Jan. 11
MỤC LỤC
A.Đặt vấn đề: ………………………………………………………. 3
B.Lý thuyết áp dụng: ………………………………………………. 4
I.Quyết định quản trị: ……………………………………………… 4
1. Khái niệm quyết định quản trị ………………………………
4
2.Đặc điểm của quyết định quản trị ……………………………… 4
3. Phân loại quyết định quản trị ………………………………….
4. Vai trò và ý nghĩa của quyết định quản trị…………………….
5. Chức năng của quyết định quản trị…………………………….
5
6
7
6. Yêu cầu cơ bản của quyết định quản trị ………………………… 8
II. Qúa trình ra quyết định………………………………………
10
1. Môi trường ra quyết định……………………………………… 10
2. Cơ sở khoa học của việc ra quyết định………………………… 12
3. Các nguyên tắc ra quyết định…………………………………… 14
4. Yếu tố nâng cao hiệu quả ra quyết định………………………
5. Yếu tố cản trở ra quyết định……………………………………
C. Giải quyết vấn đề: ………………………………………………
15
17
19
Vấn đề 2: Khi các nhà quản trị thường xuyên sử dụng máy tính và
các phần mềm chuyên ngành hỗ trợ, thì họ có khuynh hướng ra các
quyết định duy lý nhiều hơn…………………………………………34
2
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp,nhà quản trị luôn
phải đối mặt, phải xử lí các tình huống và phải ra các quyết định khác nhau. Ra
quyết định là công việc quan trọng nhất của nhà quản trị vì tính chính xác của
các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của tổ
chức.Có thể nói chất lượng của các quyết định quản trị chính lá thước đo tính
hiệu quả của các nhà quản trị đồi với tổ chức.Thật vậy, thực tế đã chứng minh
ông Lee Iacoca – CEO hãng xe hơi Chryler đã phát biểu rằng : “Nếu tôi phải
tóm tắt trong một từ về những phẩm chất tạo nên một nhà quản trị tốt, tôi sẽ
nói rằng tất cả nằm trong từ “sự quyết đoán”.
Chính vì vậy, vì sự sống còn của tổ chức, nhà quản trị phải phát triển
những kĩ năng ra quyết định và phải làm sao để quyết định mang lại hiệu quả
cao nhất? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về quyết
định quản trị là gì?Khái niệm, bản chất của các quyết định quản trị; quy trình ra
quyết định quản trị cũng như nắm được những yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả
của quyết định quản trị.
3
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
B.LÍ THUYẾT ÁP DỤNG:
I.QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ:
1.Khái niệm quyết định quản trị:
Quyết định quản trị là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm
giải quyết một vấn đề đã chín muồi (cần thiết phải giải quyết) trên cơ sở hiểu
biết các quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi
trường.
Một quyết định quản trị nhằm trả lời các câu hỏi: Tại sao phải làm? Cần
làm gì? Khi nào làm? Làm trong bao lâu? Ai làm? Và làm như thế nào?
Ra quyết định là sự lựa chọn một giải pháp tốt nhất (hợp lý nhất) cho
vấn đề đã xác định. Nhà quản trị luôn luôn ra quyết định, và ra quyết định là
một trong những kỹ năng chủ yếu của nhà quản trị. Bạn luôn luôn được mời ra
quyết định và thực hiện quyết định. Chất lượng và kết quả của quyết định của
bạn có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức
của bạn. Điều chủ yếu là bạn phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của
bạn nếu bạn muốn trở thành một thà quản trị thực sự có hiệu quả.
2. Đặc điểm của quyết định quản trị:
Quyết định quản trị là sản phẩm tư duy của con người, là kết quả của quá
trình thu nh ận thông tin, tìm ki ếm, phân tích và l ựa ch ọn.Trên c ơ s ở
khái niệm, quyết định quản trị có những đặc điểm sau :
· Chỉ có chủ thể quản trị mới đề ra quyết định.
· Quyết định quản trị là sản phẩm riêng của các nhà quản trị và các tập thể
quản trị
· Quyết định quản trị chỉ đề ra khi vấn đề đã chín muồi
· Quyết định quản trị có liên quan chặt chẽ đến thông tinvà xử lý
thông tin
· Quyết định quản trị luôn chứa đựng những yếu tố khoahọc và sáng
tạo
· Quyết định quản trị luôn gắn liền với những vấn đề c ủatổ chức.
Trong quá trình hoạt động của tổ chức luôn xuất hiện những vấn đề mà tổ chức
cần khắc phục hoặc định hướng, giải quyết và tiến trình đó đượcthực hiện bởi
một số các quyết định quản trị.
4
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
3.Phân loại quyết định quản trị:
Theo tính chất của vấn đề ra quyết định:
· Quyết định chiến lược: quyết định có tầm quan trọng, xác định
phương hướng và đường lối hoạt động của tổ chức.
· Quyết định chiến thuật: là những quyết định được thực hiện
nhằm giải quyết những vấn đề bao quát một lĩnh vực hoạt
động, có thể là điều chỉnh, bổ sung, hoặc sửa sai các hoạt
động nhằm đạt được mục tiêu một cách tốt nhất.
· Quyết định tác nghiệp: là quyết định giải quyết vấn đề mang
tính chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ phận. Mang tính tức
thì, ngắn hạn
Theo chức năng quản trị:
· Quyết định về hoạch định: liên qua đến việc phân tích xây
dựng và lựa chọn phương án hay kế hoạch hoạt động.
· Quyết định về tổ chức: liên quan đến việc xây dựng cơ cấu tổ
chức hay vấn đề nhân sự.
· Quyết định về điều hành: liên quan đến những mệnh lệnh,
khen thưởng, động viên hay những cách thức giải quyết vấn
đề.
· Quyết định về kiểm tra : liên quan đến việc đánh giá kết quả,
tìm nguyên nhân hay biện pháp điều chỉnh hoạt động.
Theo tần số ra quyết định
· Quyết định có sẵn (programmed)
− Đặc điểm: là những quyết định lập đi lập lại , thường
xuyên theo một thủ tục, và không được coi là mới.
− Các nhà quản trị có khuynh hướng thiết lập qui trình,
thủ tục cố định để xử lý công việc hằng ngày theo thói
quen hoặc cách điều hành căn bản. Qui định ra quyết
định: “nếu thì”
· Quyết định không có sẵn (Non-programmed)
− Là những quyết định cần phải đưa ra trong những tình
huống phức tạp, quan trọng và không có sẵn, thường là
mới và chưa hề trải qua.
5
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
–
Các nhà quản trị cần phải sáng tạo dựa trên phán đoán,
trực giác, kinh nghiệm để lựa chọn và thực hiện phương
án tốt nhất.
