Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.02 KB, 12 trang )

2.3.2. Chính sách có liên quan đến đầu tư và tín dụng
Với mục tiêu quản lý và sử dụng ngày càng tốt hơn tài nguyên thiên nhiên để xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên, ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách được ban hành có liên
quan đến đầu tư và tín dụng trong các hoạt động LNXH:
Thông tư số 84/2002/TT - BTC ngày 26 tháng 09 năm 2002 hướng dẫn những vấn đề
về tài chính khuyến khích phát tri
ển ngành nghề nông thôn
Nghị định số 14 - CP ngày 02 tháng 03 năm 1993 của Chính phủ về ban hành bản
quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư -diêm
nghiệp và kinh tế nông thôn
Nghị định số 147/2006/NĐ - CP ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một sốđiều của Nghị định số 68/19981NĐ - CP ngày 03 tháng 09 năm 1998 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế tài nguyên (sử
a đổi)

2.3.3. Chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Phát triển kinh tế xã hội là một trong những mục tiêu chung của LNXH, chính vì vậy
một số chính sách từ trước tới nay của Nhà nước đã ban hành và thực thi về Lâm nghiệp
có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội cũng không nằm ngoài mục tiêu chung trên. Đó
là giải quyết các vấn đề kinh tế của cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội trong
c
ộng đồng và giữ vững cân bằng sinh thái, bảo vệ môi sinh. Những chính sách đó có thể
được đề cập đến là:
-Nghị định số 66/20061NĐ - CP ngày 07 tháng 07 năm 2006 của Chính phủ về phát
triển ngành nghề nông thôn
-Thông tư số 1 1 6/2006/TT - BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn thực hiện
một số nội dung của Nghị định số 6612006/NĐ - CP ngày 07 tháng 07 năm 2006 của
Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn
-Nghị quyết s
ố 73/2006/QHl 1 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá 1 1 ,


kỳ họp thứ 10 về việc điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
trong giai đoạn 2006 - 20 1 0
Thông tư số l02/2006/TT - BNN ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Bộ NN & PTNT
hướng dẫn một sốđiều của Nghị định số 135/2005/NĐ - CP ngày 08 tháng 11 năm 2005
của Chính phủ về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng s
ản xuất và đất có mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
Thông tư số 25/2006/TT - BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 hướng dẫn thực hiện
việc hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp Nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban
quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các
tỉnh Tây Nguyên

-Nghị định số 56/2005!N
Đ - CP ngày 26 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ về
khuyến nông, khuyến ngư
Thông tư số 60/2005/TT - BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Bộ NN & PTNT
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 56/2005/NĐ - CP ngày 26 tháng
04 năm 2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư
Phần III PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
3.1. KHÁI NIỆM SỰ THAM GIA
3.1.1. Quan điểm cơ bản
Gần đây cách tiếp cận "từ dưới lên", coi trọng vai trò chủ động của cộng đồng nông
thôn được nhấn mạnh; do vậy đã động viên các tiềm năng lao động và các nguồn lực khác
của cộng đồng cho hoạt động của LNXH.
Trong lâm nghiệp, tiếp cận truyền thố
ng luôn cho rằng, sự tiến bộ phụ thuộc vào
người được huấn luyện về mặt nghề nghiệp, phổ biến kiến thức kỹ thuật của họ cho một
nhóm cư dân nông thôn khác, trong khi đó, tiếp cận LNXH cho rằng các phương pháp kỹ
thuật được thiết kế có sự tham gia của cộng đồng sẽ khuyến khích những sáng kiến từ
cộng đồng, người dân có khả năng tìm ra gi

