Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Luận văn tốt nghiệp " Nông sản,cà phê - Nguồn xuất khẩu quan trọng của nước ta " phần 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.18 KB, 21 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp

64
Đến năm 2004 và những tháng đầu năm 2005 thì giá cà phê thế giới có
xu hướng tăng lên đáng kể. Do đó giá của Vinacafe cũng tăng lên và đi vào
ổn định hơn. Giá cà phê xô của Tổng công ty biến động từ 14.500-
17.500VNĐ/kg. Dự báo trong vụ thu hoạnh tới cà phê trong nước có thể lên
tới 20 triệu đồng/tấn. Tức là vào khoảng 20.000VNĐ/kg. Đây là mức giá khá
cao so với nhiều năm trước đó. Mức giá này sẽ khuyến khích người trồng cà
phê tăng diện tích và đầu tư nhiều hơn cho cây cà phê, tuy nhiên các thương
nhân sẽ gặp khó khăn hơn vì phải mua với giá cao trong khi đó giá xuất khẩu
của ta lại thấp hơn giá thế giới rất nhiều.
2.6. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Vinacafe.
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê trong tình hình hiện nay, ngành
cà phê cần chú trọng toàn diện từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, trong đó các vấn
đề quan trọng đặt ra đó là việc nâng cao chất lượng , áp dụng tiêu chuẩn 4193,
áp dụng phương thức kí hợp đồng có lợi ích, triển khai việc nghiên cứu sàn
giao dịch kỳ hạn và chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê. Ngoài ra còn phải
theo một số tổ chức định chuẩn của thế giới như Vinacontrol, Cfcontrol, SGS,
FCC, Để nâng cao chất lượng cà phê cần chú trọng toàn diện từ khâu giống,
chăm bón, phơi sấy cho đến chế biến bảo quản theo đúng quy trình khoa học.
- Khâu giống: Việc bố trí giống phù hợp với từng vùng sinh thái sẽ phát
huy được lợi thế của giống về mặt năng suất, chất lượng cũng như tránh được
rủi ro sâu bệnh hại. Đây là một điều kiện tốt để có được nguồn hàng xuất
khẩu.
- Khâu chăm sóc. Hiện tại công ty đang sử dụng phân bón NPK cân đối
theo nhu cầu của cây nhưng ở liều lượng trung bình. Các hộ trồng cà phê hiện
nay tăng cường bón phân hữu cơ cho cây cà phê
- Thu hái cà phê: Hiện nay thường là thu hái đồng loạt không áp dụng
phương pháp thu hái chọn lọc để đảm bảo độ đồng đều. Như vậy cà phê chín
sẽ bị lẫn cà phê xanh do đó dẫn đến chất lượng không cao


LuËn v¨n tèt nghiÖp

65
- Phơi sấy: Hệ thống sân phơi, hệ thống sấy còn thiếu vì các hộ nông dân
thường thu hoạch theo hộ gia đình không có đủ điều kiện mua máy móc thiết
bị vì thế cà phê phải phơi dầy, phơi trên nền đất nên bị lên men, lâu khô. Điều
này cũng làm giảm chất lượng cà phê.
- Chế biến: Hiện nay thường sử dụng phương pháp chế biến khô theo
kiểu công nghiệp và thủ công. Phương pháp này không loại bỏ được hết tạp
chất, không tách sỏi đá, cành lá, quả xanh ngay từ đầu. Các cơ sở chế biến
chủ yếu sử dụng công nghệ, thiết bị không đồng bộ. Phổ biến là các hình thức
chế biến quy mô nhỏ và vừa do nông dân tự đầu tư.
- Bảo quản: Hệ thống kho tàng chưa đảm bảo chất lượng dẫn đến cà phê
bị lên men và bị hỏng nhiều
Đứng trước thực trạng trên công ty đã xem xét tổ chức lại ngành xuất
khẩu cà phê, công tác tổ chức xuất khẩu nói chung và quản lý chất lượng nói
riêng được coi trọng hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng cà phê.
Hiện nay xuất khẩu cà phê theo 3 mức chất lượng phổ biến, theo các tiêu
chuẩn như sau: tiêu chuẩn độ ẩm, tạp chất, hạt đen vỏ, kích thước hạt. Cà phê
xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các loại R2b với các loại chuẩn sau:
+ Tỷ lệ hạt đen vỡ là 8%
+ Độ ẩm cao nhất 13,5%
+ Tạp chất 1%
Cà phê R1 với các loại chuẩn:
+ Tỷ lệ hạt đen vỡ 2%
+ Độ ẩm cao nhất 12%
+ Tạp chất 1%
Trên thực tế khi buôn bán giao dịch khách hàng EU quan tâm nhiều đến
chỉ tiêu ngoại hình như kích thước hạt, màu sắc, độ ẩm và các khuyết tật khác
không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào. Về kích thước hạt: đây là một chỉ tiêu

quan trọng có ý nghĩa cả về chất lượng cũng như năng suất cà phê
+ Loại 1 hạt có kích thước trên sàng N16 (6,3mm)
LuËn v¨n tèt nghiÖp

