Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.55 KB, 12 trang )



Chú thích: Số lượng * càng nhiều thì kiểm soát của Người ngoài cuộc nhiều và tiềm lực địa phương
và sự bền vững càng cao.
3.4. ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỘNG LỰC ĐỀ KHUYẾN KHÍCH SỰ THAM GIA TRONG
LNXH
Kinh nghiệm đã chứng tỏ, cần có một sốđiều kiện, sự tham gia mới có thể diễn ra.
Một trong những yếu tố cơ bản là cộng đồng hay nhóm dân cư phải cùng sinh sống
trong một khu vực địa lý nhất định, chia sẻ cùng một nền văn hóa và giá trị, có chung lợi
ích sống còn lâu dài, cùng chịu những mối liên h
ệ xã hội trường tồn. Những hoàn cảnh
như thế nâng đỡ bước khởi đầu của nhóm. Rất quan trọng, người dân nhận thức được điều
kiện riêng của họ cũng như các mối liên hệ lẫn nhau về kinh tế xã hội và chính trị trong
nhóm với các nhóm bên ngoài. Những mục tiêu do người dân xác định dựa trên sự nhận
biết đó và đó là cơ sở cho hoạt động củ
a nhóm. Sự lãnh đạo xã hội với sự đồng nhất có
thực chất quyền lợi với nhân dân mà nó cố gắng phục vụ là quan trọng để bảo đảm sự
tham gia đầy đủ ý nghĩa và lâu dài. Khía cạnh liên quan và quan trọng là quá trình xã hội
của tư vấn cho sự nhất trí về mục tiêu chung. Nó bảo đảm sựđoàn kết và hài hòa giữa các
thành viên trong nhóm. Một yếu tố chủ yếu khác là tổ chức thích hợp để đưa lại sức mạnh.
Ngay cả khi tất cả
các yếu tố trên đều thỏa mãn, sự tham gia cũng chỉ thành công nếu có
sự thúc đẩy mạnh mẽ. Có quan điểm cho rằng, sự thúc đẩy không vật chất là lực lượng
điều khiển của tất cả sự tham gia đích thực nào, nó xuất phát từ những thôi thúc nhân văn
sâu sắc (Mongomery, 1974). Văn hoá có thể có ảnh hưởng đến sự tham gia.
3.4.1. Điều kiện để khuyến khích sự tham gia
Về
mặt kinh tế xã hội, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng/nông hộ trong những hoạt
động có quan hệ mật thiết với các công nghệ có tác dụng đồng thời tăng năng suất và ổn
định môi trường khó mà thúc đẩy khi "bảo tồn" mà không có lợi ích kinh tế. Những người
lập chương trình có thể nhận được sựủng hộ của cộng đồng, rằng chương trình sẽđáp ứng


mục tiêu của h
ọ, sẽ thực hiện được và sẽđem lại lợi ích khá đủ cho những ai bỏ công làm
việc. Sự tham gia của cộng đồng chỉ có khi họ có nguồn lực để tham gia, kiến thức về việc
phải làm và làm như thế nào, sự kết hợp thích đáng các động lực thúc đẩy, thể chếủng hộ
và giữ vững các hoạt động của họ (Gregersen,1988).
-Nguồn lực: Nguồn lực chủ
yếu trong hầu hết các chương trình LNXH là "đất". Trong
nhiều trường hợp, áp lực của dân số lớn đến mức trên nhiều diện tích rộng lớn cũng không
có đất dành cho việc trồng cây gỗ. Nói chung, hình như các dự án trồng cây do cộng đồng
chịu trách nhiệm không thành công như các dự án trồng cây với quy mô nhỏ trên đất trang
trại và quanh nhà ở của nông hộ. Giao đất lâm nghiệp theo luật định tạo cho người dân có
nguồn lự
c "đất" và làm lâm nghiệp (LNXH) là một chính sách đúng đắn. Vốn rừng là
nguồn lực quan trọng. Nhân tố khác góp phần đưa lại thành công của các chương trình
LNXH là sản xuất của địa phương về lượng cây con khá đủ và dùng ngay. Những vườn
ươm phân tán thường được thiết lập bởi cá nhân hoặc những nhóm dân làng có thể đưa lại
thu
nhập, việc làm. Nhiều người dân địa phương lập vườn ươm nhỏ gần n
ơi ở sản xuất cây con
đáp ứng nhu cầu vừa cho mình vừa cho những người láng giềng.
-Kiến thức: Kiến thức là nguồn cần thiết để cộng đồng nông thôn tham gia LNXH
biết việc phải làm và làm như thế nào để đáp ứng mục tiêu của dự án.
Người ta thường cho rằng, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp, cũng sẽ trồng tốt loại cây rừng. Đi
ều đó có thể là đúng nếu công tác khuyến nông
làm tốt, phổ cập tết kiến thức cho những ai tham gia chương trình LNXH về quản lý rừng,
trồng cây gỗ.
Phổ cập kiến thức trồng cây - trồng cây gì? Bằng cách nào ? Ởđâu? Lúc nào? Như
thế nào cho tốt? Quản lý rừng như thế nào cho tết? là một vấn đề làm bận trí các nhà lâm
nghiệp và những người khác liên quan với chương trình LNXH. Những thành công ở

