1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ
BÀI TẬP NHÓM
MÔN QT THƯƠNG HIỆU
ĐỀ TÀI: ĐỊNH VỊ VÀ TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Tiến Dũng
Sinh viên : Đinh Thị Trang
Nguyễn Thị Kim Huê
Ngô THị Dần
Đỗ Thanh Tùng
Khương Công Hùng
Lớp : QTDN- K52
Hà Nội 11- 2010
2
MỤC LỤC
Trang
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1: Khái niệm định vị. 3
2: Khái niệm về tái định vị. 3
3: Giới thiệu về trường bách khoa. 5
4: Các thuộc tính đối với ngành đào tạo và phân tích các thuộc tính.( chất lượng đào tạo, cơ sở
vật chất, phương pháp dạy và học). 6
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 7
1: Thực trạng vị trí trước đây và hiện nay của Trường ĐH Bách Khoa HN. 7
2: Đưa ra bảng câu hỏi điều tra 14
3: Phân tích bảng câu hỏi và đưa ra kết luận 18
III. ĐỀ XUẤT, PHƯƠNG PHÁP LÀM TĂNG GIÁ TRỊ BÁCH KHOA VÀ KẾT LUẬN 20
3
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1: Khái niệm định vị.
Trong nhiều năm gần đây, thuật ngữ "định vị" đã trở thành ngôn ngữ kinh doanh, đầu
môi của giới quảng cáo, bán hàng và marketing. Không chỉ ở Mỹ mà khắp nơi trên thế giới
người ta nói tới định vị và tái định vị rất nhiều và nó có vai trò rất quan trọng đối với con
người. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, các ngành nghề truyền thống và lĩnh vực
giáo dục…
Vậy thực ra định vị là gì? Định vị cho một sản phẩm (một dịch vụ, một công ty, một
tổ chức, hay một cá nhân) là chọn một vị trí trong suy nghĩ, nhận thức của những đối tượng
mà sản phẩm (hoặc dịch vụ, công ty, tổ chức hay cá nhân) đạt đến và tìm cách đưa nó vào
ngay vị trí đó. Người ta cho rằng trong suy nghĩ, nhận thức của con người, mọi thứ được
xếp đặt trên những nấc thang theo thứ tự nhất, nhì Chẳng hạn như khi bạn nghĩ về nước
uống không có ga, thì trong tư duy của bạn đã hình thành sẵn nhãn hiệu nào là số 1, nhãn
hiệu nào là số 2
Người ta có thể tìm kiếm một vị trí trong một chủng loại đã có, hoặc nếu các vị trí
cao đã bị chiếm giữ và khó có thể giành lại được, thì họ tạo ra một thang mới (một chủng
loại mới) để qua đó họ có thể chiếm lấy vị trí mà họ mong muốn.
Để có thể định vị được đúng và chính xác về vị trí thương hiệu nào đó thì chúng ta
cấn :
( 1) Xác định được quy trình định vị: Bao gồm: Phân khúc và lựa chọn thị trường
mục tiêu, xây dựng bản đồ nhận thức, lựa chọn chiến lược định vị.
(2) Các chiến lược định vị
2: Khái niệm về tái định vị.
Tái định vị thương hiệu là công việc làm mới hình ảnh của thương hiệu, tạo một sức
sống mới cho thương hiệu nhằm đáp ứng được sự thay đổi của thị trường cũng như của
người tiêu dùng hay một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tái định vị là một chiến
lược thay đổi vị trí cảm nhận về thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Khi môi trường cạnh tranh thay đổi, khi doanh nghiệp không có sự cảm nhận tốt từ
khách hàng; khi hình ảnh thương hiệu mờ nhạt, già nua, thiếu sức sống; khi chúng ta muốn
thay đổi nhóm khách hàng mục tiêu; khi doanh nghiệp muốn lột xác để bước sang một giai
đoạn mới của quá trình cạnh tranh.… là lúc doanh nghiệp có thể nghĩ đến giải pháp tái định
vị thương hiệu.
Tùy theo từng mục tiêu chiến lược của từng chương trình tái định vị mà chúng ta
quyết định có phải thay đổi sản phẩm hay không. Doanh nghiệp có thể không thay đổi sản
phẩm, nếu chiến lược của doanh nghiệp chỉ đơn giản là tạo một cảm xúc mới lạ thông qua
thông điệp truyền thông bằng hình ảnh mới. Nhưng, nếu sản phẩm hiện tại của doanh
4
nghiệp chưa tốt, điều này được người tiêu dùng cảm nhận được thì dù hình ảnh thương hiệu
có làm mới đẹp đến mấy thì cũng vô nghĩa. Việc doanh nghiệp tái định vị mà chỉ thực hiện
bằng việc thay đổi thông điệp truyền thông, hệ thống nhận diện không thôi thì chỉ là một
cách thể hiện lời hứa của doanh nghiệp. Còn khi người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm, dịch
vụ của chúng ta họ có hài lòng hay không điều đó thể hiện là việc làm của chúng ta có đúng
lời hứa hay không. Do vậy thông thường đi kèm với việc tái định vị thương hiệu xem xét
tính năng, lợi ích của sản phẩm nhằm cải tiến để sản phẩm doanh nghiệp tốt hơn có nhiều
giá trị tăng thêm cho khách hàng. Ngược lại cũng tương tự, khi doanh nghiệp có sản phẩm
mới hoàn toàn, nếu đây là sản phẩm chính duy nhất và doanh nghiệp từ bỏ sản phẩm cũ thì
việc tái định vị là cần thiết. Nhưng nếu doanh nghiệp có thêm một sản phẩm mới trong một
chuỗi các sản phẩm có sẵn, sản phẩm này chỉ bổ sung một giá trị nào đó không lớn thì
doanh nghiệp không nhất thiết phải tái định vị lại thương hiệu. Vì chúng ta đều hiểu rằng
tái định vị thương hiệu có hai mặt của nó: có cả tích cực và không tích cực.
