32
thích hợp, đáp ứng thị trường nước ngoài, các yếu tố cần thiết trong đổi mới
cơ cấu phù hợp với vốn, kỹ thuật công nghệ và thị trường.
Theo tinh thần đó, cần xem xét việc gì có thể làm được sớm cần làm
trong thời gian ngắn nhất, như việc chế biến nông sản chẳng hạn, không cần
vốn lớn chỉ cần thị trường chấp nhận và có lợi thấ so sánh, có lãi, nên có thể
làm trước.
Việt Nam đã tham gia AFTA như đã trình bày có tác đọng mạnh mẽ
đến toàn Bộ Thương Mại, đầu tư cơ cấu sản xuất và cả toàn bộ qua trình
phát triển kinh tế của Việt Nam.
Xem xét trên khía cạnh một doanh nghiệp tác động của AFTA là xem
xát về khả năng cạnh tranh ở trong nước, thị trường ASEAN và thị trường
ngoài ASEAN từ những cơ hội và thách thức mà AFTA mở ra.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY GIẦY THUỴ KHUÊ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
AFTA
I. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Giầy Thụy Khuê.
1.1. Lịch sử hình thành.
Công ty Giầy Thụy Khuê là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở
công nghiệp – Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ là: sản xuất và kinh doanh
mặt hàng giày dép các loại.
Địa chỉ của Công ty Giầy Thụy Khuê được đặt ở 2 nơi:
* Văn phòng giao dịch của công ty: Số 152 phố Thuỵ Khuê Hà Nội.
* Cơ sở sản xuất: Khu A2 xã phù diễn – huyện Từ Liêm – Hà Nội.
* Việc đặt văn phòng và cơ sở sản xuất của công ty ở những vị trí khác
nhau rất thuận lợi cho việc giao dịch, tiêu thụ sản phẩm của công ty, cũng như
việc thu hút nguồn nhân lực dồi dào của các vùng lân cận và làm việc tại công
ty. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh các loại giày
dép phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể khái quát như sau:
33
Tiền thân của công ty là xí nghiệp quân nhu X3, ra đời vào tháng1/1957
chuyên sản xuất giầy vải và mũ cứng cung cấp cho bộ đội, trải qua chặng
đường gần nửa thế kỷ, lúc nhập vào (1978) từ xí nghiệp X30 thành xí nghiệp
giày vải thượng đình, doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp
chống mỹ cứu nước và xây dưng XHCN. Do nhu cầu phát triển của ngành
ngày 1/4/1989 một phân xưởng xí nghiệp của giày cvải thượng đình được
UBND thành phố Hà Nội cho tách ra thành Giày vải Thuỵ Khuê theo quyết
định số 93/QĐUB ký ngày 7/1/1989 của UBND thành phố Hà Nội.
Năm 1992 xí nghiệp chuyển tên thành Công ty Giầy Thụy Khuê với tên
giao dịch quốc tế Thuy Khue SHOES COMPANY ( JTK). khi mới tách ra
công ty có 650 ấn bộ công nhân viên, giá trị tài sản gồm có vốn cố định 256
triệu đồng và vốn lưu động là 200 triệu đồng bằng vật tư và bán thành phẩm.
Lúc đó có hai phân xưởng sản xuất, số nhà xưởng sản xuất hầu hết là nhà cấp
4 cũ nát, thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu, sản xuất chủ yếu bằng phương pháp
thủ công sản phẩm mỗi năm chỉ đạt trên dưới 400000 sản phẩm, phân lớn ra
công mũ giày cho liên Xô ( cũ ) và là sản phẩm cấp thấp.
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ
chế thị trường, hơn nữa là một doanh nghiệp trẻ mới được thành lập với đặc
thù nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giày dép là một mặt hàng dân dụng phụ
thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ, sức sống dân cư song
công ty vẫn không ngừng đổi mới đầu tư mua trang thiết bị máy móc hiện đại
để mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó Công ty Giầy Thụy Khuê rất
chú trọng tời nguồn nhân lực, công ty đã xác định lao động là yếu tố hàng
đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo chất lượng lao động
sẽ mang lại kết quả cao, số lương và chất lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất hiệu quả máy móc thiết bị của công ty. Do đó những năm
qua công ty không ngừng lớn mạnh cả về số lương và chất lượng. Hiện nay
tổng số lao động của công ty là 2156 người trong đó có 87% lượng lao động
trế khoẻ, có trình độ tiếp thu những công nghề sản xuất tiên tiến. Trong nhũng
năm gần đây công ty đã không ngừng nâng cao và cải thiện điều kiện làm
việc. Đối với các phòng ban và nghiệp vụ nhân viên được làm việc trong điều
kiện khá tốt. Có đày đủ thiết bị văn phòng kể cả hệ thống thông tin liên lạc,
từng phòng có gắn máy điều hoà nhiệt độ. Đối với công nhân sản xuất trực
34
tiếp được làm việc trong môi trường an toàn có đủ hệ thống chiếu sáng, quạt
máy và đủ m,áy móc chuyên dùng thay thế cho những công việc nặng nhọc.
Hiện nay công ty có 6 dây chuyền sản xuất và 20 0000m
2
nhà xưởng.
Về thu nhập của người lao động: đây là một trong những mục tiêu cơ
bản hàng đầu của công ty. Trong những năm gần đây công ty không ngừng
nâng cao và cải tiến đời sống người lao động, lương tháng bình quân năm
1995 là 404.000 đồng, năm 1996 là 460.000 đồng năm 1997 là 535.000 đồng
năm 1998 là 596.000đồng năm 1999 là 600.000 đồng.
Như vậy do chú trọng tới việc đầu tư máu móc thiết bị hiện đại và
không ngừng phát triển nguồn nhân lực của mình, nên từ chỗ công ty chỉ sản
xuất được mặt hàng giày dép cấp thấp chủ yếu têu thụ thị trường nội địa, đến
nay sản phẩm của công ty đa dạng phong phú về màu sắc, chủng loại , chất
lượng sản phẩm được nâng cao, khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm từ
chỗ công ty có rất ít khách hàng nhất là khách hàng nước ngoài thì đến nay
sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nơi trên thị trường thế giới như thị
trường EU , úc, Bắc mỹ
* Tài sản Công ty Giầy Thụy Khuê:
Với quá trình phát triển như vậy tính đến năm 2000quy mo sản xuất
kinh doanh của công ty là:
- Tổng số vốn kinh doanh 32198725000 đồng.
