Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

dự án xây dựng nhà máy sản xuất amôn nitrat 200000 tấn năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.59 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT AMÔN NITRAT 200.000 TẤN/NĂM
GVHD: Th.s Trần Thiện Trúc Phượng
Thực hiện: Nhóm 7 – Lớp K08402B
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 12 năm 2011
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THAM GIA
DANH SÁCH NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THAM GIA
1. Võ Văn Chiến
1. Võ Văn Chiến
- K084020237
- K084020237


100%
100%
2. Nguyễn Thị Mỹ Dung
2. Nguyễn Thị Mỹ Dung
- K084020239
- K084020239


100%
100%
3. Nguyễn Thị Thùy Dung
3. Nguyễn Thị Thùy Dung
- K084020240
- K084020240




100%
100%
4. Nguyễn Duy Đạt
4. Nguyễn Duy Đạt
- K084020243
- K084020243


100%
100%
5. Võ Thị Hồng Hạnh
5. Võ Thị Hồng Hạnh
- K084020253
- K084020253


100%
100%
6. Đậu Thị Hồng My
6. Đậu Thị Hồng My
- K084020279
- K084020279


100%
100%
7. Nguyễn Đình Nam
7. Nguyễn Đình Nam

- K084020282
- K084020282


100%
100%
8. Nguyễn Thị Nhi
8. Nguyễn Thị Nhi
- K084020293
- K084020293


100%
100%
9. Trần Thị Hoàng Quyên - K084020300
9. Trần Thị Hoàng Quyên - K084020300


100%
100%
10. Hà Thương
10. Hà Thương
- K084020309
- K084020309


100%
100%
11. Nguyễn Thị Thanh
11. Nguyễn Thị Thanh

Thương
Thương
- K084020310
- K084020310


100%
100%
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
I. Project Organization Structure
Dự án Amon Nitrat 200.000 tấn/năm là dự án hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Chủ đầu tư: Tổng Công ty CN Hóa chất mỏ - TKV MICCO (thuộc Tập đoàn CN Than – KS
VN) và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí PVFCCo (thuộc Tập đoàn Dầu khí QG VN)
__________________________________________
1. Sơ đồ cấu trúc của Công ty
1.1. Sơ đồ cấu trúc của Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV (MICCO)
Page 3
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
Page 4
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
1.2. Sơ đồ cấu trúc của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo)
Page 5
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
Page 6
Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Phòng hành chính

Phòng hành chính
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
2. Sơ đồ cấu trúc dự án
Page 7
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
Page 8
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
Ban quản lý dự án gồm 1 trưởng ban và 3 phó ban:
- Nhóm kỹ thuật: 1 phó ban là trưởng nhóm này, nhóm chịu trách nhiệm chính về công
nghệ sản xuất, các thông tin về công nghệ, đề xuất lựa chọn công nghệ tối ưu, quản lý
các vấn đề về kỹ thuật khác.
- Nhóm mời thầu: 1 phó ban là trưởng nhóm này. Có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ thầu,
bán hồ sơ và mời thầu.
- Nhóm tài chính: chịu trách nhiệm quản lý tài chính trong suốt giai đoạn chuẩn bị và
chuyển giao thành phòng kế toán của nhà máy sau này.
- Nhóm tổ chức nhân sự và hành chính: trưởng nhóm này là trưởng ban quản lý dự án.
Nhân sự bao gồm 3 đến 4 người chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý và đào tạo nhân
sự, quản lý các công việc văn phòng, vận chuyển, ô tô, thông tin liên lạc, gửi và nhận
tài liệu, tổ chức bảo vệ và an ninh…
II. Scope of Work
1. Product Description:
Nhà máy Amôn Nitrat với dây chuyền sản xuất Amôn Nitrat 200.000 tấn/năm (Nitrat
Amôn, có công thức hoá học NH
4
NO
3
với hàm lượng Nitrat Amôn từ 98,5% trở lên tính theo
khối lượng thô). Nhà máy này là một khu tổng thể gồm các xưởng chuyên môn sản xuất Amôn
Nitrat được xây dựng trên Khu đất cạnh Cảng Cái Mép (diện tích dự kiến 40ha); với dây
chuyền công nghệ tiên tiến, hỗ trợ máy móc thiết bị mới hoàn toàn. Nhà máy sử dụng công