66
+ Loại 2 hạt có kích thước trên sàng N14 (5,6mm)
+ Loại không sử dụng được lọt sàng N10 (4,2mm)
Ở nước ta nhiều nông trường có mẫu cây tốt năng suất cao và ổn định
thể loại hạt là loại 1 chiếm 50-60% và xấp xỉ 40% hạt loại 2. Như vậy về mặt
kích thước cà phê Việt Nam có trên 95% khối lượng hạt đạt tiêu chuẩn.
Cà phê xuất khẩu trải qua mua bán nội địa từ nhà sản xuất đến các đại
lý trung gian, đến nhà xuất khẩu trực tiếp. Trứơc đây người sản xuất thường
xay xát chế biến thành cà phê xô có độ ẩm từ 17-20%. Do đó để đi đến xuất
thì nhà xuất khẩu phải tái chế cho cà phê có độ ẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất
khẩu. Chính do tập quán thói quen xuất khẩu cà phê xô có độ ẩm, tỷ lệ hạt đen
và lẫn tạp chất nhiều nên không khuyến khích người sản xuất nâng cao chất
lượng sảnphẩm do đó mất uy tín với khách hàng, ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu
cà phê nói chung và xuất khẩu sang EU nói riêng.
Ngoài ra việc nâng cao chất lượng cà phê phải gắn với việc tăng thêm
yếu tố thời trang cho sản phẩm cà phê, đó chính là mẫu mã, bao bì cho cà phê
xuất khẩu. Đây là yếu tố quan trọng trong việc chào hàng sang thị trường EU
tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được mặt này. Mẫu mã
bao bì còn đơn giản chưa hấp dẫn người tiêu dùng EU.
Muốn có chất lượng cao thì ngành cà phê phải biết kết hợp đồng bộ
giữa các khâu từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ ngoài ra còn phải tăng thêm
chất lượng cho sản phẩm cà phê ngay từ việc cải tiến mẫu mã, tăng cường
công tác tiếp thị cho sản phẩm và đặc biệt ngành cà phê phải biết phát huy
những ưu thế về hương thơm của cà phê để lôi kéo khách hàng về phía mình.
2.7. Thương hiệu cà phê của Vinacafe
Cho đến nay vẫn không ít người uống cà phê trên thế giới phàn nàn

rằng họ chưa được biết đến cà phê Việt Nam. Điều đó cũng đúng dù rằng từ 5
năm trở lại đây Việt Nam đã là một nước có lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ
2 trên thế giới, và đứng đầu về lượng cà phê Robusta. Mỗi năm ngành cà phê
Việt Nam lại đưa ra thị trường 70-80 vạn tấn cà phê, tức là vào khoảng 12- 13
LuËn v¨n tèt nghiÖp

67
triệu bao cà phê trong đó hầu hết là cà phê Robusta. Chúng ta biết rằng những
người tiêu dùng cà phê trên thế gới thường sử dụng 70% loại cà phê Arabica
còn cà phê Robusta chỉ chiếm chừng 30% mà lượng cà phê Robusta ít ỏi đó
chủ yếu là để pha trộn vào cà phê rang xay hoặc làm nguyên liệu chế biến cà
phê hoà tan. Chỉ có những du khách ghé thăm Việt Nam mới có dịp sáng sớm
ngồi trong quan cà phê bên Hồ Gươm nhâm nhi một li cà phê pha lọc với loại
cà phê Robusta Buôn Ma Thuật thuần tuý. Khi đó cái thứ nước đen huyền ảo
sóng sánh đó mới có dịp được du khách cảm nhận được, đó là loại cà phê
chưa đựng đầy đủ hượng vị của đất trời Việt Nam. Và cũng không ít du khách
đến với Sơn La của vùng Tây bắc xa xôi hay thành phố Đà Lạt, xứ xở của
mộng mơ và họ ngạc nhiên khi nhận ra rằng ly cà phê Arabica ở đây mang
hương vị đặc biệt, nó thơm ngon không thua kém bất kỳ loại cà phê nào trên
thế giới.
Việt Nam cái thương Cà phê hiệu hay cái xuất xứ địa lý đó đã nói nên
điều gì với người tiêu dùng .
Trước hết, Việt Nam có dải đất hẹp, có bờ biển cong hình chữ S, với
nhiều đới khí hậu khác nhau, phía nam nóng ẩm phù hợp với cà phê Robusta,
phía bắc ôn hoà có mùa đông lạnh phù hợp cà phê Arabica. Cũng có những
vùng ở phía nam nhưng ở bậc thềm cao từ 800-1000m trên mực nước biển lại
thích hợp với cà phê Arabica
Cà phê Robusta với cái xuất xứ địa lý Buôn Ma Thuật, đã được nhiều
người biết đến là một loại cà phê chất lượng cao, sở dĩ nó có hương vị khá đặc
sắc vì nó được trồng trên vùng cao nguyên đất đỏ bazan, cao nguyên Buôn

Ma Thuật- Buôn Hồ ở độ cao 500- 700m trên mực nước biển. Cà phê Arabica
Lâm Đồng cũng như ở các vùng khác như Sơn La Điện Biên, Khe Xanh, A
Lưới đều là những sản phẩm thơm ngon nổi tiếng. Lâm Đồng có khả năng
cung cấp cho thị trường những sản phẩm cà phê Arabica hảo hạng. Các vùng
cà phê khác ở Việt Nam, cà phê, cà phê Robusta cũng đều có tình hình tương
tự như Lâm Đồng và Buôn Ma Thuật .Như thế cà phê Việt Nam hoàn toàn có
LuËn v¨n tèt nghiÖp

68
thể trở thành thương hiệu quen thuộc và được những người uống cà phê sành
như EU mến mộ.
Chính từ xuất xứ của cà phê Việt Nam đã tạo cho Việt Nam nhiều
thương hiệu cà phê nổi tiếng như :Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên,
Thu Hà, Thiên Hương,…Các thương hiệu này đã được nhiều nước biết đến,
tuy nó không thể có chỗ đứng vững chắc như các thương hiệu cà phê nổi tiếng
thế giới như : Nestle, Kratfoods, Saralee, Tchibo, P&G, Larazza,…Điều quan
trọng là ta phải giữ được thương hiệu và phát triển thương hiệu để đủ sức
cạnh tranh trên thị trường.
3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Vinacafe trên thị trường
EU
3.1. Những ưu điểm, thành quả cần phát huy
Việt Nam với trên 70% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp. Vì
vậy ngành nông nghiệp đã đóng góp phần lớn vào thu nhập ngân sách quốc
gia. Những năm trước kia cơ cấu cây trồng chỉ đơn thuần là lúa nước thì
những năm gần đây đã được đa dạng hoá với hàng loạt các cây công nghiệp
như: Hồ tiêu, cao su, cà phê, ca cao… Những cây này đang dần dần khẳng
định vị trí của mình trong nền nông nghiệp nước nhà. Cây cà phê là một trong
những loại cây rất phù hợp với địa hình đồi núi nước ta (nước Việt Nam có
3/4 là đồi núi), phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu. Chính vì thế mà
ngành cà phê đã tận dụng được lợi thế này và ngày càng mở rộng diện tích cà

