Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

khái niệm lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với tổ chức lợi nhuận cũng như tổ chức phi lợi nhuận. bạn có đồng ý hay không đồng ý khái niệm này hãy cho ví dụ để giải thích cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.54 KB, 13 trang )

Câu hỏi 02:
Khái niệm Lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với tổ chức lợi nhuận cũng như
tổ chức phi lợi nhuận. Bạn có đồng ý hay không đồng ý khái niệm này? Hãy cho
ví dụ để giải thích cụ thể.
Để tìm hiểu vai trò của lợi thế cạnh tranh đối với các tổ chức lợi nhuận cũng
như tổ chức phi lợi nhuận, trước hết ta sẽ nghiên cứu khái niệm về lợi thế cạnh
tranh, tổ chức và lợi nhuận. Sau đó ta sẽ tìm hiểu ảnh hưởng cụ thể của lợi thế
cạnh tranh lên các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận.
I. Khái niệm
1. Lợi thế cạnh tranh
1.1 Cạnh tranh
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt
động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm
dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.”13
Cạnh tranh còn được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc
giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình
trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể.14
Theo Karl Marx thì cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch.15
Theo Paul Samuelson thì cạnh tranh là sự giành thị trường để tiêu thụ sản
phẩm giữa các nhà doanh nghiệp.16
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập
1, NXB Từ điển bách khoa
Các tác giả của Viện nghiên cứu kinh tế trung ương (2002), Các vấn đề pháp lý về và thể chế về chính sách
cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, NXB Giao thông vận tải
Karl Marx (1978), K. Marx – F. Engels toàn tập, NXB Sự thật
Paul Samuelson (2000), Kinh Tế học, NXB Giáo dục
Trang 14
Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu


quả của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, cạnh
tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu
quả của cơ chế thị trường.17
Với mong muốn các doanh nghiệp trong nước có thể kinh doanh, cạnh tranh
lành mạnh, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Cạnh tranh 2005 nhằm:
kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn đến
việc gây hạn chế cạnh tranh, bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh
nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập và duy trì
một môi trường kinh doanh bình đẳng. 18
Tại Hội thảo “Cạnh tranh và chiến lược công ty ngày nay” diễn ra ở Hà Nội
tháng 11/2010, Michael Porter đã khẳng định lại một lần nữa: “Cạnh tranh để trở
thành giỏi nhất. Cạnh tranh để trở thành độc nhất vô nhị.”19
1.2 Lợi thế
Ta có thể định nghĩa lợi thế là bất cứ tình trạng, hoàn cảnh, cơ hội hay
phương tiện nào đặc biệt thuận lợi để đạt được thành công hay bất cứ điều gì
được mong đợi. Lợi thế là những lợi ích, thành tựu, lợi nhuận, là điều tốt hơn, có
uy lực hơn những cái còn lại, hay là một vị trí ưu tiên nào đó.20
1.3 Lợi thế cạnh tranh
Từ hai định nghĩa vừa nêu trên, ta có thể rút ra được rằng lợi thế cạnh tranh là
những cơ hội, điều kiện thuận lợi về một hoặc nhiều khía cạnh trong một hoặc
nhiều lĩnh vực khác nhau của cá nhân hoặc pháp nhân mà họ có thể dựa vào lợi
thế đó để ganh đua, giành giật những điều kiện tốt hơn cá nhân hoặc pháp nhân
khác.
Lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị nhưng trong đó phải có một đến
hai giá trị vượt trội để giúp cho khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp
giữa các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.21 Lợi thế cạnh tranh được xem như là
những ưu thế vượt trội riêng có nhằm giúp cho các quốc gia và các công ty vượt
qua các đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu nhất định của mình.22 Từ những
lợi thế cạnh tranh mà các tổ chức có được, họ sẽ phát triển và xây dựng một
chiến lược cạnh tranh phù hợp trong từng môi trường cạnh tranh cụ thể.