nghệ hiện đại của Đức và thiết bị từ châu Âu đảm bảo đồng bộ từ khâu sản xuất Axit Nitric
đến sản xuất Amôn Nitrat. Nguyên liệu chính cho sản xuất Amôn Nitrat theo hướng sử dụng
Amôniac lỏng.
Là kết quả của sự hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tổng mức đầu tư cho dự án là 159.960.040 USD, trong đó tổng chi phí đầu tư cho xây
dựng cơ bản là 139.964.471 USD, lãi suất vay là 6%.
Tỉ suất sinh lợi nội bộ của dự án IRR là 33,511%, giá trị hiện tại ròng của dự án
316.004.217 USD, hệ số trả nợ trung bình là 5,07.
Qua quá trình vận hành, dự án góp phần tăng ngân sách quốc gia cũng như địa phương
thông qua các sắc thuế. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Qua sự phát triển của
ngành sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, phân bón góp phần phát triển công nghiệp, nông
nghiệp với sự sử dụng nguồn tài nguyên trong nước một cách có hiệu quả. Tiết kiệm ngoại tệ
Page 9
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
phải nhập khẩu Amôn Nitrat hàng năm là khoảng 35,6 triệu USD/năm. Mang lại cơ hội việc
làm cho thêm khoảng 185 người. Cải thiện đời sống cho các đối tượng có liên quan. Tạo điều
kiện phát triển cho các khu vực thương mại khác.
2. Project Goals and Objectives
Dự án được lập ra nhằm xây dựng nhà máy sản xuất Amôn Nitrat đạt hiệu suất 200.000
tấn/năm; với hệ thống chuỗi nhà xưởng đặc thù, nhiều thiết bị chế tạo và công nghệ sản xuất
Amôn Nitrat phức tạp. Dự án dự kiến sẽ được hoàn thành trong 36 tháng kể từ khi hợp đồng
có hiệu lực.
Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý phải tận dụng triệt để các điều kiện
thuận lợi sẵn có nhằm đẩy nhanh giai đoạn lập tiến độ, thuyết minh và lựa chọn các dây
chuyền công nghệ chính. Để từ đó, việc thẩm định các công nghệ nhập khẩu, thiết bị mua sắm
và chế tạo, xây dựng và lắp đặt sẽ được thực hiện một cách hợp lý nhằm thu ngắn thời gian và
nâng cao hiệu quả dự án.
3. Project Specifications
Amoniắc

90.000 t/n
A.N hạt đặc, 100.000 t/n
A.N hạt xốp, 100.000 t/n
Nhà máy
Amon Nitrat
Page 10
Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Văn phòng TCT
Văn phòng TCT
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
Vị trí dự kiến xây dựng nhà máy ở trên khu đất rộng 40ha gần cảng Cái Mép – Bà Rịa
Vũng Tàu.
3.1. Mặt bằng:
Tổng mặt bằng được quy hoạch phù hợp với quy trình công nghệ và có diện tích xây
dựng một cách hợp lý, đã chú ý đến các điều kiện xung quanh nhà máy, chấp hành những quy
định thiết kế liên quan, kết hợp với vị trí địa hình, tổ chức giao thông thuận lợi, sử dụng quỹ
đất một cách hợp lý.
3. 1.1. Cơ sở hạ tầng chính:
Việc xây dựng nhà máy được phân chia theo từng khu chức năng tương ứng với tiêu
Page 11
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
chuẩn và dây chuyền sản xuất:
- Khu vực kho than: gồm 2 kho chứa than nhiên liệu và nguyên liệu.
- Khu vực lò hơi gồm: xưởng lò hơi và lò hơi khởi động.
- Khu vực sản xuất Amoniac gồm: khu nghiền than, khí hóa, chuyển hóa CO, rửa
Nitơ lỏng, rửa Rectisol, thu hồi lưu huỳnh , tổng hợp Amoniac, sản xuất Axit nitric,
sản xuất Amôn Nitrat , phân ly không khí, nhà nén khí tổng hợp và xưởng lò hơi.

- Khu sản xuất Urê gồm: phòng điều khiển trung tâm, khu tổng hợp Urê, tháp tạo hạt,
kho sản phẩm rời, khu vực đóng bao sản phẩm.
- Khu vực cấp điện và cấp thải nước gồm: trạm xử lý nước thô, trạm nước tuần hoàn,
trạm xử lý nước thải, trạm thu hồi dầu và trạm biến áp trung tâm.
- Những khu phụ trợ gồm: trạm xử lý nước nguồn, trạm khí nén, khu vực kho
Metanol và dầu nguyên liệu, kho chứa và làm lạnh Amoniac, bó đuốc …
- Khu vực kho gồm: kho chứa vật liệu cơ khí, kho vật liệu xây dựng, thiết bị, dầu và
hóa chất …
- Khu vực phía trước nhà máy gồm: nhà hành chính, phòng thí nghiệm trung tâm,
gara ô tô và trạm cứu hỏa.
Nhà máy được bố trí theo điều kiện tự nhiên tại địa điểm và theo nhu cầu của dây
chuyền sản xuất. Khu kho chứa than nguyên, nhiên liệu phải được đặt ở phía Tây. Đi theo
hướng Đông có khu nồi hơi, khu xử lý trung tâm, kho sản phẩm và khu đóng bao. Khu cung
cấp điện và xử lý nước của khu sản xuất được đặt ở hướng Bắc.
Những khu phụ trợ phải nằm ở phía Nam của khu sản xuất và bó đuốc nằm về phía Đông
Nam.
Cổng chính ở mặt trước nhà máy dùng cho bộ phận hành chính, cổng phụ để vận chuyển
nhiên liệu thô vào khu vực kho, vận chuyển sản phẩm từ kho ra, cho xe cứu hỏa và để vận
chuyển khí thải.
3.1.2. Các cơ sở hạ tầng khác:
- Phương tiện đáp ứng sinh hoạt:
Trong mỗi khu vực ở phân xưởng đều phải có buồng vệ sinh và nhà tắm, có một nhà tắm,
nhà vệ sinh chung ở khu vực hành chính. Có một phòng y tế chung ở trong nhà hành chính
dùng để sơ cứu, phòng thay quần áo và nhà ăn cho nhân viên của nhà máy.
- Đường trong nhà máy:
Đường trong nhà máy là đường 2 làn xe. Đường chính rộng 9m, đường phụ 6m. Đường
dành cho xe cứu hỏa và sửa chữa là 6m. Bán kính quay các đường nhỏ nhất là 9m.
Page 12
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
- Cây xanh cảnh quan:

Tỷ lệ chiếm đất của cây xanh khoảng 30%. Không trồng cây xanh ở các khu vực sửa
chữa, khu vực sản xuất và khu chịu ảnh hưởng của Amoniac lỏng. Để thỏa mãn các yêu cầu
sửa chữa và cứu hỏa, trong khuôn viên nhà máy sẽ trồng cây theo hàng. Mặt tiền nhà máy và
các công trình sẽ trồng các vườn hoa.
- Tường rào:
Tường rào mặt trước nhà máy bằng sắt tròn, các tường rào còn lại xây gạch hoặc hoa văn
bê tông đúc sẵn. Chiều cao tường rào là 2,2m.
- Nhà kho:
Kho hóa chất và dầu, kho cho đồ dùng văn phòng và thí nghiệm, kho phụ tùng, kho thiết
bị, kho thép và vật liệu xây dựng. Kho hóa chất và dầu dùng để chứa dầu, xút, chất xúc tác và
các loại vật liệu khác…
Các hóa chất được chứa trong các khoang khác nhau và việc điều chỉnh nhiệt độ và thông
gió sẽ được xem xét. Tất cả các nhà kho sẽ được trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy.
- Hệ thống thoát nước:
Nước thải sản xuất của toàn nhà máy được đưa tới trạm xử lý nước thải có công suất
50m
3
/h. Nước thải đã xử lý, nước rửa sàn và nước thải sinh hoạt được đưa tới hệ thống thoát
nước chung của toàn nhà máy.
Tổng lượng nước thải của toàn nhà máy khoảng 500m
3
/h.
Thoát nước mưa: Nước mưa toàn nhà máy được thoát ra bằng các mương dọc theo đường
giao thông.
- Các hạng mục ngoài tường vây:
Các hạng mục ngoài tường vây gồm: trạm bơm cấp nước, hệ thống cấp điện từ mạng
quốc gia vào nhà máy và từ nhà máy cho các hạng mục ngoài tường vây, hệ thống đường giao
thông bên ngoài nhà máy.
3.2. Cốt cao nhà máy:
Cốt cao của nhà máy được xác định phù hợp với địa hình của khu vực và yêu cầu sản

xuất, xác định cốt cao hợp lý của khu vực xây dựng để tiết kiệm khối lượng đào đắp, tránh lũ
Page 13
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
lụt và việc gom nước thải của nhà máy, xác định được độ dốc thoát nước mưa trong nhà máy
một cách hợp lý.
Cốt cao công trình được thiết kế ở +43.00m, tương đương với cốt cao trung bình của
khu vực được chọn. Cao độ nhà máy là từ +33.00 ÷ +53.00m.
Cốt cao đường giao thông được thiết kế từ +32.85 ÷ +52.85m, độ dốc ngang 1.5 ÷ 2%,
thỏa mãn yêu cầu thoát nước mưa. Nước mưa được thu về các rãnh, thông qua các cống ngầm
về các mương tiêu nước của nhà máy.
3.3. Sơ đồ nhà và nguyên tắc thiết kế nhà:
3.3.1. Thiết kế và cấu tạo nhà theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam:
- Các thành phần kiến trúc nhà được thiết kế theo yêu cầu của dây chuyền công nghệ,
việc vận hành và sửa chữa, theo đặc tính sản xuất hóa chất, chống cháy, chống nổ, chống ăn
mòn, chống bụi.
- Thiết kế nhà phải bền, kết cấu nhà phải bền vững, ổn định, chắc chắn và phải theo yêu
cầu đặc biệt của dây chuyền công nghệ.
- Thiết kế nhà thống nhất, thông thoáng.
- Mặt bằng lưới cột và kết cấu chịu lực của nhà phù hợp với kiến trúc hiện đại, có chọn
lọc và đồng nhất, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu công nghệ.
- Việc lựa chọn vật liệu kiến trúc tuân theo tiêu chuẩn, hiện đại với công nghệ mới, vật
liệu mới và kinh tế. Cố gắng sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương.
3.3.2. Thiết kế kiến trúc:
- Trong dự án này, tổng mặt bằng và các thành phần kiến trúc nhà phải được bố trí theo
lắp đặt thiết bị, vận hành sửa chữa và đảm bảo nguyên tắc vệ sinh an toàn, chống
cháy, chống nổ, chống ăn mòn, đẹp, đồng nhất và phù hợp với kiến trúc của những
nhà xung quanh.
- Nguyên tắc thiết kế kiến trúc chống cháy, chống nổ: theo cấp độ phòng cháy nổ của
các nhà xưởng và tiêu chuẩn an toàn lao động nói chung cho các nhà có loại kết cấu
mở, còn trong các nhà có kết cấu kín thì phải áp dụng tiêu chuẩn công nghệ, thông