Nepal, Hàn Quốc, Haiiti do các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ là nhờ sử dụng tết
những cư dân địa phương như người thúc đẩy, cổ vũ, hoặc những viên chức nông nghi
ệp
tại chỗ làm người hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật. ưu thế trong tiếp cận của các tổ chức phi
Chính phủ là tránh cái gọi là không tin cậy người địa phương trong các nhà lâm nghiệp từ
nơi khác đến làm việc với các cộng đồng.
3.4.2. Động lực thúc đẩy sự tham gia
Sự tham gia tự nguyện tích cực của cộng đồng là nhân tố chủ yếu trong thành công
của bất k
ỳ dự ánlchương trình LNXH nào. Động lực thúc đẩy có hai loại: những động lực
kết hợp với thị trường và những động lực liên kết với những nhân tố phi thị trường, ví dụ
trợ cấp, văn hóa, xã hội. Một ví dụ rõ ràng về động lực thị trường là giá thị trường của củi
đã kích thích đầu tư trồng cây nhưđã diễn ra ở Hanh, ấn Độ và các nơ
i khác. Tóm lại bịđói
và lạnh đã thúc đẩy bố mẹ thu hái củi để sưởi ấm và nấu ăn là thí dụ thuộc động lực phi thị
trường.
Khi không biết điều gì thúc đẩy cộng đồng nông thôn hoạt động thì những biện pháp
dù có hiệu lực khêu gợi sự tham gia của nhân dân trong hoạt động chương trình cũng sẽ
trở nên may rủi. Liệu có phải những động lực nào cũng thích hợ
p với cộng đồng mà dự án
đang có quan hệ (ở một số xã hội, tín dụng được cấp sẽ không có hiệu quả, như là một
động lực cho hành động bởi lẽ nhân dân có ác cảm với nợ do nguyên nhân văn hoá)
(Hyman, 1983).
Sự khác nhau về văn hóa đang tồn tại ở các cộng đồng đã ảnh hưởng đến các hệ
thống động lực thúc đẩy và hiệu quả của các cơ
chế động lực khác nhau. Tuy nhiên vẫn có
trường hợp nhiều cộng đồng đã phản ứng tương tự đối với các tác nhân kích thích và động
lực nào đó. Người lập dự án cần xác định và ghi nhớ các hệ thống động lực khác nhau.
Cần nhận thức thật đúng động lực thúc đẩy đối với nông thôn. Cơ bản nông dân xem
xét lợi nhuận ròng nhận thấy được (nghĩa là sự chênh l