ải pháp và giải quyết vấn đề có hiệu quả. Tiếp
cận "có cộng đồng tham gia" cho rằng mọi người dân địa phương .cũng như.nhà chuyên
môn đều có kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn đáng kể cần được sử dụng và phải
được chú ý.
Trong khi thay đổi quan điểm truyền thống cho rằng chỉ những nhà chuyên môn mới
có sự hiểu biết có giá trị về kỹ thuậ
t, tiếp cận có cộng đồng tham gia sẽ không rơi vào sai
lầm ngược lại cho rằng chỉ có cư dân địa phương mới có kiến thức và kỹ năng thích hợp.
Tiếp cận "có cộng đồng tham gia" nhấn mạnh phương pháp cũng như kết quả. Ngay
cả những thất bại rõ rệt cũng có thể có một số lợi ích vì phương pháp dẫn đến thất bại
thường tạo nên kh
ả năng cho việc giải quyết các vấn đề xảy ra sau và hành động tốt hơn
(Peluso, Tumer và Fortmann, 1994).
3.1.2. Khái niệm sự tham gia trong LNXH
Sự tham gia là một khái niệm không phải là mới nhưng không bao giờ cũ. Nhiều học
giả cố gắng lý giải sự tham gia trong LNXH như là nền tảng ban đầu mang bản chất
LNXH của mọi loại hình lâm nghiệp. Suy rộng ra ở nhiều lĩnh vực, khái niệm của sự tham
gia được hi
ểu theo hai khía cạnh sau:
-Thứ nhất, sự tham gia mang tính triết học liên quan đến công bằng và dân chủ, nghĩa
là ởđâu không có sự tham gia thì ởđó không có công bằng và dân chủ; - Thứ hai, sự tham
gia được giải thích dựa trên một tiền đề có tính chất thực dụng hơn, rằng các chương trình
phát triển nông thôn (bao gồm LNXH) nếu không có sự hưởng ứng của người dân sẽ
không triển khai được, hoặc nếu có triển khai cũng không thể hoạt độ
ng có hiệu quả.
Từ "tham gia" có thể phản ảnh nhiều nội dung hơn là đơn thuần hiện diện, tham dự
trong các hoạt động phát triển (dưới dạng tự nguyện đóng góp lao động, vật chất, và
được trả công). Ở khía cạnh khác, tham gia có nghĩa là trở thành thành viên của một tổ
chức và tham dự các phiên họp. Quan điểm tham gia đó đã dẫn tới những cố gắng nhằm cơ
c

ấu các tổ chức, nghĩa là địa vị hội viên này như là hiện diện của tham gia.
Theo Ngân hàng Thế giới, sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông
qua đó các chủ thể (Stakeholders) cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và
cùng quyết định.
Năm 1994 Hoskin đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về sự tham gia trong lâm
nghiệp, đó là "Sự tham gia là sự thực hiện trồng và quản lý rừng của nam và nữ trong cộng
đồng (những người bên trong cộng đồng) với sự hỗ trợ của nh
ững người bên ngoài cộng
đồng".
Năm 1996, Hosley đưa ra 7 mức độ từ thấp đến cao của sự tham gia, đó là: tham gia
có tính chất vận động; tham gia bị động; tham gia qua hình thức tư vấn; tham gia vì mục
tiêu được hưởng các hỗ trợ vật tư từ bên ngoài; tham gia theo chức năng; tham gia hỗ trợ;
tự huy động và tổ chức.
Fisher (1984) cho rằng, không có vai trò chỉ đạo trong quá trình quyết định thì sự
tham gia chỉ là vô nghĩa. Câu hỏi quan tr
ọng nhất không phải "Ai thực hiện" mà "Ai quyết
định". Trong khi các tài liệu về phát triển cũng như các dự án thường xem quá trình lập
quyết định như là yếu tố chủ chết của sự tham gia thì thường trong thực tế, người ta đã đặt
nặng trách nhiệm vào quyền lực.
FAO (1982) định nghĩa "sự tham gia của nhân dân" như quá trình mà qua đó người
nghèo nông thôn có khả năng tự tổ chức và như các tổ chứ
c của chính họ, có khả năng
nhận biết các nhu cầu của chính mình và tham gia trong thiết kế, thực hiện và đánh giá các
phương án tại địa phương". Hội nghị FAO tháng 9 năm 1983 tại Ro ma về phát triển nông
thôn đã nhận thức "sự tham gia" của nhân dân như là sự hợp tác chặt chẽ của họ tới mức
người dân cảm thấy phải chịu trách nhiệm về thành công hay thất bại của dự án LNXH.
Phạm vi tham gia rất rộng trong suốt quá trình của dự án (Messerschmidt, 1992):
-Nhận ra vấn đề (trong nghiên cứu);
-Quyết định (trong lập kế hoạch);
-Huy động nguồn lực và thực hiện (trong hành động);