Tóm lại, phải xem lại mục tiêu của tái định vị, xác định nhu cầu mới của khách hàng
sau khi tái định vị (khách hàng cũ và mới) để quyết định những vấn đề liên quan đến sản
phẩm. Nếu doanh nghiệp có nghiên cứu chu đáo trong quá trình thực hiện tái định vị thì
hiệu quả mang lại rất lớn. Doanh nghiệp sẽ làm hài lòng khách hàng về những hình ảnh
cảm nhận. Khách hàng sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp rất quan tâm đến họ. Đáp ứng được nhu
cầu mong đợi của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ có được một lượng khách hàng mới thông
qua việc tái định vị thương hiệu: nhiều khách hàng trước đây chưa hiểu chưa biết chưa thíc
thú thì sau khi doanh nghiệp tái định vị lại thấy rất hài lòng.
Khi các doanh nghiệp muốn tái định vị cần chuẩn bị những vấn đề sau đây:
(1) Xác định rõ mục tiêu chiến lược của việc tái định vị.
(2) Cần triển khai một cuộc nghiên cứu thị trường nghiêm túc trước khi quyết định thực
hiện nhằm giảm thiểu rủi ro.
(3) Cân nhắc giữa tái định vị thương hiệu hay chỉ làm mới hình ảnh cũ ?. Cái gì cần giữ lại
để đảm bảo tính kế thừa, điểm gì cần cải thiện, giá trị nào cần thêm mới vào,…
4) Tất cả mọi người trong doanh nghiệp cần chuẩn bị một tinh thần thay đổi, và sẵn sàn cho
sự thay đổi, vì việc thay đổi hệ thống định vị sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các phòng ban chức
năng. Người cần có nhận thức đầu tiên trong doanh nghiệp cho việc tái định vị phải là
người đứng đầu doanh nghiệp.
(5) Chụẩn bị tài chính cho việc tái định vị, nếu chúng ta tái định vị nửa vời, thiếu triệt để và
không nhất quán sẽ để lại những hậu quả khó lường.
(6) Kết hợp thật hiệu quả với các công cụ Marketing, PR, HR để việc triển khai thực hiện
tái định vị được hiệu quả, giảm ngân sách đầu tư.
5
(7) Cân nhắc giữa mục tiêu của tái định vị nhắm đến khách hàng mới, so với nhóm khách
hàng hiện tại…
(8) Làm những động tác cần thiết để người tiêu dùng hiểu và cảm nhận được thông điệp
mới một cách chính xác bằng một chiến dịch truyền thông….
Khi tái định vị thương hiệu, làm thế nào để thoát ra khỏi cái bóng của thương hiệu cũ,
nhất là khi chúng ta có sẵn khách hàng. Đây là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm,
để thoát khỏi cái bóng cũ không tốt đè nặng thì yêu cầu doanh nghiệp không tái định vị nửa
vời, nghĩa là:
(1) Phải thực hiện tái định vị một cách triệt để. Thay đổi toàn bộ nhận diện cũ sang nhận
diện mới. Việc này cần thực hiện nhanh chóng và hợp lý. Đương nhiên trong quá trình thực
hiện phải xét đến yếu tố kế thừa của thương hiệu.
(2) Bắt đầu bằng một hệ thống nhận diện thương hiệu mới được thiết kế kỹ lưỡng, công phu
để thể hiện sự nhất quán mới.
(3) Để trung hòa được khách hàng mới và cũ, đặc biệt là nhóm khách hàng trung thành thì
trước khi thực hiện phân tích thật kỹ những giống và khác nhau giữa những nhóm khách
hàng này để quyết định chi tiết cho chương trình tái định vị.
3: Giới thiệu về trường bách khoa.
Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội ( Hanoi University of Science and Technology, viết tắt là HUST )
là trường đại học kỹ thuật đa ngành, được thành lập tạị Hà Nội ngày 15/10/1956.Trường
Bách Khoa là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, là trường đại
học trọng điểm quốc gia ở Việt Nam.Trường đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư phục vụ cho các
ngành công nghiệp và khoa học kĩ thuật của Việt Nam.
6
Ngay từ ngày đầu thành lập, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn nhận được sự hỗ trợ
và quan tâm của Đảng, Chính phủ và bạn bè quốc tế. Hiện tại trường đã và đang triển khai
quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 100 trường đại học và viện
nghiên cứu, các công ty và các nước trên thế giới.
Trong xu thế hội nhập và phát triển của thế giới, trường Đại học Bách Khoa HN không
ngừng đổi mới về cách thức quản lý, điều hành và các chương trình đào tạo, giáo trình, bài
giảng, bồi dưỡng và nâng cao trình độ giảng viên, cán bộ và đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật
chất cũng như trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu… để từng bước bắt nhịp được
với sự phát triển như vũ báo cửa thế giới.
Sứ mạng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đem lại cho xã họi và cộng đồng các lợi
ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển Hệ thốsng giáo dục Đại học Việt Nam.