- Vốn ngân sách cấp: 11271321080đồng.
- Vốn vay 19269187000đồng.
- Vốn tự bổ sung :1658217000đồng.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty:
1.2.1. Chức năng
Công ty Giầy Thụy Khuê ( JTK) có chức năng chính là sản xuất kinh
doanh các loại giày dép và một số mặt hàng khác ù cao su phục vụ do tiêu
dùng và xuất khẩu. Ngoài ra công ty còn có chức năng kinh doanh xuất nhập
khẩu trực tiếp theo giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 2051081 cấp
ngày 18/12/1992. Phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty là:
* Xuất khẩu: các loại giày dép và mặt hàng công ty sản xuất ra.
* Nhập khẩu: vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá
trình sản xuất của công ty.
35
Công ty thực hiện ché độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy
thu bù chi, khai thác các nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của dất nước đẩy
mạnh hoạt động sản xuất tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng
và phát triển kinh tế.
1.2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.
Công ty Giầy Thụy Khuê có vai trò quan trọng trogn sự nghiệp xây dựng thủ
đô Hà Nội và ngành giày dép Việt Nam. Nhiệm vụ của công ty được thể hiện:
- Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân
thủ ngiêm chỉnh các quy định của luật pháp.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề
xuất với Sở Công nghiệp Hà Nội giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Tuân thủ luật pháp nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập
khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng
mua bán ngoại thương và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn
vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư vào hoạt động đổi mới trang thiết bị tự
bù đắp chi phí, tự cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh
doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước nghiên cứu thực
hiện có hiệu quả nâng cao các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm do
công ty sản xuất ra, kinh doanh làm tăng sức cạnh tranh và mở rộng doanh
thu tiêu thụ.
- Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của đất
nước.
1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của thị
trường và để phù hợp với sự phát tiển của mình, công ty đã không ngừng
nâng cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay bộ máy tổ chức quản
lýcủa công ty được chia làm 3 cấp : Công ty, Xưởng- Phân xưởng sản xuất.
36
Hệ thống lãnh đạo của Công ty bao gồm Ban giám đốc và các phòng ban
nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo quản lý.
-Ban giám đốc gồm :
+Tổng giám đốc .
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh.
- Hệ thống các phòng ban bao gồm.
+ Phòng tổ chức
+ Phòng tài vụ kế toán
+Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Phòng cung ứng vật tư
+ Phòng cơ năng
+ Phòng kỹ thuật
- Ba xí nghiệp:
+ Xí nghiệp giày xuất khẩu số I
+ Xí nghiệp giày xuất khẩu số II
+ Xí nghiệp giày xuất khẩu số III
- Một trung tâm thương mại và chuyển giao công nghệ: 152 – Tây Hồ –
Hà Nội .
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty là mô hình trực tuyến, chức năng.
Đứng đầu là Giám đốc Công ty sau đó là các phòng ban nghiệp vụ và sau là
các đơn vị thành viên trực thuộc.
37
2. Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn vừa qua.
Trong những năm gần đây công ty đã đạt được nhiều thành công đáng
khích lệ. Công ty đã không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số
lương lẫn chất lượng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây.
Bảng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty JTK:
So sánh
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
1997 1998 1999 2000
00/9
9
99/9
8
98/9
7
38
1. Tổng số
sản phẩm
sản xuất
1000
đôi
2416
3266
4117 5171 25,6 35,21
20,42
2.Tổng
doanh
thu
Tr.
đồng
56.097
73.500
85.995
101.904
18,5 17,00
31,02
3. Tổnh
chi phí
Tr.
đồng
50.289
66030
77396
92156,8
19,07
17,2 31,30
4. Doanh
thu thừa
Tr.
đồng
5808
7470
8599
9992,04
16,2 15,11
28,79
5. Doanh
thu xuất
khẩu
Tr.
đồng
54.199
71.800
84.000
96154,8
14,47
17,00
32,67
6.Nộp
ngân
sách
Tr.
đồng
930
1075
1247
1425,32
14,3 11,6 15,6
7. Lợi
nhuận
Tr.
Dồng
4878
6.395
7352
9747,28
32,58
14,96
31,09
8. Lao
động
Người 1636
1829
2156
2394
11,03
17,9 11,8
9. Thu
nhập
bình
quân
Đồng 535.000
569.000
600.000
700.000
16,06
11,4 16,3
10. Tỷ suất
lợi nhuận
doanh
thu
% 8,96 88,7 8,55 9,56
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2000 – 1997 JTK.
Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khố khăn, co hẹp
về tài chính, thị trường biến động , cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã
naqưng động trong việc thực hiện đường lối chính sách đúng đắn nên đã đạt
được những thành quả nhất định.
39
Qua biểu trên ta thấy trong 4 năm 97 – 2000 công ty đã phấn đấu thực
hiện chính sách các kết quả sản xuất kinh doanh như sau:
- Về sản lương sản phẩm sản xuất.
Năm 1998 vượt năm 1997 là 35,2% năm 1999 vượt năm 1998 là
20,4% và năm 2000 vượt năm 1999 là 0%. Như vầy, số lượng sản phẩm sản
xuất của công ty tăng nhanh qua các năm. Điều này cghững tỏ sức sản xuất
của công ty càng ngày càng được mở rộng . Có được thành tích này là do
công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến , thiết bị tăng dây
chuyền và người lao động sử dụng , thu hút thêm nhiều lao động mới vào làm
việc tại công ty.