-Chia sẻ lợi nhuận (trong kết quả);
-Đánh giá toàn bộ (trong kiểm soát). Nói cách khác, người dân tham gia từ bước xây dựng
dự án tới lúc hoàn thành, từ bước kế hoạch hóa tới khi tiêu thụ sản phẩm. Việt Nam có câu
rằng: "Dễ tr
ăm lần không dân cũng chịu, khó nghìn lần dân liệu cũng xong". Từ ngạn
ngữ trên suy ra rằng mọi việc của làng bản, nếu dân đồng lòng cùng tham gia thì sẽ thành
công, nếu dân không tham gia thì những việc đó có dễ đến đâu, được đầu tư hỗ trợ, giúp
đỡ đến đâu đều cũng không thành công, hoặc có thành công thì cũng không lâu dài. Sự
tham
gia của người dân chính là: Mọi việc trong làng bản phải được: Dân biết, Dân bàn, Dân
làm và Dân ki
ểm tra.
-Dân cần dược biết gì?
Mọi người dân trong làng bản phải cần biết rõ hai điểm:
Thứ nhất, những gì mà cả làng bản cùng thống nhất, ưu tiên phải giải quyết, phải
làm.
Thứ hai, những gì mà Nhà nước, các tổ chức bên ngoài có thể hỗ trợ và giúp đỡ.

-Dân bàn gì ?
Mọi người dân trong làng bản cần được cùng nhau bàn bạc về các việc sau: + Bàn kế
hoạch thực hi
ện: làm cái gì?, Ởđâu?, khi nào?.
+ Bàn về nghĩa vụđóng góp của mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức trong làng bản, xã.
Bàn về cách tổ chức, quản lý như thế nào?.
Bàn về chia sẻ lợi ích ra sao.
Bàn về quy chế thực hiện, thưởng phạt của làng bản.
Bàn và thống nhất cam kết thực hiện.

-Dân làm gì?
Những người dân, hộ gia đình hay các tổ chức trong làng bản có thể làm các việ

c như
sau để thực hiện các hoạt động chung của làng bản:
+ Đóng góp công lao động.
+ Đóng góp vật tư, vật liệu mà địa phương hoặc gia đình có như: đất, đá, cát, sỏi, cây cối
cây giống, con giống, phân chuồng
+ Có thểđóng góp bằng tiền (nếu có).
+ Đóng góp kiến thức và kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào nhóm quản lý hay chỉ
đạo thực hiện.

-Dân có thể kiểm tra gì?
Mọi ngườ
i dân đều có thể được tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động chung của
làng bản mà họđã bàn, đã đóng góp và đã làm như:
Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các vốn đầu tư và chi tiêu.
Kiểm tra chất lượng các công trình, các hoạt động đã và đang thực hiện.

+ Kiểm tra việc đóng góp và phân chia lợi ích. Có 2 nhóm người có thể tham gia vào
các hoạt động chung, các dự án tại làng bản, đó là những người trong làng bản và xã và
nh
ững người ngoài làng bản và xã. Những người trong làng bản và xã bao gồm các cá
nhân, HGĐ, nhóm HGĐ, tổ chức chính quyền của xã, lãnh đạo làng bản, các tổ chức
đoàn thể của xã và làng bản.
Khả năng, hình thức và mức độ tham gia của họ cũng rất khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc
điểm của từng nhóm như: nhóm HGĐ có điều kiện kinh tế và kinh nghiệm sản xuất khác
nhau (nhóm HGĐ khá, trung bình, nghèo), nhóm phụ nữ hay nhóm nam gi
ới, nhóm người
có độ tuổi khác nhau (trẻ em, tuổi lao động, người già), nhóm thành phần dân tộc khác
nhau Nhưng sự tham gia của những người trong làng bản, xã luôn giữ vai trò chính và
quyết định đến sự thành công của các hoạt động hay các dự án tại địa phương.
Những người ngoài cộng đồng như: tổ chức chính quyền cấp trên; các cơ quan đơn vị

chuyên môn như: các phòng ban ngành của huyện, tỉnh về các lĩnh vực liên quan (nông
nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, CSHT, văn hoá, giáo dục, y tế ); các nông, lâm trường,
trạm trại; các đơ
n vị khuyến nông khuyến lâm; các chương trình dự án phát triển Sự
tham gia của những người bên ngoài luôn đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy và tạo điều kiện
thông qua các hình thức sau:
Hỗ trợ vốn khi làng bản không có khả năng đóng góp thông qua hình thức hỗ trợ
vật tư vật liệu mà địa phương không có; một phần tiền công lao động nếu thấy rất cần
thiết; vốn tín dụng,…
H
ỗ trợ tư vấn thông qua cử cán bộ chuyên môn cùng với dân xây dựng kế hoạch, tổ
chức triển khai, quản lý các hoạt động, giám sát và đánh giá;
Hỗ trợ chuyển giao kiến thức và kỹ thuật thông qua tập huấn, xây dựng mô hình,
thăm quan;