Cục quản lý cạnh tranh, Tổng quan về cạnh tranh
Tham khảo trực tuyến tại: />Cục quản lý cạnh tranh, Tổng quan về cạnh tranh
Tham khảo trực tuyến tại: />Hợp Lợi (2010), Tìm lợi thế cạnh tranh độc đáo
Tham khảo trực tuyến tại: />12-01
Dictionary, advantage
Tham khảo trực tuyến tại: />Ths, Ngô Quý Nhâm - Trưởng nhóm tư vấn chiến lược, OCD, Chi ến lược kinh doanh là gì (kỳ cu ố i)
Tham khảo trực tuyến tại: tu- van- chien- luoc
TS. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay,
NXB Chính trị quốc gia, trang 37
Trang 15
2. Tổ chức lợi nhuận và phi lợi luận
2.1 Tổ chức
a. Sự ra đời của tổ chức
Các nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người cho thấy các tổ chức xuất hiện
đầu tiên ở vùng văn minh Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà (Trung Đông ngày nay)
và sau đó là ở Trung Quốc. Quá trình hình thành các tổ chức gắn liền với sự ra
đời của nhà nước đầu tiên trên thế giới. Mặc dù tổ chức xuất hiện rất sớm nhưng
chỉ đến xã hội hiện đại, tổ chức mới xuất hiện ở khắp nơi và trên mọi lĩnh vực.23
b. Khái niệm tổ chức
Tổ chức có thể được hiểu theo hai khía cạnh, đó là (i) một nhóm người làm
việc chung với nhau nhằm mục đích điều hành hay quản lý một công việc nào
đó hoặc (ii) một hành động có mục đích, có phối hợp, có kế hoạch.24
Theo cách hiểu đầu tiên thì một tổ chức có những đặc trưng sau: (i) mục đích
riêng biệt, (ii) sự phối hợp nỗ lực và (iii) quy định phân chia, phối hợp lao động
và quyền lực một cách chặt chẽ.25
Theo cách hiểu thứ hai thì tổ chức (organize) là quá trình đề ra sự liên hệ
chính thức giữa những con người và tài nguyên để đi đến mục tiêu. Theo George
P. Huber và Reuben R. McDaniel, chức năng tổ chức là sự phối hợp các nỗ lực
thông qua việc thiết lập một cơ cấu về cách thực hiện công việc trong tương
quan với quyền hạn. Nói một cách khác, chức năng tổ chức là tiến trình sắp xếp

các công việc tương đồng thành từng nhóm, để giao phó cho từng khâu nhân sự
có khả năng thi hành, đồng thời phân quyền cho từng khâu nhân sự tùy theo
công việc được giao phó. Qua cách định nghĩa trên, chúng ta thấy những cụm từ
quan trọng trong chức năng tổ chức là “sắp xếp công việc”, “khâu nhân sự”, và
“phân quyền”.26
Trong quản trị, tổ chức là một trong những chức năng chung liên quan đến
hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức theo quan hệ hàng ngang và
hàng dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó.27 Mục tiêu của chức
năng tổ chức là tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, bộ phận
phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn
thành mục tiêu chung của tổ chức. Công việc tổ chức thường được xem xét trên
ba mặt: tổ chức bộ máy, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự. Ba mặt đó liên
23
PGS, TS. Kim Văn Chính (Chủ biên) (2005), Đề cương bài giảng Xã hội học trong quản lý, NXB Lý luận
chính trị, trang 184
Trần Minh Hải, Xây dựng kế hoạch chiến lược
Tham khảo trực tuyến tại: www.tuonglaicentre.org
TS. Phan Thị Minh Châu (Chủ biên) (2010), Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 17
Quản trị mục vụ
Tham khảo trực tuyến tại: />Phan Thị Minh Châu (chủ biên), Giáo trình Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 132
Trang 16
quan chặt chẽ với nhau và thể hiện trên hai nhiệm vụ cơ bản là thiết kế bộ máy
hoạt động và thiết lập hệ thống quyền lực và phân quyền trong cơ cấu đó.28
2.2 Lợi nhuận (profit)
Lợi nhuận là chênh lệch giữa số thu được do thực hiện (bán) sản phẩm, dịch
vụ với chi phí để sản xuất hay làm ra những sản phẩm, dịch vụ đó. 29
Theo David Ricado thì lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công, giá trị
hàng hoá do người lao động tạo ra luôn lớn hơn số tiền công họ được trả, phần
chênh lệch đó chính là lợi nhuận.30