- Về doanh thu: Qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản
phẩm sản xuất tăng nhanh mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các
năm 1998 tăng so với năm 1997 là 31,02%, năm 1999 tăng so với năm 1998
là 17% và năm 2000 so với năm 1999 là 18,5 %. Dièu này cho thấy sản phẩm
sản xuất của công ty ngày càng được khách hàng tiếp nhận hơn
- Về chi phí và lợi nhuận:
Trong năm 1998công ty đã tiết kiệm trong việc tiết kiệm chi phí để thu
mức lợi nhuận đạt 31,9% nhưng năm 1999 do ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác nhân làm cho mức lợi nhuận chỉ tăng 15% đến năm 2000 lợi nhuận của
công ty lại tăng và đạt 32,58%
- Thu nhập bình quân đầu người của công ty đã được cải thiện qua các
năm. Năm 1998/1997 tăng 16,39%, năm 1999/1998 tăng 11,4%, năm
2000/1999 tăng 16,66 %. Có được kết quả này là do công ty đã không ngừng
quan tâm tới lợi ích của các cán bộ công nhân viên trong công ty và đã sử
dụng đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động hăng say làm việc.
- Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty cho
nên việc tăng doanh thu xuất khẩu là một nhân tố tích cực để nâng cao hiệu
quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị
trường
Nhìn chung, các mặt hàng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
đều tăng qua các năm tuy tốc độ tăng không đều. Nhưng nhìn chung cũng đã
thể hiện được một sự phát triển của công ty.
40
3. Đặc điểm về mặt hàng giày.
Ngành giày là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục
vụ cho sản xuất vùa phục vụ cho tiêu dùng. đối tượng phục vụ của ngành giầy
rất rộng lớn bởi nhu cầu về loại sản phẩm của khách hàng rất đa dạng cho các
mục đích sử dụng sản phẩm giày là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
của mọi đối tượng khách hàng . Mặt khác sản phẩm giày phụ thuộc nhiều vào
mục đích sử dụng và thời tiết, do đó công ty đã chú trọng sản xuất những sản
phẩm chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao – công nghệ phức tạp giá trị kinh tế
của sản phẩm cao.
Sản phẩm chính của công ty là giày dép các loại dùng cho xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa ( % sản xuất làm ra dành cho xuất khẩu ) đây là mặt hàng
dân dụng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết khí hậu và mục đích sử
dụng của khách hàng .
Vì thế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và thị hiếu của
người tiêu dùng, công ty đã tung ra thị trường những mặt hàng giày dép chủ
yếu sau:
- Giầy vải cao cấp dùng để du lịch và thể thao.
- Giày vải nữ thời trang cao cấp.
- Giày da xuất khẩu cho các loại.
- Dép giả da xuất khẩu các loại.
Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như làm tốt các công tác
quản lý kỹ thuật nên sản phẩm của công ty có chất lượng tương đương với sản
phẩm
Của những nước đứng đầu châu Á.
Đặc điểm sản phẩm của công ty có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động
nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Đặc biệt sản phẩm của công ty
chủ yếu là xuất khẩu, đây là một đặc điểm có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Đặc điểm này được thể hiện qua
biểu sau.
Biểu: Kết quả xuất khẩu của Công ty Giầy Thụy Khuê.
41
42
4. Thực trạng về nhân lực:
Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh do đó công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu để sản xuất
kinh doanh. Nếu như đảm bảo chất lượng, số lượng lao động sẽ mang lại kết
quả cao vì yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến hiệu quả của
máy móc thiết bị, do đó trong những năm qua lực lượng lao động của công ty
không ngừng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng
Năm
Tổng số
CBCNV
Trình độ
đại học
( người )
Trình độ
trung cấp
( người )
Bậc
thợ
bình
quân
Số đào
t
ạo huấn
luyện
Số thợ
giỏi
( người )
1995 1200 14 32 2,1/6 645 64
1996 1420 39 48 2,6/6 1092 75
1997 1036 49 48 2,78/6 1085 88
1998 1029 62 46 2,83/6 1.216 132
1999 2156 80 76 2,9/6 1617 150
2000 2394 88 82 3,1/6 1783 167
Ngày mới tách ra số cán bộ công nhân viên của công ty chỉ có 650
người do nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố lao động, nhất là đối
với sản xuất giày nên số lương lao động của công ty không ngừng tăng lên.
43
Hiện nay tổng số lao động của công ty là 2394 người trong đó 88% lực lượng
lao động của công ty là những người trẻ khoẻ có kiến thức văn hoá, tiếp thu
tốt công nghệ sản xuất tiến tiến lao động trực tiếp của công ty là 2224 người
chiếm 92,9% tổng số lao động.
Hầu hết các công nhân viên của công ty đã qua lớp đào tạo dài hạn hay
ngắn hạn của ngành. Số công nhân có trình độ tay nghề bậc 6/7 là 126 người
chiếm 5,67%trình độ bậc 5/7 là 138 người chiếm 6,2% trình độ tay nghề 3/7
là 513 người chiếm 23,06%. Số còn lại là lao động thủ công đã qua lớp đào
tạo tay nghề từ 3 – 6 tháng do công ty tổ chức. Số lao động gián tiếp là 170
người chiếm 17,1 % trong đó 88 người đã tôt nghiệp đại học . Bậc thợ bình
quân của công ty qua các năm ngày càng tăng cao chứng tỏ chất lượng lao
động càng được chú ý dào tạo, huấn luyện và nâng cao.
Về nguồn lao động thì chủ yếu thu hut từ các nguồn sau:
- Từ các trường đại học trung học và chuyên nghiệp, về làm cho các
phòng ban tài chính, phụ trách kỹ thuật tai công ty.
- Con em các cán bộ công nhân viên trong ngành tuyển dụng vào làm
tại công ty.
- Tuyển qua các trung tâm giới thiệu việc làm
Về thu nhập của con người lao động trong công ty đã không ngừng
nâng cao và cải thiện đời sống người lao động. Lương thàng trung bình của
người lao động hàng năm 1995 là 403.000 đồng, năm 1996 là 500.000 đồng,
năm 1997 là 535.000 đồng năm 1998 là 596.000 đồng năm 1999 là 600.000
đồng năm 2000 là 700.000 đồng.