thoáng và phòng cháy nổ kết hợp với tiêu chuẩn và quy phạm quốc gia.
- Nguyên lý thiết kế kiến trúc chống ăn mòn: có rất nhiều chất ăn mòn sinh ra trong quá
trình sản xuất, bởi vậy thiết kế kiến trúc chống ăn mòn theo nguyên tắc “phù hợp với
Page 14
MIC
CO
MIC
CO
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
NHÓM TỔ CHỨC NHÂN SỰ
NHÓM TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
tiêu chuẩn, các phương pháp xử lý khác nhau nhưng phải xem xét toàn diện, bảo vệ
những vị trí quan trọng” sao cho kiến trúc nhà được an toàn, hợp lý và kinh tế.
- Nguyên lý cấu tạo các phần của nhà:
Tường, bao che: xây gạch, kết cấu khung xây gạch rỗng, kết cấu bao che dùng tôn
sóng.
Cửa đi và cửa sổ: dựa trên nguyên tắc chống cháy và chống ăn mòn, cửa đi làm
bằng gỗ, cửa sổ làm bằng hợp kim nhôm ở nhà hành chính (nhà văn phòng, trung
tâm thí nghiệm, trung tâm điều khiển, nhà bảo vệ) và các nhà kho, cửa sổ làm bằng
thép ở các phân xưởng.
Nền và sàn: một số cấu tạo sàn chống ăn mòn, còn một số cấu tạo sàn bê tông, dùng
lớp bảo vệ bằng xi măng cho các phân xưởng chung, và lớp bảo vệ bằng bê tông cho
các nhà kho chịu tải trọng phân bố, dùng gạch chống trơn cho các sàn nhà hành
chính… sàn các tầng lát vữa xi măng hoặc gạch chống trơn.
Mái: thoát nước mái làm kiểu thông dụng. Mái lắp ghép dùng gạch rỗng để chống
nóng, mái bằng các tấm thép dùng cho kết cấu thép.
Hoàn thiện trong nhà: tường và trần ở phân xưởng dùng theo tiêu chuẩn, theo độ ăn
mòn của nhà.

Hoàn thiện bên ngoài: theo tiêu chuẩn hiện hành. Khí hậu Việt Nam rất ẩm nên
tường dễ bị thấm, rộp. Có thể ốp gạch hoặc sơn phía ngoài tường.
3.4. Tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng:
- Nhà của các xí nghiệp công nghiệp. Thông số hình học: TCVN3904-1984
- Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng. TCTK: TCVN4514-1988
- Xí nghiệp công nghiệp. Nhà sản xuất. TCTK: TCVN4604-1988
- Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng: TCVN4611-1988
- Quy tắc lập bản vẽ ống, đường ống và hệ thống đường ống: TCVN3745-1991
- Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trên bản vẽ tổng mặt bằng và mặt
bằng thi công công trình: TCVN4607-1988
- Số hiệu khí hậu sử dụng: TCVN4088-85
Page 15
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
- Địa chất thủy văn: TCVN4119-85
- Quy chuẩn XDVN (tập I, II, III): 682/BXD-CSXD
- Tải trọng tác động: TCVN2737-95
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép: TCXDVN356:2005
- Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế: TCXDVN338:2005
- Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép: TCVN5573-91
- Kết cấu xây dựng và nền – Nguyên tắc cơ bản về tính toán: TCXD 40-1987
- Thép tấm và thép băng phủ nhôm/kẽm nhúng nóng: TCXDVN7470:2005
- Móng cọc: TCXDVN205-98
- Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục:
TCXDVN269:2002
- Thiết kế các công trình chịu động đất: TCXDVN375-2006
- Tiêu chuẩn thiết kế: thoát nước – mạng lưới bên ngoài công trình:
TCVN51-1984
- Tiêu chuẩn an toàn lao động: TCVN2287-78
- Nhà của các xí nghiệp. Thông số hình học: TCVN3904:1984
- Xí nghiệp CN. Tổng mặt bằng. Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN4514:1988

- Xí nghiệp CN. Nhà sản xuất. Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN4604:1988
- Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế: TCVN4054:2005
- Quy trình thiết kế áo đường cứng: 22TCN223-95
- Quy trình thiết kế áo đường mềm: 22TCN211-06
3.5. Công nghệ sản xuất:
Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat sử dụng công nghệ Uhde hiện đại của CHLB Đức và thiết
bị của các nước G7, Liên minh châu Âu đảm bảo đồng bộ từ khâu sản xuất Axit Nitric đến sản
Page 16
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
xuất Amôn Nitrat, tiên tiến, khả năng thu hồi năng lượng dư tối đa. Quy trình sản xuất bảo
đảm các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định hiện hành của Việt Nam, nhằm đạt được mục
tiêu sản xuất 200.000 tấn Amon Nitrat/năm, trong đóAmôn Nitrat hạt xốp 100.000 t/n và
Amôn Nitrat hạt đặc 100.000 t/n. Công suất này dự kiến sẽ thực hiện được vào năm 2018 –
2025. Nguyên liệu chính cho sản xuất Amôn Nitrat theo hướng sử dụng Amôniac lỏng.
Công nghệ Uhde là công nghệ trung hòa có áp (0,3Mpa), quá trình bay hơi/cô đặc thứ
cấp, sử dụng chính hơi sản phẩm của quá trình. Giai đoạn đầu của quá trình bay hơi/cô đặc sẽ
tận dụng hơi từ quá trình trung hòa để gia nhiệt. Giai đoạn sau sẽ sử dụng hơi 0,9Mpa từ bên
ngoài để gia nhiệt cho quá trình bay hơi, cô đặc. Một số thông số công nghệ chính của của
Uhde như sau:
T
T
Thông số
Nhiệt độ
làm việc
(°C)
Áp suất
làm việc
Mpa(g)
Nồng độ
1 Amôniac lỏng thô