ệch giữa chi phí và lợi nhuận thấy
được) và sự an toàn tương đối hay rủi ro liên quan đến việc trồng cây. Họ xem xét trồng
cây trong hoàn cảnh hệ thống canh tác của họ. Do vậy họ so sánh lợi nhuận ròng chờ đợi
với lợi ích mà họ có thể thu được từ sự sử dụng đất, các nguồn lực và thời gian trong hệ
thống canh tác. Họ cũng so sánh sự rủi ro được cảm nhận trong trồng cây v
ới sự an toàn
hoặc những rủi ro liên kết với sử dụng đất, các nguồn lực khác và thời gian cho các lợi ích
khác.
Những can thiệp từ bên ngoài có thể là bắt buộc khi hệ thống động lực cộng đồng địa
phương không có hiệu quả trong hoạt động mong muốn về mặt xã hội là phổ biến. Trong
cả hai hoàn cảnh thị trường và phi thị trường, các Chính phủ cung cấp trợ giá và những
ủng hộ khác để thúc đẩy những hành động mong muốn về mặt xã hội. Mục đích của tất cả
các chương trình như thế là ảnh hưởng đến hệ thống động lực địa phương dẫn tới sự phát
triển bền vững và cải thiện phúc lợi.
-Động lực thị trường: Hiển nhiên, thu nhập giành được là một động lực mạnh mẽ gợi
ra sự tham gia của cộng đồng rộng rãi trong LNXH. Các chương trình LNXH có những
sản phẩm có thể tiêu thụ được sẽ tạo nhiều cơ may thị trường. Sự khuyến khích các hoạt
động LNXH gián tiếp liên hệ với cơ sở hạ tầng và độ
ng lực thị trường, Cải thiện tình
trạng giao thông do nhà nước hoặc các nhà có trách nhiệm của dự án và làm giảm chi phí,
đồng thời tăng thêm tiền lãi ròng tiềm tàng có thể là động lực thích hợp đối với sự liên hệ
của địa phương trong hoạt động dựa trên thị trường. Động lực thị trường hay thúc
đẩy bằng lợi nhuận có thể là lực cực kỳ mạnh mẽ và là điều mà các nhà l
ập kế hoạch của
dự án cần phải nghiên cứu.
-Động lực phi thị trường: Nhiều dự án LNXH có ít hoạt động với định hướng thị trường,
đã là những dự án buổi đầu mà mục đích giúp nông dân sản xuất cho chính họ. Trong
những trường hợp như vậy, động lực phi thị trường rất có ý nghĩa. Những nhà lập .kế
hoạch xử lý các yếu tố
tôn giáo, xã hội và văn hoá khác nhau trong quá trình xây dựng hệ

thống động lực thích hợp để có sự tham gia rộng rãi. Trợ giá của nhà nước sẽ được sử
dụng. Đưa các nhân tố là giảm rủi ro hoặc cái không chắc chắn có thể là cần thiết, khiến
cho người nông dân địa phương chấp nhận những hệ thống nông lâm kết hợp khác nhau.
Những nhà lãnh đạo địa phương tham gia trồng cây cũng là một động lực. Ngày càng có
nhiều tài liệu về cơ chế động lực phi thị trường (cấp cây con không mất tiền, trợ cấp lương
thực, cố vấn kỹ thuật ). Những cơ chế như thế rõ ràng cần được sử dụng với sự thận trọng
đúng mức. Nếu không, có thể thật sự gây tổn hại cho chương trình. Ví dụ khi cấp cây con
không mất tiền hoặc các cách trợ vốn khác
được sử dụng ở nơi này thì ở làng bên cạnh
trước đây đã trồng một ít cây, nay có thể hoàn toàn bỏ rơi việc trồng cây trừ phi họ cũng
nhận được trợ cấp (Gregensen,1988). Cuối cùng các cơ chế động lực có thể bị ràng buộc
với các phương sách thực hiện đúng đắn. Hoskin (1979) kể một ví dụ từ Senegal, nơi mà
các nông dân ban đầu nhận được tiền trồng cây Acacia albisa;
kinh nghiệm cho thấy,
khoảng 70% số cây bị chết. Do vậy chương trình bắt đầu trả cho mỗi cây sống sau khi
trồng từ sáu tháng đến
một năm. Việc trả công được tiếp tục trong hai năm sau cũng căn cứ vào số cây sống với
cách đó, số cây chết không còn nữa.
3.4.3. Thể chế hóa sự tham gia
Mức độ mà các chương trình LNXH được thể chế hoá có tầm quan trọng đến sự