Như vậy do chú trong tới việc đầu tư máy móc và thiết bị hiện đại và
không ngừng phát triển nguồn nhân lực nên từ chỗ công ty chỉ sản xuất một
số sản phẩm cấp thấp chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa đến nay, sản phẩm
công ty rất đa dạng , phong phú về màu sắc chủng loại, chất lượng sản phẩm
được nâng cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín dụng, sản phẩm của
công ty đã có mặt ở thị trường khó tính trên thế giới.
5. Thực trạng về công nghệ.
Từ ngày tách ra thành một công ty làm ăn độc lập với những dây
chuyền cũ, lạc hậu không thích ứng với thời cuộc đứng trước tình hình đó ban
giám đốc công ty đã tìm ra phương hướng đi riêng cho mình, tìm đối tác làm
44
ăn, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hiện nay dây chuyền sản xuất
chủ yếu của công ty đều nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc phù hợp với điều kiện
sản xuất ở Việt Nam về kỹ thuật và sử dụng nhân công nhiều.
Đến nay công ty đã đầu tư 6 dây chuyền sản xuất, công suất 3.5 triệu
đôi/ năm trong đó gồm hai dây chuyền sản xuất giày dép thời trang, 4 dây
chuyền sản xuất giày thể thao, giày vải cao cấp xuất khẩu giày bảo vệ lao
động và các sản phẩm may mặc, cao su hoá. Đây là dây chuyền hoàn toàn
khép kín từ khâu may mũ, giày vào form; cắt gián “ 02” ( đường viền quanh
đế giày) , các dây chuyền có tính tự động hoá, trong công xưởng công nhân
không phải đi lại hệ thống chuyền chạy điều khắp nơi. Chính đặc điểm qui
định này trong công nghệ sản xuất giày đảm bảo hơn cho dây chuyền sản xuất
cân đối nhịp nhàng, cho phé p doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu
tố vật chất trong sản xuất, nhờ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công ty Giầy Thụy Khuê có thể
biểu diễn theo sơ đồ sau.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công ty Giầy Thụy Khuê.
Nguyên vật liệu
Cao su tự nhiên Nguyên liệu hoá chất Vải, mus, chỉ, oze
Sơ luyện Hỗn luyện Bồi, vải, mus
Ra hình
Cắt Cắt may
Dán mặt gò
Gò, dán, ép
In
Lưu hoá
Thu hoá
45
Quy trình sản xuất giầy có thể được hiểu như sau;
- Vải ( vải bạt, vải các loại ) đưa vào cắt may thành mũ giầy sau đó dập
Oze.
- Crêp ( cao su, hoá chất) đưa vào cán luyện , đúc dập ra đế giầy.
- Mũi giầy vải kết hợp với đế cao su hoặc nhựa tổng hợp để đưa xuống
gỗ lắp ráp , lònh mũi giầy để cho vào form giầy, quết kao vải để dán giầy, ráp
đế giầy và các chi tiết khác rồi đưa và gò.
- Gò mũi mang gót đế dán cao su làm phản giầy sau đó dán đường
trang trí lên giầy được sản phẩm giầy sống, lưu hoá trong 128 – 135
o
C được
giầy chín công đoạn cuối cùng là xâu dây giầy vào kiểm nghiệm chất lượng
và đóng gói.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1. Về mặt hàng.
Sau thời kỳ Liên Xô và các nước đông âu tan rã, công ty đã gặp rất
nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm trước đây chủ yếu là mũ, giầy
vải giầy bảo hộ.
Đòi hỏi đặt ra đối với công ty trong thời gian đó là rất lớn.
Thứ nhất là về công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất của công ty hết
sức lạc hậu. Mà trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt một
doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải tìm cách nhằm thoả mãn nhu cầu của
khách hàng một cách tối ưu. Muốn cạnh tranh thắng lợi thì chất lượng sản
phẩm phẩi tốt giá không quá cao có nghĩa là phải có giá thành thấp , để thực
46
hiện được điều này thì một điều kiện hết sức quan trọng là phải có công nghệ
tiên tiến . Nhiều giải pháp lớn được đề ra và thực hiện trong đó có giải pháp
về sản xuất kết hợp và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới về sản
xuất là biện pháp hàng đầu. Công ty đã hợp tác với các đối tác P.D.G củaThái
Lan, Arc của Hàn Quốc
Thứ hai, là nguyên vật liệu đầu vào ban đầu hầu hết các nguyên vật liệu
như vải cao su , nhựa, da ni lông , hoá chất được nhập khẩu từ bên ngoài .
đây là một khó khăn lớn cho công ty vì việc nhập các loại nguyên vật liệu từ
nước ngoài thừơng thì giá cao, phải phụ thuộc vào ngân hàng. Dần dần công
ty đã chuyển hướng khai thác nguồn nguyên vật liệu từ trong nước, từ các
công ty như :
- Công ty dệt 8/3.
- Công ty cao su sao vàng.
- Mặt lớp vạn thành
Thứ 3 là vốn sản xuất ban đầu công ty chỉ có 256 triệu đồng vốn cố
định và vốn lưu động có 200 triệu đồng bằng vật tư và bằng bán thành phẩm.
Cho đến nay tổng vốn kinh doanh của công ty lên đến 32.198.725.000
đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 12.929.538.000 đồng vốn vay
19.269.187.000 đồng .
Là một doanh nghiệp nhà nước nên hàng năm công ty cũng được nâng
cấp vốn dưới dạng cho vay với lãi suất ưu đãi.
Như vây, trong quá trình phát triển của mình công ty đã tạo ra được
những sự tiến bộ theo một hướng đi riêng chính điều này đã tạo nên đặc điểm
riêng về cả cơ cấu mặt hàng của công ty.
Mười năm phát triển cũng là một chặng đường khá dài đối với một
doanh nghiệp sản xuất, với hình thức chủ yếu là gia công xuất khẩu cho đối
tác nước ngoài , công ty đã dần xây dựng quan hệ tạo ra cho mình những
khách hàng truyền thống. Cũng chính vì hình thức kinh doanh chủ yếu là gia
công xuất khẩu nên cơ cấu mặt hàng của công ty được xây dựng trên cơ sở
khách hàng truyền thống.