Mục tiêu phát triển là xây dựng trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành trường đào tạo
trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung tâm nghiên cứu khoa hoc công nghệ hàng
đầu của đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới;
một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp
trong và ngoài nước.
4: Các thuộc tính đối với ngành đào tạo và phân tích các thuộc tính.( chất lượng đào tạo,
cơ sở vật chất, phương pháp dạy và học).
Chất lượng đào tạo của Bách Khoa được đánh giá cao, sinh viên ra trường được trang
bị những kiến thức chuyên môn đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Tỷ lệ sinh viên ra trường
có cơ hội tìm được việc làm và phù hợp với chuyên ngành đã được đào tạo cao. Đội ngũ
cán bộ giảng viên đều có trình độ sau đại học, số lượng giáo sư, phó giáo sư nhiều. Không
những vậy đội ngũ giảng viên đều có chuyên môn sư phạm, khả năng truyền đạt tốt và có
nhiều kinh nghiệm thực tế.
Hệ thống, chương trình đào tạo của Trường rất đa dạng và phong phú.Có rất nhiều môn
học, ngành học mà các trường khác chưa đào tạo Trước đây các ngành đào tạo của Bách
Khoa mang nặng tính kỹ thuật và tính định lượng cao, nhưng cho đến nay Bách Khoa còn
phát triển mạnh về cả công nghệ thông tin, kinh tế, ngoại ngữ Đặc biệt phương pháp dạy
của giảng viên mang tính thực tế, khoa học nhằm nâng cao khả năng tự học và tự nghiên
cứu của sinh viên. Ngoài trường còn tạo điều kiện phát triển các câu lac bộ để học tập, giao
lưu sinh viên trong và các trường khác như: câu lạc bộ tiếng anh, câu lạc bộ kỹ năng mền,
câu lạc bộ ghita, câu lạc bộ cốc trà đá vì cộng đồng, câu lạc bộ tư vấn việc làm cho sinh
viên Trường hiện có 13 khoa, 12 viện và 25 trung tâm với khoảng 2200 cán bộ và 40000
sinh viên. Trong hơn 50 năm qua, trường ĐHBKHN đã không ngừng phát triển và đóng
góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng việc đào tạo hàng
ngàn kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ và những nhà nghiên cứu đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực
trên khắp mọi miền của tổ quốc và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Các chương trình đào tạo quốc
7
tế của Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong thời gian qua, đã có những đóng góp quan trọng
trong việc nâng cao uy tín của Trường ĐHBKHN trên trường quốc tế.
Về cơ sở vật chất thì Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có tổng diện tích phục vụ giảng
dạy, nghiên cứu khoa học và hội họp rộng 26,2 ha. Trường có hơn 200 giảng đường, phòng
học, hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo; gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 8
phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và khoảng 20 xưởng thực tập, thực hành. Các hệ
thống cơ sở vật chất phục vụ bộ môn giáo dục thể chất và phong trào thể thao của sinh viên
đầy đủ và hiện đại với 1 sân bóng tiêu chuẩn quốc gia, 1 nhà thi đấu đa năng tiêu chuẩn
Đông Nam Á, 1 bể bơi,sân tennis tiêu chuẩn quốc gia Trường có một khu ký túc xá với
420 phòng, đủ khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng trên 4200 sinh viên, 1 nhà câu lạc bộ
sinh viên với 350 chỗ được trang bị âm thanh hiện đại và 1 trung tâm y tế.Ngoài ra trường
còn được quan tâm hỗ trợ của Nhà Nước để đầu tư cho cơ sở vật chất làm sao tạo được điều
kiện học tập tôt nhất cho sinh viên.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
1: Thực trạng vị trí trước đây và hiện nay của Trường ĐH Bách Khoa HN.
Năm 1956: Bộ trưởng Giáo dục quốc gia Nguyễn Văn Huyên ký nghị định số 147/NĐ
về việc thành lập trường Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa. Thiếu tướng, Giáo sư, Kỹ sư
vũ khí Trần Đại Nghĩa được bổ nhiệm làm giám đốc.
Là trường đại học kỹ thuật đầu tiên ở nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp
cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, trường đã
trải qua nhiều giai đoạn phát triển thang trầm. Mỗi chặng đường là một khó khăn, gian khổ
nhưng đầy vinh dự và tự hào. Nhà trường đã bắt đầu gần như từ không đến có để trở thành
một trường đại học kỹ thuật công nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Trường đã không ngừng
phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng toàn diện để phục vụ nhiệm vụ chính trị
tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH trước mắt và lâu dài.
Năm 1966 - 1967: Các khoa Xây dựng, Mỏ-Địa chất tách thành trường Đại học Xây dựng
Hà Nội, Đại học Mỏ - Địa chất. Các bộ môn Dệt và Thực phẩm tách thành trường Đại học
Công nghiệp nhẹ.
Năm 1968, gần 200 cán bộ và hơn 2700 sinh viên của trường đã tham gia Quân đội Nhân
dân Việt Nam.
Trong Chiến tranh Việt Nam khoa Vô tuyến điện (tiền thân của khoa Điện tử - Viễn thông
ngày nay) đã nghiên cứu và thực hiện thành công nhiều đề tài quan trọng phục vụ chiến
đấu, điển hình là đề tài rà phá bom từ trường, đề tài phục hồi 4 hệ thống thông tin vi ba của
đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam"
Sau Sự kiện 30 tháng 4, 1975, trường thực hiện nhiệm vụ cung cấp cán bộ khung cho Đại
học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm
Thủ Đức (tiền thân của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), Đại
8
học Tây Nguyên và hiện nay là các trường Đại học Điện lực, Đại học Công nghiệp Hà
Nội
Năm 1976: Trường mở hệ đào tạo sau đại học.
