trong
FSR.
Các nhà khoa học thường gặp khó khăn khi chuyển sang thái độ là luôn có quá trình
học hỏi từ nông dân.
Các nhà nghiên cứu thường chiếm ưu thế trong thiết kế, vai trò hướng dẫn và đánh
giá trong các thử nghiệm trên trang trại.


Một hướng tiếp cận mới trong FSR được Knipscheer và Harwood đư
a ra năm 1988 là
lôi cuốn nông dân vào việc phân tích các kiến thức, các vấn đề và xác định ưu tiên. Quá
trình này gắn với việc chuyển từ nghiên cứu trong các trạm thí nghiệm sang nghiên cứu
ngay trên đồng ruộng của nông dân, qua đó nông dân và gia đình họđóng một vai trò tích
cực như là một "người làm thí nghiệm". Tiếp cận mới này bao gồm các cách tiếp cận như:
từ nông dân đến nông dân; nghiên cứu có sự tham gia của nông dân.
• Phương pháp phân tích hệ thống sinh thái nông nghiệp (AEA)
Phương pháp AEA do Gorden Conway xây dựng và thử nghiệm ở Thái Lan vào
những năm 1980. AEA thường được sử dụng trong các giai đoạn đối thoại và lập kế hoạch
của các chương trình phát triển. AEA được định nghĩa như là một hệ thống sinh thái được
nghiên cứu và phân tích nhằm tìm kiếm các giải pháp để sản xuất lương thực và các sản
phẩm nông nghiệp có hiệu quả nhất. Như vậy AEA không những có đặc
điểm vật lý sinh
học mà còn bao gồm các thành phần kinh tế xã hội. AEA còn được coi như là điểm khởi
đầu của việc chuyển từ tiếp cận truyền thống trong FSR sang nghiên cứu tổng hợp trong
phát triển nông thôn.
Theo Conway (1985) AEA phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc năng suất: đảm bảo thay đổi năng suất kinh tế theo chiều dương được
thể hiện qua sản lượng hay thu nhập thuần trên m
ỗi đơn vị tài nguyên khi thực hiện các
biện pháp;
Nguyên tắc ổn định: năng suất kinh tế được giữổn định mặc dù có những ảnh
hưởng của môi trường như khí hậu, điều kiện kinh tế như thị trường;
Nguyên tắc bền vững: đảm bảo khả năng của một hệ thống luôn giữ năng suất lâu
dài trên cơ sở sử d
ụng lâu bền các nguồn lực;
Nguyên tắc công bằng: đảm bảo quyền sử dụng các nguồn lực, sự tham gia và phân
chia lợi ích.


AEA sử dụng phỏng vấn bán định hướng không chính thức như là phương pháp thu
thập và khai thác thông tin từ những thông tin chính từ thôn bản. Những công cụ sau được
sử dụng trong AEA để xác định các kiểu của hệ thống nông sinh thái: - Các công cụ phân
tích không gian: vẽ bản đồ phác hoạ, khảo sát theo tuyế
n hay đi lát cắt để phân tích mối
quan hệ các đặc điểm tự nhiên của các hệ nông sinh thái; - Phân tích thời gian: xây dựng
các biểu đồ để phân tích xu hướng biến động các nhân tố theo thời gian như: mùa vụ, các
kiểu sử dụng đất, năng suất, đầu tư, giá cả. Tính ổn định và năng suất được thể hiện qua
phân tích theo thời gian;
-Phân tích theo luồng: xây dựng các biểu đồ luồng nhằm mô tả mố
i quan hệ giữa việc
sử dụng các hệ thống với thu nhập và phân tích khả năng sản xuất như giữa thu nhập bằng
tiền, sản xuất nông nghiệp với thị trường hay cơ sở hạ tầng;
Sử dụng các câu hỏi chính: đặt câu hỏi là một kỹ thuật được sử dụng trong toàn bộ
quá trình AEA. Câu hỏi bán định hướng là một loại câu hỏi thường được s
ử dụng nhằm
tăng khả năng phân tích của nông dân trong quá trình trao đổi thông tin.
Không giống như FSR, phương pháp AEA cho phép phân tích trên diện rộng và được
coi như là một công cụ trong nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển. Tuy nhiên AEA có
một số hạn chế sau:
Các nhà nghiên cứu thường thu thập thông tin từ nông dân bằng phương pháp không
có sự tham gia. Nông dân chỉ được coi như là những người cung cấp thông tin hơn là
những người phân tích thông tin khi tiến hành AEA.
-AEA cần một thời gian tương đối ngắn cũng dễ dẫn đến việc thu thập thông tin
không đầy đủ, những giả thiết nghiên cứu sai hoặc áp đặt ý chủ quan trong phân tích.
Chính vì vậy AEA cần nhiều thời gian hơn cho việc thu thập thông tin trên hiện trường và
cần phương pháp phân tích hợp lý, kiểm tra chéo thông tin.
• Phương pháp chuẩn đoán và thiết kế (D&D)
Phương pháp chuẩn đoán và thiết kế là phương pháp chuẩn đ