12∼30 0,5∼1,6 ≥ 99.5%
2 Axit Nitric thô
∼30
0,3
55%∼60%
3 Phản ứng trung hòa
160∼170
0,1
Dung dịch AN
70%∼75%
4
Nồng độ dung dịch AN
(giai đoạn đầu)
160∼170
0,1
dung dịch AN ∼90%
5
Nồng độ dung dịch AN
(giai đoạn sau)
160∼170 ∼0,03 dung dịch AN ∼96%
Chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu, năng lượng (cho một tấn sản phẩm AN) như sau:
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Ghi chú
1 Amôniac tấn 0,213
2 Axit nitric tấn 0,789
3 Nước làm mát m
3
23
4 Hơi nước 0.7Mpa tấn 0,010
Page 17
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư

5 Điện kWh 3,8
4. Project Deliverables
Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat đạt hiệu suất 200.000 tấn/năm được xây dựng bao gồm hệ
thống 12 xưởng chính và các cơ sở hạ tầng phụ trợ khác được sắp xếp theo một quy trình
thống nhất đạt tiêu chuẩn châu Âu nhằm phục vụ việc sản xuất đạt công suất Amôn Nitrat
200.000 tấn/năm. Cụ thể gồm:
- Xưởng phân ly không khí: xưởng này chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm trung gian
là N
2
và O
2
cho các phân xưởng khác. Sản phẩm phải đạt được chất lượng và số lượng theo
yêu cầu công nghệ. Ngoài ra một phần sản phẩm N
2
và O
2
sạch còn dư của phân xưởng cũng
được bán như là một sản phẩm phụ của nhà máy.
- Xưởng khí hóa: là xưởng chịu trách nhiệm sản xuất ra khí than đảm bảo yêu cầu công
nghệ để cấp cho các công đoạn sản xuất tiếp theo.
- Xưởng chuyển hóa CO, xưởng rửa Rectisol, xưởng rửa nitơ lỏng: là những xưởng
chịu trách nhiệm chuyển hóa khí thô, tách lưu huỳnh, thu hồi lưu huỳnh và tách CO
2
để cung
cấp khí tổng hợp cho công đoạn tổng hợp ammoniac.
- Xưởng nén và tổng hợp Amoniac: là xưởng chịu trách nhiệm nén khí tổng hợp
ammoniac (là sản phẩm trung gian), chịu trách nhiệm lưu kho, vận chuyển, nén, làm lạnh
ammoniac và lưu kho ammoniac.
- Xưởng sản xuất Axit Nitric: là xưởng chịu trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm trung gian
là ammoniac từ kho chứa và làm lạnh ammoniac để sản xuất ra axit Nitric.

- Xưởng sản xuất Amôn Nitrat: là xưởng chịu trách nhiệm tiếp nhận các sản phẩm trung
gian là: ammoniac và axit Nitric từ kho chứa ammoniac, axit Nitric để sản xuất ra Amon Nitrat
sản phẩm.
- Xưởng Urê (tháp tạo hạt): là xưởng chịu trách nhiệm tiếp nhận các sản phẩm trung
gian là: ammoniac và khí CO
2
từ xưởng chuyển hóa CO, xưởng rửa Rectisol và tổng hợp
ammoniac để sản xuất ra Urê sản phẩm.
- Đóng gói Urê và kho sản phẩm (kho bốc hàng, kho đóng gói hàng, kho chất hàng, cầu
đỡ, trạm vận chuyển): là xưởng chịu trách nhiệm đóng bao, lưu kho và vận chuyển sản phẩm
từ kho ra các phương tiện vận chuyển.
Page 18
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
- Kho chứa Amon Nitrat: là xưởng chịu trách nhiệm đóng bao, lưu kho và vận chuyển
sản phẩm từ kho ra phương tiện vận chuyển.
- Xưởng lò hơi và trạm phát điện (xưởng lò hơi, giá đỡ lọc bụi điện, trục hành lang;
phòng điều khiển điện, ống khói; trạm phát điện, kho than, cần trụ đỡ, cột đỡ; trạm vận
chuyển; thùng chứa đá vôi): là xưởng chịu trách nhiệm cung cấp điện, cấp hơi cho yêu cầu
công nghệ của các xưởng khác trong nhà máy.
- Các xưởng phụ trợ khác: chịu trách nhiệm cung cấp nước, và xử lý nước thải, cung
cấp khí nén… Ngoài ra xưởng còn phụ trách thu hồi sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất
như đóng chai CO
2
, lưu kho và vận chuyển các sản phẩm phụ như O
2
, N
2
và lưu huỳnh thu hồi
được trong quá trình sản xuất.
Trạm xử lý nước thô (bể phản ứng, bể nước cứu hỏa, trạm bơm nước, bể lọc, bể thu);

