Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

lập dự án kinh doanh- đề án khởi nghiệp- dịch vụ cung cấp bữa sáng cho sinh viên- quản lí dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.02 KB, 25 trang )

1. Ý tưởng và mục tiêu của dự án:
1.1. Ý tưởng:
Nhận thấy việc kinh doanh dịch vụ giao thức ăn sáng và đồ uống hợp vệ sinh tận nơi có
nhiều tiềm năng ở hiện tại, vì hiện có rất ít người làm được, đồng thời có nhiều khúc thị trường
để lựa chọn. Chính cơ hội này khiến nhóm dự án nảy sinh ý định kinh doanh về dịch vụ giao
thức ăn sáng, đồ uống tận nơi cho những người làm công sở và sinh viên có khả năng thanh toán
đồng thời quan tâm đến bữa sáng của họ. Bước đầu sẽ xây dựng một hệ thống đảm bảo cung cấp
thức ăn sáng và đồ uống cho sinh viên và giảng viên trường Đại học Kinh tế TPHCM nhằm xây
dựng mô hình thử nghiệm. Từ đó tiến tới xây dựng hệ thống cung cấp thức ăn sáng cho sinh
viên, giảng viên của các trường đại học và những người đi làm công sở tại phạm vi nội thành
thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là lần đầu tiên thực hiện ý tưởng kinh doanh , nên cần phải có những tìm hiểu ,
nghiên cứu kĩ càng để đưa ra quyết định cho phương án kinh doanh.
1.2. Mục tiêu:
Mục tiêu của dự án được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu xây đánh giá được rủi ro, khả năng tài chính, thị hiếu khách hàng… từ đó
dựng được mô hình kinh doanh cho trường đại học Kinh Tế, và thu hồi lại vốn và có thêm một
phần lợi nhuận nhỏ.
Giai đoạn hai: từ mô hình giai đoạn một, phát triển ra một hệ thống các của hàng cung
cấp đồ ăn sáng, nước uống cung cấp cho sinh viên, giảng viên các trường đại học và những
người làm công sở có thu nhập khá ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tiến tới việc kinh doanh
lớn.
2. Nghiên cứu thị trường:
2.1. Giới thiệu dự án:
Tên dự án: “4H Express”
Lĩnh vực thực hiện: Dịch vụ cung cấp bữa sáng cho sinh viên và giảng
Địa điểm tiến hành dự án: 11 Đào Duy Từ, Phường 5 Quận 10 (gần cơ sở B Đại Học
Kinh Tế HCM)
Mô hình doanh nghiệp: Quán ăn cung cấp bữa ăn sáng tận nơi cho sinh viên và giảng
viên Đại Học Kinh Tế HCM
Thời gian của dự án: 07/01/2013 - 07/01/2018


Nhóm dự án đã thực hiện một cuộc khảo sát thị trường trong phạm vi trường đại học
Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh để hiểu thêm và đánh giá giá được thị trường.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang theo học tại trường đại học Kinh Tế thành phố
Hồ Chí Minh và giảng viên đang giảng dạy tại trường, đang sinh sống trong nội thành thành phố.
Thiết kế đề tài nghiên cứu thực hiện qua 2 bước:
• Bước 1: Nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm 7 người. Từ kết quả thảo luận,
thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu nhu cầu bữa sáng của sinh viên và giảng viên đại học
Kinh Tế Hồ Chí Minh.
 Mục tiêu:
- Qua thảo luận tìm hiểu sơ bộ về nhu cầu bữa sáng của sinh viên Kinh Tế hiện nay và sinh
viên Việt Nam nói chung.
- Thiết lập được 1 bảng câu hỏi khảo sát nhằm chuẩn bị cho công việc thu thập và phân
tích dữ liệu định lượng sau này
- Đo lường khả năng phát triển của dịch vụ “ bữa sáng tận nơi ” cho sinh viên và giảng
viên Kinh Tế và tính thực tế của đề tài.
 Kết quả:
- Quyết định được đối tượng, kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu cho việc phân tích
định lượng sắp tới.
- Hiểu được sơ bộ nhu cầu bữa sáng của sinh viên và giảng viên Kinh Tế hiện nay
- Đánh giá mức khả thi của dự án “ bữa sáng tận nơi ” là cao, mặc dù còn nhiều vấn đề
phát sinh như phương tiện giao hàng, cách thức đặt hàng, địa điểm tiệm ăn…….
- Thiết lập được bảng câu hỏi dùng cho khảo sát định lượng.
• Bước 2: Khảo sát và thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn qua mạng Internet
( googledocs ) dựa vào bảng câu hỏi chi tiết ở trên đối với sinh viên. Đối với giảng viên, dùng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Mẫu có kích thước n = 60, trong đó 48 bảng câu hỏi cho sinh
viên, được khảo sát theo phương pháp thuận tiện từ các sinh viên kinh tế từ trang mạng xã hội
facebook.com. Đối với khảo sát Online và 12 mẫu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn
qua email. Với phương pháp khảo sát Online có tính ưu việt cho đối tượng nghiên cứu là sinh
viên và thời gian dành cho nghiên cứu ngắn.