oán các vấn đề quản lý
đất và thiết kế xây dựng các vấn đề nông lâm kết hợp. Phương pháp này dược tổ chức
ICRAF xây dựng và hoàn thiện nhằm tư vấn cho các nhà nghiên cứu về nông lâm kếthợp
và những người làm khuyến nông khuyến lâm hiện trường trong thiết kế và thực hiện
nghiên cứu có kết quả cũng như phát triển các dự án.
Theo ICRAF (1987), quy trình cơ bản của D&D bao gồm 5 bước sau được mô tả
trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Quy trình của D&D


Những qui trình này được lặp lại trong suất quá trình thực hiện dự án nhằm cải tiến
những chuẩn đoán ban đầu và hoàn thiện thiết kế kỹ thuật bằng những thông tin mới.
D&D có một số vấn đề then chốt sau:
-Sự mềm dẻo: D&D là một phương pháp nhằm phát hiện các vấn đề mà phương
pháp đó có thể thích hợp để thoả mãn các nhu cầu và phù hợp với các nguồn tài nguyên
của đại đa số những người sử dụng đất khác nhau.
Tính tốc độ: D&D được xây dựng nhằm cho phép có được sự "đánh giá nhanh" áp
đụng cho những giai đoạn k
ế hoạch của dự án với sự phân tích theo chiều sâu đồng thời
với thời gian thực hiện dự án.
Tính lặp lại: D&D là một quá trình học hỏi, rút kinh nghiệm từ khi bắt đầu đến khi
kết thúc. Từ những thiết kế ban đầu, chúng luôn được cải tiến, quá trình D&D được cải
tiến liên tục đến khi những cải tiến được công nhận là không cần thiết nữa.

3.5.4. Tiế
p cận có sự tham gia trong khuyến nông khuyến lâm
3.5.4.1. Vai trò của khuyến nông khuyến lâm
Để phát triển sản xuất, người nông dân và cộng đồng của họ cần có kiến thức, động
cơ nguồn lực và nhân lực, Vai trò chuyển đổi xã hội của khuyến lâm được thể hiện thông
qua việc nâng cao nhận thức, trình độ cho nông dân, từđó góp phần tăng sản xuất lương

thực cho xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh, chính tr
ị. Vai trò của khuyến lâm trong
phát triển Lâm nghiệp và LNXH được thể hiện thông qua việc thúc đẩy áp đụng tiến bộ kỹ
thuật, lôi kéo sự tham gia của người dân trong phát triển Lâm nghiệp, hỗ trợ phát triển tài
nguyên rừng. Khuyến lâm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân,
phát triển tổ chức cộng đồng.
Nông dân luôn gắn liền với nông nghiệp, là bộ phận cốt lõi của nông thôn và cũng là
chủ thể chính trong quá trình phát triển nông thôn. Như
ng trong mối quan hệ với bên ngoài
cộng đồng như các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ chuyên môn, các cán bộ phát
triển nông thôn, cán bộ khuyến nông khuyến lâm họ bị những hàng rào về kiến thức,
phong tục, giới tính, ngôn ngữ, thể chế chính sách ngăn cách. Khuyến nông khuyến lâm
là bắc nhịp cầu vượt qua các hàng rào ngăn cách đó để nông dân và những người bên
ngoài cộng đồng có cơ hội học hỏi, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm để
cùng phát
triển sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nông thôn (Nguyễn Bá Ngãi, 1998). Khuyến
nông khuyến lâm còn tạo ra cơ hội cho nông dân trong cộng đồng cùng chia sẻ, học hỏi
kinh nghiệm, truyền bá kiến thức và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau và phát triển cộng đồng của
họ. Công tác khuyến nông khuyến lâm ngày càng trở nên không thể thiếu được ở mỗi địa
phương, mỗi làng bản và đối với từng hộ nông dân. Vì vậy khuyế
n nông khuyến lâm cần
phải được tăng cường củng cố và phát triển.
Hình 3.6. mô tả vị trí và mối quan hệ giữa khuyến nông khuyến lâm với các lĩnh vực
phát triển nông nghiệp và nông thôn và được coi như là nhịp cầu nối giữa nông dân với
những người bên ngoài cộng đồng.
Khuyên nông khuyến lâm được coi như là mắt xích trong dây chuyền của hệ thống
phát triển nông thôn, nó có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh v
ực khác như nông lâm
nghiệp, nghiên cứu, giáo dục, chính sách, tín dụng, thị trường. Núi( vậy giữa khuyên nông
khuyên lâm với phát triển nông nghiệp và nông thôn có mỗi quan hệ chặt chẽ. Trong môi

quan hệ này khuyên nông khuyến lâm được coi như là phương pháp tiếp cận phát triển
nông thôn và cũng là một công cụ, phương tiện llữll hiện để phát triển nông nghiệp. Để
khuyến nông khuyên lâm thực sự trở thành cần nôi vùng chắc, một công cụ phát triển và
phương pháp tiếp cận thì các phương pháp tiếp cận có sự tham của người dân giữ một vai
trò hết sứ
c quan trọng trong khuyên nông khuyến lâm .