Theo Karl Marx thì lợi nhuận là số tiền nhà tư bản thu được nhiều hơn so với
chi phí tư bản bỏ ra.31
Theo Peter Drucker thì lợi nhuận và khả năng sinh lời là quan trọng, thậm chí
quan trọng đối với xã hội hơn đối với doanh nghiệp, lợi nhuận là thước đo hiệu
lực cho lý do, nguyên nhân của hành vi kinh doanh, quyết định kinh doanh.32
2.3 Tổ chức lợi nhuận
Sau khi phân tích tổ chức và lợi nhuận, ta có thể hiểu cơ bản tổ chức lợi
nhuận là tổ chức thực hiện hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau nhằm mục
đích sinh lợi và thu về một số tiền sau khi đã lấy doanh thu trừ đi chi phí.
Một định nghĩa khác, tổ chức lợi nhuận là tổ chức tồn tại với mục đích cơ bản
là tạo ra lợi nhuận, nghĩa là thu tiền về nhiều hơn chi ra. Người chủ có thể quyết
định giữ lại toàn bộ cho họ, hoặc có thể chi tiêu một phần nào đó hay toàn bộ lợi
nhuận cho bản thân doanh nghiệp của họ hoặc cũng có thể quyết định chia sẻ
một phần cho nhân viên thông qua các kế hoạch phụ cấp.
2.4 Tổ chức phi lợi nhuận
Các tổ chức phi lợi nhuận tồn tại nhằm cung cấp các chương trình và dịch vụ
cho lợi ích cộng đồng.33 Thông thường các chương trình và dịch vụ này không
được cung cấp bởi các thực thể tại địa phương hoặc quốc gia. Chúng có thể tạo
ra lợi nhuận, gọi chính xác hơn là thặng dư, nhưng các thặng dư như vậy phải
được tổ chức đó giữ lại để tích lũy cho các chương trình và dịch vụ trong tương
lai. Các thu nhập không thể đem ra làm lợi cho các cá nhân hoặc các nhà đầu
tư.34 Tuy vậy họ vẫn có thể dùng các khoản quỹ nhỏ để thuê cá nhân quản lý và
lãnh đạo. Trong quá khứ nhiều tổ chức phi lợi nhuận không chấp nhận điều này
và xem đó là kinh doanh và chạy theo đồng tiền, nhưng kể từ cuối những năm
Phan Thị Minh Châu (chủ biên), Giáo trình Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 132
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, NXB
Từ điển bách khoa
Chu Văn Cấp (Chủ biên) (1997), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB chính trị quốc gia
Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (2010), NXB Chính trị Quốc gia
Peter Drucker (2001), Nguyễn Dương Hiếu (dịch), Tinh hoa quản trị của Peter Drucker, Nhà xuất bản trẻ,