thành công hay thất bại của chương trình. Nhân tố chủ yếu quyết định đến sự hưởng ứng
của cộng đồng đối với sự đổi mới kỹ thuật trong LNXH, là sự cam kết và đáp lại của nhà
nước thông qua pháp chế, chuyển giao kỹ thuật và nâng đỡ về tài chính. Điều đó có thể có
hiệu quả trực tiếp đến năng lực, trình độ nhận th
ức, lợi ích và định chếở địa phương và do
đó đến sự tham gia của cộng đồng.
Chính sách của Chính phủđúng đắn về sự phát triển nông thôn, nhất là nông dân
nghèo, là một điều cơ bản bảo đảm cho sự thành công của các chương trình LNXH, song
song với việc cộng đồng nhận rõ lợi ích do LNXH mang lại và tự nguyện tham gia tích

cực thực hiện chương trình.
Luật pháp là một công cụ thực hiện chính sách, nhưng có lúc luật pháp có phần bất
cập không thích hợp với mục tiêu trước mắt. Các điều luậ
t về phát triển nông thôn (sử
dụng đất, trồng trọt, chăn nuôi) đều có liên quan mật thiết với luật bảo vệ và phát triển
rừng. Điều quan trọng là phải sửa đổi, bổ sung lâm luật sao cho thống nhất với các luật
khác về phát triển kinh tế nông thôn. Lâm luật đặc biệt quan tâm đến vấn đề đưa lại lợi ích
cụ thể cho các cộng đồng địa phương từ các ho
ạt động lâm nghiệp (ví dụ, vấn đề thừa nhận
các quyền gia dụng của dân với sự đảm bảo yêu cầu sinh thái cán thiết, quyền quản lý rừng
ở các địa phương,
Một nguyên tắc nhưđã biết trong phát triển là nhân dân phải tham gia tích cực vào dự
án sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho họ, tuy vậy trách nhiệm của Chính phủ là giúp đỡ, làm
mạnh thêm các nỗ lực của cộng đồng trong quản lý hữu hiệ
u các hỗ trợ (trả công trồng, tư
vấn trong trồng cây đa mục đích, cung cấp hạt giống, cây con ) hoặc cung cấp phương
tiện và xây dựng cơ sở hạ tầng (đường làng, công trình thủy lợi, trường học, bệnh xá,
chợ, )
Cần nhấn mạnh, bốn yêu cầu - nguồn lực, kiến thức, động lực thúc đẩy và thể chế tác
động tương hỗ và không thể xử lý riêng bi
ệt đối với mỗi một dự án cụ thể.
3.5. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA
3.5.1. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu LNXH
3.5.1.1. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu LNXH
Nghiên cứu nói chung và nghiên cứu LNXH nói riêng đều có những đặc thù riêng vì
vậy cần lưu ý 2 điểm sau:
Thứ nhất, nghiên cứu không phải chỉ là thu thập thông tin, dữ liệu mà là phân tích
thông tin dữ liệu để xây đựng và phát triển một sự
hiểu biết về một vấn đề nào đó. Thứ hai,
khi nói đến nhu cầu nghiên cứu LNXH thì phải lưu ý tới các kiểu nghiên cứu nào đó để có

thể giúp chúng ta thực hiện LNXH.
Hai điểm lưu ý trên cho chúng ta một số câu hỏi trước khi cần nghiên cứu LNXH, đó
là:
Những vấn đề nào đang tồn tại trong trong quá trình thực hiện LNXH? - Những cái
gì chúng ta cần phải biết để có thể giải quyết các v
ấn đề đó? - Chúng ta có thể tiếp cận các
vấn đề đó như thế nào để có thể hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của chúng?
Chúng ta nghiên cứu bằng cách nào để có thể giải quyết triệt để hoặc giảm thiểu các
vấn đềđó? Hai câu hỏi đầu trả lời câu hỏi cái gì cần được nghiên cứu. Hai câu hỏi sau trả
lời
câu hỏi về phương pháp nghiên cứu nào cần được lựa chọn. Toàn bộ vấn đề trên, suy cho
cùng, là cần phải có một phương pháp tiếp cận nghiên cứu trước khi quyết định và tiến
hành nghiên cứu. Do vậy, việc phát hiện vấn đề nghiên cứu như thế nào, tiến hành nghiên
cứu bằng cách nào, kết quả nghiên cứu được vận dụng ra sao đó là cách tiếp cận trong
nghiên cứu nói chung.
Hoạt động LNXH luôn đòi hỏ
i có sự tham gia của các chủ thể khác nhau, trong đó
nông dân và cộng đồng của họ giữ vai trò quan trọng. Do đó nghiên cứu LNXH cũng cần
có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là của người dân và cộng đồng. Điều này có
thể được giải thích là trong LNXH các vấn đề cần được nghiên cứu phải xuất phát từ yêu
cầu của thực tiễn, các kết quả nghiên cứu cần được ưu tiên cho người sử d
ụng chủ yếu, đó
là các cộng đồng, là những người làm công tác khuyến nông khuyến lâm. Nghĩa là nghiên
cứu LNXH phải xuất phát từ thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn và phục vụ trực tiếp
cho sản xuất. Điều này càng cho thấy nghiên cứu không chỉ là công việc riêng của các nhà
nghiên cứu mà còn là công việc của người dân, của cộng đồng, của cán bộ khuyến nông
khuyến lâm.
M. Buchy (1997) cho rằ
ng để có thể hiểu tận gốc rễ mọi vấn đề trong nghiên cứu cần
có sự tham gia của người đang thực thi các chương trình, các hoạt động LNXH, nghĩa là