phê. Điều này đã tạo cho Việt Nam một nguồn hàng vô cùng phong phú, cung
cấp cho xuất khẩu.
+ Tổng Công ty cà phê Việt Nam là lá cờ đầu trong ngành cà phê Việt
Nam. Với chủ trương chính sách, quy hoạch diện tích các vùng chuyên canh
cà phê tại Đắc Lắc, Đông Nam Bộ đã phần nào góp phần tạo công ăn việc làm
cho người lao động tăng thêm thu nhập cho nhân dân các vùng này, giúp họ
ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo cho đất nước.
LuËn v¨n tèt nghiÖp

6
9
+ Thành công của Vinacafe đó là việc đóng góp vào kim ngạch xuất
khẩu của đất nước. Hàng năm hoạt động xuất khẩu của Vinacafe đã đem về
cho Việt Nam hàng triệu USD, chiếm 10  20% kim ngạch của toàn ngành cà
phê. Mỗi năm ngành cà phê đóng góp khoảng 110  120 triệu USD vào ngân
sách nhà nước. Trong điều kiện nước nhà còn thiếu vốn nghiêm trọng, hoạt
động xuất khẩu cà phê sẽ góp phần vào việc tăng nguồn vốn cho việc nhập
khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ nguồn cho Việt Nam.
+ Toàn cầu hoá và hội nhập đang là xu thế khách quan lôi kéo nhiều
nước tham gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Vì thế tăng
cường hoạt động xuất nhập khẩu chính là tăng cường mối quan hệ hợp tác với
các nước thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế nhanh hơn. Tổng công ty cà phê
Việt Nam luôn coi trọng việc nghiên cứu phát triển thị trường xuất khẩu. Nếu
như trước đây thị trường xuất khẩu cà phê chỉ thu hẹp ở các nước trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa thì ngày nay đã có mặt trên 60 quốc gia trên toàn thế
giới. Có được thành tựu trên là do Tổng công ty đã nghiên cứu rõ thị trường,
nắm bắt nhu cầu của từng thị trường. Với mục tiêu giữ vững thị trường dễ
tính, len chân vào những thị trường khó tính như vậy đã tạo cho Việt Nam
một thị trường tiêu thụ cà phê hết sức rộng lớn. Điều này đã khẳng định vị thế
Việt Nam trên trường quốc tế.

+ Thành công lớn của Tổng công ty cà phê Việt Nam đó là việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất cà phê xuất khẩu. Việc đa dạng hoá
chủng loại cây cà phê được bắt đầu từ công tác nghiên cứu giống cà phê, các
giống có năng suất cao, phẩm chất tốt. Trong khâu chăm sóc với việc cung
cấp nước, ánh sáng đủ cho cây cà phê nhất là trong thời kỳ cây cà phê sinh
trưởng đã góp phần hạn chế sâu bệnh cho cây. Hàng loạt các công nghệ chế
biến đã được sử dụng như phương pháp chế biến khô với cà phê Arabica,
công nghệ chế biến ướt đối với cà phê Robusta, công nghệ Liro của Đan
Mạch, hàng loạt hệ thống sân phơi đảm bảo chất lượng cao, hệ thống máy
LuËn v¨n tèt nghiÖp

70
sấy, hệ thống kho tàng bảo đảm chất lượng cho cà phê sau thu hoạch đã được
áp dụng trong đại đa số các vùng trồng cà phê lớn ở nước ta.
+ Ngoài ra Vinacafe có một đội ngũ cán bộ, lao động có kiến thức kinh
nghiệm trong việc sản xuất, xuất khẩu cà phê. Đây là một trong những yếu tố
hết sức quan trọng tạo nên thành công cho Tổng công ty. Đội ngũ cán bộ giỏi
về kiến thức thị trường, am hiểu ngoại ngữ và chuyên môn nên đã nắm bắt
được những thông tin trên thị trường cà phê trên thế giới. Phân tích và dự báo
các giải pháp trước mắt, lâu dài cho công ty giúp cho công ty hoạt động có
hiệu quả.
+ Vinacafe còn thành công trong việc tham gia vào các tổ chức cà phê
thế giới. Là thành viên tích cực trong Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, gia
nhập ICO, Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC). Điều này sẽ tạo cho
Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nước sản xuất hàng đầu thế giới,
học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất chế biến
cà phê.
3.2. Những tồn tại cần khắc phục
+ Hiệu quả kinh doanh không cao, chưa đạt được mục tiêu đề ra là
không lỗ.