trang 34
Echo Việt Nam, Giới thiệu
Tham khảo trực tuyến tại: />Christopher Reeve Foundation, Starting a Non – Profit Organization
Tham khảo trực tuyến tại: />Trang 17
1980 đã phát triển một sự nhất trí rằng các tổ chức phi lợi nhận có thể đạt được
sứ mệnh của chúng hiệu quả hơn bằng cách sử dụng một số phương thức tương
tự được phát triển tại các xí nghiệp. Các phương thức đó bao gồm việc quản lý
nội bộ hiệu quả, bảo đảm tính có thể định khoản đối với kết quả, giám sát hiệu
quả các bộ phận hay dự án để đạt được việc sử dụng tốt nhất ngân quỹ và nhân
lực. Điều này đòi hỏi việc quản lý và do đó việc quản lý tốt là cần thiết để sứ
mệnh của tổ chức phi lợi nhuận có thể đạt được.35
Một số tổ chức phi lợi nhuận mang tính toàn cầu hiện nay như tổ chức Hòa
bình xanh (Greenpeace), Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức sinh
viên toàn cầu (AIESEC), …
II. Lợi thế cạnh tranh trong các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận
1. Trong tổ chức lợi nhuận
Mục đích của các tổ chức lợi nhuận hướng tới là thu về được nhiều lợi nhuận
cho mình. Điều này thúc đẩy họ phải tạo cho mình những lợi thế nhất định nhằ m
đạt được mục đích cạnh tranh.
Ví dụ: Công ty Pepsico xác định lợi thế cạnh tranh của mình bao gồm: (i) các
nhãn hàng lớn mạnh, (ii) khả năng đột phá và sáng tạo ra những sản phẩm khác
biệt và (iii) hệ thống bán hàng và phân phối vững mạnh.36
Một ví dụ khác là Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt, lợi thế cạnh tranh
được chỉ ra gồm: (i) ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, (ii) nguồn lực tài
chính dồi dào và (iii) công nghệ hiện đại.37
Lợi thế cạnh tranh thường do chính doanh nghiệp tạo lập nên, phổ biến nhất là
lợi thế về nhãn hiệu (thương hiệu), nhân sự hoặc tài chính. Một số tổ chức chưa
thể tạo lập được lợi thế kinh doanh phù hợp nên cần đến lợi thế từ những tổ chức
khác thông qua việc hợp tác liên doanh, mua bán hoặc sáp nhập.
Ví dụ: Công ty chứng khoán APEC (APS) tiến hành sáp nhập với một số công

ty chứng khoán khác nhằm tăng lợi thế cạnh tranh. Công ty chứng khoán APEC
cho rằng đối tác sáp nhập không cần phân biệt lớn hay nhỏ, mà quan trọng là có
lợi thế cạnh tranh, hậu sáp nhập có thể gia tăng năng lực cạnh tranh cho APS.38
Hầu hết bất cứ hoạt động chủ yếu nào mà tổ chức tham gia đều tác động đến
các đối thủ cạnh tranh của họ.
Ví dụ: Năm 2011, MobiFone khởi xướng cuộc đua về viễn thông khi tung ra
thị trường gói cước truy cập 3G không giới hạn dung lượng với giá chỉ 120.000
Peter Drucker (1989), What Business Can Learn from Nonprofits, Harvard Business Review, page 1 – 7
Pepsico Việt Nam, Giới thiệu chung
Tham khảo trực tuyến tại: />Viet Capital Security, Lợi thế cạnh tranh
Tham khảo trực tuyến tại: />vn
Hữu Đạo (2012), Phát “pháo hiệu” sáp nhập CTCK, Tạp chí Đầu tư chứng khoán số 77/2012
Tham khảo trực tuyến tại: />Trang 18
đồng / tháng kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi. Điều này đã tạo ra cuộc
chạy đua hạ giá 3G giữa ba hãng viễn thông là Viettel, VinaPhone và
MobiFone.39
Lợi thế cạnh tranh rất cần thiết cho các tổ chức lợi nhuận, nếu không có lợi
thế cạnh tranh, các tổ chức khó có thể đạt được những lợi nhuận hoặc mục đích
như mong muốn. Tuy vậy, các tổ chức lợi nhuận cần phải chú ý đến khách hàng,
vì khách hàng là người mua và tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần
làm tăng lợi nhuận chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Nếu ta tập trung tạo lập
những lợi thế tương tự những lợi thế mà đối thủ có được hoặc chạy đua lợi thế
với đối thủ cạnh tranh thì có thể sẽ không tạo ra được sự khác biệt trong chiến
lược cạnh tranh, và do đó, không thể thu hút được khách hàng.
Cuối cùng, doanh nghiệp phải cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với quy định
của pháp luật như không được cô lập đối thủ cạnh tranh và không được định giá
hủy diệt trên thị trường.40
2. Trong tổ chức phi lợi nhuận
Các tổ chức phi lợi nhuận cũng tạo lập lợi thế cạnh tranh cho riêng mình với
mục đích là để thu được nguồn tiền đầu tư ngày càng nhiều, giúp họ có kinh phí