cần có sự tham gia của người dân. Điều này được minh hoạ bằng một ví dụ là trong giao
đất, giao rừng thì việc nghiên cứu không phải trả lời câu hỏi bao nhiêu hộ gia đình trong
thôn không nhận đất hoặc không được giao đất? mà phải trả lờ
i các câu hỏi tại sao điều đó
lại xảy ra và chúng có ý nghĩa gì? và nếu điều đó xảy ra do thực thi chương trình sai thì tại
sao lại có chuyện chương trình bị thực thi sai?
Để trả lời các câu hỏi tương tự như trên một cách đầy đủ và chính xác phải có sự
tham gia cùng tìm hiểu và phân tích của các nhà nghiên cứu, nông dân, cán bộ khuyến
nông khuyến lâm. Sự tham gia như vậy có thể được coi là các công việc nghiên cứu. Trên
đây chỉ nói lên s
ự cần thiết nghiên cứu có sự tham gia của các bên. Vậy những vấn đề nào
cần được ưu tiên nghiên cứu?
Chúng ta hãy giả định hai vấn đề mà nghiên cứu về LNXH cần quan tâm, đó là
nghiên cứu những vấn đề kinh tế xã hội và các vấn đề vật lý sinh học trong phạm vi cộng
đồng nông thôn để phát triển LNXH.
Vấn đề thứ nhất chính là nghiên cứu các mối quan hệ xã hội và hàng rào về thể chế
và t
ổ chức cho phát triển LNXH như:
-Quan hệ qua.lại giữa những người sống trong cộng đồng.
-Quan hệ giữa những người sống trong cộng đồng và các tổ chức khuyến nông
khuyến lâm.
-Xác định các tiềm năng và xung đột trong cộng đồng.
-Nghiên cứu các giải pháp về xung đột sử dụng tài nguyên. Nghiên cứu các vấn đề về
cơ chế chính sách,
Vấn đề thứ hai là nghiên cứu các ràng buộc và quan hệ tự nhiên cần đề cập và ứng
dụng trong phát triển LNXH. Đó là các lĩnh vực:
-Lựa chọn cây trồng;
Hệ thống vườn ươm;
Hệ thống lâm sinh; Gây trồng cây đặc sản ;


-Kỹ thuật canh tác . . . . Tại mỗi cộng đồng có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, sự lựa
chọn vấn đề
nghiên cứu là một vấn đề quan trọng, mà ngay từđây đã đòi hỏi có sự tham
gia của người dân sống trong cộng đồng. Trong LNXH, nhu cầu nghiên cứu không phải
xuất phát từ người làm nghiên cứu mà nó được hình thành từ người sẽ sử dụng kết quả
nghiên cứu sau này. Người nông dân gặp những vướng mắc về một vấn đề kỹ thuật hay
chính sách mà họ cần phải giải quyết thì đó có th
ể xuất phát điểm của nghiên cứu LNXH
hay nhu cầu nghiên cứu bắt đầu xuất hiện. Điều quan trọng là làm sao những
người làm nghiên cứu hiểu và biết được nhu cầu đích thực của cộng đồng. Phương pháp
tiếp cận cùng tham gia có thể giúp người làm nghiên cứu hiểu được vấn đề này.
3.5.1.2. Từ nông dân đến nông dân -Một phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong
nghiên cứu LNXH
Các câu hỏi
đặt ra là: Khi người nông dân trở thành một người quản lý họ phải cần có
các thông tin, vậy những thông tin nào họ cần phải có để họ quản lý tết hơn trang trại của
họ? các nhà nghiên cứu tìm được những thông tin họ cần bằng cách nào và chuyển giao
đến nông dân ra sao để họ có khả năng sử dụng được?
Một điều hiển nhiên trong quá trình này là tạo ra thông tin hai chiều giữa nông dân
và những nhà nghiên cứu. Một trong những phươ
ng pháp thu hút sự tham gia vào quá trình
nghiên cứu mà Rhoaders and Booth (1982) đề xuất là cách tiếp cận "Từ nông dân đến
nông dân" như trong Sơ đồ 3.4.