điều này được hiếu theo cách khách hàng đưa ra những mẫu mã kiếu
dáng , yêu cầu về chất lượng đặt hàng cho công ty từ đó công ty xây dựng
47
nền cho mình cơ cấu mặt hàng để sản xuất và tiêu thụ trong nước và thị
trường ở nước khác.
2. Về thị trường.
Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giầy xuất khẩu công ty
giầyThuỵ Khuê đã bắt đầu coi trọng đến công tác phát triển thị trường cũng
như việc xác định mục tiêu của công tác đó. Thị trường xuất khẩu của công ty
khá rộng, công ty có quan hệ hơn 20 nước trên thế giới.
a. Thị trường xuất khẩu.
- Thị trường EU.
Đây là thị trường chính của công ty chiếm tỷ trong lớn đối với bạn
hàng thường xuyên là Đức, Anh, Pháp, Mỹ, trên thị trường này công ty đã
khẳng định được chỗ đứng của mình ngày càng đáp ứng được những đòi hỏi
khắt khe và thoả mãn nhu cầu của khách hàng quốc tế.
Biểu một số thị trường chủ yếu của Công ty.
Đơn vị tính 100USD:
Tỷ trọng Nước xuất
khẩu
1997 1998 1999 2000
97 98 99 200
1. Tây âu
4.514,35
5353,23
2628,84
7086,19
95,90
94,58
94,06
93,48
Đức 2.679
2877,28
3550,16
3969,11
95,90
94,58
53,61
52,36
Pháp 520,9
273,56
417,2
439,66
56,91
51,38
6,3
5,8
Anh 357,2
985,41
887,37
877,81
10,68
6,6
13,4
11,58
Ailen 286,7
516,76
557,59
660,26
7,59
17,41
8,42
8,71
Bỉ 129,25
135,58
207,27
225,14
6,09
9,13
3,13
2,97
Hà lan 258,5
280,73
341,71
391,15
3,39
2,36
5,16
5,62
áo 61,1
61,12
89,4
102,34
5,49
4,96
1,35
1,43
Bồ đào nha 28,2
36,22
41,72
47,76
1,29
1,08
0,63
0,67
Thuỵ sỹ 42,3
45,58
55,62
63,68
0,60
0,64
0,84
0,9
Phần lan 9,5
11,88
13,91
17,43
0,9
0,81
0,21
0,23
48
2. Thị
trường khác
192,7
306,77
393,36
494,24
0,2
0,2
5,94
6,52
Cana đa 51,7
202,06
237,74
273,65
4,1
3,57
3,58
3,61
Úc 141
104,71
132,31
212,25
3,00
1,85
2,3
2,8
Tổng cộng
4.707,05
5.660
6622,2
7580,43
100
100
100
100
Nguồn báo cáo thực hiện qua các năm của JTK.
Với 15 nước thành viên , EU là một thị trường lớn đối với sản phẩm
giầy mà công ty đang tiếp tục khai thác trong những năm gần đây sản phẩm
giầy của công ty xuất sang thị trường này tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng
lớn ( trên 90%) doanh thu xuất khẩu luôn đạt được mức tăng trưởng từ 1,4
đén 1,5 lần, trong đó thị trường ở đứ Anh, Pháp là ba thị trường lớn và
thường xuyên của công ty với giá trị khả năng xuất khẩu sang thị trường này
không ngừng tăng và mở rộng đặc biệt là thị trường Đức chiếm 52,10% sang
đến năm 1998 chiếm và tiếp tục tăng trong các năm 99 và 2000.
Hai thị trường Anh và Pháp vẫn là hai thị trường chủ yếu nhưn có xu
hướng giảm nhẹ. Thị trường Pháp năm 1997 chiếm 11,02% năm 1998 chiếm
6,6% năm 1999 chiếm6,3% và năm 2000 chiếm 11,6% tỷ trọng ở các thị
trường này có xu hướng giảm nhẹ là do công ty đang có xu hướng mở rộng
sang các thị trường mới như Hylap, Hà lan, Áo, công ty nắm bắt được
những đặc điểm của thị trường EU nên đã gia tăng thị phần ở thị trường này.
Đặc điểm của thị trường này là.
- Khi tham gia vào EU Việt Nam được hưỏng quy chế ưu đãi chung.
Theo quy định này, các hàng hoá của Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi
thuế quan theo hệ thống ưu đãi phổ cập của EU đây là thuận lợi lớn mà một
số quốc gia đứng đầu về sản phẩm sản xuất giầy như Hàn Quốc, Đài Loan
không có được.
EU là thị trường đầy tiềm năng có mức tiêu dùng giầy cao nhất thế
giới là 6 đôi / người / năm. Khu vực này có điều kiện khí hậu lạnh người dân
đã quen với việc sử dụng giầy hàng ngày. Mặt khác là do đặc điểm của sản
phẩm giầy luôn gắn bó với các trào lưu mốt, thời trang mà một số nước trong
khối EU là những trung tâm thời trang của thế giới nên thị trường này rất cao
đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao về mẫu mã và phù hợp.
49
- Thị trường Bắc Mỹ.
Ngoài EU, bắc mỹ cũng là một thị trường lớn của công ty đặc biệt
trong đó có Canada và Mỹ là hai thị trường có tiềm năng năm 1997 xuất khẩu
sang Cana đa chiếm 4,94% năm 1998 là 3,57% năm 1999 3,95% và sang năm
2000 tăng lên 3,61%. Đặc trưng đòi về giầy của dân chúng Mỹ trước hết là
các loại giầy thể thao giầy cho việc nghỉ ngơi thư giản , giầy tiện nghi. Tuy
nhiên khu vực thị trường lại đòi hỏi rất khắt khe với chất lượng mẫu mã của
sản phẩm.
Tháng 7/2000 Việt Nam và Mỹ đã ký hiệp định thương mại song
phương đây là cơ sở cho Việt Nam có thể có được quy chế toứi huệ quốc
(MFN) của mỹ, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có
doanh nghiệp thuộc gngành giầy da nên trong tương lai thị phần cho công ty ở
khu vực này sẽ tăng lên mạnh mẽ.