Theo hoàn cảnh, tình thế:
· Quyết định theo chuẩn: bao gồm những quyết định hàng ngày
theo lệ thường và có tính chất lặp đi lặp lại. Giải pháp cho
những quyết định loại này thường là những thủ tục, luật lệ và
chính sách đã được quy định sẵn
· Quyết định cấp thời: là những quyết định đòi hỏi tác động
nhanh và chính xác và cần phải được thực hiện gần như tức
thời.Đây là loại quyết định thường nảy sinh bất ngờ không
được báo trước và đòi hỏi bạn phải chú ý tức thời và trọn vẹn.
· Quyết định có chiều sâu: cần suy nghĩ, ra kế hoạch. Đây là
loại quyết định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng
hoạt động hoặc thực hiện các thay đổi. Chúng cũng là những
quyết định gây ra nhiều tranh luận, bất đồng và xung đột.
Theo thời gian thực hiện:
· Quyết định dài hạn: là những quyết định được thực hiện trong
khoảng thời gian dài, thường dài hơn một vòng hoạch định.
· Quyết định trung hạn: là những quyết định thực hiện trong thời
gian khá dài nhưng dưới 1 vòng hoạch định.
· Quyết định ngắn hạn: là những quyết định giải quyết tức thì,
nhanh chóng. Thường là những quyết định mang tính chất
nghiệp vụ thuần túy.
Theo phạm vi thực hiện:
· Quyết định toàn cục: là những quyết định có tầm ảnh hưởng
đến tất cả các bộ phận trong tổ chức.
· Quyết định bộ phận: là những quyết định chỉ ảnh hưởng đến 1
hay 1 vài bộ phận trong tổ chức.
4.Vai trò và ý nghĩa của quyết định quản trị:
· Nhà quản trị luôn luôn ra quyết định, và ra quyết định là một trong
những kỹ năng chủ yếu của nhà quản trị.
· Chất lượng và kết quả của quyết định của nhà quản trị có khả năng ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức của mình.
6
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
· Điều chủ yếu là nhà quản trị phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định
của mình nếu muốn trở thành một nhà quản trị thực sự có hiệu quả.
· Không thể thay thế các quyết định quản trị bằng tiền bac,vốn liếng, sự tự
điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự động hóa bằng máy móc tinh xảo nào.
· Mỗi quyết định quản trị là 1 khâu trong toàn bộ hệ thống các quyết định
trong tổ chức có sự tương tác lẫn nhau rất phức tạp. Và việc không thận trọng
trong việc ra quyết định có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
5.Chức năng của quyết định quản trị:
· Định hướng:
Khi quyết định xác định phương hướng và tính chất hoạt động cho đối
tượng. Bạn thử đặt câu hỏi: “Ta sẽ thu được cái gì sau khi thực hiện quyết định
này? Để đạt được cái gì đó, ta phải làm những công việc gì? Làm việc đó như
thế nào? Khi nào làm? Khi nào kết thúc? Nếu một quyết định quản trị có khả
năng thỏa mãn các câu hỏi trên, người ta gọi đó là quyết định có chức năng
định hướng hoạt động cho đối tượng. Ngược lại, nó sẽ không làm được chức
năng định hướng.
· Bảo đảm :
Khi quyết định chỉ ra và đảm bảo những điều kiện và tính khả thi cần thiết
để đối tượng vận hành theo những phương hướng đã vạch ra, bảo đảm tính
khả thi của quyết định. Giả định bạn là một người lãnh đạo, bạn thử nghĩ xem
sẽ sử dụng cái gì, bằng cách nào để tác động đến đối tượng quản trị mà không
cần sử dụng các quyết định quản trị? Điều đó là không thể, và do đó quyết định
quản trị có chức năng đảm bảo các công việc được tiến hành trong tương lai.
· Phối hợp :
Khi quyết định phải xác định những mối quan hệ, vai trò, vị trí của các bộ
phận tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề. Mỗi quyết định quản trị thường
có liên quan đến nhiệm vụ, trách nhiệm của nhiều cá nhân hay bộ phận trong tổ
chức. Trong quá trình thực hiện quyết định, bạn có cho rằng những hiện tượng
sau đây có thể xảy ra không?
Có sự chồng chéo nhiệm vụ, trách nhiệm giữa cá nhân này với cá
nhân khác, bộ phận này với bộ phận khác?
7
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
Có nhiệm vụ nào đó bị bỏ sót, không có người làm? Hoặc các
nhiệm vụ đó có mâu thuẫn với nhau không?
Nếu một trong những điều đó xảy ra, có nghĩa là quyết định quản trị không
làm được chức năng phối hợp. Ngược lại, quyết định này làm được chức năng
phối hợp.
· Cưỡng bức / động viên :
Một quyết định khi ban hành luôn phải có tính mệnh lệnh bắt buộc các đối
tượng phải thi hành đồng thời nó cũng phải bảo đảm có tính động viên và
khuyến khích mọi người tham gia thực hiện quyết định. Một người nào đó
không thực hiện quyết định của cấp trên thì điều gì sẽ xảy ra đối với họ? Chắc
chắn họ sẽ nhận một mức hình phạt nhất định tuỳ theo trường hợp cụ thể, hoặc
ít nhất họ cũng sẽ bị những lời chê trách từ người lãnh đạo. Điều đó chính là
chức năng cưỡng bức của quyết định quản trị. Thật vậy, quyết định quản trị là
một mệnh lệnh, bắt buộc phải thi hành.
Ngược lại, nếu họ hoàn thành xuất sắc quyết định của cấp trên thì họ sẽ
nhận được những phần thưởng nhất định tuỳ theo trường hợp cụ thể, hoặc ít
nhất họ cũng nhận được những lời khen ngợi từ người lãnh đạo. Đó là chức
năng động viên của quyết định quản trị . Với ý nghĩa động viên, các quyết định
quản trị còn là một thách thức năng lực cấp dưới, khi họ hoàn thành được
nhiệm vụ mang tính thách thức, họ cảm thấy tự hào về sự cống hiến của mình,
là nguồn động viên to lớn đối với họ.
6. Yêu cầu cơ bản của quyết định quản trị :
Một quyết định quản trị khi ban hành muốn có hiệu quả, có tính khả thi và
phù hợp với môi trường, với đối tượng mà quyết định hướng tới thì phải đảm
bảo được các yêu cầu sau đây:
· Tính hợp pháp : Đòi hỏi các quyết định quản trị đều phải tuân thủ pháp
luật tuyệt đối. Nếu có sự vi phạm quyết định này sẽ không có hiệu lực và thậm
chí là ảnh hưởng xấu đến tổ chức
· Tính khoa học: Đây là một trong những yêu cầu cơ bản và quan trọng
nhất trong quá trình đề ra quyết định quản trị. Cơ sở khoa học của các quyết
định quản trị thể hiện:
8
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
Phù hợp với các yêu cầu quy luật, xu thế khách quan của thời đại.
Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người ra quyết định .
Quyết định dựa trên cơ sở vận dụng các phương pháp khoa học.