Ghi chú: Phần đen trong các vòng tròn mô tả sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Sơ đồ 3.4. Mô hình tiếp cận từ nông dân đến nông dân " trong nghiên cứu LNXH
(Mô phỏng theo Rhoaders and Booth, 1982)
Sơ đồ 3.4 mô tả cách tiếp cận cùng tham gia trong nghiên cứu hay phát triển công
nghệ theo 4 giai đoạn với các ý nghĩa sau: Giai đoạn I: Chuẩn đoán với mục đích là cùng
xác định các vấn đề sẽ được nông dân và các nhà nghiên cứu cùng phối hợp thực hiện.

Giai đoạn II: Xác định giải pháp với mục tiêu là cùng tìm các giải pháp tiềm năng để giải
quyết vấn đề. Giai đoạn III: Thử
nghiệm trên đồng ruộng của nông dân với mục đích tạo
ra sự thuyết phục và chấp nhận của nông dân các giải pháp kỹ thuật. Giai đoạn IV: Nông
dân đánh giá và chấp nhận với mục tiêu là tạo ra quá trình học hỏi, nâng cao kiến thức của
nông dân về các vấn đềđể phổ biến và mở rộng.
3.5.1.3. Phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD)
Phát triển công nghệ có sự tham gia của nông dân là một hình thứ
c tiếp cận mới,
trong đó các kiến thức bản địa của người nông dân cũng được coi là một yếu tố quan trọng
như bất kỳ ý kiến nào của các nhà khoa học. Đây là những hoạt động nhằm hướng đến sự
thay đổi kỹ thuật hiện tại của nông dân, tăng cường năng lực thử nghiệm hiện tại của nông
dân.
Phát triển kỹ thuậ
t có sự tham gia chính là sự kết hợp giữa kiến thức bản địa của
cộng đồng với năng lực nghiên cứu của những tổ chức phát triển và thúc đẩy một tiến trình
học hỏi lẫn nhau. Nó bao gồm việc xác định thử nghiệm và cập nhật những kỹ thuật mới
để giải quyết những vấn đề của địa phương. Mục đích cu
ối cùng là tăng cường kinh
nghiệm và khả năng quản lý kỹ thuật của cộng đồng và người dân địa phương bằng chính
nội lực của họ, trong đó hoạt động của người dân giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến
trình.
Phát triển kỹ thuật có sự tham gia là cách tiếp cận mới, lôi cuốn được nông dân vào
việc phát triển các kỹ thuật nông lâm nghiệp phù hợp với điều ki
ện cụ thể của họ, trong đó
người nông dân sử dụng những kiến thức và khả năng thực tế của mình để thử nghiệm các
kỹ thuật mới cùng phối hợp với cán bộ nghiên cứu và khuyến nông lâm. Phát triển công
nghệ có sự tham gia của nông dân là sự tác động qua lại giữa kiến thức bản địa và kiến
thức khoa học, là kết quả trao đổi thông tin giữa các bên tham gia như
nhà khoa học, cán

bộ khuyến lâm và nông dân để tìm ra các thử nghiệm mới có lợi cho các bên tham gia theo
Sơ đồ 3.5.