- Thị trường khác.
Ngoài ra công ty còn xuất sản phẩm của mình ra các nước Châu á và
Châu úc.
Khu vực Châu á được coi là khu vực năng động nhất thế giới với tốc độ
phát triển cao. Thị trường Châu á với số dân rất lớn nhưng mức tiêu dùng giầy
chưa cao 0,5 – 2 đôi / năm. Với các nước Châu á do điều kiện tự nhiên rất
giống với Việt Nam, mang truyền thống văn hoá á đông không cách xa nhau
lắm nên giảm được chi phí vận chuyển, hàng hoá của công ty xuất sang Châu
á có nhiều thuận lợi hơn. Song thị trường Châu á lại mang tính cạnh tranh
khốc liệt về mặt hàng giâỳ do có nhiều nước cùng sản xuất đặc biệt là Trung
Quốc, Đài loan, Hàn Quốc. úc cũng là một thị trường có quy mô của công ty
Năm 97 thị trường này chiếm 2,3% và năm 2000 chiếm 2,8%.
b. Thị trường trong nước.
Thị trường trong nước của công ty chưa phát triển mạnh vẫn thổi nổi
lượng giầy tiêu thụ của người dân hàng năm không cao, đối tác chủ yếu của
công ty là các công ty tại thành phố Hồ Chí minh. Trong nước hiện nay chưa
có rất nhiều công ty sản xuất giày dép như Thượng Đình, Thăng Long, Bittis
nên sự cạnh tranh khá mạnh trong tương lai công ty cần có chính sách đúng
để chiếm lĩnh thị trường trong nước.
50
III. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP AFTA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM VÀ ĐỐI VỚI CÔNG TY GIÀY DÉP THUỴ KHUÊ.
1. Tác động của doanh nghiệp Việt Nam.
1.1. Vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam.
a. Về mậu dịch.
Trong thời gian trước đây, Việt Nam chủ yếu luồn lách với các nước
Liên Xô cũ và đông âu. Hàng hoá xuất khẩu thường là nông sản thô thông qua
các nghệ địch thủ ký kết giữa các chính phủ. Toàn bộ kim ngạch xuất nhập
khẩu nằm trong tay các doanh nghiệp trong nước.
Tù khi thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986 số lượng các bạn
hàng buôn bán với Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Quan hệ thương mại Việt
Nam- ASEAN tăng mạnh với tốc độ khoảng 27%/ năm và ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong cán cân thương mại. Thương mại Việt Nam – ASEAN chiếm
1/3 kim ngạch ngoại thương của Việt Nam và trong đó xuất khẩu chiếm 1:4
và nhập khẩu chiếm 1/3. Quan hệ thương mạo trong khu vực vẫn nằm trong
tay các doanh nghiệp nhà nước .
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nông sản thô, thực
phẩm chiếm 48% nhiên liẹu chiếm 34% và các mặt hàng chế tạo 18% . Nghĩa
là khi tham gia vào CEPT, các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng ưu đãi về
thuế ít hơn các doanh nghiệp các nước trong khu vực.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN bao gồm Dỗu thô,
đậu, cao su, chè ngô, hạt dièu, tiêu, rau quả tươi, thuỷ sản, thép, gỗ, thiếc,
hàng thủ công, như vậy trong số các sản phẩm này có rất ít các sản phẩm
được coi là hàng công nghiệp chế biến , mặt hàng được ưu đãi thuế quan ở
mức cao và tiến hành nhanh nhất. Các nh này chỉ có tính chất bổ sung cơ cấu
kinh tế của các quốc gia ASEAN chứ không có vị thế cạnh tranh thực sự.
Khoảng cách giữa mức thuế hiện hành và mức thuế dưới 5 % sau khi
thực hiện AFTA. đối với những mặt hàng công nghiệp chế biến nmà doanh
nghiệp Việt Nam có thể tăng cường trong tương lai gần như đồ nhựa, da, cao
su, dệt may, đá quý, Mức độ cạnh tranh giữa các hàng hoá của ASEAN trên
thị trường nội địa sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn khi AFTA được thực hiện
đầy đủ.
51
Đối với quan hệ thương mại Việt Nam và giữa các nước ngoài ASEAN
thì lợi ích thu được đối với doanh nghiệp sản xuất là giảm giá thành sản xuất
nhờ mua được vật tư đầu vào vopứi giá hạ hơn từ các nước ASEAN góp phần
tăng cường khối lượng hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên các nước ASEAN cũng
xuất khẩu ra thị trường thế giới những sản phẩm tương tự Việt Nam cho nên
họ cũng tăng sức cạnh tranh khi gia nhập AFTA.
b. Về sản xuất.
Như đã đề cập ở trên, hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu ở Việt Nam
chỉ chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu, một con số rất khiêm tốn nếu
đem so sánh với các con số tương ứng với các nước ASEAN khác. Các mặt
hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam hầu như chưa có mặt trên thị trường
ASEAN, ngược lại hàng hoá công nghiệp chế tạo ASEAN đã thâm nhập khá
sâu sắc vào trong số 15 nhóm hàng giảm thuế nhanh các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời gian tới khó có thể có sản phẩm để xuất khẩu. Hàng hoá do
các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất vẫn chưa có chất lượng được tin cậy, lại
vừa chưa gây được ấn tượng vì hình thức kiểu dáng.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh ở những ngành sử dụng
nhiều lao động do tiền lương ở Việt Nam tương đối thấp hơn so với các nước
ASEAN khác. Tuy nhiên sản phẩm của các ngành này lại không được tiêu thụ
chủ yếu ở ASEAN mà xuất sang các nước thuộc khu vực khác. Do vậy việc
tham gia AFTA chưa có tác động quan trọng đến các doanh nghiệp sử dụng
người lao động.
1.2. Những cơ hội và thách thức của hội nhập AFTA đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.
a. Cơ hội.