trạm nước mềm (trạm nước mềm, phòng điều khiển); trạm nước làm lạnh tuần hoàn (tháp làm
lạnh nước, bể chứa nước); trạm xử lý nước thải (nhà phụ trợ, bể phản ứng, bể điều hòa); các
trạm biến áp; trạm đóng chai N
2
, O
2
, CO
2
; trạm khí nén; trạm thu hồi dầu; trạm cứu hỏa. Kho
chứa và làm lạnh Amoniac; kho dầu và hóa chất; kho trang phục bảo hộ lao động và dụng cụ;
kho thiết bị; bó đuốc; lò hơi khởi động (nhà nồi hơi, trạm bơm dầu, ống khói).
Ngoài ra còn có nhà hành chính và trạm thông tin liên lạc; phòng thí nghiệm trung tâm,
trạm bảo vệ môi trường; trung tâm điều khiển; gara ôtô; nhà bảo vệ.
Mỗi bộ phận này đảm nhiệm cho những nhiệm vụ riêng biệt nhưng cùng thống nhất trong
quy trình sản xuất khoa học chung.
5. Business Case Document
5.1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Quyết định số 150/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc “Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2015,
định hướng đến năm 2025”.
Căn cứ vào chiến lược phát triển ngành Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2015, định
hướng đến năm 2025 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 89/2008/QĐ-
TTg ngày 07/07/2008, cùng với quy hoạch phát triển ngành điện có định hướng đến năm 2020
ban hành theo quyết định số 176/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004; Quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp VLXD Việt Nam đến năm 2010 theo quyết định số 115/2001/QĐ-TTg ngày
01/08/2001; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Xi măng đến năm 2010 có định
Page 19
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
hướng đến 2020 theo quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/05/2001, cũng như quy hoạch
phát triển ngành giao thông vận tải đến năm 2020.

Thực hiện văn bản số 2016/TTg-CN ngày 26/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư
xây dựng nhà máy Amôn Nitrat và giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam tổ
chức thực hiện. Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đã có quyết
định số 1084/QĐ-HĐQT ngày 13/05/2008 giao cho Công ty TNHH một thành viên công nghiệp
Hóa chất mỏ-TKV thực hiện nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà máy sản xuất Amôn
Nitrat công suất 200.000 tấn/năm.
5.2. Phân tích thị trường sản phẩm Amôn Nitrat trong nước
Hiện nay việc sử dụng Amôn Nitrat chủ yếu để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. Nguồn
Amôn Nitrat cho sản xuất hoàn toàn phải nhập khẩu phụ thuộc phía đối tác nước ngoài. Do đó
gây rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh vật liệu nổ trong ngành làm ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất kinh doanh chung trong Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt
Nam và các ngành kinh tế khác, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề dự trữ Quốc gia về
vật liệu nổ.
Đặc biệt trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân và đảm bảo an ninh quốc phòng, nhu cầu sử dụng Amôn Nitrat để
sản xuất thuốc nổ tại Việt Nam hàng năm tăng cao, do vậy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu này
ngày càng tăng.
5.2.1. Dự báo nhu cầu thuốc nổ công nghiệp
Trên cơ sở quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt thì nhu cầu sử dụng VLNCN dự báo cho một số ngành từ năm 2010 đến 2025 như
sau:
Chỉ tiêu Đ.vị
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2020
Năm
2025

Ngành than Tấn/năm 56.500 64.800 84.500 88.200
Ngành xi măng “ 16.400 25.000 28.000 32.500
Các nhà máy thuỷ điện “ 6.800 6.000
Sản xuất VLXD “ 34.000 62.000 66.000 81.300
Page 20
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
Các ngành khai khoáng “ 10.600 11.200 15.400 16.800
Xuất khẩu “ 1.700 16.300 17.100 20.000
Tổng cộng “ 126.000 205.000 210.500 238.800
Ngoài các nhu cầu trong nước nói trên, hiện nay một số Công ty của Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam đang triển khai hợp tác khai thác Khoáng sản với Lào, Campuchia,
Indonesia. Dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc nổ cho các thị trường lân cận từ năm 2010 đến năm
2015 khoảng 10.000 ÷ 30.000 tấn thuốc nổ mỗi năm.
5.2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng Amôn Nitrat
Nhu cầu sử dụng thuốc nổ công nghiệp là rất lớn, trong đó Amôn Nitrat là nguyên liệu
chính để sản xuất thuốc nổ (chiếm khoảng 90%), vật liệu nổ công nghiệp thường sử dụng cho
một số ngành đặc thù như than, xi măng, các nhà máy thuỷ điện Căn cứ vào tình hình sử
dụng trong những năm qua, dự đoán nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Amôn Nitrat
trong những năm tới như sau:
Chỉ tiêu Đ.vị
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2020
Năm
2025
Ngành than Tấn/năm 56.850 64.550 76.050 79.400