Quyết định phù hợp với mục tiêu, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của
tổ chức. Là cơ sở đảm bảo quyết định mang tính khả thi.
· Tính thẩm quyền: Các quyết định quản trị khi ban hành phải đúng thẩm
quyền cùa các nhà quản trị.Trong thực tế có nhiều quyết định quản trị được ban
hành không đúng thẩm quyền, chủ yếu là vượt thẩm quyền hoặc trái với chức
năng. Để có những quyết định không trái với pháp luật, có hiệu lực thi hành
cần phải được ban hành:
Trong phạm vi quyền hạn của tổ chức hoặc cá nhân do các cơ
quan quản lý nhà nước quy định.
Nội dung của quyết định không trái với nội dung các văn bản pháp
luật.
Đúng thủ tục và thể thức của một văn bản hành chính.
· Tính hệ thống (nhất quán): Các quyết định quản trị phải đảm bảo tính
thống nhất giữa các bộ phận, các mục tiêu chung và riêng của đối
tượng. Tránh những mâu thuẫn và triệt tiêu lẫn nhau trong quá trình
thực hiện quyết định.
· Tính tối ưu: Quyết định quản trị thực chất là một phương án hành động
được lựa chọn nhằm giải quyết một vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt
động của tổ chức. Một quyết định được xây dựng dựa trên một phương
án tối ưu theo lý thuyết là quyết định có hiệu quả cao nhất. Xét ở góc
nhìn tổng quát, hiệu quả của một quyết định quản trị thể hiện:
Độ thoả mãn các mục tiêu của tổ chứccao nhất.
Phù hợp với những ràng buộc của quyết định.
Đạt được sự đồng thuận ở mức nhiều nhất của các thành viên
trong tổ chức.
· Tính cụ thể: Cụ thể về công việc, thời gian, địa chỉ, và người thực
hiện… Cụ thể là một yêu cầu không thể thiếu được của tất cả các quyết
định quản trị. Vì không ai có thể thực hiện được một quyết định mà
trong đó không chỉ rõ thời gian thực hiện, đối tượng áp dụng và phạm vi
điều chỉnh… Tuy nhiên, mức độ quy định cụ thể sẽ không giống nhau
trong từng loại quyết định khác nhau. Chẳng hạn, những quyết định
9
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
chiến lược mức độ cụ thể sẽ thấp hơn so với các quyết định tác nghiệp.
Thông thường, những quyết định như vậy người ta phải thông qua hệ
thống các văn bản hướng dẫn, nhằm cụ thể hoá hành động cho quá trình
tổ chức thực hiện quyết định.
· Tính thời gian: Quyết định quản trị phải kịp thời, đúng lúc có thời gian
và hạn mức thực hiện, bảo đảm khai thác kịp thời những cơ hội nảy sinh
trong quản trị. Tính kịp thời là một yêu cầu nghiêm ngặt của các quyết
định quản trị. Bởi vì, sự không kịp thời của nó không những không tạo
ra hiệu quả mà đôi khi gây ra hậu quả to lớn cho tổ chức. Sau đây là
một số ví dụ, chúng ta hình dung xem điều gì sẽ xảy ra cho các doanh
nghiệp này?
Một ngân hàng đang bắt đầu thực hiện quyết định trước đó, nâng
lãi suất tiền gửi trong khi Ngân hàng này đã thừa vốn.
Một công ty đang bắt đầu thực hiện quyết định trước đó, tung ra
thị trường một sản phẩm mới trong khi thị hiếu khách hàng đã
thay đổi.
Một khách sạn đang thực hiện một quyết định trước đó, giảm giá
tiền cho thuê phòng trong khi khách du lịch bắt đầu tăng…
II.QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
1.Môi trường ra quyết định:
Trong điều kiện lý tưởng, các nhà quản trị sẽ dễ dàng ra các quyết định khi
biết mọi thông tin và có đủ điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề.Tuy nhiên,
trong thực tế đại đa số các nhà quản trị luôn phải đối mặt với các tình huống
khó khăn, những rủi ro, không chắc chắn.Từ đó việc ra quyết định còn phụ
thuộc rất lớn vào môi trường làm quyết định.
Môi tr ường ra quyết đ ịnh là những lực l ượng và yếu tố bên ngoài
h ệ th ống ra quy ết đ ịnh nh ưng l ại có ảnh h ư ởng sâu s ắc t ới vi ệc ra
quy ết đ ịnh. Nhận thức đúng đắn ảnh hưởng của môi trường để cải tạo, thích
nghi và để t ạ o ra n h ữ n g đ i ề u k i ệ n t h u ậ n l ợ i c h o v i ệ c đ ưa ra đ ư ợ c
n h ữ n g q u y ế t đ ị n h đúng đắn và khoa học là một việc cần quan tâm. Các
yếu tố cấu thành môi trường ra quyết định:
· Môi tr ường bên ngoài doanh nghiệp: xã hội, kinh tế, pháp luật,
tự nhiên, gia đình
10
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
· M ô i t r ư ờ n g b ê n t ro n g d o a n h n g h i ệ p : v ă n hó a c ô n g t y, c ơ
c ấ u t ổ chức,vật chất,quan hệ
Đ ể tạo ra bầu không khí ra quyết đ ịnh được thuận lợi và thoải mái,
người ta phải biết cách phân tích ảnh hưởng của môi trường tới quá trình ra
quy ết đ ịnh. N ội dung c ủa nh ững cu ộc phân tích này là nh ằm vào vi ệc
phân tích cơ chế, qui luật ảnh hưởng của từng yếu tố môi trường đến các mặt
của ho ạt đ ộng ra quy ết đ ịnh. Trên c ơ s ở nh ững phân tích môi tr ư ờng ra
quy ết đ ịnh ng ư ời ta s ẽ tìm ra các gi ải pháp thích h ợp đ ể c ải t ạo, bi ến
đổi, thích nghi và tồn tại chung với chúng một cách có lợi nhất.
Ta có thể nhận thấy thông thường có 3 dạng môi trường mà nhà quản trị
đối mặt:
1. Môi trường chắc chắn: Khi các nhà quản trị biết rõ các phương án
cũng như điều kiện và hậu quả của hành động. Trong trường hợp này
nhà quản trị thường sử dụng cách thức so sánh để chon ra 1 giải pháp
có lợi nhất trong trường hợp xác định.
11
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
2. Môi trường không chắc chắn: Phần lớn các quyết định trong điều kiện
hiện nay là tình trạng không chắc chắn, vừa không biết hết các tình
huống và cũng không lường được hết các hậu quả. Những quyết định
này đòi hỏi sự tháo vát, chấp nhận rủi ro. Dưới môi trường này, nhà
quản trị không có đủ thông tin và phải dựa trên sự suy đoán, kinh
nghiệm của mình. Nếu suy đoán sai hay không thích hợp chắc chắn sẽ
dẫn đến thất bại.