Năm 1962: Tạ Văn Đĩnh, cán bộ giảng dạy Khoa Toán lý là người đầu tiên bảo vệ thành
công luận án Phó tiến sĩ tại trường.
Năm 1984: Đỗ Sanh, cán bộ giảng dạy Khoa Chế tạo máy là người đầu tiên bảo vệ thành
công luận án Tiến sĩ Khoa học tại trường.
Bảng số liệu thống kê về số lượng đầu vào và đầu ra:
Năm
S
ố l
ư
ợng
sv vào
S
ố ng
ành, b
ộ
môn, khoa,
viện
Đào t
ạo sau
đại học
S
ố l
ư
ợng sv ra
Hình th
ức đ
ào t
ạo
1956
CQ: 848
14 ngành
4 liên khoa
chưa có
CQ: 633
Bao c
ấp
1956
-
1965
chưa có
CQ: 4000
Bao c
ấp
1965
-
1975
CQ:700
0
TC: 2302
58 ngành
chưa có
CQ: 7000
TC: 2302
Bao c
ấp
1975
-
1985
CQ: 9000
TC:2200
67 ngành
26 ti
ến sĩ,
phó tiến sĩ,
thạc sĩ.
CQ: 9000
TC: 2200
Niên ch
ế
1985
-
2000
67 ngành đh
33chuyên
ngành cao học,
57chuyên
ngành tiến sĩ
Niên ch
ế
2000
-
2006
CQ:14400
Niên ch
ế
2007
CQ: 3700
CĐ:2500
Tín ch
ỉ
-
K
ỹ s
ư
2008
CQ:3850
13 khoa, 11
viện, 25TT,
Tín ch
ỉ
-
K
ỹ s
ư
2009
CQ:4000
13 khoa, 11
viện, 25TT,
Tín ch
ỉ
-
K
ỹ s
ư
9
2010
CQ: 4800
TC:
CĐ: 800
VB2: 500
13 khoa, 11
viện, 25TT,
Tín ch
ỉ
-
K
ỹ s
ư,
Cử nhân
Dựa vào bảng số liệu ta nhận thấy số lượng sinh viên được tuyển vào ngày càng nhiều
nhưng trong thực tế liệu thực sự chất lượng của sinh viên được tuyển có tốt không hay chỉ
là tuyên cho đủ chỉ của bộ? Những năm đầu khi mới thành lập thì tỷ lệ giữa số lượng đầu ra
và đầu vào thì tye lệ đó là rất nhỏ. Nhưng những năm gần đây, đặc biệt là từ khi học theo
quy chế đào tạo tín chỉ từ K52 thì lượng sinh viên bị đuổi học rất cao. Mỗi năm có khoảng
1200- 1500 sinh viên bị đuổi học. Chất lượng đầu ra thì không còn cao như trước nữa. Hiện
nay, số lượng sinh viên học theo kiểu chống đối ngày cang nhiều, lười tìm tòi nghiên cứu,
tính tư giác học kém. Thêm vào đó, thì chỉ tiêu đào tạo sau đại học, văn bằng hai, liên kết
quốc tế ngày càng cao. Đào tạo theo kiểu chạy đua, lấy thành tích và số lượng
Tuy nhiên trường vẫn cồn nhiều vấn đề bất cập cần sửa đổi như:
+) Phòng hành chính làm việc không quy định( đi làm thì muộn về thì sớm), rất hạch dịch
và không tôn trọng sinh viên( hay quát mắng sinh viên khi lên đóng học phí hay thắc mắc
nào đó)…
+) Phòng thí nghiệm, xưởng thực hành: thiết bị thường từ những năm 60 đã quá cũ,…….
+) Thư viện: các cán bộ trong thu viên đặc biệt là phòng mượn giáo trình có thái độ khó
chịu khi sinh viên tới mượn giáo trình( không giúp và hưỡng dẫn sinh viên muốn mượn
sách thì phải như thế nào, khi hỏi về loại sách thì không giải đáp… )và làm việc không
đúng giờ, muốn vào thư viện thì phải có thẻ, mất phí thư viện hàng năm, chỉ được lấy 1
quyển 1 ra xem,
+) Tổ bảo vệ và vệ sinh: rất hay quát mắng sinh viên, làm việc thiếu nghiêm túc,…
Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng trường ĐHBK Hà Nội không chỉ là trung tâm đào
tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm NCKH-CGCN tiên tiến của cả
nước. Nhà trường đã tăng cường quy mô đào tạo của cả hệ ĐH và SĐH, đa dạng hóa loại
hình đào tạo, mở thêm ngành và chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung
chương trình và phương thức đào tạo. Trường ĐHBK Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV,
học viên cao học và NCS với 67 chuyên ngành đại học và 33 chuyên ngành cao học, 57
chuyên ngành tiến sĩ. Trong giai đoạn này, Nhà trường đã đẩy mạnh công tác NCKH-
CGCN và sản xuất kinh doanh, đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo, là thước đo uy tín và trình độ của một trường đại học. Vị thế của ĐHBK Hà Nội
trong hợp tác quốc tế và hiệu quả từ các mối hợp tác này mang lại cho Trường ngày càng
10
tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Hiện nay Nhà trường có quan hệ hợp tác trong đào
tạo, NCKH với trên 200 trường đại học, trung tâm NCKH, viện nghiên cứu và tổ chức giáo
dục của 32 quốc gia trên thế giới, là thành viên của 8 tổ chức mạng lưới đại học quốc tế.