thực hiện các chương trình và kế hoạch của mình nhằm giúp đỡ và phục vụ xã
hội trong tương lai. Tổ chức phi lợi nhuận cũng phải cạnh tranh với các tổ chức
lợi nhuận và phi lợi nhuận khác. Thậm chí ngày nay, chính tổ chức phi lợi nhuận
là “nhà tuyển dụng” lớn nhất Hoa Kỳ. Hơn 80 triệu người làm các công việc tình
nguyện, trung bình 5 giờ mỗi tuần cho một hay vài tổ chức phi lợi nhuận khác
nhau, con số này tương đương với 10 triệu lao động toàn thời gian. Nếu các
nhân viên tình nguyện chỉ được trả mức lương tối thiểu thì tổng số lương cũng
đã lên tới 150 tỷ USD tức 5% GNP của Hoa Kỳ.41
Tổ chức phi lợi nhuận và lợi nhuận đều có cùng mục đích là duy trì sự tồn tại
và phát triển hoạt động của tổ chức mình. Do vậy mà họ đều mong muốn thu hút
nhiều nguồn lực vào tổ chức. Tuy nhiên cách thức cạnh tranh giữa các tổ chức
lợi nhuận với phi lợi nhuận là hoàn toàn khác nhau. Tổ chức lợi nhuận hướng
đến lợi thế cạnh tranh về nhãn hiệu, quy mô sản xuất hoặc tiềm lực tài chính. Tổ
chức phi lợi nhuận chú trọng hơn vào việc phát triển con người và phục vụ cộng
đồng. Chính những nơi đó đã và đang đào tạo ra nhiều cá nhân ưu tú, tích cực
đóng góp cho xã hội mà mỗi khi nhắc đến họ thì tổ chức phi lợi nhuận cũng
được nhớ đến như là nơi ươm mầm những tài năng.
III. Giải quyết vấn đề
Hồng Anh (2011), Nhà mạng chạy đua hạ giá 3G, Báo VNExpress
Tham khảo trực tuyến tại: />Sunlaw, Hành vi định giá hủy diệt và ứng dụng trong pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
Tham khảo trực tuyến tại: />luat-canh-tranh-cua-viet-nam.aspx
Peter F. Drucker (2001), Nguyễn Dương Hiếu (dịch), Tinh hoa quản trị của Drucker, Nhà xuất bản trẻ, trang
58
Trang 19
Như phần trên đã phân tích, do tính chất của mình, tổ chức lợi nhuận luôn
phải cố gắng xác lập lợi thế cạnh tranh để giành chiến thắng trong cuộc đua về
thị phần, lợi nhuận. Tuy nhiên, khái niệm lợi thế cạnh tranh không chỉ quan
trọng đối với tổ chức lợi nhuận mà cũng rất cần thiết đối với tổ chức phi lợi
nhuận. Bằng những ví dụ cụ thể, ta sẽ chứng minh vấn đề trên.
Trong lĩnh vực giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận như các trường đại học, để