Ngành xi măng " 22.500 27.500 28.200 29.250
Các nhà máy thuỷ điện " 6.120 5.400
Sản xuất VLXD " 30.600 55.800 59.400 73.170
Các ngành khai khoáng " 9.540 10.080 13.860 15.120
Xuất khẩu (theo thuốc nổ) " 9.530 15.670 16.490 19.000
Tổng cộng Tấn/năm 121.740 185.000 194.000 215.040
Page 21
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
5.2.3. Phân tích và dự báo giá bán Amôn Nitrat trên thế giới và tại Việt Nam
a. Phân tích giá bán và dự báo giá bán Amôn Nitrat trên thị trường thế giới
Amôn Nitrat là sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và an
ninh quốc phòng. Sản phẩm này chủ yếu được sử dụng làm phân bón và vật liệu nổ công
nghiệp sử dụng trong khai thác mỏ, thủy điện, xi măng … Giá Amôn Nitrat trên thế giới phụ
thuộc chủ yếu vào các hoạt động thương mại tại các thị trường chính như Tây Âu, Mỹ, và
Liên Xô cũ. Bên cạnh đó, sự biến động của giá Amôn Nitrat trên thị trường phụ thuộc vào
các biến động giá của các mặt hàng chủ yếu như Amôniắc, dầu mỏ trên thế giới.
Trước khi có cơn bão giá dầu mỏ, Amôn Nitrat có giá (FOB) trung bình khoảng từ
300 USD/tấn đến 350 USD/tấn. Vào tháng 7, tháng 8 năm 2008 khi giá dầu mỏ tăng lên tới
147 USD/thùng thì giá Amôn Nitrat tại các thị trường chính như Tây Âu, Mỹ, và Liên Xô cũ
lên tới 800 - 900 USD/tấn.
Tuy nhiên cho đến nay khi giá dầu mỏ đã giảm xuống còn 40 - 47 USD/thùng và đang
có xu hướng tăng tới mức khoảng 50 USD/thùng thì theo dự báo của các tổ chức nghiên cứu
thị trường: trong một vài năm tới thị trường Amôn Nitrat thế giới sẽ bình ổn trở lại và giá
Amôn Nitrat (FOB) sẽ dao động ở mức 350 - 400 USD/tấn.
b. Phân tích và dự báo giá bán Amôn Nitrat tại Việt Nam
Nguồn Amôn Nitrat trường thị trường Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập
khẩu, trong đó phần lớn là nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong những năm gần đây, do nhiều
nguyên nhân khác nhau mà giá Amôn Nitrat đó tăng lên đáng kể.
Trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2007 giá Amôn Nitrat nhập khẩu vào
Việt Nam ổn định ở mức dưới 300 USD còn giá trên thị trường ở mức khoảng 350 – 370

USD/tấn. Mức tăng bình quân các năm trong giai đoạn này so với năm 2004 như sau: năm
2005 tăng 36,69%, năm 2006 tăng 29,81%, năm 2007 tăng 34,40%.
Đến năm 2008, giá Amôn Nitrat tăng mạnh so với năm 2007 nguyên nhân chủ yếu là do
giá dầu trong năm 2008 biến động mạnh và do Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu Amôn
Nitrat từ 100% nên 150%. Đến nửa cuối năm 2008, tuy giá Amôn Nitrat nhập khẩu đã hạ
nhưng vẫn tăng tới trên 109% so với cùng kỳ năm 2007. Giá Amôn Nitrat nhập khẩu tháng 12
năm 2008 của các doanh nghiệp tại Cảng Cái Lân – Quảng Ninh là khoảng 600 USD/tấn còn
giá trên thị trường ở mức khoảng 650 USD/tấn, giá nhập bình quân năm 2009 ở mức 380
USD/tấn
Giá nhập khẩu Amôn Nitrat bình quân từ năm 2005 đến năm 2009
Page 22
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
Đơn vị tính: USD/tấn
TT Tên hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Năm
2008
Năm
2009
1 Amôn Nitrat 298 283 293 615 380
2
Tỷ giá BQ
VND/USD
15.830 15.912 16.200 16.500 17.500
• Dự báo giá Amôn Nitrat trên thị trường Việt Nam giai đoạn sau năm 2009
Trong tương lai Việt Nam có thể chủ động sản xuất được các sản phẩm Amôn Nitrat, để
đảm bảo tính cạnh tranh thương mại với các sản phẩm ngoại nhập, dự kiến giá bán sẽ phải
thấp hơn so với giá nhập khẩu khoảng 2 – 5% (tùy từng thời điểm và chính sách của từng
doanh nghiệp). Giá bán Amôn Nitrat dự kiến của Dự án là 350 USD/tấn (chưa có VAT), trượt
giá hàng năm là 2%/năm. Đây sẽ là giá bán sản phẩm được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài
chính của Dự án này.