-Đầu tư kỹ thuật thông qua cử cán bộ chuyên môn để thiết kế, đầu tư ban đầu về cơ
sở vật chất, vật tư thi
ết yếu như: nhà xưởng, công trình, đường xá, cây giống, con giống,
thuốc trừ sâu,
Như vậy sự tham gia của người dân là nhân tố chủ yếu dẫn sự thành công của các dự
án tại làng bản. Tuy nhiên, sự tham gia của những người bên ngoài làng bản là cơ sở và
động lực thúc đẩy cho sự thành công đó.
3.2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
3.2.1. Người trong cuộc và Người ngoài cuộc
Trong lâm nghiệp truyền thống, lâm nghiệp coi như là khoa họ
c ứng dụng liên quan
với những hiện tượng tự nhiên. Do đó, những vấn đề về công nghệ có ý nghĩa cụ thể là
công nghệ khai thác rừng vừa lấy đi những cây rừng thành thục lại vừa tạo thuận lợi cho
việc xuất hiện một lớp cây tái sinh để có thể lợi dụng rừng một cách liên tục. Công nghệ
trồng rừng bao gồm chọn loài cây thích hợp với l

ập địa, làm đất, kỹ thuật và thời vụ trồng
cây, chăm sóc, Ởđây hầu như chỉ có những nhà lâm nghiệp chuyên nghiệp thực hiện.
Trong khi đó, LNXH là một khoa học và nghệ thuật liên quan với hoạt động nhằm
tới mục tiêu xã hội, do đó đương nhiên phải quan tâm đến những loài cây đáp ứng nhu cầu
của cộng đồng, như thực phẩm, thức ăn gia súc, củi, đến tổ
chức xã hội để thiết lập duy
trì, bảo vệ, chế biến và phân phối sản phẩm và dịch vụ cung cấp từ rừng và cây, đến những
mâu thuẫn có tính chất thời vụảnh hưởng đến sự tham gia của nhân dân trong hoạt động
trồng cây, đến những kỹ năng cần thiết cho sự thích ứng hay sự lựa chọn công nghệ lâm
nghiệp thành công, (Burch, 1992). Rao (1991) cũng chỉ ra một nguyên tắc lớ
n trong
LNXH là phải thay đổi dần dần cách sử dụng đất đai và quản lý đất đai theo hướng đa
canh. Con đường giải quyết kỹ thuật của LNXH là con đường "liên ngành" của nhiều nhà
khoa học chứ không chỉ riêng thuần tuý chuyên lâm nghiệp. Do vậy hoàn toàn khác với
LNTT, LNXH không chỉ do các nhà lâm nghiệp chuyên nghiệp tiến hành mà còn được
thực hiện với sự hợp tác của những nhà nông học, chăn nuôi, các nhà khoa học xã hội và
nhân văn (xã hội học, kinh tế học, nhân chủng học, sinh thái nhân văn, chính trị học, ).
Nói cách khác, có thể tiếp cận LNXH từ góc độ lâm nghiệp, nông nghiệp cũng như là xã
hội nhân văn. Nhân tố nổi bật là nhân dân địa phương mà với sự tham gia của họđã làm
cho lâm nghiệp vố
n có tính chất xã hội đã trở thành lâm nghiệp xã hội, một nền lâm
nghiệp do nhân dân địa phương (cộng đồng và nông hộ) và vì nhân dân địa phương (cộng
đồng, nông hộ).
Có thể, phân biệt một cách khái quát hai thành phần tham gia các hoạt động LNXH,
theo Davis - Ca se (1990) "Người trong cuộc" như là những người cùng được xác định và
nằm trong cộng đồng vừa hoặc có mối quan hệ phụ thuộc vào cộng đồng, "Người ngoài
cuộc" như là những ngườ
i có thể tham gia vào một cộng đồng trong một thời gian, nhưng
không được cùng xác định với cộng đồng hoặc được cộng đồng xác định là thành viên của
họ.