+ Mặc dù kinh doanh cà phê theo phương thức trừ lùi dựa trên mức giá
giao dịch tại các thị trường kỳ hạn là phương thức kinh doanh hiện đại, phổ
biến trên thế giới nhưng còn quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Do sự hiểu biết của chúng ta về kinh doanh cà phê trên thị trường kỳ hạn còn
rất ít. Kinh nghiệm và nhận định xu hướng giá của thị trường rất hạn chế và
không có công cụ để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh theo
phương thức này nên đã gây ra tổn thất đối với Tổng công ty.
+ Tuy đứng trong đội hình Tổng công ty nhưng các đơn vị tự thân vận
động là chính. Việc chỉ đạo và phối hợp hành động chưa thường xuyên dẫn
đến không phát huy được sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty. Trong vụ cà
phê vừa qua Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ về kinh phí để tìm và mở rộng
LuËn v¨n tèt nghiÖp

71
thị trường và có nhiều đoàn đi xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường nước
ngoài, tham gia hội chợ triển lãm nhưng chưa tập trung và hiệu quả chưa cao.
+ Công tác thống kê và báo cáo về kinh doanh xuất nhập khẩu không
kịp thời và thiếu chính xác, không đầy đủ dẫn đến việc báo cáo bộ, ngành,
tổng hợp, phân tích chưa nhanh nhạy, độ tin cậy thấp, chưa đủ căn cứ để nhận
định tình hình, xu thế trong kinh doanh cà phê, do vậy công tác tham mưu và
chỉ đạo của Tổng công ty chưa sát thực.
+ Sự nhạy bén nắm bắt tình hình và quyết đoán trong kinh doanh ở một
số đơn vị có những lúc chưa kịp thời, chưa chính xác.
+ Chất lượng cà phê vẫn không đồng đều, không ổn định, chưa tạo ra
các thương hiệu cà phê để bán với giá cao hơn so với cà phê cùng loại.
+ Chưa áp dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Tuy đã cố gắng nhưng chưa đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh.
Tổng công ty mới chỉ xuất khẩu được cà phê nhân sang thị trường EU còn cà
phê hoà tan, cà phê mix, cà phê rang xay chưa nhiều.
4. Các biện pháp mà Vinacafe đã sử dụng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

cà phê vaò thị trường EU
4.1. Những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đối với các yếu tố trong
nước của Vinacà phê.
+ Đối với công tác trồng trọt: Đi đôi với việc mở rộng sản xuất trồng
những vùng cà phê chất lượng cao trên khắp các vùng trong cả nước, hàng
năm Tổng công ty đã tích cực sử dụng các công tác đầu tư trồng mới. Trong
vòng mấy năm trở lại đây diện tích cà phê tăng lên rõ rệt khoảng từ 20-25
nghìn ha. Hiện nay Tổng công ty bằng nhiều biện pháp như khoán cho từng
hộ công nhân, thúc đẩy và hỗ trợ các dự án mới tại các nông trường do vậy
diện tích cà phê ngày càng phát triển nhanh chóng. Đối với việc mở rộng phát
triển là việc tăng cường thâm canh chọn lọc những vườn cà phê có năng suất
cao, những mô hình này được nhân rộng ra khắp cả nước. Đây chính là giải
LuËn v¨n tèt nghiÖp

72
pháp tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu và giải pháp này đã
mang laị hiệu quả rất cao cho hoạt động xuất khẩu như ngày hôm nay.
+ Đối với công tác quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu: Tổng công ty
đã áp dụng giải pháp quản lý chất lượng đồng bộ. Đó là việc đầu tư tiến bộ
khoa học kỹ thuật cho cà phê từ khâu nghiên cứu cho đến khâu đóng gói xuất
khẩu, bằng nhiều biện pháp thiết thực như thành lập và hỗ trợ viện nghiên cứu
cà phê và hàng năm đã đưa ra nhiều giải pháp có chất lượng cao về giồng cây
trồng, diệt trừ sâu bệnh cho đến những biện pháp hiệu quả nhất về bảo quản
bảo dưỡng trồng cây cà phê chất lượng cao. Bên cạnh đó Tổng công ty đã sử
dụng nhiều biện pháp đầu tư thiết bị máy móc, kho bãi nhằm phục vụ thu
hoạch bảo quản cà phê một cách tốt nhất để duy trì chất lượng cà phê.
+ Về công tác chế biến: Đây là một trong những giải pháp nhằm từ sản
phẩm cà phê hạt cho ra đời những sản phẩm cà phê chất lượng cao và giá trị
mặt hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
hiện nay cà phê Việt nam được chế biến để tạo ra cà phê nhân và các sản

phẩm cao cấp khác như cà phê hoà tan, cà phê bột, bột ngũ cốc dinh dưõng,
cà phê sữa, các loại bánh kẹo từ cà phê. Tổng công ty đã áp dụng 3 hình thức
chế biến.
- Chế biến quy mô nhỏ công suất bình quân máy đạt 100-200 tấn/năm
- Chế biến quy mô trung bình công suất 1 máy đạt từ 300-400 tấn/năm
- Chế biến quy mô lớn từ 1000-10.000 tấn/năm
+ Vậy giải pháp tổ chức kinh doanh xuất khẩu đó là việc Tổng công ty
đưa ra các chỉ thị nhằm chỉ đạo hoạt động xuất khẩu bằng cách thành lập các
ban xuất khẩu ở từng đơn vị thành viên nhằm tăng sự linh hoạt để thích ứng
với mọi biến động của thị trường. Do vậy ở các đơn vị thành viên ngày nay có
thể xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài và theo sự hướng dẫn chỉ đạo xuất khẩu
của toàn công ty. Nhiệm vụ và chức năng của ban xuất khẩu được xác định cụ
thể và được sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ cấp cao nhằm thực hiện công tác
thu hoạch, thu mua, bảo quản, chế biến theo quy trình công nghệ cao cho hiệu
LuËn v¨n tèt nghiÖp