Thiết kế: Chọn theo phương pháp thuận tiện 80 sinh viên từ tất cả các cơ sở của trường
đại học Kinh Tế Hồ Chí Minh trên trang mạng xã hội để khảo sát từ ngày 15/11/2011 đến
30/11/2011. Hỏi ý kiến của họ về chất lượng dịch vụ bữa sáng hiện nay và nhu cầu cho dịch vụ
bữa sáng mới thông qua bảng câu hỏi. Sau đó loại bỏ những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu. Đối
với bảng câu hỏi của giảng viên, nhóm nghiên cứu gửi đi 30 bảng cho 30 giảng viên đã từng
giảng dạy tại giảng đường Chất Lượng K35.
Trong số 80 bản câu hỏi của sinh viên, có 48 bảng dùng được. Và trong số 30 bảng câu
hỏi của giảng viên, nhóm nhận về được 12 bảng phản hồi.
Các kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0 sau đó dùng Excel để thể hiện
kết quả dưới dạng biểu đồ để tiện theo dõi. Dữ liệu này sẽ được đưa vào phân tích để tìm hiểu
nhu cầu bữa ăn sáng của sinh viên và khả năng phát triển của dự án kinh doanh doanh dịch vụ “
bữa sáng tận nơi ” nói riêng và các hộ kinh doanh dịch vụ ăn sáng hiện nay nói chung.
2.3. Kết quả nghiên cứu:

Cơ sở đáp viên đang công tác

Số đáp viên quan tâm đến việc ăn sáng bên ngoài hầu hết học tại cơ sở B (chiếm 75%),
thấp nhất là ở cơ sở C và E (chỉ chiếm 1%), từ đây ta có thể thấy rằng nên kinh doanh đồ ăn sáng
ở cơ sở B và tránh kinh doanh ở C hoặc E.
Mức chi tiêu mỗi tháng của đáp viên
Qua biểu đồ ta thấy rằng mức chi tiêu của sinh viên có thể chia thành 2 nhóm cơ bản đó
là: nhóm thiểu số gồm từ 1.000.000-1.500.000 và trên 3.000.0000 đồng. Nhóm đa số từ
1.500.000 – 3.000.000 đồng. Vậy nếu kinh doanh đồ ăn sáng ta sẽ lựa chọn khách hàng mục tiêu
là nhóm đa số. Trong nhóm đa số chúng ta có 3 nhóm nhỏ, vì thế chúng ta cần đưa ra những mặt
hàng riêng và giá riêng phù hợp riêng cho từng mức chi tiêu trong nhóm đa số.
VD: 1.500.000 – 2.000.000 đồng  bánh mì ốp la một trứng : 7.000 đồng
2.000.000 – 2.500.000 đồng  bánh mì ốp là hai trứng : 9.000 đồng
2.500.000 – 3.000.000 đồng  bánh mì heo quay thơm ngon: 11.000 đồng
Mức độ quan tâm đối với bữa sáng
Gần 70% đáp viên rất quan tâm đến bữa sáng của mình, một lượng cầu khá lớn đối với