Chambers (1983) cho rằng, "Người ngoài cuộc" là những người có liên quan đến quá
trình phát triển nông thôn, nhưng bản thân không sống ở nông thôn và không nghèo, hiểu
biết có phần hạn chế về tình trạng nghèo khổở nông thôn. Nhiều người là quan chức, cán
bộ nghiên cứu thực địa của các cơ quan Chính ph
ủ, các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp,
nhân viên các tổ chức cứu trợ, nhà kinh doanh, bác sĩ, kỹ sư, nhà báo, luật gia, nhà chính
trị, thầy giáo, cán bộ các trường đại học, nhân viên của các tổ chức tự nguyện và các nhà
chuyên môn khác.
Trong LNXH các nhà lâm nghiệp chuyên nghiệp là người ngoài có và trò đặc biệt
quan trọng. Tuy nhiên theo Laurent Umans (1966), sự phân biệt rạch ròi : " Người trong
cuộc", và "Người ngoài cuộc" đôi lúc có thể cản trở cho việc tìm hiểu sâu sắc hơn các
cộng đồ
ng và quá trình phát triển của các hoạt động LNXH và phát triển nông thôn
(PTNN).
Sự thật, không thể xem "Người trong cuộc" và "Người ngoài cuộc" như là những
nhóm đồng nhất. "Người ngoài cuộc" có thể là tập hợp những cơ quan, tổ chức và cá
nhân có động cơ và kỳ vọng khác nhau đối với cộng đồng và đối với các hoạt động LNXH
và PTNT. "Người trong cuộc" cũng có thể bao gồm những cá nhân và nhóm có quyề
n lợi
khác nhau và do đó có những thái độ khác nhau đối với các loại tài nguyên và các tác động
khác nhau của các hoạt động LNXH và phát triển nông thôn.
3.2.2. Vai trò của "Người ngoài cuộc" và "Người trong cuộc" trong hoạt động LNXH
Trong thực tiễn hoạt động LNXH, người ta nhận thấy ba tình huống (Davis - Ca se,
1990) (Sơ đồ 3.1, Sơ đồ 3.2 và Sơ đồ 3.3).
Một là, khi Người ngoài cuộc đóng vai trò quyết định hoàn toàn, như trong các hoạt
động LNTT. Họ nhận ra vấn đề, xác định các giải pháp. Họ thiết kế dự án, đề ra mục tiêu
cung cấp các đầu vào cần thiết cho hoạt động, rồi quản lý, kiểm tra và đánh giá để xem dự
án có đạt yêu cầu mong muốn hay không. Trong hoàn cảnh đó kết quả đưa lại là đáng thất
vọng do sự hưởng ứng c
ủa cộng đồng theo thời gian mà lắng xuống, rất ít cộng đồng tiếp

tục các hoạt động LNXH, sau khi Người ngoài cuộc rút lui và rõ ràng là tính bền vững là
không thểđạt được.

Sơ đồ 3.1. Cách tiếp cận cổđiển (nhấn mạnh kỹ thuật)
(Nguồn: Gilmour D.A. và R.J.Fisher. 1991)
Hai là, khi Người ngoài cuộc còn đề ra phần lớn các quyết định nhưng họđã bắt đầu
đưa Người trong cuộc vào hoạt động. Nhìn chung vai trò của Người ngoài cuộc vẫn là
quyết định, nhưng Người trong cuộc đã giúp Người ngoài cuộc xác định những nhu cầu
của cộng đồng, thấy được nguyện vọng và động lực của cộng đồng. Kết quả là
Người ngoài cuộc đã nh
ận thức Người trong cuộc có hiểu biết đáng kể, còn Người trong
cuộc có thể xác định được tại sao các hoạt động tiến hành được hay không?

Sơ đồ 3.2. Cách tiếp cận cổđiển có điều chỉnh (Nhấn mạnh đến kỹ thuật và các phản hồi kinh tế -xã
hội)
(Nguồn: Gilmour D.A. và R.J.Fisher, 1991) Ba là, khi Người trong cuộc có
sự hỗ trợ của Người ngoài cuộc chủ động đề ra các quyết định. Người trong cuộc xác
định các vấn đề của họ và các giải pháp, đưa ra mục tiêu và hoạt động, giám sát và đánh
giá. Người ngoài cuộc tích cực hô trợ, khuyến
khích những hoạt động đó. Kết quả là đầy hứa hẹn.