73
quả cao nhất. Ngoài ra còn lập nên các ban tổ chức quản lý chất lượng xuất
khẩu với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm xuất
khẩu và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu đồng nhất với việc giám
định hàng hoá xuất khẩu. Tại Việt Nam hiện nay có 6 tổ chức giám định mặt
hàng cà phê xuất khẩu.
Ngoài những giải pháp này tổng công ty ngày càng chú trọng đào tạo
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân chất lượng cao đặc biệt là cán bộ xuất
khẩu, đó là một trong những giải pháp hữu hiệu trong thời gian qua, đi đôi với
việc đổi mới công nghệ chế biến hàng năm đội ngũ cán bộ xuất khẩu được
đào tạo liên tục. Hiện nay phần lớn cán bộ ở bộ phận xuất khẩu của Tổng
công ty cũng đã áp dụng đào tạo nghiệp vụ xuất khẩu cho cán bộ công nhân
tại chỗ bằng cách đầu tư nhiều phương tiện thông tin, cơ sở vật chất để phục
vụ công tác học tập và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu cà phê

trên thế giới. Trong những năm trở lại đây, những thành tựu đạt được trong
hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty đã từng bước khẳng định những định
hướng, biện pháp chỉ đạo có hiệu quả của lãnh đạo Tổng công ty và sự phấn
đấu học tập và làm việc có hiệu quả của từng cán bộ công nhân đã thực hiện
chấp hành tốt những chỉ tiêu mục đích của công ty đã đề ra.
4.2 Những biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bằng các hoạt động
xúc tiến mở rộng thị trường bên ngoài.
Hiện nay Vinacafe đang xuất khẩu cà phê sang hơn 60 nước trên thế
giới. Có thể nói hoạt động mở rộng thị trường của Vinacafe càng hoàn thiện
và mang lại hiệu quả cao. Để đạt được kết quả như vậy Vinacafe đã sử dụng
nhiều biện pháp nhằm thay đổi và tận dụng nhiều cơ hội để phát triển đó là:
- Trực tiếp đầu tư thâm nhập tìm kiếm thị trường EU bằng cách đặt ra
nhiều trụ sở của Tổng công ty ở nước ngoài để phục vụ công tác thu thập
thông tin, tìm kiếm thị trường, công tác đàm phán ký kết với bạn hàng nước
ngoài thuận tiện hơn, linh hoạt hơn. Nếu trước kia hoạt động xuất khẩu cà phê
của nước ta do Nhà nước quy định và chủ yếu xuất khẩu theo Nghị định thư
LuËn v¨n tèt nghiÖp

74
được ký kết trước giữa Nhà nước ta với các nước bạn do vậy công việc thị
trường là do nhà nước lo, cũng vì lý do đó chất lượng cà phê xuất khẩu không
trở nên quan trọng. Ngày nay việc tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường
là nhiệm vụ trực tiếp của Tổng công ty, với việc gia nhập hiệp họi các nước
sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới (ICO) tham gia hiệp hội cà phê ca cao
thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cho chúng ta có thể gặp gỡ, trao đổi buôn bán
với nhiều đối tác.
- Khi Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì nắm bắt đưọc cơ hội
này Tổng công ty đã bằng nhiều hình thức dưới sự giúp đỡ của Nhà nước đã
trực tiếp tham gia chương trình giúp đỡ phát triển kinh tế của nhiều tổ chức

Chính phủ và Phi chính phủ trên thế giới. Đay là điều kiện, cơ hội để Tổng
công ty có được sự hỗ trợ về vật chất, ký thuật, sản xuất, xuất khẩu đồng thời
là cơ hội trao đổi thông tin vàhợp tác quan hệ với nước ngoài.
- Trong những năm qua ngoài các biện pháp tích cực tìm kiếm và phát
triển mở rộng thị trường, Tổng công ty đã nỗ lực trong việc thực hiện các biện
pháp hỗ trợ cần thiết cho việc đẩy mạnh hoạt động xút khẩu như:
+ Đổi mới toàn diện khâu phân phối, bao gồm nâng cấp kho tàng,
phương tiện vận chuyển, mở rộng nhiều đại lý bán hàng, giới thiêu sản phẩm
ở nước ngoài.
+ Tăng cường quảng cáo, khuyến mại bao gồm các hình thức hỗ trợ
quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thực hiện các biện pháp chiết
khấu, khuyến khích người mua, các dịch vụ sau bán hàng, hỏi thăm ý kiến
bán hàng và có trách nhiệm hơn về hàng hoá sau khi bán.
+ Ứng dụng các hình thức buôn bán quốc tế như: đấu giá, đấu thầu mua
bán.
Ngoài những biện pháp này khi nước ta gia nhập vào ASEAN và tiến
tới hoà nhập vào khu vực mậu dịch tự do phi thuế quan AFTA, Tổng công ty
đã phối hợp với nhiều chương trình của Nhà nước nhằm tăng cường những
LuËn v¨n tèt nghiÖp

75
biện pháp thúc đẩy mạnh nhất chất lượng và uy tín trong quan hệ ngoại giao
và mua bán quốc tế.
Tóm lại để đạt được những thành tưu của hoạt động xuất khẩu trong
những năm qua Tổng công ty đã sử dụng và cải tiến nhiều biện pháp từ đơn lẻ
đến đồng bộ, từ khâu sản xuất trồng trọt đến khâu bán hàng và dịch vụ sau
bán. Những biện pháp này là hoàn toàn phù hợp với phương hướng phát triển
kinh tế toàn cầu và là những bước tạo tiền đề cơ bản để hoạt đông xuất khẩu
này ngày càng hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và sai
xót cần khắc phục, cần có sự cố gắng và phấn đấu hơn nữa của toàn bộ cán bộ

công nhân viên của Tổng công ty và sự quan tâm khuyến khích đầu tư, hỗ trợ
phát triển của Nhà nước để hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty ngày càng
phát triển và xứng đáng với vai trò quan trọng của nó.
LuËn v¨n tèt nghiÖp

76
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG
THỊ TRƯỜNG EU CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM

I. Dự báo thị trường cà phê thế giới .
Tính đến năm 2001, thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê với tổng
diện tích xấp xỉ 11,5 triệu ha, sản lượng 6,6 triệu tấn, trong đó có 51 nước
tham vào thị trường xuất khẩu cà phê. Dự báo sản lượng cà phê thế giới tăng
với tốc độ 2,7%/ năm trong giai đoạn 2001-2005, nhưng sẽ giảm dần còn
1,95%/ năm giai đoạn 2006-2010 FAO dự báo cà phê thế giới đạt 7,31 triệu
tấn vào năm 2005 và 8 triệu tấn vào năm 2010. Khu vực sản xuất cà phê lớn
nhất thế giới là châu Mi La Tinh và vùng Caribe, với sản lượng 4,78-4,8 triệu
tấn /năm (2005). Những nước có khả năng cạnh tranh lớn trong việc sản xuất
cà phê bao gồm Brasin, Colombia, Indonéia, Ân Độ, và Mehicô, hiện nay các
nứơc này chiếm khoảng 65% sản lượng cà phê thế giới.
1. Dự báo cung, cầu cà phê thế giới.
1.1. Dự báo cung thế giới.
Ta đi xem xét một số nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới để thấy rõ
được cung cà phê trên thị trường thế giới:
- Brasin là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới, đạt sản lượng
2,3-2,4 triệu tấn vào năm 2005. Đặc điểm sản xuất cà phê ở nước này là thời
tiết khắc nghiệt, có sương muối, hay bị hạn hán, hoặc nhiệt độ hay bị giảm
xuống đột ngột, có những năm nhiệt độ xuống thấp chỉ còn 2-3oC, gây mất
mùa lớn làm cho sản lựợng cà phê thế giới biến động mạnh. Một xu hướng

quan trọng trong việc sản xuất cà phê của Brasin là tỉ lệ sản xuất cà phê vối
ngày càng tăng nhanh.
- Colombia là một đất nước có nhiều núi đồi. Có ba dãy núi lớn chạy
theo hướng bắc nam, núi cao thườg từ 1200-2000m. Cà phê Arabica thường
đựoc trồng ở Colombia là các giống Bourbon, Typica. Loại cà phê này ra hoa
LuËn v¨n tèt nghiÖp

77
từ tháng 4 đến tháng 10 và quả chín thu hái vầo 2 vụ. Hiện nay ở Colombia
dùng máy làm sạch nhớt và thường được sấy ngay. Chính vì vậy cà phê ở
Colombia có chất lưọng cao. Triển vọng cà phê ở Colombia rất lớn vì nước
này giữ giá sản xuất khá ổn định để kích thích đầu tư vào trồng và phát triển
nhanh diện tích và vườn cây có năng xuất cao. Mặt khác nhà sản xuất cà phê
ở nước này có quyền lực chính trị mạnh. Nhà nước thực hiện giảm giá tiền tệ
hàng năm, xoá thuế xuất khẩu nhiều năm, hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học
trồng và chế biến cà phê, nên cà phê Colombia bán với giá cao so với giá thế
giới. Sản lượng năm 2005 đạt tới 950 .000-1 triệu tấn .
- Indonesia: Là nước ở Đông Nam A, đây là nước có nhiều cao nguyên,
núi cao, và các ngọn núi lửa. Đây là nước sản xuất cà phê Arabica khá lớn.
Ngày nay Indonesia mở rộng diện tích trồng cây cà phê này ở các vùng cao và
các vùng đất đỏ có nguồn gốc từ núi lửa. Ngoài ra cây cà phê Robusta cũng
được trồng khá nhiều và được chế biến theo phương pháp ướt cho năng suất
cao. Dự kiến sản lượng cà phê năm 2005 đạt khoảng 600 ngàn tấn cà phê
Robusta.
- Cotxtalica: Là nước có năng suất cà phê bình quan cao nhất thế giới.
Nước này đang thực hiện xoá bỏ thuế nhập khẩu. Sản lượng hiện nay là 250
ngàn tấn. Năm 2005 đạt tới 300 ngàn tấn.
- Kenia: Đây là một nước ở Đông Phi. Cây cà phê Aribaca chiếm 95%
sản lượng và chỉ có 1% là Robusta. Cây cà phê ở nước này thu hoạch vào 2
vụ trong năm: Vụ chính chiếm 80%, vụ 2 chiếm 20%. Cà phê được chế biến

theo phương pháp ướt và được phơi nắng nên chất lượng cà phê cao. Hiện nay
sản lưọng cà phê ở Kenia đạt từ 120-125ngàn tấn. Năm 2005 sản lượng đạt tới
150 ngàn tấn.
-Trên đây là một số nước cung cấp một nguồn cà phê xuất khẩu lớn
trên thế giới. Ngoài ra còn một số nước như Ecuado, Peru, Guatemala, …, các
nước này chiếm khoảng 24-25%sản lượng cà phê thế giới.
LuËn v¨n tèt nghiÖp

78
Bảng dự báo sản xuất cà phê thế giới
(Đơn vị 1000 tấn)
Khu vực 1993 2000 2005
Tăng/giả
m (%)
Toàn thế giới 5.964 6.414 6.870 1,58
A. Các nước CN 12 12 12 0
B. Các nước đang phát triển

5.682 6.402 6.858 1,58
- Châu Á 751 900 1.026 2,63
- Châu Phi 1.155 1.200 1.260 0,73
- Châu Mĩ 3.708 4.224 4.448 1,6
- Các nước Đại dương 68 78 84 1,8
( Nguồn của FAO)
Theo FAO sản lưọng cà phê tàon cầu dự tính đạt 6,780 triệu tấn vào
năm 2005 so với 5,694 triệu tấn năm 1993. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất
thế giới là châu Mĩ đạt 4,448 triệu tấn năm2005.Trong đó Brasin là nước sản
xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới đạt sản lượng 2,3-2,4 triệu tấn vào năm
2005. Sản lưọng cà phê sẽ tăng mạnh nhất ở các nước châu Á với tốc độ tăng
2,63%. Đến năm 2005 sản lượng cà phê của châu Á đạt 1,026 triệu tấn. Trong