- Thứ nhất, tham gia vào AFTA sẽ tạo sức ép được buộc doanh nghiệp
Việt Nam phải tự đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, tích cực áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ và cung cách
làm ăn mới, hơn nữa gia nhập AFTA cũng bắt buộc, khuyến khích các doanh
nghiệp Việt Nam tập trung vào những ngành được hưởng ưu đãi và ngừng sản
xuất những mặt hàng không đủ sức cạnh tranh. Sức ép to lớn từ phía AFTA
đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đuổi kịp và vượt các nước ASEAN
52
về chất lượng, mẫu mã giá cả hàng hoá trong vòng 5 – 8 năm, nếu không sẽ
phá sản và trao thị trường Việt Nam cho đối thủ trong khu vực.
Thứ hai, Các doanh nghiệp Việt Nam có thể hạ giá thành sản phẩm do
mua được những nguyên liệu đầu vào rẻ hơn. đây là cơ hội không dễ có được
đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Những khó khăn do khan hiếm nguyên
vật liệu sẽ bị loại bỏ khi gia nhập AFTA, nếu các doanh nghiệp Việt Nam tận
dụng tốt cơ hội này họ có thể vượt lên cạnh tranh tôt với các đối thủ trong khu
vực.
Thứ ba, Doanh nghiệp Việt Nam sẽ trải qua quá trình sàng lọc tự nhiên
thông qua cạnh tranh quốc tế. Những doanh nghiệp Việt Nam xưa nay làm ăn
thua lỗ nhưng vẫn được trợ cấp sẽ nhanh chóng bị thay thế bới những doanh
nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng . Nền sản
xuất trong nước sẽ hiệu quả hơn và thích ứng hơn đối với điều kiện quốc tế
thay đổi.
b. Thách thức.
- Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang sử dụng những công nghệ
lạc hậu, cũ kỹ sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lợi từ những sản phẩm có công
nghệ tương đối cao của ASEAN. Không loại trừ một số trường hợp hàng hoá
Việt Nam sẽ bị đánh bật ngay trên thị trường Việt Nam.
- Tham gia AFTA có nghĩa là nhà nước Việt Nam phải từ bỏ các khoản
thu ngân sách nhất định do giảm thuế nhaạo khẩu và giảm thu năng suất có
thể ảnh hưởng ngay lập tức tới các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành
sản xuất mang tính chiến lưọc đang được trợ cấp.
2. Tác động đối với Công ty Giầy Thụy Khuê.
a. Về nguồn nguyên liệu.
Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm, chất lượng
sản phẩm góp phần vào việc làm hạ giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu của công ty bao gồm rất nhiều loại như vải, cao su,
nhựa, da , ni lon, hiện nay phần lớn hoạt động sản xuất giày dép cuả công
ty là làm hàng gia công cho nước ngoài nên nhiều loại nguyên liệu hóa chất
đều phải nhập từ nước ngoài vào.
53
Bên cạnh việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài vào , Công ty
còn khai thác nguồn nguyên vật liệu ở trong nước thông qua các doanh nghiệp
sản xuất trong nước.
Những năm gần đây dây vải sợi trong nước đã có nhiều tiến bộ về chất
lượng đãb đáp ưngs được phần nào vải sợi có chất lượng cao để phục vụ hàng
xuất khẩu.
Các công ty đã hợp tác chặt chẽ với các công ty như.
+ Công ty dệt 8/3, công ty dệt kim Hà Nội, công ty dệt 19/5.
+ Công ty cao su sao vàng.
+ Mút xốp vạn thành.
+ Đế đức sơn.
+ Tổ hợp dệt tân thành.
Các công ty này tuy đã đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng , chất
lượng, nhưng còn một số điểm tồn tại như đôi khi còn chậm chạp, giá cao,
chưa theo kịp sự thay đổi của mốt giầy.
Ngoài nguồn nguyên vật liệu trong nước. Công ty còn nhập một số
lượng lớn các nguyên vật liệu ở nước ngoài. Việc phải nhập nguyên liệu từ
nguồn nước ngoài do nhiều nguyên nhân bắt buộc công ty phải nhập như là:
- Do yêu cầu của chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu, vì vậy phải nhập
khẩu nguyên vật liệu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Do nguồn nguyên vật liệu trong nước chưa đáp ứng đủ số lượng và
chất lượng nguyên vật liệu.
Biểu cơ cấu nguyên vật liệu nhập ngoại.
Tên hàng 1997 1998 1999 2000
Vải, da 1.508.230
1.149.880
1.207.379
1.326.154
Hoá chất 962.700
1657.180
1740.039
1.796.710
Nguyên liệu khác 738.070
574.940
603.687
738.253
Tổng 3.209.000
3.382.000
3.551.105
3.861.117
Khi tham gia vào AFTA, về mặt nguyên vật liệu công ty chịu những tác
động sau.
Thứ nhất, về các Nguyên vật liệu nhập khẩu. Khi hoàn thành AFTA giá
các sản phẩm nhập khẩu sẽ giảm xuống còn 0 – 5% nên giá các sản phẩm
nhập khẩu chắc chắn sẽ giảm. Các nước trong khu vực ASEAN sẽ cung cấp
54
một số lượng lớn hơn về Nguyên vật liệu cho công ty đảm bảo chất lượng và
giá giảm hơn hiện nay.
Thứ hai, về Nguyên vật liệu trong nước. Khi hoàn thành AFTA các
doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các
doanh nghiệp thuộc các quốc gia ASEAN nên họ phải cải tiến công nghệ,
giảm giá thành nâng cao chất lượng nên công ty sẽ có được những Nguyên
vật liệu tốt hơn với giá hạ hơn.
b. Về công nghệ .