Sơ đồ 3.5. Mối quan hệ giữa các bên tham gia trong phát triển công nghệ có sự tham gia
Tiến trình phát triển có sự tham gia được thực hiện theo các giai đoạn chủ yếu sau: -
Tạo lập các mối quan hệ và đánh giá khả năng phát triển có sự tham gia của người dân
Trong giai đoạn này các nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến lâm cùng với nông dân
đánh giá về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hoá và các tác động từ bên ngoài,
đánh giá tiềm năng và những hạn chế của hệ thống canh tác địa phương.
-Phát triển những vấn đề cần thử nghiệm Các nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến lâm cùng
bàn bạc với nông dân về các kiến thức bản địa đang tồn tại, tìm kiếm các ý tưởng thử
nghiệm. Trên cơ sở thảo luận người nông dân sẽ xác định những chủ đề hay vấn đề họ
muốn thử nghiệm và phát triển. - Giai đoạn thực hiện các thử nghiệm Các bên tham gia
tiến hành thi
ết kế các thử nghiệm, sau đó nông dân là người trực tiếp quản lý và thực hiện
các thử nghiệm đó, cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến lâm đóng vai trò tư vấn, cung cấp
thông tin và phối hợp hoạt động. Các nhà nghiên cứu thu thập thông tin, sử dụng các công
cụ thống kê thích hợp để phân tích và đánh
giá kết quả thử nghiệm. Toàn bộ quá trình hoạt động, giám sát và đánh giá đều có sự tham
gia của các bên liên quan.
-Giai đoạ
n chia sẻ kết quả thử nghiệm Đây là giai đoạn được thực hiện thông qua các
hoạt động đào tạo trong cộng
đồng, chia sẻ kết quả thử nghiệm với các hộ nông dân khác.
Duy trì hỗ trợ cho quá trình PTD
Thực hiện bền vững bao gồm các hoạt động như hỗ trợ cơ sở vật chất, tư liệu hoá
kinh nghiệm, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng v.v
3.5.1.4.Tiến trình áp dụng PRA trong nghiên cứu LNXH
PRA là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. PRA không
những là phương pháp dùng để lập kế hoạch phát triển cộng đồng mà còn là phương pháp

dùng để thu hút người dân vào nghiên cứu LNXH, phát triển công nghệ thích hợp. PRA
được thực hiện bằng một tập hợp các công cụ. Sau đây là tiến trình có khả năng sử dụng
PRA vào quá trình nghiên cứu LNXH:
-Người dân tham gia đánh giá hiện trạng, phát hiện vấn đề và xác định các vấn đề
cần giải quyết
Bằng các công cụ PRA xây dựng sa bàn, vẽ sơ đồ phác hoạ, khảo sát tuyến, thảo luận
nhóm nông dân, họp dân, phỏng vấn hộ gia đình có thể xác định được thực trạng của địa
phương, từđó có thể phát hiện được các vấn đề cần giải quyết.
-Xác định ư
u tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Nông dân có thể đưa ra các nhu
cầu nghiên cứu và chuyển giao ca )nữ nghệ thông qua các cuộc thảo luận nhóm nông dân
tiêu biểu và họp dân. Các công cụ và kỹ thuật phân tích như phân tích sơ đồ hình cây,
phân tích theo luồng, phân loại ưu liên
theo phương pháp bảng ô vuông hay so sánh cặp đôi. Kết quả phân tích được thông qua
các cuộc họp dân.
-Xây dựng mục tiêu và kế hoạch nghiên cứu Nông dân được thu hút vào quá trình xác định
mục tiêu và xây dựng kế hoạch nghiên cứu thông qua các cuộc thả
o luận nhóm nông dân
và thông qua các cuộc họp toàn thôn. Khung logic nghiên cứu được cán bộ nghiên cứu
thiết kế và hướng dẫn cho nông dân để họ có thể phân tích các mục tiêu và kết quả mong
đợi. Kế hoạch nghiên
cứu được thảo luận trực tiếp với nông dân và mô tả trên các bảng biểu và sơ đồ tiến độ,
trong đó ghi rõ trách nhiệm của các bên tham gia.
-Người dân tham gia vào các hoạt động thiết kế, thực thi các thử nghiệm và mô hình.
Cùng làm việc vớ
i nông dân trên đồng ruộng là công cụ quan trọng và hữu ích để
nông dân tham gia vào quá trình nghiên cứu. Sự đối thoại và hành động trực tiếp với nông
dân là phương tiếp cận nghiên cứu LNXH.
- Nông dân tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá và phổ biến kết quả. Phương
pháp giám giám sát và đánh giá có sự tham gia của người dân được áp