đó Việt Nam tăng 7,9%, Indonesia tăng 1%,…Theo ước tính của FAO xuất
khẩu cà phê đến năm 2005 đạt 5,7 triệu tấn, châu Mỹ La Tinh và khu biển
Caribe là khu vực xuất khẩu lớn nhất năm 2005 chiếm 66%khối lượng xuất
khẩu toàn thế giới. Châu phi chiếm 16%, châu Á chiếm 17%tổng khối lượng
cà phê xuất khẩu.
1.2. Dự báo nhu cầu cà phê thế giới.
Mức tiêu dùng cà phê trên thế giới ngày càng tăng, kể cả nững nước có
tập quán uống trà lâu đời như Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh,… Tuy
nhiên châu Âu vẫn lá khu vực tiêu dùng cà phê lớn nhất thế giới , chiếm 25%
mức tiêu thụ cà phê của thế giới, tiếp đến là bắc Mĩ chiếm 24% , Nhật Bản
chiếm 9%, các nước đang phát triển chiếm 9% ,…
LuËn v¨n tèt nghiÖp

79
Cho đến năm 2001 cầu ở các nước vẫn tăng, mức tăng hàng năm dưới
2% chậm hơn mức tăng trưởng của sản xuất, nên cung thị trường cà phê thế
giới vẫn cao hơn cầu. Giá cà phê rất khó phục hồi , hoặc nếu phục hồi thì
cũng rất chậm.
Từ năm 1970 đến nay, nhu cầu nhập khẩu cà phê và tổng cầu cà phê thế
giới tăng 1,4%/năm. Mức tăng hơi chậm, chủ yếu là do nhịp độ phát triển dân
số ở các nước tiêu thụ chính về cà phê tăng chậm như : Hilạp, Anh, Bồ Đào
Nha, Đức, Mặt khác còn do sự co dãn về thu nhập của dân cư một số nước
lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế như :Brasin, Hà Lan, Indonêsia,…
Một xu hướng quan trọng trong các nước công nghiệp là chuyển hướng
thay đổi về lượng tiêu dùng cà phê Robusta giảm dần sang tiêu thụ nhiều hơn
loại cà phê Arabica, mức tăng từ 38% năm 1986 lên 45%năm 1988.
Nhịp độ tiêu dùng ở các nước trong khối EU dự kiến tăng đều ở mức
1,4%/năm. Nhu cầu tăng tập trung ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh,Thuỵ
Sĩ…
Cầu ở Mĩ năm 1990 đến nay dao động từ 1,14 đến 1,15 triệu tấn . Dự

báo xu hướng tiêu thụ ở các nước này giảm 2% năm trong các năm tới. Ở Việt
nam đến hết năm 2005 có thể đạt mức bình quân 3,9%/ năm về lượng nhưng
có thể tăng 12,8% về kim ngạch xuất khẩu nhờ ta cải thiện chất lượng cà phê,
cơ cấu xuất khẩu cà phê và nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cà phê xuất khẩu.
Cầu ở Nhật Bản có tốc độ tăng cao nhất hiện nay 7,7%/năm. Nhưng cầu
sẽ giảm 3,4%/năm trong vòng 15 năm tới.Tuy nhiên có một yếu tố khác cũng
sẽ ảnh hưởng đến cầu cà phê đó là do dân số có xu hướng giảm xuống trong
dự báo ở những năm tới
LuËn v¨n tèt nghiÖp

80
Bảng dự báo tiêu thụ cà phê thế giới
(Đơn vị 1000 tấn)
Khu vực 1993 2000 2005 Tăng/giảm
Toàn thế giới 6.047 6.441 6.902 1,1
A.Các nước công
nghiệp
3.774 3.917 4.112 0,78
Mỹ 1.102 995 997 -0,01
EU 1.777 1.910 2.046 1,18
Tây âu khác 332 336 347 0,37
Nước CN châu Á

376 474 552 3,28
B. Đông Âu 348 408 462 2,39
C. Các nước
đang phát triển
1.925 2.116 2.298 1,49
Brazin 661 651 702 1,3
Nam Âu 115 120 125 0,7

(Nguồn của FAO )
Nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng khoảng 1,7%/ năm giai đoạn từ năm
1994-2005 đạt 6,902 triệu tấn vào năm 2005. Các thị trường EU, Đông Âu,
Tây Âu, đều tăng, chỉ riêng thị trường Mỹ có xu hướng giảm.
Như vậy theo báo của FAO, thị trường cà phê có xu hướng cung cao
hơn cầu nên giá khó có thể tăng cao. Tuy nhiên dự báo của Ngân hàng thế
giới đến năm 2005 giá cà phê chè là 2.540USD/tấn cà phê vối 1.860USD/ tấn.
Do vậy giá cà phê thế giới năm 2005 có quan hơn rất nhiều.
2. Dự báo cung, cầu cà phê thị trường EU
2.1. Dự báo cung cà phê thị trường EU.
EU là thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, với 25 quốc gia khác nhau,
dân số trên 455 triệu người. Hàng năm thị trường này nhập khẩu một khối
lượng hàng hoá lớn từ khắp các châu lục. Riêng đối với mặt hàng cà phê thị
LuËn v¨n tèt nghiÖp

81
trường này nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới như:
Brasin, Colmbia, Indonesia, Việt Nam
Bảng cung cà phê vào thị trường EU
Đơn vị:1000 tấn
1993 2000 2005 Thế giới
1.879 2.010 2.104
Brasin 559 611 615
Indnesia 250 267 307
Colombia 340 342 368
Việt Nam 286 286 317
(Nguồn ban XNK- tổng công ty cà phê Việt Nam )
Như vậy Brasin là nước xuất khẩu vào EU một lượng cà phê khá lớn,
chiếm khoảng 31- 32 % trông tổng các nước xuất khẩu vào thị trường này.
Việt Nam là nước xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới vào thị trường EU.