Chúng ta biết rằng Châu á phát triển theo mô hình “đàn nhạc” dẫn đầu
là Nhật Bản sau đó là các nước NIEs trong đó có XINGAPO tiếp theo là các
nước NIEs thứ hai , sự di chuyển công nghề theo hiệu ứng “chảy tràn”có
nghĩa là công nghệ được di chuyển cũng theo thứ tự từ nước phát triển hơn
sang nước kém phát triển hơn – khi tham gia vào AFTA với các hàng rào
được dỡ bỏ sự di chuyển công nghệ sản xuất lài càng mạnh mẽ hơn . Việt
Nam chúng ta là nước đi sau nên có điều kiện tiếp thu công nghệ tiên tiến
hơn. Công ty Giầy Thụy Khuê cũng nằm trong bối cảnh này nên cũng tiếp thu
được những công nghệ sản xuất giày dép hiện đại , các mẫu mã kiểu dáng
công nghiệp cũng như các sở hữu công nghiệp khác tao điều kiện hạ giá
thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
c. Về kinh tế.
Khi tham gia AFTA các điều kiện thương mại sẽ thuện lợi hơn cho các
thành viên. Theo nguyên tắc xuất xứ hàng hoá của ASEAN sẽ được hưởng
các điều kiện ưu đãi từ các quốc gia thành viên vì vậy sẽ có những luồng đầu
tư từ bên ngoài vào nhất là từ các nước phát triển để tận dụng các nguồn vật
liệu, lao động từ ASEAN và phát triển thị trường ở khu vực ASEAN kéo theo
nó là các kinh nghiệm quản lý, phát triển thị trường không những thế các
đối tác của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển hơn Việt Nam
cũng xâm nhập vào Việt Nam mạnh mẽ hơn ở họ có những kinh nghiệm mà
bên phía các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập.
Tác động này ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường trong đó Công ty Giầy Thụy Khuê.
d. Về đối tác.
55
Khi tham gia AFTA, môi trường cạnh tranh trong nước sẽ khốc liệt hơn
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưỏng ngày càng ít hơn sự trợ cáp của
nhà nước , chính điều kiện cạnh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp yếu
kém , điều này sẽ làm giảm bớt đi những đối tác trong nước, các đối tác nước
ngoài sẽ xâm nhập vào Việt Nam điều này làm tăng về số lượng các đối tác
nước ngoài.
Hơn nữa, AFTA sẽ làm tăng tính chuyên môn hoá giữa các quốc gia có
nghĩa là mỗi một quốc gia sẽ sản xuất một số mặt hàng hoá nhất định mà
mình có lợi thế để cung cấp cho các quốc gia thành viên điều này làm thay đổi
về chất trong quan hệ giữa công ty và các đối tác của mình.
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GIẦY
THỤY KHUÊ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP AFTA.
Như đã phân tích ở trên khi tham gia hội nhập AFTA có tác động mạnh
mẽ đến Công ty Giầy Thụy Khuê nó đem lại những cơ hội cũng như các thách
thức đối với công ty điều này có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
công ty.
A. Theo mô hình SWOT.
1. Về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu giày dép là một trong những hoạt
động chính chủ yếu của công ty, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển
của công ty.
Đối với Công ty Giầy Thụy Khuê thì vấn đề chính là giá cả và chất
lượng mặt hàng giày dép, do công ty chưa có uy tín trên thị trường quốc tế
cho nên vấn đề nhãn hiệu không phải là vấn đề quan trọng cần chú ý ngay.
Trong những lĩnh vực này thì chúng ta có thể chỉ ra những điểm mạnh
điểm yếu của công ty như sau.
* Mặt mạnh: quy mô của công ty không qua lớn, hoạt động sinh hoạt để
thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Công ty có trụ sở chính , cơ sở sản
xuất sản xuất ở Hà Nội điều này sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho việc đối tác nước
ngoài iđến tìm hiểu , ký kết hợp đồng làm ăn vì Hà Nội là trung tâm văn hoá -
kinh tế – chính trị của các nước, các đoàn thương gia nước ngoài thường đến
56
thủ đô để tìm hiểu tìm kiếm các đối tác làm ăn trong tất cả các lĩnh vực cũng
như môi trường đầu tư, Hà Nội có vị trí thuận lợi gần cảng Hải Phòng , do đó
mà được vận chuyển giao hàng cho các đối tác nước ngoài sẽ gặp nhiều thuận
lợi.
* Mặt yếu: công ty còn bị động trong kinh doanh do phụ thuộc vào đối
tác trong nước và nước ngoài. Mẫu mã do nước ngoài đưa sang chứ chưa có
mẫu mã chom riêng bản thân mình , công ty thường tốn nhiều thời gian và chi
phí cho việc vận chuyển vì công ty không có đội ngũ vận tải chuyên nghiệp
thường phải đi thuê. Kho bãi của công ty chưa đủ lớn để mở rộng sản xuất
kinh doanh.
2. Về nhân sự.
Nhân sự là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi hoạt động của mỗi
doanh nghiệp nếu chỉ nói đén lao động sản xuất trực tiếp của công ty thì
không có gì phải bàn nhưng nói đến lao động gián tiếp tiến hành hoạt động
kinh doanh , giao dịch tìm kiếm khách hàng thì lại là một vấn đề khác.
* Mặt mạnh: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty đa phần là những người
có kinh ngiệm lâu năm . có trình độ chuyên môn kỹ thuật có mối quan hệ
rộng.
* Mặt yếu: Số lượng người có trình độ cao ít ở trình độ cao học công
ty không có một người nào, số lượng người có trình độ đại học còn chưa cao,
một số trong đó không được đào tạo thích ứng với cơ chế thị trường. Do đó,
một số cán bộ trẻ được đào tạo trong cơ chế mới không phát huy được năng
lực cũng như không kết hợp được với kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lâu
năm giầu kinh nghiệm trên.
3. Về tài chính.
Mặt mạnh về tài chính là cơ cấu tài chính linh hoạt được nhà nước cho
vay với lãi suất ưu đãi, công ty có thể huiy động vốn với nhièu nguồn khác
nhau.
Vốn lưu động nhiều nguồn vốn vay khá lớn số lượng chu kỳ sản xuất
tương đối ngắn nên thời gian quay vòng vốn ngắn.
Mặt yếu: Vốn chủ sở hữu chủ yếu là ngân sách cấp chiếm 88% nên khi
tham AFTA nguồn vốn này có thể sẽ bị giảm do sự giảm sút nguồn thu ngân
sách từ thuế nhập khẩu.