5.3. Hiện trạng công nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ
Amôn Nitrat là sản phẩm hàng hoá hạn chế kinh doanh do Nhà nước thống nhất quản lý.
Các đơn vị, doanh nghiệp muốn kinh doanh, sử dụng và sản xuất Amôn Nitrat phải được Nhà
nước cấp phép.
Hiện nay chỉ có nhà máy Z195 của Bộ Quốc Phòng được cấp phép sản xuất Amôn Nitrat
cho các nhu cầu của quân đội với sản lượng dự kiến khi đi vào hoạt động là khoảng 20.000
tấn/năm.
5.4. Kết luận
Căn cứ vào nhu cầu dự báo Amôn Nitrat của Ngành VLNCN Việt Nam; phân bón và Hóa
chất thì nhu cầu Amôn Nitrat được tăng dần từ 121.000 tấn/năm năm 2010 đến 125.000
tấn/năm vào năm 2012 và đến năm 2015 nhu cầu Amôn Nitrat là 185.000 tấn/năm. Toàn bộ
lượng Amôn Nitrat hoàn toàn phải nhập khẩu. Do đó việc đầu tư xây dựng một nhà máy sản
xuất Amôn Nitrat tại thời điểm 2010 là hết sức cần thiết. Việc đảm bảo được nguồn cung của
nguyên liệu cho vật liệu nổ công nghiệp này sẽ không những sẽ giúp Ngành VLNCN, ngành
sản xuất phân bón và hóa chất chủ động được nguyên liệu để sản xuất mà còn góp phần đảm
bảo an ninh quốc phòng.
Việc dự án được phát triển thành công sẽ là một bước thúc đẩy quan trọng đối với ngành
Page 23
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
công nghiệp nói chung của Việt Nam:
• Xây dựng và phát triển Ngành VLNCN trở thành một Ngành công nghiệp tiên tiến từ khâu sản
xuất nguyên liệu cơ bản đến khâu sản xuất VLNCN, cung ứng và phục vụ dịch vụ nổ hoàn
chỉnh, đảm bảo các yêu cầu an toàn, tiện dụng, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm
bảo trật tự an toàn xã hội.
• Chủ động cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất thuốc nổ trong cả nước và ổn định lâu
dài đối với công nghiệp sản xuất VLNCN tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc
dân về VLNCN và xuất khẩu trong khu vực.
• Tận dụng nguồn nguyên, nhiên liệu sẵn có (Amoniac) để giảm chi phí đầu tư, hạ chi phí giá
thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh.
• Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội cho các

địa phương liên quan.
6. Any Supporting Documents
6.1. Tiêu chuẩn của sản phẩm Amôn Nitrat được sản xuất
Sản xuất Amôn Nitrat: 200.000 tấn/năm trong đó dự kiến:
- 100.000 tấn/năm hạt xốp.
- 100.000 tấn/năm hạt tinh thể. Có thể điều chỉnh lượng theo thực tế nhu cầu thị trường
khi nhà máy đi vào vận hành.
Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Amôn Nitrat dạng hạt xốp:
STT Các chỉ tiêu Yêu cầu
1 Độ tinh khiết, % (theo khối lượng khô)
≥ 98,5
2 Khả năng hấp phụ dầu, % khối lưọng
≥ 7
3 Cỡ hạt (1,0 - 2,0 mm), % khối lượng
≥ 95
4 Độ bền cơ học, g/mm
2
96 - 153
5 Khối lượng riêng, g/cm
3
0,79 ÷ 0,83
6 Độ ẩm, % khối lượng
≤ 0,3
7 Cặn không tan trong nước, % khối lượng
≤ 0,15
8 Độ pH ( dung dịch 10%)
4,5 ÷ 5,5
Page 24
Bài tập PS4 Môn Thẩm định và Quản trị dự án đầu tư
Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Amôn Nitrat dạng tinh thể, dạng hạt:

STT Các chỉ tiêu Yêu cầu
1 Độ tinh khiết, % (theo khối lượng khô)
≥ 99,0
2 Độ Axit ((Tính theo Axid Nitric), % ≤0,02
3 Độ ẩm, % khối lượng
≤ 0,3
4 Cặn không tan trong nước, % khối lượng
≤ 0,15
5 Độ pH ( dung dịch 10%)
4,5 ÷ 5,5
6.2. Quy chế quản lý Amôn Nitrat hàm lượng cao (Ban hành kèm theo Quyết định
số 10/2006/QĐ-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về quản lý các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển,
bảo quản và sử dụng Nitrat amôn hàm lượng cao (gọi tắt là Nitrat Amôn, có công thức hoá học
NH
4
NO
3
với hàm lượng Nitrat amôn từ 98,5% trở lên tính theo khối lượng thô) áp dụng cho
các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản và sử dụng Nitrat amôn
trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đầu tư sản xuất Nitrat amôn
1. Doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất Nitrat amôn phải thực hiện thủ tục đầu tư theo
quy định của Nhà nước về đầu tư như đối với vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN).
2. Doanh nghiệp sản xuất Nitrat amôn chỉ được đưa dây chuyền sản xuất Nitrat amôn vào hoạt
động trên cơ sở Quyết định của Bộ Công nghiệp, khi có đủ các điều kiện sau:
a/ Có đăng ký kinh doanh.
b/ Có đủ hồ sơ công trình theo quy định về Quản lý đầu tư của Nhà nước.

Page 25

×