Sơ đồ 3.3. Tiếp cận có tham gia (thôn làng là trung tâm với đầu vào kỹ thuật)
(Nguồn: Gilmour D.A. và R.J.Fisher, 1991) Tình huống thứ nhất là cách làm
việc từ trên xuống, có thể đặc trưng bằng câu hỏi "chúng ta/Người ngoài cuộc có thể làm
gì để cải thiện rừng". Tình huống thứ ba biểu thị cách làm việc từ dưới lên với câu hỏi
"Người ngoài cuộc có thể hỗ trợ Người trong cuộc quản lý rừng họđang sử dụng tết hơn
như thế nào". Theo đó, trong LNXH rõ ràng cộng đồng nông thôn/nông h
ộ là nguồn lực,
các nhà lâm nghiệp chuyên nghiệp/chuyên gia là người hỗ trợ và thúc đẩy phát triển
(Ohlsson, 1985). Nói cách khác người trong là chủ thể, người ngoài là xúc tác.

3.2.3. Quan hệ giữa Người trong cuộc và Người ngoài cuộc
Tiếp cận có cộng đồng tham gia đưa ra cách làm việc "từ dưới lên" có khả năng
khuyến khích, nâng đỡ và củng cố mọi khả năng hiện có của cộng đồng để họ xác định
chính xác yêu cầu của họ, thi
ết kế dự án và thực hiện. Tiếp cận này củng cố mối quan hệ
chặt chẽ giữa Người trong cuộc và Người ngoài cuộc, giữa người hưởng lợi với cộng đồng
và cán bộ lâm nghiệp chuyên nghiệp. Quan hệ này được xây dựng trên thông tin hai chiều,
trên những truyền đạt rõ ràng và một cam kết về những gì có thể "làm được cho cộng
đồng". Quan hệ này cũng dựa trên cơ sở khái niệm, công c
ụ và phương pháp. Khái niệm
mới: Người ngoài cuộc khuyến khích Người trong cuộc tìm ra câu trả lời của chính họ;
Người ngoài cuộc được khuyến khích đáp ứng các nhu cầu đã được Người trong cuộc xác
định; Người trong cuộc và Người ngoài cuộc hợp tác cùng nhau; Người trong cuộc là
người thực hiện và quản lý dự án.
Phương pháp mới: Người trong cuộc và Người ngoài cuộc cùng nhau xác định thông
tin; phân tích và phản hồi được thực hi
ện để khuyến khích được sáng kiến của người trong
và như vậy bảo đảm sự hiểu rõ của họ; một sự nhận thức sâu hơn về dự án là có thể vì
Người trong cuộc có tầm nhìn tổng quát.
Công cụ mới: Khuyến khích thông tin hai chiều; phạm vi: có nhiều công cụ bảo đảm
cho cộng đồng có khả năng chọn được công cụ thích hợp; cách thu thập thông tin cổ
truyền được nghiên c
ứu và làm thử trước khi đưa các công cụ mới vào.
Tóm lại, quan hệ giữa Người trong cuộc và Người ngoài cuộc là quan hệ hợp tác.
Người trong cuộc và Người ngoài cuộc đều đóng góp vào sự phát triển của cộng
đồng.
Người ngoài cuộc chỉ hỗ trợ xúc tác và khuyến khích chứ không ra chỉ thị.
3.3. HÌNH THỨC VÀ CẤP ĐỘ THAM GIA
3.3.1. Hình thức của sự tham gia
3.3.1.1. Dựa trên cơ sở ai quyết định