luôn dẫn đầu trong các bảng xếp hạng và trong nhận thức của xã hội thì họ cần
một đội ngũ giảng viên chất lượng cũng như xem xét tình trạng việc làm và mức
độ thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đây chính là lợi thế cạnh tranh
đặc biệt quan trọng của các tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực này.
Ví dụ: Phần lớn các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ như Đại học Harvard,
Đại học Yale, Đại học Standford đều là các tổ chức phi lợi nhuận. Tuy vậy, họ
vẫn không ngừng cạnh tranh nhau về trình độ giảng dạy, nghiên cứu cũng như
năng lực sinh viên để giữ được truyền thống và danh tiếng. 42
Bên cạnh đó, tổ chức phi lợi nhuận còn hoạt động trong một số lượng rộng
lớn các lĩnh vực khác, mà nổi bật là về vấn đề bảo vệ môi trường và chống biến
đổi khí hậu.
Ví dụ: Tổ chức WWF hoạt động vì mục đích làm giảm bớt sự tàn phá, hủy
hoại thiên nhiên do con người gây ra trên toàn cầu, xây dựng một môi trường,
trong đó, con người bảo vệ, chăm sóc và sống hòa đồng cùng thiên nhiên. Từ đó,
WWF đưa ra những mục tiêu sau: bảo tồn sự đa dạng sinh học của thế giới, đảm
bảo duy trì sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh, xúc tiến việc giảm
bớt ô nhiễm môi trường và tiêu thụ lãng phí. Trên thế giới hiện có khoảng 4000
nhân viên của trên 100 quốc gia đang hoạt động trong khoảng 300 khu vực địa
lý được bảo vệ. Năm 2006, hơn 5 triệu người trên thế giới đã ủng hộ tài chính,
với số tiền quyên góp được lên tới trên 374 triệu Euro, sử dụng cho các mục
đích bảo vệ thiên nhiên. Nhờ đó, trong năm này đã triển khai 2000 dự án bảo vệ
thiên nhiên và môi trường.43
Từ những ví dụ trên, có thể thấy rằng, lợi thế cạnh tranh cũng đặc biệt quan
trọng đối với tổ chức phi lợi nhuận vì nó không những đảm bảo cho sự tồn tại
của tổ chức còn mà giúp họ có thể đề ra và hoàn thành những dự án của mình.
IV. Kết luận
Tổ chức lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận đều đặt ra những mục tiêu phát
triển và tạo lập được những lợi thế cho mình nhằm cạnh tranh với các đối thủ
khác. Riêng đối với các tổ chức phi lợi nhuận, họ tạo lập lợi thế cạnh tranh để
Gafin, Harvard tiếp tục mất vị trí trường Đại học số 1 thế giới

Tham khảo trực tuyến tại: />so-1-the-gioi.htm
BVK (2008), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
Tham khảo trực tuyến tại:
/>Trang 20
phát triển và phục vụ cho cộng đồng và cũng là để cạnh tranh với các tổ chức
khác cùng lĩnh vực như trong lĩnh vực giáo dục.
Cả hai tổ chức đều mong muốn thu hút thật nhiều nguồn lợi về mình, với tổ
chức lợi nhuận, họ mong muốn đạt được thật nhiều lợi nhuận dựa trên lợi thế
cạnh tranh của họ, với tổ chức phi lợi nhuận, họ mong muốn có thật nhiều sự tài
trợ, ủng hộ tài chính từ các nguồn trên thế giới để họ dùng nguồn tài chính ấy
phục vụ lại cho xã hội.
Cách thức tạo lợi thế cạnh tranh của hai tổ chức cũng khác nhau, mỗi bên
định ra cho mình những lợi thế mà các tổ chức sẵn có và phát huy thêm từ
những cơ hội, lợi ích bên ngoài tác động đến tổ chức. Chẳng hạn, tổ chức phi lợi
nhuận có lợi thế cạnh tranh về uy tín, chất lượng đào tạo, số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực được đào tạo còn tổ chức lợi nhuận thì có lợi thế cạnh tranh về
nhãn hiệu, quy mô thị trường, tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo, …
Lợi thế cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu khi các nhà quản trị muốn
tạo ra chiến lược cụ thể để phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Một trong
những quá trình quản trị chiến lược chính là phân bổ và phân tích nguồn lực của
tổ chức,44 đó chính là những lợi thế mà tổ chức có thể dùng để cạnh tranh với
đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, xác định đúng đắn những điểm mạnh – lợi thế
mà tổ chức có được sẽ là bước quan trọng giúp tổ chức xác định đúng đắn chiến
lược cần thực hiện trong tổ chức dựa trên những điểm mạnh mà ta có được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH
1. Các tác giả của Viện nghiên cứu kinh tế trung ương (2002), Các vấn đề pháp
lý về và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh,
NXB Giao thông vận tải
2. Chu Văn Cấp (Chủ biên) (1997), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB chính

