Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.69 KB, 8 trang )

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Xác định chẩn đoán đúng theo tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Thực hiện phác đồ điều trị thích hợp, cụ thể đạt hiệu quả cao.
3. Hiểu được đây là một bệnh có thể chữa khỏi. Biết cách theo dõi và phòng ngừa
tái phát.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. ĐỊNH NGHĨA:
Hội chứng thận hư là tình trạng tiểu đạm > 3,5g/24 h và kéo dài. Giảm
Albumine/máu < 30g/l kèm theo phù thận, tiểu ít và tăng Lipid máu.
II. NGUYÊN TẮC CHUNG:
1. Tìm căn nguyên nhân: dựa vào bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng, sinh thiết
thận.
2. Phân biệt tiểu đạm có chọn lọc hay không chọn lọc:
 Tiểu đạm có chọn lọc: Trong nước tiểu có các protein có phân tử nhỏ:
Albumin, transferin. Điện di đạm nước tiểu: Albumin là chính. IgG/Transferin <
0,15. Trong trường hợp IgG/Transferin < 0,15 gọi là hội chứng thận hư vô căn
nguyên phát có sang thương tối thiểu.
 Tiểu đạm không có chọn lọc: Trong nước tiểu gồm toàn bộ chất
đạm, có cả protein trọng lượng phân tử nhỏ và lớn. Điện di đạm/nước tiểu: Thành
phần giống huyết tương.
3. Thời gian điều trị từ 6 tháng đến 2 năm.
4. Phải điều trị sớm khi có chẩn đoán xác định.
5. Đánh giá kết quả điều trị bằng LS + CLS.
6. Theo dõi phù và đạm niệu/ 24h
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ (CÓ 4 LOẠI)
- Loại 4: Bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Hết đạm niệu. Triệu chứng lâm
sàng hết.
- Loại 3: LS có giảm nhiều nhưng không hết hẳn.
CLS: Đạm niệu  2g/24h


- Loại 2: LS giảm ít
CLS: Protein niệu trong giới hạn của hội chứng thận hư
- Loại 1: Chỉ hết phù
- Loại 0: Điều trị không hiệu quả.
III. ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN:
- Điều trị giang mai.
- Điều trị sốt rét.
- Điều trị nhiễm trùng.
- Điều trị ổn định bệnh tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng do tiểu
đường.
- Ngưng dùng các chất gây ngộ độc cho thận: Penicilline, muối vàng, chì,
thủy ngân, chất gây nghiện Heroin, Morphin.
IV. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG:
1. ĐIỀU TRỊ PHÙ:
 Tăng albumin/máu bệnh nhân = ăn nhiều đạm, truyền đạm tĩnh mạch
khi có chỉ định.
 Hạn chế muối nước: Muối NaCl 2-5g/ngày. Nước: Uống nước theo
lượng nước tiểu và triệu chứng phù.
 Lợi tiểu: thuốc thiazide (Hypothiazide viên 0,25 mg) hay Aldacton
(uống) có thể uống Furosemide hay tiêm tĩnh mạch.
Thuốc lợi tiểu làm giảm thể tích huyết tương trong khi thể tích huyết tương đã
giảm sẵn, do đó nếu dùng liều cao có thể gây trụy tim mạch.
2. ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP: Ăn nhạt, lợi tiểu, hạ áp như:
- Alpha methyl dopa (Aldomet 0,25g/v): 4-6v/ngày.
- Clonidine 0,2mg-2mg/ngày uống.
- Prazosine: 1mg/1lần, 6mg/ngày uống.
** Thuốc dãn mạch trực tiếp: Dihydralazine: (Nepe ssol* 25mg/v, 2-4 lần/ngày
uống)
3. ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG
Không dùng kháng sinh để phòng ngừa. Chỉ dùng kháng sinh thích hợp với các ổ