Chandrase Kha van và Rao (1992) phân biệt hai hình thức tham gia dựa trên cơ sở
"Ai quyết định":
Tham gia là "bị động trong trường hợp người dân hưởng được một số lợi ích trong
những hoạt động có liên quan nhưng không được chia sẻ trong quản lý.
Tham gia là "tích c
ực " ở nơi mà các sáng kiến và quyết định đều có sự tham gia của
người dân địa phương, một thành phần quan trọng. Hành động tự phát của tập thể với sự
chỉ đạo và lãnh đạo thích đáng có thể phát triển thành phong trào của nhân dân. Phong trào
Chipko ở bang Uttar Pradesh (ấn Độ) là một trường hợp liên quan với lâm nghiệp được
biết đến.
3.3.1.2. Dựa trên hệ thống phân loại của Meister (1996)
Tham gia đương nhiên là s
ự tham gia thực hiện các công việc chung trong khuôn
khổ một thể chế chặt chẽ, ví dụ, sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên
trong một nông hộ, trong một cộng đồng, hay một hiệp hội. Các mối quan hệ giữa các
thành viên rất bền chặt, mọi người đều biết rõ hoàn cảnh của nông hộ hay cộng đồng của
mình và vì thế không thể giữ vai trò "trung lập" . Bối cảnh của sự
tham gia này gắn liền
với khái niệm "ổ tâm lý" của Ruyer (1981). Theo tác giả này, "cũng như mỗi sinh vật có
một ổ sinh thái mà nó có thể thích ứng trong mối quan hệ cân bằng với môi trường có
thể quan niệm rằng mỗi cá nhân với các hoàn cảnh văn hóa và kỹ thuật sản xuất, sẽ tự tìm
kiếm cho mình các "ổ tâm lý" mà y có thể sinh sống với những thói quen được xác lập".
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại xu hướng phát triển các định chế
làm cho sự tham gia của
mỗi cá nhân không phải là hoàn toàn đương nhiên, mà chỉở một số khía cạnh nhất định.
Tham gia tự phát: Nằm giữa tham gia đương nhiên và tham gia tự giác, hình thức
tham gia này xuất hiện một cách tự phát. Trong các xã hội hiện đại, khi mà các tiêu chuẩn
hành vi cũ dần dần bị biến mất, các hình thức tham gia này cũng bị biến đổi theo. Có thể
nêu hai trường hợp của sự tham gia tự phát: sống với người xung quanh và sống vớ
i bạn

bè. Sống với người chung quanh: khi một con người sinh sống càng lâu dài trong một ngôi
nhà, tình cảm của con người đó càng gắn bó và người ta càng cảm thấy có sự hội nhập với
những người chung quanh, làm thành một cộng đồng nhỏ. Ruyer cho rằng: "Nhu cầu cơ
bản của con người không phải giới hạn trong việc bảo tồn cơ thể, hạn định bởi lớp da của
mình mà là bảo tồn "ổ
sinh thái" và "ổ tâm lý" của mình. Một thái độ bực bội có thể xuất
hiện do những biến đổi bên trong cơ thể, nhưng cũng do những biến đổi của môi trường
bên ngoài". Con người sẽđiều tiết hành vi của

mình theo những người chung quanh. Trong trường hợp đối với những người láng giềng,
người ta chỉ yêu cầu một sự hợp tác "láng giềng tốt", còn đối với bạn bè, mức độ liên hệ có
thể bền chặt hơn (Meister, 1969).
Tham gia tự giác: Sự biến đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại cũng
được đánh dấu bằng sự biến đổi từ các hình thứ
c tham gia đương nhiên và tự phát sang sự
tham gia tự giác.
Tham gia nẩy sinh: Sự tham gia là kết quả của một hoạt động vận động hay áp đặt.

Trong thực tế, đôi khi người ta nói đến sự tham gia trong những trường hợp có sự
hiện diện của một vài đại biểu của người dân trong một số phiên họp để phổ biến một chủ
trương, để triển khai một kế ho
ạch. Đó có thể là các chủ trương hay các kế hoạch được
những nhà lập định chính sách vẽ ra bằng hiểu biết của họ để giúp cho một cộng đồng có
những cơ hội phát triển. Trong nhiều trường hợp, nhiều chương trình và kế hoạch phát
triển tốn kém đã không mang lại kết quả mong đợi, vì các biện pháp thực hiện không giải
quyết các vấn đề thực của cộ
ng đồng và do đó không đáp ứng được nguyện vọng của
người dân. Trong một số trường hợp, rất có thể, đó là các chủ trương, biện pháp hay kế
hoạch đúng, song sự hình thành và cách triển khai vẫn mang tính áp đặt Trong thực tế, vấn
đề vận động người dân tham gia vào các công cuộc mang lại sự phát triển một cộng đồng