việc ăn sáng ở trường đại học kinh tế, đây quả là một thì trường tiềm năng để chúng ta khai thác,
một điều hết sức đặc biệt ở đây đó là, khi đã ăn sáng thì hầu như sinh viên chúng ta không những
quan tâm mà là rất quan tâm, chính vì thế khi kinh doanh trong lĩnh vực này ở đại học kinh tế
cần phải theo dõi mức độ hài lòng thường xuyên vì họ khá là khó tính trong việc ăn uống
Nơi thường ăn sáng.
Qua biểu đồ trên ta thấy hầu như đáp viên ăn sáng tại trường (chiếm khoảng 73% trong
tổng sự lựa chọn của các bạn sinh viên) và thỉnh thoảng có nấu hoặc mua về nhà ăn (chiếm
khoảng 23% sự lựa chọn), một lần nữa yếu tố này ủng hộ chúng ta kinh doanh đồ ăn tại trường
Mức độ thường xuyên xử dụng đồ ăn sáng bên ngoài
Có khoảng 20% đáp viên ăn sáng bên ngoài dưới 3 lần trong một tuần, còn lại 80% các
bạn sinh viên ăn sáng bên ngoài ít nhất là 3 lần một tuần. 3 lần một tuần là một con số không
phải là ít nhưng cũng không phải là số lần sử dụng chúng ta mong đợi, vì thế để nâng con số này
lên chúng ta sẽ có những chiến lược lôi kéo các bạn ăn nhiều hơn như là: đặt đồ ăn sáng 4 lần
trong một tuần sẽ được tặng một ly sữa đậu nành, hay là tích lũy điểm thưởng mỗi lần đặt mua
đồ ăn sáng để được giảm giá … như vậy chúng ta có thể nâng mức độ ăn sáng thường xuyên của
sinh viên đối với cửa hàng hơn.
Yếu tố quyết định đến việc lựa chọn bữa sáng
Giá tiền là yếu tố quyết định đối với hành vi mua của sinh viên vì thế chúng ta phải đưa
ra một mức giá phù hợp nhất đối với khả năng chi tiêu của họ, ngoài ra chúng ta tạo điều kiện
thuận lợi để họ đặt hàng khi kinh doanh dịch vụ giao đồ ăn tận nơi vì đây chính là yếu tố quan
trọng thứ 2 sau giá tiền, chúng ta cũng cần đảm bảo ngon miệng và vệ sinh thực phẩm, mặc dù
chỉ xếp ở vị trí quan trọng thứ 3 nhưng hai yếu tố này rất quan trọng trong lĩnh vực ăn uống hiện
nay, nếu đáp ứng được tốt yếu tố này thì quả là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ
cạnh tranh tại trường đại học kinh tế. Về yếu tố no và đủ chất, thực ra thì chúng ta chỉ cần quan
tâm đến no còn đủ chất là một yếu tố rất khó để khách hàng có thể cảm nhận được, vì vậy chúng
ta chỉ cần quan tâm đến việc khách hàng ăn có no hay không. Đối với dịch vụ giao đồ ăn sáng thì
thời gian phục vụ cũng khá là quan trọng, bởi đây là sự khác biệt của loại hình này, nó mang đến
sự thuận tiện cho khách hàng, vì thế chúng ta cần phải phát triển tốt yếu tố này để cạnh tranh với
các đối thủ khác.
Tóm lại: khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chúng ta cần phải đảm bảo: giá rẻ (tiền phù

hợp và khách hàng phải cảm thấy no), thuận lợi trong mua bán, hợp vệ sinh, phục vụ đúng giờ.
Đồ ăn sáng đã từng sử dụng
Bánh mì, xôi, bánh bao là ba loại đồ ăn sáng được nhiều sinh viên sử dụng nhất, có thể
thấy rằng đây là những đồ ăn khô, nhẹ bụng, thuận tiện (có thể vừa đi vừa ăn), rẻ tiền, điều này
sẽ giúp chúng ta xác định được những món ăn sáng cần bán trong tương lai. Các món còn lại
thường tốn thời gian hơn, không được thuận tiện cho lắm, giá tiền cũng đắt hơn, chính lý do này
nó khiến cho sinh viên ít chọn hơn, tuy ít hơn nhưng mức độ chênh lệch cũng không quá cao, vì
vậy chúng ta cần phải phân tích và tìm hiểu thêm có nên bán các món ăn này không.
Một số món thường được dùng
Qua biểu đồ ta nhận thấy rằng sinh viên chúng ta hay uống cà phê và sữa đậu nành nhất,
nguyên nhân có lẽ là do hai thức uống này có giá cả thấp hơn so với sữa tươi và nước ngọt đóng
chai, nếu kinh doanh trong lĩnh vực ăn sáng chúng ta không thể nào thiếu 2 thức uống “truyền
thống” này của sinh viên, ngoài ra chúng ta cũng có thể bán thêm sữa tươi và nước ngọt đóng
chai (do sữa tươi và nước ngọt đóng chai cũng được chọn khá nhiều chỉ sau cà phê và sữa đậu
nành, mức độ chênh lệch của sự lựa chọn là không quá cao) để sinh viên có nhiều sự lựa chọn
hơn, chống nhàm chán cho sinh viên.
Mức độ yêu thích ăn sáng bên ngoài
Con số 5%, đây chính là tỉ lệ người không thích và rất không thích ăn sáng, một con số
nhỏ không đáng kể so với nhu cầu ăn sáng bên ngoài của đáp viên là 95%, biểu đồ này cho thấy
chúng ta nên kinh doanh dịch vụ ăn sáng.
Độ tin cậy vệ sinh an toàn thực phẩm của bữa ăn sáng hiện tại.
Nhìn chung thì đáp viên đều cảm thấy đồ ăn sáng bên ngoài an toàn vệ sinh thực phẩm,
chỉ có khoảng 19% sinh viên cảm thấy không an toàn khi ăn sáng bên ngoài, vì vậy khi kinh
doanh đồ ăn sáng chúng ta cần phải nâng cao độ tin cậy của đáp viên đối với sản phẩm của
chúng ta, như vậy chúng ta sẽ thu hút được khách hàng là 19% số đáp viên không muốn sử dụng
và làm cho 80% còn lại cảm thấy tin tưởng hơn, từ đó nâng cao độ hài lòng để khiến họ trung
thành hơn với dịch vụ đồ ăn sáng của chúng ta.
Tỉ lệ người muốn sử dụng dịch vụ bữa sang tận nơi
Khi được cho biết ý tưởng về một dịch vụ phục vụ bữa sáng tận nơi ta thấy có đến hơn
4/5 số đáp viên quan tâm, muốn dùng thử dịch vụ, đây là một tỉ lệ khá cao. Mặc dù vậy vẫn còn