3. Môi trường rủi ro cao: Khi vấn đề cần giải quyết hay mục tiêu không
rõ r àng, các đường lối hành động không nhận ra thiếu thông tin để dự
đoán hậu quả. Những liên hệ mong manh và thay đổi thường xuyên.
Đây là trườnghợp khó khăn nhất trong khi làm quyết định của các nhà
quản trị. Trong trường hợp này nhà quản trị phải chấp nhận mạo hiểm.
2. Cơ sở khoa học của việc ra quyết định
Bên cạnh môi trường ra quyết định, nhà quản trị cần phải căn cứ vào cơ sở
khoa học của việc ra quyết định để ra được quyết định chính xác nhất. Xét từ
phương diện tổng thể cơ sở của việc đề ra quyết định là những căn cứ sau:
· Nhu c ầu:
Quy ết đ ịnh v ề qu ản tr ị ch ỉ th ực s ự c ần thi ết khi các ho ạt động về
quản trị có nhu cầu. Nhu cầu ra quyết định thường để giải quyết vấn đề nào đó.
Vì vậy, phải thường xuyên nắm vững các nhu cầu và hiểu các nhu cầu quản trị.
· Hoàn cảnh thực tế:
Là những lực lượng tồn tại bên trong và bên ngoài tổ chức có ảnh hưởng
tr ực ti ếp ho ặc gián ti ếp t ới vi ệc ra quy ết đ ịnh, th ực hiện quyết định và kết
quả các quyết định này mang lại.
Hoàn cảnh bên trong bao gồm: con người, cơ sở vật chất, tổ chức,
văn hóa công ty
Hoàn cảnh bên ngoài: đất nước, xã hội, con người, chính trị, kinh
tế, pháp luật, văn hóa, đối thủ cạnh tranh, tiến bộ khoa học kỹ thuật
· Khả năng của đơn vị:
Các nguồn tiềm năng (con người, tài chính, vốn, công nghệ, quan hệ) và
khả năng sử dụng các nguồn tiềm năng đó chính là khả năng và sức mạnh của
việc ra quyết định ở một doanh nghiệp.Ra quyết định phải phù hợp với khả
năng của tổ ch ức, b ởi chúng ta ph ải th ực hi ện và ki ểm tra quá trình th ực
hiện như thế nào để đánh giá kết quả các quyết định đó.
12
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
· Mục tiêu và chiến lược kinh doanh:
Trong kinh doanh, việc xác định mục tiêu trong các thời kỳ bản thân nó
vốn là những quyết định quan trọng.Khi mục tiêu đã được quyết định thì nó là
cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực quản trị nói
riêng. Chiến lược kinh doanh là phương thức cụ thể hoá cách thực hiện mục
tiêu kinh doanh. Vì vậy, Trong kinh doanh, việc xác định mục tiêu trong các
thời kỳ bản thân nó vốn là những quyết định quan trọng.Khi mục tiêu đã được
quyết định thì nó là cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh nói chung và trong
lĩnh vực quản trị nói riêng. Chiến lược kinh doanh là phương thức cụ thể hoá
cách thực hiện mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, nó cũng là cơ sở của việc ra quyết
định.cũng là cơ sở của việc ra quyết định.
· Thời cơ và rủi ro:
Các tổ chức thành công là các tổ chức nắm bắt được các cơ hội và né tránh
được các rủi ro trong kinh doanh. Bởi các tình huống trong kinh doanh thường
không chắc chắn. Mức độ thành công hay thất bại cũng như khả năng rủi ro
nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào điều mà người ta gọi là mạo hiểm trong
kinh doanh. Biết mạo hiểm và phòng tránh các rủi ro là yêu cầu tất yếu trong
việc ra quyết định quản trị.
· Tính quy luật và nghệ thuật sáng tạo:
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác thì mọi quyết định thường chỉ rơi
vào ba khả năng sau:
1. Phù hợp với qui luật vận động khách quan.
2. Đi ngược lại sự vận động của các qui luật.
3. Không phù hợp cũng chẳng đi ngược lại sự vận động của qui luật.
Riêng trường hợp thứ ba không sớm thì muộn sự việc lại diễn ra như một
trong hai trường hợp đầu. Hơn nữa chúng ta biết rằng, đi ngược lại sự vận động
của các qui luật khách quan thì thất bại là điều chắc chắn và thành công chỉ đến
với các quyết định phù hợp với đòi hỏi của các qui luật khách quan.Việc nhận
thức đúng đắn các quy luật khách quan và dụng chúng một cách khoa
học là cơ sở quyết định sự thành bại của việc ra quyết định.Nếu đi
ngược lại với s ự vận động c ủa các quy luật khách quan tất yếu bị thất
bại. Tuy nhiên, việc vận dụng các quy luật không có nghĩa là không cần
đến s ự sáng tạo c ủa người ra quyết định.Bản thân các hoạt động trong
quá trình quản trị bị chi phối c ủa nhiều quy luật. Nghệ thuật sáng tạo
cho phép nhà quản trị vận dụng khéo léo s ự vận động của từng quy luật và
tổng hợp chúng trong một thể thống nhất, có định hướng, có lợi nhất cho công
việc của mình.Đó là tài nghệ của từng người. Năng lực sáng tạo phụ thuộc vào
13
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
sự hiểu biết. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng sáng tạo như nhau. Có
người rất giỏi thực hiện, có người có óc nhìn xa trông rộng, có người năng
động sáng tạo. Nói một cách khác, muốn có được những quyết định đúng đắn
và khoa học thì các nhà quản trị không những cần phải giỏi về việc nhận thức
và sử dụng các quy luật khách quan mà còn cần phải có nghệ thuật và sáng tạo
trong việc áp dụng chúng vào các trường hợp cụ thể.
3. Các nguyên tắc ra quyết định:
a. Nguyên tắc hệ thống
· Luôn xem tổ chức là một hệ thống kinh tế xã hội: khi quyết định quản trị
phải đồng thời tính đến 3 yếu tố là môi trường bên ngoài, điều kiện bên
trong và mục tiêu của tổ chức.
· Phải có sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận cấu thành liên quan.
b. Nguyên tắc khả thi
14
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
Xem xét nhu cầu, khả năng, cơ hội thành công, rủi ro, bất lợi và thất bại,
cân nhắc toàn diện, đảm bảo chắc chắn hợp lý về hiệu quả của phương án.
c. Nguyên tắc khoa học
· Được lựa chọn từ nhiều phương án
· Theo trình tự, phương pháp và phán đoán trên cơ sở khoa học
· Phương án quyết định được đa số ủng hộ
d. Nguyên tắc dân chủ
Cần có phản biện với sự tham gia của tập thể, cả trong và ngoài tổ chức,
xem xét nghiêm túc các ý tưởng ủng hộ hay trái ngược.
e. Nguyên tắc kết hợp
· Kết hợp giữa khoa học và kinh nghiệm
· Định tính và định lượng
· Lợi ích toàn cục và cục bộ , dài hạn và ngắn hạn
· Lợi ích Kinh tế và xã hội
· Hiện thực và sáng tạo
· Lãnh đạo và tập thể
Áp d ụng các nguyên t ắc vào t ừng tr ư ờng h ợp ra quy ết đ ịnh c ụ th ể
đòi h ỏi các nhà quản trị phải vận dụng, phải sáng tạo, không được cứng nhắc,
phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở mỗi đơn vị.