trị quốc gia
3. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (2010), NXB Chính trị Quốc gia
4. Gerry Johnson, Kevan Scholes, Richard Whittington (2006),Exploring
Corporate Strategy, 8th Edition
5. Harold Koontz, Cyril Odonel và Heinz Weihrich (1993), Những vấn đề cốt
yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật
6. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002),
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2,NXB Từ điển bách khoa
7. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995),
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 12, NXB Từ điển bách khoa
8. Karl Marx (1978), K. Marx – F. Engels toàn tập, NXB Sự thật
9. Michael E.S. Frankel (2005), Minh Khôi, Xuyến Chi (dịch), M&A căn bản,
NXB Tri thức
10.Michael E. Porter (1985), Competitive Advantage
11. Paul Samuelson (2000), Kinh Tế học, NXB Giáo dục
12. Peter Drucker (2001), Nguyễn Dương Hiếu (dịch), Tinh hoa quản trị của
Peter Drucker, Nhà xuất bản trẻ
13. Peter Drucker (1989), What Business Can Learn from Nonprofits, Harvard
Business Review
14. PGS, TS. Kim Văn Chính (Chủ biên) (2005), Đề cương bài giảng Xã hội học
trong quản lý, NXB Lý luận chính trị
15. Robert Heller (2007), Kim Phượng, Lê Ngọc Phương Anh (dịch), Cẩm nang
quản lý hiệu quả – Kỹ năng ra quyết định, NXB Tổng hợp TP.HCM
16. Robert Kreitner (2006), Management
17. TS. Phan Thị Minh Châu (2010), Quản trị học, NXB Phương Đông, trang
113
Trang 42
18. TS. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia
19. TS. Phan Thắng, TS. Nguyễn Thanh Hội (2010), Quản trị học, NXB Hồng

Đức, trang 271
TÀI NGUYÊN TRỰC TUYẾN
1. Bộ kế hoạch và đầu tư – Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Lập các
mục tiêu maketing SMART
Tham khảo trực tuyến tại: />2. BVK (2008), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, Báo điện tử Đảng Cộng Sản
Việt Nam
Tham khảo trực tuyến tại:
/>id=247709
3. Cẩm nang cho Doanh nhân trẻ, Hoạch định trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam
Tham khảo trực tuyến tại: chien- luoc-
trong-doanh-nghiep-nho- va- vua-o- viet-nam-p53a8117.html
4. Cục quản lý cạnh tranh, Tổng quan về cạnh tranh
Tham khảo trực tuyến tại:
/>5. Công ty huấn luyện kĩ năng Đồng Đội, Đặt mục tiêu
Tham khảo trực tuyến tại: />t-mc-tieu.html
6. Christopher Reeve Foundation, Starting a Non – Profit Organization
Tham khảo trực tuyến tại: />7. Chiến lược kinh doanh của Viettel
Tham khảo trực tuyến tại: />chien-luoc-kinh-doanh-cua-viettel.html
9. Chiến lược thương thiệu theo lý thuyết Micheal Porter – phần 1
Tham khảo trực tuyến tại: />hieu-theo-ly-thuyet-micheal-porter-phan-1_p1_1-1_2-1_3-811_4-1048_9-2_11-
10_12-1_13-26.html
10. Diffen, Goals vs Objective
Tham khảo trực tuyến tại: www.diffen.com/difference/Goal_vs_Objective
11. Dictionary, advantage
Tham khảo trực tuyến tại
Trang 43
/>12. Đình Hải (2010), Thành công của Vinamilk: giá trị của chiến lược đúng,
VTC News
Tham khảo tại link: />pham/thanh-cong-cua-vinamilk-gia-tri-cua-chien-luoc-dung.htm