Sơ đồ 3.6. Vị trí của khuyên nông khuyên lâm
(Nguyễn Bá Ngãi, 1998)
3.5.4.2. Các cách tiếp cận chủ yếu trong khuyên nông khuyên lâm
Trong khuyến lâm có 2 hình thức tiếp cận chủ yếu là tiếp cận từ trên xuống và tiếp
cận từ dưới lên. Mỗi hình thức tiếp cận có những đặc thù và phù hợp với từng thời kỳ phát
triển.
Tiếp cận khuyến lâm từ trên xuống hay từ bên ngoài vào, còn gọi là tiếp cận theo mô
hình chuyển giao. Ở giai đoạn đầu phát triển khuyến lâm hình thức ti
ếp cận này rất phổ
biến, nó gắn liền với các quá trình như chuyển giao kiến thức hay chuyển giao công nghệ
cho nông dân. Đặc trưng của cách tiếp cận này là các tiến bộ của kỹ thuật và công nghệđã
được các nhà chuyên môn nghiên cứu và có thể triển khai theo diện rộng. Tuy nhiên tiếp
cận theo mô hình này thường bộc lộ những hạn chế như mang tính áp đặt, không căn cứ
vào nhu cầu của dân, cán bộ khuyến lâm coi khuyến lâm là mộ
t quá trình giảng dạy một
chiều cho nông dân, mang tính chất truyền bá kiến thức hơn là một quá trình học hỏi và
cùng phát triển với nông dân.
Tiếp cận khuyến lâm từ dưới lên hay tiếp cận khuyến lâm từ trong ra là cách tiếp cận
từ nông dân dấn nông dân lấy người dân làm trung tâm, nhằm lôi kéo người nông dân
tham gia vào quá trình phát triển kỹ thuật mới ngay trong đất đai của họ. Trong cách tiếp
cận này vai trò của người dân được chú trọng từ việc xác
định nhu cầu, đến tổ chức và
giám sát quá trình thực hiện.

Như vậy, tiếp cận khuyến nông khuyến lâm thực chất là xem xét mối quan hệ giữa
nông dân và những người bên ngoài cộng đồng như: các nhà hoạch định chính sách, các
nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, những người làm công tác phát triển nông thôn,
khuyến nông khuyến lâm viên
Tổng kết các hình thức khuyến nông khuyến lâm ở nước ta trong những năm vừa qua
cho thấy có một số cách tiếp cận như sau:
Sơ đồ 3.7. Tiếp cận theo mô hình "chuyển giao " trong khuyên nông khuyên lâm

(Nguyễn Bá Ngãi, 1998)
Trong thập kỷ 70 và 80 cách tiếp cận theo mô hình chuyển giam, rất phổ biến.
Người ta thường thấy các thuật ngữ như: chuyển giao kiến thức, chuyển giao công
nghệ hay kỹ thuật cho nông dân. Đây là một hình thức khuyến nông khuyến lâm mang
nhiều yếu lố một chiều, từ trên xuống, không xuất phát từ nhu cầu của nông dân. Người
nông dân hoàn toàn thụ động trong quá trình học hỏi, tiếp nhận kỹ thuật. Tiếp c
ận theo mô
hình này thường bộc lộ những hạn chế cơ bản như áp đặt, tạo cho cán bộ khuyến nông
khuyến lâm coi quá trình giảng dạy cho nông dân hơn là cùng học hỏi và chia sẻ.
• Cách tiếp cận theo mô hình trình diễn
Cách tiếp cận theo mô hình trình diễn được phát triển vào cuối những năm 1970,
nhằm lôi cuốn nông dân vào quá trình phát triển kỹ thuật mới ngay trên đồng ruộng của
họ. Sơ đồ 3.8. mô tả mối quan hệ giữa nghiên cứu, thử nghiệm và khuyến nông theo
phương pháp tiếp cận lấy nông dân làm trung tâm. Theo cách tiếp cận này, vai trò của
người dân được chú trọng từ việc xác định nhu cầu, thực hiện, chấp nhận và phổ cập. Quá
trình này cho phép vị trí của nông dân ngày càng cao trong quá trình khuyến nông khuyến
lâm.

×