4.Yếu tố nâng cao hiệu quả ra quyết định:
Việc ra 1 quyết định hiệu quả còn phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân của
các nhà quản trị. Vì vậy nếu muốn nâng cao hiệu quả của các quyết định quản
trị, các nhà quản trị cần có những phẩm chất sau:
Kinh nghiệm:
Kinh nghiệm giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định. Khi đối phó với
một vấn đề người quản lý rút từ kho kinh nghiệm của mình một giải pháp đã
thành công trong quá khứ. Trong những trường hợp đòi hỏi những quyết định
theo chương trình thì kinh nghiệm càng tỏ ra có lợi thế hơn.
15
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
Người quản lý có kinh nghiệm chẳng những giải quyết công việc 1 cách dễ
dàng, nhanh chóng mà còn có hiệu quả nữa. Đối với những trường hợp đòi hỏi
1 sự đáp ứng không theo chương trình, thì kinh nghiệm có thể có lợi mà
cũng bất lợi. Bất lợi chính là ở chỗ những bài học kinh nghiệm hoàn toàn
không thích hợp với vấn đề mới. Nó dễ dẫn nhà quản trị đến lối mòn của thói
quen và tính bảo thủ. Tuy nhiên, kinh nghiệm có thể là 1 lợi thế trong việc phân
biệt những vấn đề có cấu trúc tốt và những vấn đề có cấu trúc xấu.
Kinh nghiệm làm tăng khả năng của một người quản trị là hợp lý theo
lương tri. Quan niệm trọng thâm niên trong tổ chức, theo đó những cá nhân nào
đã phục vụ lâu nhất thì được lãnh mức lương cao nhất là dựa trên giá trị của
kinh nghiệm. Sự lựa chọn nhân viên cũng thường đặt nặng yếu tố kinh nghiệm
cá nhân. Những thành công và thất bại đã qua làm căn cứ cho những hành
động tương lai. Người làm việc mười năm phải có kinh nghiệm hơn người 5
năm với điều kiện liên tục học hỏi trong suốt 10 năm đó và với điều kiện không
phải là học đi học lại một kinh nghiệm tới 10 lần.
Khả năng xét đoán:
Xét đoán là khả năng đánh giá tin tức một cách khôn ngoan. Nó gồm có
lương tri, sự chín chắn, lý luận và kinh nghiệm. Thông thường, sự xét đoán
tăng lên cùng với tuổi tác và kinh nghiệm.Tuy nhiên có những người thu được
kinh nghiệm mà khả năng xét đoán không được cải thiện, do vậy không thể
đánh đồng xét đoán với kinh nghiệm được.
Khả năng xét đoán cần thiết trong các bước của quá trình ra quyết định, nó
cung cấp cho nhà quản trị một cái nhìn hệ thống và bao quát vấn đề.
Óc sáng tạo:
Óc sáng tạo là khả năng liên kết hay kết hợp những ý tưởng để đạt được
một kết quảvừa mới lạ vừa hữu hiệu. Các nhà quản trị dùng óc sáng tạo của
mình trong việc xác định những vấn đề, các giải pháp và hình dung những kết
quả cuối cùng.
Người có óc sáng tạo có thể hiểu và đánh giá vấn đề một cách đầy đủ được
những vấn đề mà người khác không thấy, phát hiện những khả nănglựa chọn.
Khi đi tìm khả năng này, nhà quản trị nhờ vào kinh nghiệm, kiến thức và óc
sáng tạo của mình mà phát triển các khả năng lựa chọn.
Chọn lựa một khả năng đã rõ ràng thì vấn đề rất đơn giản, nhưng trong hầu
hết các trường hợp các vấn đề mà nhà quản trị gặp phải đều có cấu trúc xấu nên
tính sáng tạo luôn cấn thiết. Ngay cả khi vấn đề có cấu trúc tốt thì tính sáng tạo
cũng không thừa vì nó càng làm cho giải pháp đa dạng và thích hợp hơn.
Khả năng định lượng:
16
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
Đây là phẩm chất cuối cùng cần thiết cho việc quyết định có hiệu quả. Phẩm
chất này liên quan tới khả năng áp dụng những phương pháp định lượng như
qui hoặc h tuyến tính, lý thuyết nhận dạng, mô hình thống kê.v.v. Đó là những
kỹ thuật giúp cho những người quản lý đạt được những quyết định hiệu quả,
đánh giá những khả năng lựa chọn. Tuy nhiên, những kỹ thuật này chỉ là công
cụ chứ không thể thay thế sự xét đoán cá nhân của nhà quản trị được.
Ngoài ra, nhà quản trị phải thu thập nhiều thông tin, tới mức tối đa, trước
lúc phải đi đến quyết định, và quan trọng hơn là phải có khả năng phân tích
những thông đó. Đồng thời họ cũng phải quan tâm đúng mức tới triết lý kinh
doanh và chiến lược công ty vì nó là những tư tưởng, quan điểm chủ đạo chi
phối mọi hoạt động khinh doanh của công ty đó. Bên cạnh đó,cầncóthêmmục
đích của công ty, phương châm để thực hiện mục đích,hay xác định bộ mặt,
phong cách,văn hóa của công ty. Chiến lược công ty xác định những phương
hướng phát triển chủ yếu của công ty trong tương lai như mục tiêu sản phẩm,
thị trường vốn, đào tạo, và sử dụng nguồn nhân lực.
Mọi quyết định của công ty đều mang dấu ấn triết lý kinh doanh và chiến
lược. Một công ty không có triết lý kinh doanh và chiến lược phát triển rõ ràng
thì sẽ gặp khó khăn khi phải ra những quyết định.
Cuối cùng, nhà quản trị cũng cần có phẩm chất nhà kinh doanh, trước
tiên, đó là trực giác. Đây là phẩm chất rất quan trọng giúp cho nhà quản trị đưa
ra được quyết định đúng đắn vào thời điểm hợp lý nhất. Nhiều nhà quản trị
thường đòi hỏi phải có đầy đủ dữ kiện mới ra quyết định.