có 1/5 số người không thích dịch vụ này với 2 lí do phổ biến nhất đó là không tin tưởng chất
lượng bữa sáng được phục vụ và không đảm bảo thời gian. Còn 1 lí do nữa cũng được quan tâm
là giá tiền phục vụ, các sinh viên cho rằng phục vụ tận nơi thì giá cũng sẽ rất cao.
Các loại thức ăn và nước uống sinh viên muốn giao tận nơi cho bữa sáng của mình
Thức ăn:
Các món ăn nhanh : bánh mì, bánh bao, xôi, bánh ướt là lựa chon của phần lớn đáp viên,
cụ thể bánh mì 81%, bánh bao 63%, bánh ướt 75%, xôi 59%. Các món như bún, phở, cơm tấm,
cơm gà có ít bạn lựa chọn hơn. Có lẽ nguyên nhân chính là đáp viên muốn nhanh, gọn, dễ ăn
và vừa đủ no.
Thức uống
Đối với thức uống, 3 loại nước đáp viên ưa thích nhất là cà phê( 75%), sữa đậu
nành( 63%) và sữa tươi(63%). Ít bạn chọn nước trái cây(28%) hoặc nước ngọt(29%)
Các tiêu chí về dich vụ mà các sinh viên quan tâm:
Giá tiền:
Có đến 87% số đáp viên được hỏi quan tâm tới giá tiền (trong đó 53% rất quan tâm, 34%
quan tâm) Có lẽ đây là tâm lí chung của sinh viên trong tình hình tài chính còn phụ thuộc gia
đình cũng như giá cả hàng hóa leo thang từng ngày.
Hương vị:
Ăn ngon có lẽ là điều ai cũng mong muốn, các đáp viên củ chúng ta cũng vậy. Khi được
hỏi về vấn đề này, có đến 54% đáp viên, 38% rất quan tâm. Chỉ có 7% đáp viên được hỏi không
đặt nặng vấn đề này. Như vậy khi thực hiện dự án chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến chất
lượng nấu ăn sao cho tạo được sự ngon miệng, thu hút người dùng.
Dinh dưỡng:
Ngoài hương vị, dinh dưỡng của bữa ăn cũng được đáp viên quan tâm với các mức độ
khác nhau, dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động nhất là thật cần thiết
để cung cấp dưỡng chất vào buổi sáng. Kết quả khảo sát cho thấy 18% đáp viên rất quan tâm,
31% quan tâm, 44% bình thường và 7% ít quan tâm hoặc không quan tâm đến chất lượng dinh
dưỡng. Xét về mức độ cần thiết về dinh dưỡng cho bữa ăn sáng thì mức độ quan tâm của đáp
viên chưa thật sự để phản ánh lên được tầm thực sự quan trọng của bữa ăn sáng.
An toàn vệ sinh thực phẩm