Thông qua HTQT Nhà trường đã cử khoảng 500 cán bộ và SV đi nước ngoài học tập,
nghiên cứu, trao đổi, Xây dựng hàng chục dự án quốc tế về đào tạo, trang bị, NCKH để
góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho Nhà trường. Bộ GD-ĐT đã giao cho trường ĐHBK
Hà Nội thực hiện hai chương trình đào tạo tiên tiến là chương trình Cơ - Điện tử và Công
nghệ Vật liệu hướng tới những nội dung chương trình hiện đại nhất của các nước. Từ năm
1986 đến nay cơ sở vật chất của Nhà trường đã được cải tạo và nâng cấp một cách cơ bản,
cơ sở hạ tầng và cảnh quan đã khang trang sạch đẹp hơn nhiều, đã đầu tư nhiều phòng thí
nghiệm hiện đại, xây dựng và đang thực hiện nhiều dự án lớn phục vụ công tác đào tạo và
NCKH ở trình độ cao. Điều kiện làm việc và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, sinh
viên không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, tháng 9/2006 Nhà trường đã đưa vào sử dụng
Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu với mức đầu tư 199 tỷ VNĐ, đã đáp ứng nhu cầu về tra
cứu thông tin của CBVC và SV.
Phân tích điểm đầu vào của Bách Khoa và 1 số trường tại HN( khối A)
Năm h
ọc
Trường
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
ĐH Bách Kh
oa
HN
21
23
23
24.5
22.5
23
21
21
16
-
21
ĐH Giao Thông
Vận Tải HN
19.5
20.5
22
20.5
20
19.5
17
17.5
17.5
ĐH Công
Nghiệp HN
17
-
22
12
-
15
15
-
18
15
-
18.5
13
-
16.5
ĐH Xây D
ựng
HN
20
23
21
25.5
20
20
19
17
15
-
23
ĐH Kinh T
ế
Quốc Dân
19
-
22
20.5
21.5
-
25.5
24.5
-
27.5
21.5
-
26
24
22
22.5
18
ĐH Qu
ốc Gia
HN(Kinh tế-
Công nghệ)
19
-
22
17
-
20
18
-
23.5
21
-
25.5
18.5
-
25
18
-
24.5
18.5
-
24
23.5
-
25
21
-
23.5,17-
21.5
11
Điểm đầu vào năm 2010- 2011
Nguyện vọng 2:
Nhận xét: qua đay ta thấy càng những năm gần đây lấy điểm đầu vào của trường càng
thấp, những năm trước đây điểm của Bách Khoa luôn cao tốp đầu, tỷ lệ điểm cao và tuyệt
đối nhiều. Đặc biệt năm 2010 vừa qua trường lấy điểm đầu vào thấp và lấy điểm theo khoa,
mà không những thế trước đây không bao giờ phải lấy nguyện vọng 2 mà năm 2010 lấy
điểm nguyện vọng 2. Qua đó có thể nói chất lượng đầu vào bị giảm sút.
12
DANH SÁCH CÁC NHIỆM KỲ HIỆU TRƯỞNG
Hi
ệu tr
ư
ởng
Th
ời gian
Ch
ức vụ cao nhất
Trần Đại Nghĩa 1956
Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Quân giới, Chủ nhiệm
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Tạ Quang Bửu 1956-1960
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (năm1947-1948), Bộ
trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp
(1965-1976)
Hoàng Xuân Tùy
1961
-
1966
Th
ứ tr
ư
ởng Bộ Đại học v
à Trung h
ọc chuy
ên nghi
ệp
Ph
ạm Đồng Điện
1966
-
1980
Hà Học Trạc 1980-1989
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên
soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
Hoàng Tr
ọng Y
êm
1989
-
1994
Nguy
ễn Minh Hiển
1994
-
1997
B
ộ tr
ư
ởng Bộ Giáo dục v
à Đào t
ạo
Hoàng
Văn Phong
1997
-
2002
B
ộ tr
ư
ởng Bộ Khoa học v
à Công ngh
ệ
Tr
ần Quốc Thắng
2002
-
2004
Th
ứ tr
ư
ởng Bộ Khoa học v
à Công ngh
ệ
Hoàng Bá
Chư
2004
-
2008
Nguy
ễn Trọng Giảng
2008
-
nay
Hiệu trưởng và các cán bộ cấp cao của trường đều là những nhà lãnh đạo xuất sắc, và
đều làm cán bộ quản lý trong cơ quan Nhà Nước. Đặc biệt thầy Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang
Bửu, Hoàng Bá Chư đã có rất nhiều đóng góp không những trong lĩnh vực giáo dục để
nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đưa ra nhiều ý kiến để phát triển đất nước…
Không những chỉ mình hiệu trưởng và các cán bộ lãnh đạo quản lý của trường có trình độ
giỏi mà cả đội ngũ giảng viên của trường cũng có trình độ chuyên môn và học thức cao mà
đều có các kỹ năng giảng dạy tốt được thể hiện qua số liệu sau:
13
Tổng số cán bộ giảng dạy: 1258 cán bộ, trong đó
Nam
:
891
N
ữ
:
367
Biên ch
ế
:
1219
H
ợp đồng
:
39
Th
ỉnh giảng
:
161
Tuổi trung bình của cán bộ giảng dạy :39,5
Số lượng (tỷ lệ) CBGD có học vị và chức danh
H
ọc vị
-
Ch
ức danh
s
ố l
ư
ợng gi
ảng vi
ên
t
ỷ lệ %
Giáo sư
45
3.58
Phó Giáo sư
166
13.2
Ti
ến sĩ khoa học
29
2.31
Ti
ến sĩ
441
35.05
Th