Nhưng thực tế không phải bao giờ cũng cho phép như thế. Trong một môi
trường kinh doanh cạnh tranh biến động liên tục, nhiều khi một quyết định
đúng đắn hóa ra sai lầm nếu thực hiện trễ. Thứ hai là phải quyết đoán và có bản
lĩnh. Lee Lacocca nói: “Chính sách của tôi là luôn tỏ ra dân chủ trên
con đường đi đến quyết định. Nhưng rồi cuối cùng tôi trở nên độc tài: “Được
rồi,tôi đã lắng nghe tất cả mọi người. Bây giờ là điều mà chúng ta phải làm”
Theo Mc Cormack, trước khi đi đến quyết định, ông nghiên cứu và phân
tích,cân nhắc rất kĩ càng và khi đã quyết định rồi thì ông không còn đắn đo và
băn khoăn nữa, ông dốc hết khả năng và sức lực của mình để thực hiện quyết
định đó.
5.Yếu tố cản trở ra quyết định:
Bên cạnh đó, trong quá trình ra quyết định nhà quản trị luôn phải đối mặt
với những yếu tố cản trở.
· Thiếu thông tin
· Nhầm lẫn vấn đề và giải pháp
· Các xu hướng nhận thức của cá nhân có thể bóp méo vấn đề sẽ được xác
định
17
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
·
·
·
·
Tính bảo thủ
Những quyết định gây tiền lệ
Do cần phải dung hoà lợi ích
Và để đạt được hiệu quả cao nhất, các nhà quản trị phải luôn sẵn sàng
đối phó với những yếu tố cản trở trên.
18
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
C.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Jan. 11
VẤN ĐỀ 2: Khi các nhà quản trị thường xuyên sử dụng
máy tính và các phần mềm chuyên ngành hỗ trợ, thì họ có
khuynh hướng ra các quyết định duy lý nhiều hơn. Bạn
đồng ý hay không đồng ý quan điểm này và giải thích lý do
lựa chọn của bạn
.
I.Đặt vấn đề :
Ngày nay, khoa học kĩ thuật đã đạt được những bước tiến vượt bậc và việc
ứng dụng chúng vào các lĩnh vực của đời sống cũng ngày càng phổ biến hơn.
Đặc biệt là trong kinh doanh, quản trị doanh nghiệp thì công nghệ thông tin là
một công cụ hỗ trợ không thể thiếu. Dựa trên những lý thuyết nền tảng của ra
quyết định trong quản trị học nói chung và quan điểm của quản trị học hiện đại
nói riêng, nhóm chúng tôi xin đưa ra những đánh giá nhìn nhận chủ quan của
mình về việc ra quyết định duy lí của các nhà quản trị khi thường xuyên sử
dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định của mình.
II.Giải quyết vấn đề :
1. Quyết định duy lí là gì ?
Quyết định duy lí là một thuật ngữ được hình thành và mở rộng từ nền tảng
của khái niệm chủ nghĩa duy lí. Vậy chủ nghĩa duy lí là gì ?
Chủ nghĩa duy lý là một học thuyết trong lĩnh vực nhận thức luận. Theo
nghĩa rộng nhất, đó là quan điểm rằng "lý tính là nguồn gốc của tri thức hay sự
minh giải" (Lacey 286). Theo nghĩa kỹ thuật hơn, chủ nghĩa duy lý là một
phương pháp hoặc học thuyết "mà trong đó tiêu chuẩn về chân lý không có tính
giác quan mà có tính trí tuệ và suy diễn lôgic" (Bourke 263). Tùy theo mức độ
nhấn mạnh phương pháp hay học thuyết này mà dẫn tới các quan điểm duy lý
khác nhau, từ quan điểm ôn hòa rằng "lý tính đáng được ưu tiên hơn các cách
thu thập tri thức khác" cho đến quan điểm cấp tiến rằng lý tính là "con đường
duy nhất tới tri thức"
Từ đó, theo cách hiểu và quan điểm chủ quan của nhóm chúng tôi, “quyết
định duy lí” có thể được định nghĩa là :
Quyết định duy lý trong quản trị : Đó là các quyết định dựa trên việc phân
tích các dữ liệu tình hình thực tế, sự đo lường tính toán khoa học thông qua
34
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
các công cụ máy móc, lý thuyết khoa học, suy luận logic, mà cụ thể ở đây chính
là thông tin, chứ không có tính giác quan, cảm tính hay tác động của các yếu
tố tâm lý, nhìn nhận đánh giá mang tính chủ quan của con người (nhà quản
trị).
Sở dĩ có những quyết định duy lí này là do các nhà quản trị tiếp xúc thường
xuyên với máy tính và các phần mềm hỗ trợ. Để đi đến đánh giá, nhìn nhận vấn
đề trước hết chúng ta cũng tìm hiểu về mặt tích cực và tiêu cực của việc thường
xuyên sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ trong việc ra quyết định của
nhà quản trị.
2. Vai trò của máy vi tính và các phần mềm chuyên ngành hỗ trợ
trong việc ra quyết định của các nhà quản trị:
Sự Quyết định (Decision) Được thực hiện bởi
người ra quyết định (Decision maker). Thường một
quyết định có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan
đến số đông (trừ quyết định cá biệt), do đó cần có tri
thức đầy đủ thì mới có hiệu quả cao, hạn chế sự thiệt
hại và đạt mục tiêu đề ra, quyết định cần dựa vào Tri
thức (Decision based Knowledge). Đây là yêu cầu
quyết định trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội, chính vì vậy các nhà ra quyết định cần
có đầy đủ Tri thức cập nhật để có quyết định đúng
dắn và kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu
quả quản lý.
Quyết định là sản phẩm sáng tạo của chủ thể ra
quyết định, được tiến hành khi thực tiễn đặt ra yêu
cầu, nhiệm vụ đòi hỏi phải giải quyết. Song, việc lựa chọn một phương án hay
một khả năng nào đó lại phụ thuộc vào những thông tin mà người lãnh đạo,
quản lý thu thập, tiếp nhận và xử lý. Thông tin được xem là cơ sở đầu vào
(income) cần thiết để chủ thể quản lý xử lý (processing) và đưa ra các quyết
định (outcome). Để ra được quyết định khoa học, đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn cuộc sống, người lãnh đạo, quản lý phải có phương pháp thu thập, nắm bắt
và xử lý tốt thông tin. Trên cơ sở những thông tin thu được và căn cứ vào thực
tiễn phát triển cũng như tiềm năng, các nguồn lực của địa phương, đơn vị mà
người lãnh đạo, quản lý đưa ra các quyết định. Thông tin thu được càng đầy đủ,
35
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
càng chính xác và kịp thời là điều kiện cần cho việc ra các quyết định càng có
mức độ chính xác và tính khả thi cao.
Để có thể đưa ra một quyết định nào đó, trước hết người lãnh đạo, quản lý
phải nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin có liên quan.
Thông tin đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc xây dựng
và ra quyết định của các cấp lãnh đạo và quản lý. Vì vậy, để phát huy vai trò
của thông tin không những cần đảm bảo nguồn cung cấp thông tin, độ chính
xác, cập nhật và sự đa dạng của thông tin, mà điều không kém phần quan trọng
là phải nâng cao trình độ, năng lực nắm bắt, phân tích và xử lý thông tin của
cán bộ lãnh đạo, quản lý cùng với thái độ khoa học, khách quan nhằm xây
dựng và ra quyết định đúng đắn, kịp thời đáp ứng việc giải quyết yêu cầu thực
tế.