Đối với một bữa ăn sáng của sinh viên thì yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm rất được sinh
viên quan tâm, chiếm 60% cho sự quan tâm và rất quan tâm trong tổng số phần trăm về mức độ
quan tâm về yếu tố hợp vệ sinh. 39% ý kiến trung hòa, Chỉ 1% đáp viên ít quan tâm, không có
phần trăm nào cho sự không quan tâm.
Địa điểm mua đồ ăn:
Có đến 78% ý kiến cho rằng địa điểm mua đồ ăn sáng là quan trọng. Một địa điểm thuận
tiện sẽ giúp cho đáp viên mua dễ dàng hơn cũng như tiết kiệm thời gian.
Thời gian phục vụ:
Giống như địa điểm mua đồ ăn, đáp viên rất quan tâm đến thời gian phục vụ (77% quan
tâm và rất quan tâm) thấy được tầm quan trọng của yếu tố thời gian phục vụ, nếu xây dựng được
một phong cách giao hàng nhanh chóng, đúng hẹn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Bao bì
Đây có lẽ là tiêu chí ít được các đáp viên viên quan tâm đến, chỉ 31% quan tâm và rất
quan tâm, số còn lại không yêu cầu nhiều ở bao bì sản phẩn. Tuy nhiên phải ở mức chấp nhận
được: hợp vệ sinh, dễ mang đi, dễ ăn, dễ nhìn
Mức giá mong muốn đối với đồ ăn, nước uống:
Đồ ăn
Các đáp viên đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau tuy nhiên qua tổng hợp có thể thấy được
các món bánh mì, bánh bao, bánh ướt, xôi, đa số đáp viên mong muốn ở mức giá từ 10 đến 12
nghìn dồng, các món khác như cơm bún phở có giá trên 15 nghìn đồng
Đồ uống
Đối với cà phê mức giá đáp viên chọn phân bố đều ở các mức từ 7 đến 10 nghìn
đồng( 21% 7.000; 24% 8.000; 26% 9.000; 29% 10.000)
Sữa đậu nành có 3 mức 7.000đ 28%; 8.000đ 32%; 10.000 40%
Các loại nước khác cũng có những lựa chon tương tự( xem qua biểu đồ). Ta có thể thấy
mức giá chung đáp viên mong muốn nằm ở 2 mức 8.000đ hoặc 9.000đ là nhiều nhất.
2.4. Đối thủ cạnh tranh:
Bảng so sánh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ
cạnh

tranh.
Các
chỉ tiêu
DA của nhóm Quầy hàng rong Quán ăn bình dân
Vệ sinh Đảm bảo Không ổn định Không ổn định
Giá Định giá cao hơn các đối
thủ cạnh tranh.
Rẻ Rẻ
Phục vụ tận
nơi
có không không
Đa dạng sản
phẩm
Nhiều sản phẩm để lựa
chọn
Mối quầy chỉ 1 đến 2 món. Có ít món để lựa chọn
Hàm lượng
dinh dưỡng
Đảm bảo Không được đo lường Không được đo lường
Tiện lợi Mức độ tiện lợi vượt trội
hơn so với 2 đối thủ
Tùy vào hành vi người mua
hàng
Tùy vào hành vi người mua
hàng
Khách hàng
thường xuyên
Chưa có khách hàng
quen thuộc
Đã có khách hàng từ trước Đã có khách hàng từ trước

Từ bảng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Điểm mạnh của dự án là vượt trội hơn so với đối thủ về các yếu tố vệ sinh, an toàn thực
phẩm, mức độ tiện lợi, dinh dưỡng của bữa ăn… Đây chính là vũ khí cạnh tranh của
doanh nghiệp sau này, điều giúp nó khác biệt với những đối thủ còn lại.
- Về yếu tố giá, mức giá của doanh nghiệp dự án đưa ra cao hơn so với các đối cạnh tranh
trực tiếp do việc phải khấu hao chi phí ban đầu. Việc này chưa hẳn đã là một tín hiệu xấu
đến thị trường, Khi mà các yếu tố dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm… không được
coi trọng đúng mức, thì việc định giá cao lại mang đến cho khách hàng một tâm lý an tâm
hơn.
- Xây dựng được một lớp khách hàng thân thiết là vấn đề nan giải đối với đội dự án lúc
này. Do đó nhanh chóng lấy được niềm tin của khách hàng sẽ là nhiệm vụ ưu tiên trong
thời gian đầu mới mở doanh nghiệp. Khi đạt được mục tiêu này rồi, thì sức ép từ các đối
thủ sẽ không còn quá nhiều nữa.
2.5. Nhận xét
Qua nghiên cứu cho thấy sinh viên trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với
mức chi tiêu tập trung từ 1 triệu rưỡi đến 3 triệu một tháng cho sinh hoạt hằng ngày, chỉ khoảng
4% (một con số khá nhỏ) số đáp viên không quan tâm đến bữa sáng của mình, còn lại đáp viên
đều quan tâm đến bữa ăn sáng, tuy nhiên đa số là ăn ở các quầy hàng rong bên ngoài (khoảng
95%), các quán ăn bình dân… tuy nhiên ở các quầy hàng này, chất lượng của bữa ăn sáng không
đảm bảo, hơn nữa vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng chưa được thực hiện tốt.
Rất nhiều sinh viên muốn được vụ phụ bữa ăn sang của mình tận nơi ( khoảng 50% số
lượng sinh viên đặc biệt quan tâm, 40% có quan tâm và 10% không quan tâm) với những món
được ưa thích là các món ăn nhanh, đơn giản như bánh mì, xôi, bánh bao, bánh ướt (Số liệu từ
bài nghiên cứu thì trường do nhóm thực hiện năm 2011) nhưng lại chưa có dịch vụ này trên thị
trường.
Về phía giảng viên và những nhân viên văn phòng hoạt động ở khu vực, thông qua cuộc
khảo sát, nhóm nhận thấy đa số trong số họ buổi sáng khi đi làm rất bận rộn và thường ăn bữa
sáng ở bên ngoài (63%) phần còn lại không ăn hoặc tự nấu tại gia. Hơn thế nữa 72% trong số họ
quan tâm đến bữa sáng, đồng thời họ là những người có sức chi trả cao. Đây là khúc thị trường ta
nên nhắm tới.