ạc sĩ
512
40.70
K
ỹ s
ư, C
ử nhân
276
21.94
Hình thức đào tạo sẽ áp dụng từ năm 2010
Chương tr
ình c
ử nhân
Chương tr
ình k
ỹ s
ư
Th
ời gian thiết kế
4 năm
4 + 1 năm
Kh
ối l
ư
ợng kiến thức
128
-
132 tín ch
ỉ
152
-
156 tín ch
ỉ
Định hướng đào tạo
Ngành r
ộng, định hướng
cơ bản
Chuyên ngành, định hướng
nghề nghiệp
Bằng cấp
CN khoa học hoặc CN
kỹ thuật
KS chuyên ngành
Cơ hội học tiếp
Kỹ sư: 1 năm
Thạc sĩ: 1,5-2 năm
Thạc sĩ: 1-1,5 năm
Tiến sĩ: 4 năm
Với hình thức đào tạo mới thì yêu cầu sinh viên phải có tính tự trau dồi, nghiêm cứu
cao. Thêm vào đó, trước khi ra trường sinh viên không những được trang bị kiến thức
chuyên ngành mà còn phải có trình độ tiếng anh theo quy định của bộ giáo dục. Có nhiều
sự lựa chọn hơn cho sinh viên( cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ….).
14
Sau 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường ĐHBK Hà Nội đã đào tạo cho Tổ quốc
110.426 kỹ sư, cử nhân; 3.041 thạc sỹ và 372 tiến sỹ phục vụ ở các ngành kinh tế, công
nghiệp, quốc phòng, an ninh, bộ máy quản lý của các bộ, ban, ngành Nhiều người đã trở
thành các nhà khoa học đầu ngành, cán bộ quản lý cao cấp, các tướng lĩnh, các chủ doanh
nghiệp và cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Với sự đóng góp to lớn của Nhà trường, của các thế hệ cán bộ, sinh viên vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cùng những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi
mới vừa qua, trường ĐHBK Hà Nội vinh dự là trường đầu tiên trong hệ thống các trường
đại học Việt Nam được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quí Đơn vị Anh hùng
Lao động thời kỳ đổi mới (2000), Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân (2006). Công đoàn Trường được tặng thưởng Huân chương Lao động
hạng Nhất (2001), Huân chương Độc lập hạng Ba (2006). Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2001), Huân chương Lao động hạng Nhì
(2006). Nhiều cán bộ và tập thể của Trường được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại.
Tính đến năm 2006, có 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn
quốc, 2 nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 12 Nhà giáo nhân dân, 148 Nhà
giáo ưu tú
2: Đưa ra bảng câu hỏi điều tra
Phiếu điều tra thăm dò ý kiến về chương trình đào tạo của trường ĐHBKHN
Xin chào các bạn! Chúng tôi là nhóm sinh viên trường Bách Khoa Hà Nội khoa kinh
tế và quản lý, hiện chúng tôi đang tổ chức 1 chương trình nghiên cứu về định vị và tái định
vị thương hiệu Bách Khoa HN. Những ý kiến của bạn là cơ sở dữ liệu để chúng tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu này. Rất mong bạn điền đủ mọi thông tin trong phiếu điều tra. Chân
thành cảm ơn các đóng góp ý kiến của các bạn!
……………o…0…o……………
Họ và tên:
Lớp: Khoá:
Khoa:
1: Trước khi đăng ký dự thi tuyển sinh vào trường đại học Bách Khoa bạn đã được biết
những thông tin gì về trường không?
Vị trí trường Các khoa- ngành trường đào tạo
Điểm đầu vào Cơ sở vật chất trường
2: Bạn đăng ký dự thi vì lý do gì?
Do thực sự yêu thích Do bạn bè rủ
15
Theo sự mong muốn của gia đình Lý do khác
3. Bạn có hiểu biết gì về các chương trình đào tạo của trường Bách khoa trước khi thi hay
không?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
4: Bạn có được vào học đúng ngành nghề mà mình mong muốn không?
Có Không
5: Bạn có thích ứng được nhanh với môi trường học ĐH hay không?
Thích ứng nhanh Bình thường
Mất một kỳ Mất nhiều hơn 1 năm
6: Bạn có thấy các môn học phù hợp với thực tế không?
Rất phù hợp Phù hợp
Bình thường Không phù hợp
7: Bạn thấy chương trình học được ứng dụng, thực hành nhiều trong thực tế( có nhiều đợt
được đi thăm quan thực tế tại các cơ sở, nhà máy, công ty doanh nghiệp, thực hành
nhiều )
Nhiều Bình thường
Ít Rất ít
8: Theo bạn giảng viên ĐH có nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ sinh viên trong vấn đề học
tập, sinh hoạt hay không?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
9: Bạn có tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá, tình nguyện… của trường hay
không?