2.2. Dự báo cầu thị trường EU.
Thị trường EU luôn chiếm từ 29- 32 % nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới.
Đây là thị trường đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu cà phê vào thị trường
này. Nhu cầu của EU rất đa dạng về chủng loại cà phê, các loại sản phẩm cà
phê. Tuy nhiên như ta đã biết đây là thị trường rất khó tính nên nếu vượt qua
được các rào cản của thị trường này thì sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường này.
Bảng dự báo tiêu thụ các sản phẩm cà phê của EU
1993 2000 2005
Toàn EU 1.777 1.910 2.046
Cà phê nhân 720 784 810
Cà phê hoà tan 870 876 880
Cà phê rang 150 200 280
Cà phê Mix 37 50 76
LuËn v¨n tèt nghiÖp

82

(Dự báo của ban XNK-Tổng công ty)
II. Phương hướng xuất khẩu cà phê năm 2005 của Việt Nam
1. Phương hướng xuất khẩu cà phê của nước ta.
1.1.Định hướng về dài hạn.
Sản xuất cà phê phải đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng cà phê
xuất khẩu, chủng loại cà phê xuất khẩu, độ an toàn của cà phê xuất khẩu và
sản xuất cà phê có vai trò gì đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn cũng như đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Định hướng này đã giúp cho người nông dân có thêm trí thức kinh nghiểm
trong sản xuất, nắm bắt thông tin về giá cả thị trường mọtt cách nhanh chóng.
Đồng thời tạo ra các mối quan hệ trong sản xuất và hợp tác quốc tế, tranh thủ
sụư giúp đỡ của nhiều nước có nền kinh tế phát triển, cơ sở sản xuất kĩ thuật

dồi dào, có kinh nghiệm trong mua bán cà phê. Định hướng này đã phát hay
tốt tính năng của mọi thành phần kinh tế, huy động được vốn và lao động, sản
xuất cà phê nơi có nguồn lợi lớn hơn nhưng thiếu đầu tư. Đồng thời khẳng
định vị trí của sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam, là hướng đi dài từ đó
để người dân yên tâm hơn vào sự đầu tư phát triển kinh doanh.
1.2. Định hướng về hiệu quả kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường .
Sản xuất cà phê xuất khẩu phải có lãi thực sự. Định hướng này kết hợp
với dự toán về điều kiện tự nhiên ở khu vực sản xuất cà phê để bố trí sản xuất
hợp với nhu cầu thị trường. Đây là một định hướng đúng đối với các nhà kinh
doanh cà phê xuất khẩu. Trong nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra mạnh
mẽ thì việc triển khai các tiềm năng hiện có để phát triển trồng cà phê phải
đảm bảo làm sao vừa tăng khối lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu vừa
đảm bảo môi trường sinh thái, tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành hoạt
động nói riêng và nền kinh tế nói chung, về giá phải trả cho sự phá huỷ môi
trường sinh thái là rất đắt.
1.3.Định hướng về hiệu quả xã hội.
LuËn v¨n tèt nghiÖp

83
Cây cà phê thích hợp với các vùng đồi núi hơn là vùng đồng bằng. Khi
phát triển sản xuất cây cà phê sẽ kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các công
trình kinh tế xã hội. Điều đó sẽ làm cải thiện đời sống nhân dân ở miền núi.
Cùng với việc thu hút một đội ngũ lao động dồi dào sẽ là một phương tiện rất
tốt để giảm bớt tỷ lệ lao động thất nghiệp ở các vùng này. Như vậy hiệu quả
xã hội rất lớn do việc phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu làm thay đổi bộ mặt
đời sống nhân dân theo hướng có lợi nhất.
1.4. Định hướng kết hợp nguồn lực trong nước tranh thủ tối đa nguồn lực
từ bên ngoài.
Cần phải xác định nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn nước
ngoài là quan trọng để phát huy nội lực, khai thác ngoại lực thực hiện có hiệu

quả mục tiêu đề ra là thu hút đầu tư nước ngoài, vay vốn lãi xuất thấp, mở
rộng liên doanh liên kết.
Để đầu tư vào chế biến nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, mở rộng
thị trường để phát triển mạnh mẽ diện tích cà phê, mở rộng thị trường xuất
khẩu ổn định thì ngành sản xuất cà phê cần chú ý các điểm cơ bản sau:
+ Khối lượng sản phẩm lớn, cơ cấu xuất khẩu cân đối và hợp lý.
+ Từng bước mở rộng diện tích cà phê để thay đổi cơ cấu mặt hàng cà
phê.
+ Tăng cường chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tiếp cận thị trường tiêu thụ cà phê của các nước trên thị trường cà
phê thế giới tập trung xuất khẩu vào thị trường có nhu cầu lớn và tiến tới xuất
khẩu trực tiếp.
+ Mở rộng tăng cường hoạt động quảng cáo.
1.5. Cơ chế quản lý các doanh nghiệp sản xuất cà phê
Cơ chế này phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành,
phù hợp với mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa cần có sự phân định và giải quyết mối quan hệ giữa
chức năng kinh tế và chức năng xã hội của các doanh nghiệp nhà nước và
LuËn v¨n tèt nghiÖp

84
giữa chức năng kinh doanh của doanh nghiệp với chức năng quản lý hành
chính kinh tế của nhà nước, tránh khuynh hướng nhà nước can thiệp quá sâu
hoặc doanh nghiệp tự phát.

×