Mặt khác tỷ lệ biến phí/doanh thu của mặt hàng khá thấp (30-50%), từ đó có thể thấy với
ý tưởng kinh doanh đồ ăn sáng cho sinh viên với hình thức giao tận nơi, chú trọng vào hàm
lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có thể có triển vọng.
3. Định vị dự án:
Quyết tâm đầu tư: với nhiệt huyết kinh doanh của những sinh viên sắp ra trường, khao
khát được thử thách, thành công trên con đường làm giàu, nhóm thực hiện dự án quyết tâm đầu
tư.
Các vấn đề cản trở:
- Chưa có đội ngũ nhân viên lành nghề. (Từ chế biến thực phẩm đến nhân viên giao hàng)
- Vốn đầu tư nhỏ, có thể không duy trì được lâu nếu dự án lâu nếu gặp biến cố.
- Chưa có mô hình đi trước để có thể rút kinh nghiệm, học hỏi.
- Chưa có mặt bằng.
Phương pháp giải quyết:
- Nếu mở dịch vụ này, chúng ta sẽ cạnh tranh trực tiếp với những người bán hàng rong ở các quầy.
Thay vì cạnh tranh với họ, ta có thể mời họ qua làm nhân viên của ta. Làm như vậy vừa thừa
hưởng được kinh nghiệm của họ, vừa giảm được yếu tố cạnh tranh. Đương nhiên phải kiểm soát
họ thông qua một quy trình giám sát để đảm bảo vấn đề về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực
phẩm.
- Trong quá trình hoạch định dự án, cần cố gắng lường trước các rủi ro có thể xảy ra để tối thiểu
hóa nguy cơ. Đồng thời trong quá trình hoạt động, trích ra các quỹ để dự phòng.
- Thông qua khảo sát, đánh giá các nhu cầu, các mô hình kinh doanh của những dự án do sinh viên
thực hiện (có thể cùng lĩnh vực kinh doanh nhà hàng hay khác lĩnh vực) để đưa ra các mô hình
phù hợp, cách vượt qua khó khăn tốt nhất cho dự án. Rồi từ quá trình thực hiện rút dần kinh
nghiệm cho đợt kế tiếp.
- Học tập và sống ở thành phố được gần 4 năm, vốn hiểu biết về thành phố và số lượng người
quen của những thành viên trong nhóm cũng tương đối khá, ta có thể nhờ cậy vào họ. Mặt khác,
do hình thức kinh doanh giao tận nơi nên thay vì thuê mặt bằng tại những con đường lớn, ta có
thể hạ xuống thuê những căn nhà trong hẻm, chi phí thấp hơn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo mặt
bằng gần trường và đủ điều kiệm cần thiết để trở thành một nhà hàng.
Đối với người cung cấp thực phẩm, nhóm dự án đã thỏa thuận với nhà cung cấp để thuyết