Thông tin là điều kiện không thể thiếu trong việc đưa ra quyết định của
người lãnh đạo, quản lý các cấp nói chung. Song trong thời đại “cách mạng
thông tin” hiện nay, với sự đa dạng của thông tin: Thông tin cùng chiều, trái
chiều,… người lãnh đạo, quản lý phải sáng suốt trong việc “lựa chọn” thông
tin. Trong nhiều trường hợp, việc đưa ra các quyết định còn liên quan đến lợi
ích cục bộ, người thân,…; có thể sử dụng cơ chế phản biện kín,… Rõ ràng
người lãnh đạo, quản lý khi đưa ra quyết định ngoài việc có Tri thức (K), có
Kỹ năng (S) cần phải có thái độ (A) khách quan, khoa học trong việc nắm bắt,
xử lý thông tin và ra quyết định, đây còn là thể hiện bản lĩnh của người ra
quyết định.
Ngày nay, sự phát triển như “vũ bão” của công nghệ thông tin đã giúp các
nhà quản trị có cơ hội nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và dễ
dàng hơn. Thông qua hệ thống máy vi tính, các nhà quản trị có thể phân tích
36
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
định lượng một cách chính xác và khoa học các dữ kiện, hệ thống các phần
mềm chuyên ngành - hỗ trợ một cách đắc lực cho các nhà quản trị trong việc
tính toán phân tích các thông số kỹ thuật.
Ví dụ : trong ngành đầu tư tài chính, thị trường chứng khoán thì vai trò của
công nghệ thông tin luôn được thể hiện một cách rõ nét. Đối với một nhà đầu
tư chứng khoán thì việc quyết định chính xác thời điểm nên mua vào hay bán
ra một cổ phiếu nhất định là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của họ.
Việc phân tích các dữ liệu về khối lượng giao dịch, sự tăng giảm điểm của các
mã giao dịch cần quan tâm, phân tích kỹ thuật chỉ báo thông số qua đồ thị,
bảng biểu và các chỉ số kỹ thuật… sẽ giúp các nhà đầu tư dự đoán được xu thế
giá và hướng tăng trưởng của cổ phiếu. Nghĩa là thông qua phân tích kỹ thuật,
nhà đầu tư có thể nhìn nhận được một cách tổng quan vấn đề mình phải ra
quyết định là gì, nên bán hay giữ lại cổ phiếu của mình và bán hay mua vào
thời điểm nào sẽ thu được lợi nhuận… (Tất nhiên mỗi nhà đầu tư phải luôn xác
định được cho mình loại cổ phiếu mà họ quyết định sẽ đầu tư).
Trong kinh doanh, việc nắm bắt thời cơ, nhận biết được nguy cơ thị trường
là một yếu tố rất quan trọng. Chính vì vậy phải luôn nắm bắt, cập nhật thông
tin một cách kịp thời. Sự nhạy bén trong nắm bắt cơ hội và sáng suốt trong
nhận biết nguy cơ sẽ giúp cho các nhà quản trị có những quyết định đúng đắn
trong chiến lược kinh doanh. Đặc biệt, trong những trường hợp cần quyết định
nhanh chóng, kịp thời thì việc cập nhật thông tin, phân tích thị trường sẽ “tư
vấn” một cách đắc lực cho nhà quản trị.
Sự hỗ trợ của hệ thống máy vi tính, phần mềm sẽ giúp cho nhà quản trị có
một cái nhìn định lượng chính xác khoa học và khách quan hơn. Từ những con
số khô khan, những đồ thị, những dữ liệu dường như vô hồn thông qua sự phân
tích của máy tính nó sẽ trở thành những lời khuyên, những gợi ý hữu ích cho
các nhà quản trị trong việc ra quyết định. Ví dụ: như từ số liệu thông tin về
khối lượng giao dịch của các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong
một khoảng thời gian nhất định - thông qua việc phân tích kỹ thuật - sẽ giúp
các nhà đầu tư nhận biết được thông tin về xu thế giá, xu thế tăng trưởng của
các loại cổ phiếu khác nhau.
Như vậy ta có thể thấy công nghệ thông tin đóng một vai trò rất quan rọng
trong việc ra quyết định của một nhà quản trị. Đứng giữa một rừng thông tin,
vô số các dữ liệu đôi khi chỉ cần một cú click chuột hay một vài thao tác các
nhà quản trị cũng có thể đưa ra cho mình những gợi ý, tư vấn hữu ích.
37
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
a. Hạn chế của máy tính và các phần mềm hỗ trợ
Tuy công nghệ thông tin đã hỗ trợ việc kinh doanh của các nhà quản trị rất
nhiều. Tuy nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt của nó. Cũng có những lúc ta
không thể nhờ đến sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm hỗ trợ. Những
trường hợp không thể nhờ đến sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm.
Thông tin đầu vào không đầy đủ, thiếu chính xác, không có cơ sở
khoa học
Trong kinh doanh, đôi lúc nhà quản trị không có nhiều thời gian cho việc ra
quyết định. Lúc đó việc cập nhật thông tin một cách kịp thời, chính xác sẽ là
kênh hỗ trợ đắc lực. Tuy nhiên không phải lúc nào những thông tin đó cũng có
sẵn và đáng tin cậy để giúp sức cho nhà quản trị. Một khi thông tin đầu vào đã
không đầy đủ, thiếu chính xác thì dù cho máy tính và các phần mềm hỗ trợ có
hiện đại, chính xác cỡ nào thì kết quả cũng không thê tin tưởng được.Do đó,
nếu quá phụ thuộc vào kết quả có sẵn này mà không vận dụng cái chủ quan,
tức là các kinh nghiệm, bản lĩnh của cá nhân người lãnh đạo thì người lãnh đạo
không thể nào thực hiện tố chức năng ra quyết định của mình.
Tình huống bất ngờ
Trong trường hợp này, rõ ràng nhà quản trị không thể trông chờ bất kỳ một
“lời khuyên” nào từ sự trợ giúp của hệ thống máy tính và các phần mầm
chuyên ngành, mà phải dựa vào kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó của
nhà quản trị. Chính những trường hợp như thế này mới khẳng định được đẳng
cấp và bản lĩnh của các nhà quản trị.
Tình huống ngoại lệ, xảy ra lần đầu tiên.
Ví dụ: sự kiện mất điện toàn Đông Bắc nước Mỹ hồi tháng 11 năm 1965
hay thảm họa từ việc sử dụng thalidomide trong dược phẩm dẫn đến hàng loạt
trẻ em sơ sinh bị dị tật hồi thập niên 60. Đây là những trường hợp hiếm khi
gặp, lúc này các nhà quản trị cần đặt ra câu hỏi: đây thực sự là một trường hợp
ngoại lệ hay sự việc lần đầu tiên xảy ra đánh dấu cho sự xuất hiện của một vấn
đề mới?