không đơn giản. Có nhiều biện pháp đã được áp dụng, một số
mang lại kết quả tốt, nhưng
một số khác không thành công.
3.3.1.3. Dựa trên cái mà người dân đóng góp vào
-Đóng góp lao động: Trong một số dự án phát triển, "tham gia" được hiểu như là
sựđóng góp lao động. Người quản lý dự án ở bên ngoài cộng đồng chú ý đến việc vận
động người dân tham gia vào dự án và kết quả được cho là thành công khi người dân tham
gia bằng cách đóng góp lao động giản đơn, như đắp đường, đào mương không l
ấy tiền
công, với ý nghĩ là phát huy tinh thần "tự lực". Các công việc thuộc về "phần mềm" của dự
án như thiết kế và lập kế hoạch là công việc của các cơ quan chuyên môn và các nhà lãnh
đạo Một số người tin rằng khi có sựđóng góp nhân lực, người dân sẽ bảo quản tốt các công
trình ấy. Tuy nhiên trong thực tế, vì không được tham vấn đầy đủ, người ta không lấy gì để
đoán chắc rằng công trình đáp
ứng nhu cầu ưu tiên cao của cộng đồng. Nếu dự án không
đáp ứng yêu cầu có độ ưu tiên cao của số đông người dân trong cộng đồng, họ sẽ tham gia
đóng góp lao động dưới những sự ràng buộc nhất định mà không phải là hoàn toàn tự
nguyện và công trình có thể bị chết yểu. Trên quan điểm phân tích dự án, "sự tham gia",
này đồng nghĩa với biện pháp làm giảm chi phí của dự án bằng một nguồ
n lao động rẻ
tiền. Hệ quả của cách suy nghĩ giản đơn này là không thực sự nâng cao năng lực của cộng
đồng để giải quyết các vấn đề của chính họ.
-Chia sẻ chi phí: Đối với một số người quản lý dự án, điều đáng quan tâm không phải chỉ
là vấn đề làm giảm chi phí của dự án mà là việc sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực
để có thể thu hồi các chi phí được đầu tư. Để đạt được "sự tham gia", họ thường
chú trọng việc xây dựng một cơ chế để mười dân đóng góp chi phí, ví dụ, chi phí sử dụng
cầu đường, kênh mương. Tuy nhiên, một khi các công trình không xuất phát từ lợi ích của
cộng đồng, người dân sẽ trở về với cách thức giải quyết trước đây của họ.
-Chia sẻ trách nhiệm: Một quan điểm khác không đặt trọng tâm trên chi phí mà chú ý đến

trách nhiệm của cộng đồng trong việc duy từ dự án, ví dụ tránh việc lạm dụng hay làm hư
hỏng một công trình được đầu tư. Một số cơ chế được xác lập, như giao trách nhiệm cho
những ng
ười lãnh đạo địa phương hay thành lập một ban quan quản lý. Để duy trì một
công trình, thông thường, một thỏa thuận được ký kết, nêu rõ trách nhiệm của các bên
trong dự án (chính quyền và cộng đồng). Trong thực tế, người dân không có điều kiện suy
nghĩ về các điều khoản của thỏa thuận, việc thương thảo thường bị chi phối bởi các nhà
lãnh đạo địa phương. Ngay cả khi một ban điề
u hành được cử ra, cũng không chắc rằng
những người tốt nhất trong cộng đồng sẽ được bầu.
-Chia sẻ quyền quyết định của cộng đồng: Sự tham gia sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi các
hoạt động được thực hiện trên cơ sở quyết định của cộng đồng. Trong lâm nghiệp xã hội,
với ý nghĩa này khái niệm "tham gia" thường được nhấn m
ạnh. Nó liên quan đến sự vận
động các thành viên của cộng đồng nhắm tới các mục tiêu phát triển, sự cộng tác giữa một
bên là các nhà lập chính sách, kế hoạch, các giới chức triển khai thực hiện và bên kia là
những người được gọi là nhóm mục tiêu được hưởng lợi của một dự án. Đây là một khái
niệm có nhiều cấp độ khác nhau. Trong điều kiện lý tưởng, các cộng đồng dân cư địa
phương thuộc nhóm mục tiêu sẽ tích cực tham gia trong các giai đoạn khác nhau của dự án
phát triển lâm nghiệp xã hội, với tư cách là chủ thể của dự án. Các nhà nghiên cứu phát
triển, cán bộ khuyến lâm đóng vai trò xúc tác cho quá trình. Đây là một sự đảo ngược "lấy
dân làm gốc" thay vì khảo hướng áp đặt từ trên xuống.
3.3.2. Các cấp độ của sự tham gia
Trong thực tế, người ta có thểđánh giá các cấp độ tham gia khác nhau. Khi đề cập
đến các cấp độ của sự tham gia của cộng đồng trong quá trình hình thành các giải pháp
quản lý tài nguyên Briggs (1989), Conway (1995), Hobley (1996), Cartier (1996) đã dựa
trên mức độ kiểm soát của Người trong cuộc, tiềm lực để hành động và quyền sở hữu của
Người trong cuộc. Các cấp độ tham gia của Người trong cuộc và Người ngoài cuộc được
phân chia như trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các cấp độ của sự tham gia


×