phục họ chấp nhận phương thức gối đầu (Người quen của thành viên trong nhóm). Thực phẩm sẽ
được thay mỗi ngày đối với các thực phẩm dễ hỏng, các thực phẩm khác khoảng tùy vào từng
loại mà có thời gian thay đổi riêng biệt.
Đối với nước giải khát, nhóm kí hợp đồng theo từng tháng với đại lí. Như vậy, nói chung
khoản phải trả người bán bằng khoảng 5% Biến phí/năm.
Về nhân sự, nhóm sẽ thuê 2 nhân viên chế biến thức ăn và đồ uống, 1 nhân viên trực điện
thoại, 1 nhân trực điện thoại (kiêm nhân viên bảo vệ trong giờ làm việc) và 4 nhân viên giao
hàng nhằm đáp ứng nhu câu một cách nhanh chóng. Ngoài ra, các công việc như quản lý, kế
toán, thủ quỹ….sẽ do các thành viên trong nhóm trực tiếp đảm nhận nhằm cắt giảm chi phí.
Với số liệu của nghiên cứu, nhu cầu ăn sáng giao tận nơi được khác đông đáp viên quan
tâm, ngoài ra với ưu thế về mặt thời gian phục vụ, phong cách, tiện lợi và an toàn vệ sinh thực
phẩm, nhóm dự tính dịch vụ sẽ phát triển trong thời gian sắp tới khi các bất cập về an toàn vệ
sinh thực phẩm ngày càng lớn lớn, yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Hơn thế nữa,
với tỉ lệ biến phí, rủi ro tương đối thấp, dễ chuyển hướng và thu được lợi nhuận cao, dự án được
cả nhóm đặt kì vọng cao.
Để thực hiện dự án nhóm dự tính sẽ vay thêm 100 triệu với lãi suất 20%/năm, thời gian
trả nợ là 3 năm theo phương pháp niên khoản không đổi.
4. Thẩm định tài chính:
Từ kết quả cuộc khảo sát nghiên cứu, nhóm dự án quyết định thuê lại một căn nhà trong
hẻm Đào Duy Từ, gần Cơ Sở B trường đại học Kinh Tế để làm nhà hàng. Với hợp đồng 5 năm,
tổng chi phí cho việc thuê mặt bằng là 300 triệu.
Để có được một cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như gần trường, an toàn vệ sinh thực
phẩm…. Nhóm quyết định bỏ ra 600 để thực hiện các công việc sau:
4.1. Chi phí ban đầu:
Tổng vốn đầu tư: Số tiền (triệu) Thời gian khấu hao
Thuê mặt bằng 300 5
Trang trí, tu sửa 60 3
Mua thiết bị, dụng cụ 150 3
Chi phí thành lập 90 3
Tổng 600

Cụ thể các chi phí được dự báo như sau:
4.1.1. Chi phí thành lập: là chi phí phải bỏ ra để đăng kí thành lập doanh nghiệp. Khi 4H
Express được đăng kí, sẽ tốn 90 triệu cho chi phí này
4.1.2. Chi phí thuê mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng trong 5 năm tiêu tốn 300 triệu.
(Tiền đã bao gồm chi phí thuê trong 5 năm, không phát sinh thêm chi phí trong suốt
quá trình sử dụng)
4.1.3. Chi phí tu sửa, trang trí quán:
Chi phí tu sửa là khoản chi được sử dụng để tu sửa lại cơ sở đã thuê, lắp đặt hệ thống đèn
chiếu sáng, ổn định hệ thống cấp thoát nước và hệ thống nhà vệ sinh.Chi phí trang trí là khoản
chi phí để mua sắm các thiết bị nội thất trong căn tin như bàn, ghế. Nội thất bên ngoài gồm quầy
tính tiền, bàn ghế quản lý, kế toán. Chí phí này chiếm 60 triệu trong tổng chi phí phải bỏ ra cho
dự án.
4.1.4. Chi phí thiết bị, dụng cụ:
Là chi phí chi ra để mua các thiết bị chế biến (bếp, dao, đĩa, hộp đựng…) và chi phí mua
các thiết bị quản lí (điện thoại, máy tính…). Tổng chi phí chi là 150 tiệu.
4.2. Chi phí kinh doanh:
4.2.1. Chi phí nhân công:
Dựa vào kế hoạch nhân sự, ta có bảng phân công dưới đây:
Bảng lương nhân viên (triệu đồng/tháng)
Chức danh Lương/tháng Sl Tổng
cộng
Chế biến thức ăn và đồ uống 5 2 10
Trực điện thoại 3 1 3
Nhân viên giao hàng 4 4 16
Tổng cộng 7 29
Các công việc như quản lý , kế toán , thủ quỹ … do các thành viên sáng lập đảm nhiệm
Tiền lường nhân viên đã bao gồm các phụ cấp khác như tiền xăng và bảo hiểm
4.2.2. Chi phí khác:
Chi phí khác trong 5 năm được tính toán ở bảng dưới:
Năm 1 2 3 4 5