dụng để nông dân có khả năng tự thuyết phục và quản lý các kết quả nghiên cứu. Mô hình
phổ biến lan rộng được vận dụng vào quá trình chuyển giao k
ết quả nghiên cứu.
3.5.2. Tiếp cận có sự tham gia trong đào tạo LNXH
3.5.2.1. Đào tạo tập huấn viên (TOT)
TOT là quá trình đào tạo chuyển giao, trong đó người học sau khi học có thể vận
dụng kiến thức, kỹ năng học được để đào tạo tiếp cho người khác. Như vậy người học sau
khi học sẽ trở thành các tiểu giáo viên. Hình thức đào tạo này rất phù hợp với phát tri
ển
nguồn nhân lực thông qua đào tạo phổ cập, lan rộng. Thông qua TOT hy vọng sẽ đáp ứng
được nhu cầu về cán bộ khuyến nông khuyến lâm các cấp và khả năng cung cấp các dịch
vụđào tạo cho nông dân.
• Đối tượng đào tạo
Đối tượng chính để đào tạo là cán bộ làm trong ngành nông lâm nghiệp và phát triển
nông thôn cấp huyện và tỉnh, các cán bộ của các chương trình, dự án LNXH có các lĩnh
vực chuyên môn như trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, công trình nông thôn, kế
hoạch, tài chính, Việc lựa chọn đối tượng đào tạo tiêu điểm là cán bộ cấp huyện có các lý
do và ưu điểm sau:
-Đội ngũ cán bộ cấp huyện có chuyên môn vững, kinh nghiệm phong phú khi làm
việc với cộng đồng, phần lớn họ xuất thân từ địa phương.
-Vị trí công tác ở cấp huyện có quan hệ trực ti
ếp và thường xuyên với cấp xã và thôn
bản từ trước nên thuận lợi trong đào tạo và điều hành.
-Cán bộ cấp huyện có khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và tư vấn cho cộng
đồng thuận lợi hơn về mặt thời gian, trách nhiệm cao và chi phí thấp hơn so với cán bộ từ
trung ương, tỉnh hay dự án trên địa bàn của địa phương.
-Kinh nghiệm từ nhiề
u dự án trên cho thấy việc lựa chọn cán bộ chuyên môn cấp
huyện để đào lạo thành tập huấn viên là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển
nguồn nhân lực cho địa phương, thúc đẩy nhanh và có hiệu quả khi thực hiện dự án.

• Tiến trình và phương pháp của TOT
Những kinh nghiệm của TOT được áp dụng tại các chương trình dự án phát triển như
Chương trình 5322, Dự án Lâm nghiệp khu vực Việt Nam - ADB, Dự
án Quản lý đầu
nguồn có sự tham gia của người dân tại huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh, Dự án Phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ tại tỉnh Quảng Nam và thành phốĐà Năng cho thấy
tiến trình đào tạo TOT nhiều cấp nhưđược mô tả trong Bảng 3.2.
-Khóa đào tạo cơ bản Khoá đào tạo này có thể bao gồm 1 đến 3 lớp tuỳ theo yêu cầu và
khả năng của học viên. Mỗ
i lớp được tiến hành từ 3 - 5 ngày tại huyện theo một chuyên đề
cụ thể. Sau mỗi lớp của khoá đào tạo cơ bản sẽ tiến hành khoá đào tạo thực hành. Việc lựa
chọn sự nối tiếp giữa các khoá căn cứ vào kiến thức, kỹ năng cần phải có của học viên để
tiến hành khoá đào tạo thực hành hoặc khoá đào tạo nâng cao. Phương pháp đ
ào tạo cho
người lớn tuổi được áp dụng, nghĩa là đào tạo lấy người học làm trung tâm để tạo ra quá
trình đối thoại hơn là giảng bài. Các phần lý thuyết chiếm không quá 40%, phần còn lại
dành cho thảo luận, làm việc theo nhóm và
thực hành. Giáo viên giữ vai trò thúc đẩy hơn là giảng giải. Sản phẩm của mỗi lớp là kế
hoạch bài giảng do mỗi học viên xây dựng cho riêng mình.

×