Thường xuyên Đôi khi
Ít Không bao giờ
10: Bạn thấy thư viện của trường và tài liệu ra sao?( cho điểm: 4 là rất đồng ý, 3 là đồng ý,
2 là bình thường, 1 là không đồng ý)
16
Phòng đọc và phòng tự học rất rộng, có nhiều tài liệu.
Thư viện rất sạch sẽ, thoáng mát,yên tĩnh.
Có hệ thống tra cứu và quản lý sách báo hiện đại.
Nhân viên thư viện phục vụ tận tình.
Luôn tìm được tài liệu cần tìm.
11: Bạn có thấy hài lòng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, thực hành
hay không?
Rất hài lòng Hài lòng
Bình thường Không hài lòng
12: Bạn có hài lòng với cách phục vụ của phòng đào tạo ko?
Rất hài lòng Hài lòng
Không hài long. Rất không hài lòng
13: Bạn thấy cơ sở vật chất của trường như thế nào?
Rất tốt và đầy đủ Đầy đủ nhưng chất lượng thì không tốt
Bình thường Không đầy đủ và toàn máy móc cũ
14: Theo bạn thì cơ sở vật chất của các trường sau được xếp hạng như thế nào(thang điềm 4
cho rất tốt, 3 tốt, 2 bình thường, 1 không tốt, kém)
Tên trư
ờng
1
2
3
4
ĐH Ngo
ại Th
ương
ĐH Bách Khoa
ĐH Công Nghi
ệp
ĐH Kinh T
ế Kỹ Thuật CN
ĐH Kinh T
ế Quốc Dân
ĐH Giao Thông V
ận Tải
15: Theo bạn thì chương trình đào tạo của các trường sau được xếp hạng như thế nào(thang
điềm 4 cho rất tốt, 3 tốt, 2 bình thường, 1 không tốt, kém)
17
Tên trư
ờng
1
2
3
4
ĐH Ngo
ại Th
ương
ĐH Bách Khoa
ĐH Công Nghi
ệp
ĐH Kinh T
ế Kỹ Thuật CN
ĐH Kinh T
ế Quốc Dân
ĐH Giao Thông V
ận Tải
16: Bạn thấy các chương trình ngoại khoá của trường ĐHBKHN so với các trường khác
như thế nào?
Tốt hơn rất nhiều Tốt hơn
Bằng Kém hơn
17: Nếu được lựa chọn lại thì bạn có muốn thi trường khác không và là trường nào? Vì sao?
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
18: Bạn có hài lòng về chất lượng đào tạo, chương trình học của trường không?
Nếu không hài lòng thì không hài lòng ở điểm nào?
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
19: Bạn có thấy tự hào khi mình là một sinh viên của trường đại học BKHN không? Vì
sao?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
20: Bạn hãy cho biết ý kiến riêng của mình vời phòng đào tạo nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo và chương trình giảng dạy?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
18
……………………………………………………………………………………………
3: Phân tích bảng câu hỏi và đưa ra kết luận
Sau đây là một số ý kiến của các bạn sinh viên trong trưòng mà nhóm đã thu thập
được.
Dựa vào biểu đồ ta thấy có tới 68% sinh viên không được vào đúng khoa mà mình
mong muốn và yêu thích. Do không được vào đúng khoa mà mình yêu thích thì các bạn sẽ
không có động lực học,thấy chán và thậm trí nhiều bạn bỏ hẳn học để thi trường khác hoặc
học lại 1 năm nữa. Có nhiều bạn xa sút chán nản không muốn học, dẫn đến kết quả không
cao.Chính vì thế mà từ năm 2010 trường lấy điểm đầu vào theo khoa, sinh viên được vào
ngay đúng khoa mình đã đăng ký.
Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy chỉ có 40% số sinh viên thi vào trường là do có mong
muốn được học tại trường. Mà chỉ khi sinh viên thực sự yêu thích thì mới say mê học tập
và nghiên cứu, cố gắng học tập hết mình. Khi đó, kết quả học tập mới tốt. Nhưng thực tế có
tới 60% sinh viên thi vào Bách Khoa là do bạn bè, gia đình….
19
Thường sinh viên phải mất 1thời gian để thích nghi với môi trường học tập mới vì
phương pháp, cách thức học ở cấp 3 và ĐH là khác nhau rất nhiều. Chính vì thế mà kết quả
học tập của các bạn sinh viên trong kỳ đầu tiên thường không cao. Vì vậy mà chúng tôi
nghĩ nhà trường và các thầy cô nên quan tâm, chú ý giúp đỡ sinh viên nhiều hơn.
Qua biểu đồ ta nhận thấy chương trình đào tạo của trường ĐHBKHN được đánh giá
sát với thực tế. Trường thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được thực hành
tại nhiều nơi khác nhau( nhiều môn học được thí nghiện tại trường như Cơ Khí, Hóa, Vật
Lý….)
20
Chúng ta nhận thấy mức độ hài lòng của các sinh viên về cơ sở vật chất của trường
phần lơn slà đầy đử nhưng chất lượng thì còn chưa tốt. Nhà trường cần thường xuyên kiểm
tra sửa chữa và mua thêm các trang thiết bị máy móc cần thiết.