Tại thời điểm đó, nhà quản trị cần có những nhận định riêng, đòi hỏi sự
động não, khả năng tư duy, ý chí và bản lĩnh khi phân tích và đưa ra quyết
định.
38
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
Thật vậy, trong kinh doanh, đối với các sự kiện thật sự quan trọng, bên
ngoài chúng không phải là các xu hướng nhưng chúng làm thay đổi xu hướng,
chính chúng tác động đến sự thành - bại trong tương lai của một tổ chức. Tuy
nhiên những điều đó phải được cảm nhận chứ không thể mang ra cân đo đong
đếm. Máy vi tính là một cỗ máy logic, các sự kiện đó không thể xử lý bởi máy
vi tính hay một công cụ logic nào khác. Lúc này cảm nhận của con người vốn
không mấy logic lại trở nên cần thiết và hữu ích. Máy tính chỉ xử lý những điều
kiện, tình huống đã xảy ra trước đó. Vì vậy nhà quản lý phải ý thức và nỗ lực
để hướng ra bên ngoài và cảm nhận chúng có như thế mới tiếp cận được thông
tin thực tế một cách hoàn hảo.
Đồng thời một nhà quản trị cần cố gắng dự trù và ứng phó một cách tốt
nhất có thể với những ngoại lệ, những sự kiện xảy ra đầu tiên. Nhà quản trị
hiệu quả cần phải biết lúc nào nên ra quyết định theo nguyên tắc và lúc nào
nên ra quyết định theo thực tế. Bởi những sự kiện những tình huống như thế
này, máy tính không thể giúp gì được nhà quản trị cả, hoàn toàn không thể.
Và có thể còn nhiều trường hợp nữa mà trong khả năng hạn hẹp, nhóm
chưa đưa ra được một cách đầy đủ. Song qua việc phân tích những tình huống
như trên, chúng ta có thể thấy máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ là một công
cụ thực sự quan trọng không thể thiếu trong việc ra quyết định của các nhà
quản trị hiện nay. Tuy nhiên, dù sao đi nữa nó vẫn không phải là “chiếc chìa
khóa vạn năng”.
b. Con người là yếu tố giữ vai trò then chốt trong việc ra quyết định .
Máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ chuyên ngành có thể giúp các nhà
quản trị nắm bắt được tình hình, phân tích vấn đề hiệu quả hơn, tuy nhiên nó
không hoàn toàn thay thế được yếu tố con người, cụ thể là trực giác trong việc
ra quyết định của các nhà quản trị:
· Ta có thể nhận ra hạn chế của việc quá phụ thuộc vào công nghệ thông
qua những hạn chế trong “lý thuyết hệ thống và định lượng trong quản
trị”. Đồng thời quản trị học hiện đại cũng đã chỉ ra những hạn chế về sự
định lượng trong quản trị thông qua hệ thống máy tính. Máy tính có thể
xử lý các dữ kiện định lượng một cách chính xác với tốc độ cao. Tuy
nhiên người ta chỉ có thể định lượng những gì xảy ra bên trong tổ chức:
chi phí sản xuất, báo cáo, thống kê… Còn các dữ kiện bên ngoài nó
không có sẵn dưới dạng biểu mẫu để máy tính xử lý được. Bởi vấn đề
nằm ở chỗ: các sự kiện quan trọng và liên quan ở bên ngoài đều mang
tính định tính, không thể định lượng được. Chúng vẫn chưa là những “dữ
39
Bài tập môn Quản trị học-Nhóm 5
Jan. 11
kiện”, bởi một dữ kiện là một sự kiện người ta đã xác định, phân loại và
trên hết là cho chúng trở nên liên quan. Người ta cần có một khái niệm
trước khi có thể định tính, trước hết cần rút tỉa từ hàng loạt các sự kiện
khác nhau một khía cạnh nào đó mà người ta có thể gọi tên và sau đó
định lượng.
·
·
·
·
Trong thực tiễn, yếu tố trực giác thường đóng một vai trò quan trọng
trong ra quyết định. Ví dụ: Trong thị trường chứng khoán, tại thời điểm
có sự biến động và xáo trộn của thị trường, các nhà đầu tư cần phải ra
một quyết định nhanh, kịp thời và chính xác, mà cụ thể ở đây là một cái
khớp lệnh bán hoặc mua. Lúc này các nhà đầu tư không có thời gian và
cũng không nên trông chờ vào sự tư vấn hay gợi ý của các số liệu, thông
tin, mà phải dựa vào kinh nghiệm, bản lĩnh và trực giác của chính mình.
“Trong một buổi phỏng vấn cho dự án nghiên cứu về quá trình ra quyết
định của các CEO, khi tôi (GS. Modesto A. Maidique) gặng hỏi Micky
Arison, Tổng giám đốc của Carnival - tập đoàn du lịch tàu biển lớn nhất
thế giới - về việc làm thế nào ông đưa ra quyết định gần như quan trọng
và thành công nhất trong sự nghiệp của mình là mua lại Princess Cruis-
es với giá 5,45 tỉ USD, ông đã trả lời: "Cảm tính". Và ông cũng giải
thích rõ ràng rằng: "Tôi tin vào trực giác của tôi". Điều mà Arison
khẳng định đã được lặp đi lặp lại dưới nhiều hình thức khác nhau khi tôi
tiếp tục phỏng vấn 20 CEO hàng đầu thế giới về hai quyết định quan
trọng trong sự nghiệp của họ: một quyết định dẫn đến thành công và một
đem lại thất bại. Cho dù quyết định mà họ nói đến có thành công hay
không, trong phần lớn trường hợp, các CEO cho biết họ gần như dựa
vào "trực cảm" hay "trực giác" khi đưa ra các quyết định đó.
Kết quả đem lại nhờ trực giác có thành công và nhất quán hay không đòi
hỏi không chỉ kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành, nó còn đòi hỏi phải có
một nội quan sâu sắc, "một hành trình căng thẳng vào chính bản thân".
Nếu bạn muốn hiểu được những thành kiến, cảm xúc và những mầm
mống của quá trình ra quyết định có thể ngăn cản các kiến thức chuyên
ngành của bạn và dẫn đến kết quả là những phán đoán sai lầm, bạn phải
học cách "quan sát mọi người nhưng trên hết là chính bản thân mình".
Tính hiệu quả của trực giác chỉ là tương đối. Tốt nhất, để đem lại hiệu
quả, các quyết định cảm tính cần được thực hiện theo hai câu châm
ngôn sau: "Am hiểu lĩnh vực kinh doanh" và "Biết mình". Tâm điểm của
các quyết định kinh doanh là khi mức độ kiến thức chuyên ngành và hiểu
biết về bản thân đều cao; khi bạn có đủ tri thức để lý giải thực tế một
40