nhiễm trùng.
4. ĐIỀU TRỊ GIA TĂNG THẨM THẤU CỦA MÀNG ĐÁY VI CẦU
ĐỐI VỚI CHẤT ĐẠM
4.1 Sử dụng Corticoides:
Tác dụng giảm đạm niệu là một trong những thuốc điều trị kéo dài đời sống của
bệnh nhân.
Liều tấn công 1-2mg/kg/ngày uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng sau ăn no.
Tấn công 4-8 hay 12 tuần, sau đó đánh giá kết quả điều trị:
+ Nếu bệnh nhân thuộc loại: 0, I, II ta phải : Ngưng Corticoides hay
kết hợp với ức chế miễn dịch.
+ Nếu bệnh nhân thuộc loại III: Vẫn tiếp tục Prednisone liều cao đến
khi nào đạt được kết quả mong muốn thì giảm dần liều thuốc chuyển qua uống
cách nhật.
+ Nếu bệnh nhân thuộc loại IV: Điều trị hết thời gian tấn công thì
giảm liều chuyển qua liều duy trì (liều thấp nhất mà bệnh nhân không tái phát và
kéo dài cho hết thời gian điều trị).
Trường hợp dùng prednisone ở liều duy trì còn 0,3mg/kg/ngày thì chuyển
qua điều trị cách nhật.
Tỉ lệ khỏi bệnh: Trẻ em > 90%
Người lớn > 77%
* Chú ý: Không dùng Corticoides trong hội chứng thận hư do bệnh tiểu
đường thoái biến dạng bột tránh tác dụng phụ của Corticoides.
4.2 Thuốc ức chế miễn dịch:
 Chống viêm: Kết hợp với Corticoides (Corticoides với liều thấp để
đỡ gây tai biến)
 Thuốc ức chế tủy xương làm giảm tiểu cầu gây xuất huyết, giảm
bạch cầu gây bội nhiễm.
Chú ý ta phải ngừng thuốc ngay khi mà xét nghiệm: TC < 100.000/mm
3
, BC <

3000/mm
3

++ Chlorambucil (Chloraminophen* viên 2mg): Liều 0,1- 0,2mg/ngày uống có thể
duy trì 3-12 tháng
++ Cyclophosphamide: (Endoxan* 50mg/v)
Liều tấn công 2- 3mg /kg/ngày.
Liều duy trì 1-2mg/kg/ngày x 12 tuần
4.3 Xử trí cụ thể
1. Hội chứng thận hư có sang thương tối thiểu:
Prednisolone liều tấn công 2mg/kg/ngày. Nếu đáp ứng tốt điều trị như trên.
Nếu không đáp ứng với corticoide thì phải dùng liều cao hay tái phát thì phối hợp
với chlorambucil 0,2- 0,3mg/kg/ngày hoặc phối hợp với Endoxan 1-2mg/kg/ngày
kéo dài 8 tuần.
Chú ý phải thử công thức máu mỗi tuần, nếu điều trị như vậy 8 tuần không đáp
ứng thì ngưng thuốc.
2. Hội chứng thận hư có sang thương màng hoặc tăng sinh:
- Corticoides không hiệu quả, không dùng.
- Dùng Aspirine 300mg x 3 lần/ ngày uống.
3. Nếu sang thương màng ở người có hội chứng thận hư > 40 tuổi không tìm
thấy căn nguyên hoặc hội chứng thận hư tìm thấy căn nguyên như hội chứng
thận hư thứ phát sau đây: K, Lupus, sốt rét, ngộ độc
Vẫn dùng prednisone khống chế liều 60 mg/ ngày nên dùng 8 tuần liên tục, nếu
đáp ứng tốt mới giảm liều.
4. Những hội chứng thận hư có sang thương đơn thuần thì điều trị tùy theo nguyên
nhân.
5. Hội chứng thận hư xơ chai cầu thận khu trú loại này không đáp ứng với
Corticoides do đó phải dùng ức chế miễn dịch hoặc Aspirine.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Washington Manual of Medical Therapeutics- 1998.

2. Điều trị học nội khoa- Bộ môn nội, ĐH Y khoa Hà Nội- Nhà xuất bản y học
2003.

×