Biểu đồ so sánh Trường ĐHBK với các trường khác
Qua biểu đồ ta thấy về mặt bằng cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, hoạt động ngoại
khoá của Bách Khoa là tương đối đồng đều. Cần cải thiện hơn nữa về vấn đề hoạt động
ngoại khoá
III. ĐỀ XUẤT, PHƯƠNG PHÁP LÀM TĂNG GIÁ TRỊ BÁCH KHOA VÀ KẾT LUẬN
Qua số liệu sơ cấp, thứ cấp thì ta nhận thấy rằng giá trị của trường ĐHBKHN ngày
càng giảm. Qua điều tra chúng tôi đã nhận thấy rằng nguyên nhân chủ yếu chính là:
21
Chất lượng quản lý: Hiện nay, ngành giáo dục nói chung và các trường đại học nói riêng
đều mắc bệnh thành tích, cán bộ hành chính làm việc không đúng giờ và thiếu tính nhiệt
tình, trình độ chuyên môn của các nhân viên hành chính chưa cao….
Chất lượng đào tạo: Các giảng viên trong trường đều có học vấn cao xong kỹ năng truyền
đạt chưa cao….
Chương trình đào tạo: các môn học mang tinh thực tế cao bên cạnh đó vẫn còn một số hạn
chế: trước kia sinh viên mới vào trường phải học đại cương 1 năm sau đó mới được phân
khoa. Do đó, khi vào chuyên ngành thì có một vài môn đại cương không cần thiết. Chăng
hạn như khoa kinh tế thì những môn công nghệ hóa, kỹ thuật nhiêt, vẽ kỹ thuật… là không
ứng dụng nhiều cho các môn học về sau cũng như công việc sau này.
Xu hướng hiện nay của các bạn trẻ là theo khối kinh tế…
Như đã phân tích ở trên chúng ta đã nhận thấy rằng giá trị của trường ĐHBKHN ngày
càng giảm so với những thời kỳ trước. Không những vậy chất lượng đào tạo của trường còn
chưa theo kịp đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo chúng tôi nhận thấy
muốn nâng cao chất lượng đào tạo hay nói cách khác làm thế nào có thể lấy lại giá trị và
ngày càng tăng thương hiệu Bách Khoa lên thì không chỉ cần thay đổi về cách quản lý,nhận
thức của ban quản lý của trường, giảng dạy của giáo viên mà cựu sinh viên, sinh viên….
cũng phải đóng góp vào công cuộc này.
Về mặt ban quản lý thì cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý để thực hiện mục
tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
Chuẩn đầu ra: trường nên lấy tỷ lệ chuẩn đầu ra với chuẩn đầu vào là tương đối nhỏ.
Tránh tình trạng tỷ lệ đó chênh lệch quá lớn vì nó gây ra lãng phí trong công tác giảng dạy,
chi phí khác…
Chương trình đào tạo: lên sát với thực tế, tránh học những môn không ứng dụng khi vào
chuyên ngành về sau. Trường thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá cho các sinh
viên để có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các trường khác….
Hiện tại trường đã và đang triển khai quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa
học với hơn 100 trường đại học và viện nghiên cứu, các công ty và các nước trên thế
giới.Tạo điều kiện cho sinh viên được học tập, đi thực tập làm việc nâng cao khả năng.
Đội ngũ giảng viên: tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên có cơ hội học tập nâng
cao khả năng chuyên môn( học cao học, nghiên cứu sinh, đề tài nghiên cứu của bộ….).
Thường xuyên tổ chức các buổi họp để các giảng viên mới học hỏi kinh nghiệm của các
bậc thầy đi trước. Nhà nước có chế độ ưu đãi cho các giảng viên. Giảng viên cần quan tâm
hơn tới các sinh viên, đặc biệt với sinh viên năm đầu. Giảng viên thường xuyên cập nhật
bài giảng mới sao cho phù hợp với thực tế hiện nay.
22
Hệ thống giáo trình, sách tham khảo, tình hình các phòng thí nghiệm, thực hành….:
thường xuyên cập nhật sách, máy móc…mới để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên.
Để nâng cao giá trị của Bách Khoa thì nhà trường cần tạo cho sinh viên thấy được Bách
khoa có chất lượng đào tạo tốt. Chính những sinh viên là những nhà marketing tôt nhất cho
trường.
Ngay cả trường thuộc "tốp 1" như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho biết mặt
bằng điểm thi không cao bằng năm trước. Theo Trưởng phòng Đào tạo Hoàng Minh Sơn,
điểm chuẩn của các ngành vào trường thấp hơn từ 16 - 21. Trường Bách Khoa là một trong
những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, là trường đại học trọng điểm quốc gia ở
Việt Nam.Trường đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư phục vụ cho các ngành công nghiệp và khoa
học kĩ thuật của Việt Nam. Giá trị Bách Khoa dần bị mất vậy là một sinh viên Bách Khoa
chúng ta phải cố gắng học tập, trau dồi kiến thức. Để sau này khi đi làm có kiến thức vững
vàng, hoàn thành tốt công việc được giao không hổ danh là sinh viên Bách Khoa.Không chỉ
sinh viên mà nhà trường cũng cần có sự thay đổi về nhiều mặt. Tỷ lệ sinh viên ra trường có
cơ hội tìm được việc làm và phù hợp với chuyên ngành đã được đào tạo cao. Đội ngũ cán
bộ giảng viên đều có trình độ sau đại học, số lượng giáo sư, phó giáo sư nhiều. Không
những vậy đội ngũ giảng viên đều có chuyên môn sư phạm, khả năng truyền đạt tốt và có
nhiều kinh nghiệm thực tế. Số lượng sinh viên được tuyển vào ngày càng nhiều nhưng
trong thực tế chất lượng đầu vào và đầu ra ngày càng giảm sút.