13. Echo Việt Nam
Tham khảo trực tuyến tại:
/>14. Gafin, Harvard tiếp tục mất vị trí trường Đại học số 1 thế giới
Tham khảo trực tuyến tại: />tiep-tuc-mat-vi-tri-truong-dai-hoc-so-1-the-gioi.htm
15. Hải Đăng (2004), Vì sao bia Laser bị từ chối? Tuổi trẻ online
Tham khảo trực tuyến tại: />tu-choi.html
16. Hà Trần (2004), Cuộc chiến của Dell và HP trên thị trường máy in, MBA
Lectures
Tham khảo trực tuyến: />17. Hợp Lợi, Tìm lợi thế cạnh tranh độc đáo
Tham khảo trực tuyến tại: />loi-the-canh-tranh-doc-dao-2010-12-01
18. Hữu Đạo (2012), Phát “pháo hiệu” sáp nhập CTCK, Đầu tư chứng khoán số
77/2012
Tham khảo trực tuyến tại: />phao-hieu-sap-nhap-ctck
19. Hồng Anh (2011), Nhà mạng chạy đua hạ giá 3G, Báo VNExpress
Tham khảo trực tuyến tại: />mang-chay-dua-ha-gia-3g/
20. Hoàng Văn Trường, Khái niệm và phân loại các chức năng quản lý doanh
nghiệp
Tham khảo trực tuyến tại: />quan-ly-kinh-doanh.html
21. Jawahar, Overview of System Analysis & Design
Tham khảo trực tuyến tại: />04.pdf
22. Minh Vũ (2010), Sứ mệnh của doanh nghiệp, Báo doanh nhân Sài gòn
Online
Trang 44
Tham khảo trực tuyến tại: />tri/nhan-su/2011/12/1059993/su-menh-cua-doanh-nghiep/
23. Pepsico Việt Nam, Giới thiệu chung
Tham khảo trực tuyến tại:
/>24. Phòng phân tích Công ty cổ phần chứng khoán FPT, 2008, Báo cáo phân
tích cho mục đích bán đấu giá cổ phần lần đầu ra ngoài
Tham khảo trực tuyến tại:
/>25. Phòng phân tích công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), (2010), Báo cáo

chuyên sâu về Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC)
Tham khảo trực tuyến tại: www.ors.com.vn/Download.aspx?Id=2151
26. Quản trị mục vụ
Tham khảo trực tuyến tại:
/>27. Sun law, Hành vi định giá hủy diệt và ứng dụng trong pháp luật cạnh tranh
của Việt Nam
Tham khảo trực tuyến tại: />diet-va-ung-dung-trong-phap-luat-canh-tranh-cua-viet-nam.aspx
28. Strategy, Ansoff - Ma trận mở rộng thị trường
Tham khảo trực tuyến tại: Ma-tran-mo-
rong-thi-truong
29. Tạp chí nhà quản lý, Quản trị chiến lược
Tham khảo trực tuyến tại:
/>B4/View/590/13342/?print=257283534
30. Ths, Ngô Quý Nhâm - Trưởng nhóm tư vấn chiến lược, OCD, Chi ến lượ c
kinh doanh là gì (kỳ cu ố i)
Tham khảo trực tuyến tại: />tu- van- chien- luoc
31. Trần Minh Hải, Xây dựng kế hoạch chiến lược
Tham khảo trực tuyến tại: www.tuonglaicentre.org
32. Trần Quốc Tuấn, Qúa trình hoạch định chiến lược
Tham khảo trực tuyến tại: viet/kinh- te/qua- trinh-
hoach-dinh- chien- luoc.html
33. Viet Capital Security, Lợi thế cạnh tranh
Trang 45
Tham khảo trực tuyến tại:
/>g=vi-vn
34. Viettel Distribution, Tầm nhìn và sứ mệnh (2010)
Tham khảo trực tuyến tại: ttel-
distribution.vn/show.aspx?cat=012002&nid=226
Wellspring, Mục tiêu giáo dục
35. Tham khảo trực tuyến tại: />so/257-gioi-thieu.html

Trang 46

×