Chi khác (điện, nước) 9 10.8 12 13.2 8.4
4.2.3. Biến phí: Biến phí trong 5 năm được tính trong bảng dưới
Năm 1 2 3 4 5
Biến phí 324 388.8 432 475.2 302.4
Lương nv 348 348 348 348 348
Chi khác (điện, nước) 9 10.8 12 13.2 8.4
Chi phí hoạt động 681 748 792 836 659
4.2.4. Các bảng tính:
4.2.4.1. Biến Phí:
Năm 1 2 3 4 5
Biến phí 324 388.8 432 475.2 302.4
Lương nv 348 348 348 348 348
Chi khác (điện, nước) 9 10.8 12 13.2 8.4
Tổng biến phí 681 748 792 836 659
4.2.4.2. Khấu hao:
Năm 1 2 3 4 5
Thuê mặt bằng 60 60 60 60 60
Trang trí 20 20 20
Mua thiết bị , dụng cụ 50 50 50
Chi phí Thành lập 30 30 30
Tổng 160 160 160 60 60
4.2.4.3. Chi phí sản xuất kinh doanh:
Năm 1 2 3 4 5
Biến phí 681 748 792 836 659
Khấu hao 160 160 160 60 60
Tổng 841 908 952 896 719
4.2.4.4. Tổng vốn đầu tư ban đầu
Tổng vốn đầu tư: Số tiền (triệu)
Thuê mặt bằng 300
Trang trí, tu sửa 60

Mua thiết bị, dụng cụ 150
Chi phí thành lập 90
Tổng vốn đầu tư ban đầu 600
Vốn lưu động 72
Tổng vốn đầu tư lúc đầu 672
4.3. Dự báo doanh thu:
4.3.1. Dự báo giá:
Theo cuộc nghiên cứu thị trường ở trên, mức giá khách hàng chịu chi trả cho bữa sáng
giao động chủ yếu từ mức 12,000 đến lớn hơn 15,000. Nhóm dự án quyết định định giá cho mỗi
khách hàng là 15,000/phần, cao hơn so với mặt bằng một ít, nhưng sẽ mang đến tâm lý tin tưởng
cho khách hàng.
4.3.2. Dự báo doanh số:
Theo nghiên cứu thị trường, có gần 95% số người được hỏi sử dụng bữa sáng bên ngoài
thường xuyên và trên 50% số đó quan tâm đặc biệt tới dịch vụ bữa sáng giao tận nơi. Mặt khác,
số sinh viên và giảng viên của cơ sở B Đại Học Kinh Tế HCM lớn hơn con số 2000. Nhóm dự
báo sẽ cung cấp khoảng 200 phần ăn mỗi ngày cho những đối tượng này. Quán sẽ hoạt động 360
ngày trong năm.
4.3.3. Dự báo doanh thu:
Doanh thu được dự báo dựa trên doanh số và dự báo giá.
Năm 1 2 3 4 5
Thu bình quân/lượt
khách
15 15 15 15 15
Quy mô 200 200 200 200 200
CS khai thác 75% 90% 100% 110% 70%
Thời gian khai thác 360 360 360 360 360
Tổng doanh thu 810 972 1080 1188 756
5. Đánh giá dự án:
5.1. Bảng tính lợi nhuận ròng của dự án:
Năm 1 2 3 4 5

Doanh thu 810 972 1080 1188 756
Chi phí hoạt động -681 -748 -792 -836 -659
Khấu hao -160 -160 -160 -60 -60
Lãi vay -20 -15 -8 0 0
EBT -51 50 120 292 37
Thuế TNDN -13 12 30 73 9
Lãi ròng -38 37 90 219 28
5.2. Bảng kế hoạch ngân lưu của dự án:
Năm 0 1 2 3 4 5 6
TNT 122 197 250 279 88
Vcđ -600 0 0 0 0 0 0
Chênh lệch Vốn lưu động -13 20 2 1 6 -2 -15
Vay và trả nợ 100 -27 -33 -40 0 0
Chi phí cơ hội của TSCĐ -9 -9 -9 -9 -9
NCFt(EPV) -513 105 158 203 276 77 -15
(1+r)-t 1 0.87 0.76 0.66 0.57 0.50 0.43
NCFt(1+r)-t -513 91 119 133 158 38 -7
∑NCFt(1+r)-t -513 -421 -302 -169 -11 27 21
Thời gian hoàn vốn =
4.3 Năm
NPV =
20.879
IRR =
16.6%
5.3. Bảng phân tích độ nhạy của dự án:
Xét độ nhạy của dự án theo 2 biến là công suất khai thác và giá
21 120% 110% 100% 90% 80% 70% 60%
18 653 482 311 140 -31 -202 -373
17 537 376 214 53 -108 -270 -431
16 421 269 118 -34 -186 -337 -489

15 305 163 21 -121 -263 -405 -547
14 189 56 -76 -208 -340 -473 -605
13 73 -50 -173 -295 -418 -540 -663
12 -43 -156 -269 -382 -495 -608 -721

×