Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Luận văn tốt nghiệp " Nông sản,cà phê - Nguồn xuất khẩu quan trọng của nước ta " phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.68 KB, 21 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp

22
- Xuất khẩu qua trung gian: là phương thức mà phần lớn các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam áp dụng để thâm nhập vào thị trường EU
trước kia. Khi đó thị trường EU còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê của Việt Nam. Hiện nay phương thức xuất khẩu này không còn
phổ biến đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nữa vì các doanh nghiệp
Việt Nam đã có được quan hệ trực tiếp với từng nước, như vậy không mất
thêm chi phí cho nước trung gian.
- Xuất khẩu trực tiếp: là phương thức chính thâm nhập vào thị trường
EU của Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếp
với các nhà nhập khẩu EU phần lớn thông qua các văn phòng đại diện của
Việt Nam tại EU. Phương thức này hiện nay rất phổ biến do hiện nay các
doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của
các nước nhập khẩu.
- Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng
hoá. Hình thức liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khi
thâm nhập vào thị trường EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng
những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng chất lượng là yếu tố quyết định tiêu
dùng đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu dùng trên thị trường này chứ
không phải là giá cả. Tuy nhiên phương thức này không phổ biến với Việt
Nam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Nhưng trong mấy năm tới thì Việt Nam cần áp dụng phương thức này vì nếu
được thị trường này chấp nhận thì thương hiệu đó sẽ được các nước khác trên
thế giới công nhân.
- Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính để thâm nhập vào thị
trường EU của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trong hiện tại và
tương lai vì tiềm năng kinh tế của các doanh nghiệp còn hạn hẹp. Các doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn
quá nhỏ bé, không thể đầu tư tại thị trường EU được.


LuËn v¨n tèt nghiÖp

23
Trong thời gian tới một mặt các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam vừa duy trì xuất khẩu trực tiếp vừa có sự nghiên cứu để lựa chọn phương
thức thâm nhập bằng hình thức liên doanh phù hợp. Do vậy công tác đầu tư
cho phát triển thương hiệu cà phê là hướng đi rất đúng cho ngành cà phê Việt
Nam.
4. Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
4.1. Những thuận lợi
- Liên minh EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới
hiện nay. Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khá
vững chắc. Vì thế đây là một thị trường xuất khẩu rộng lớn khá ổn định do đó
việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng
sang khu vực này các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có được sự tăng
trưởng ổn định về kim ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà không sợ
xảy ra tình trạng khủng hoảng xuất khẩu.
- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu Á. Việt Nam nằm
trong khu vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU
tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưu
đãi cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế, đây là cơ hội thuận lợi cho
các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Đây là cơ
hội để các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam tìm kiếm thị trường lớn
cho mình.
- Thị trường EU có yêu cầu lớn, đa dạng và phong phú về mặt hàng cà
phê như chất lượng cà phê, mẫu mã cà phê, hương vị cà phê, độ an toàn của
mặt hàng cà phê Vì thế tạo cho Việt Nam có một phương cách làm sao để
sản phẩm đáp ứng yêu cầu. Do đó nâng cao trình độ tay nghề cho người sản
xuất, nâng cao trình độ quản lý trong việc chế biến, kinh doanh xuất khẩu cà
phê.

LuËn v¨n tèt nghiÖp

24
- EU là một liên minh nhiều nước có chính sách thương mại chung, có
đồng tiền thanh toán chung. Do đó hàng hoá xuất khẩu sang bất cứ quốc gia
nào cũng tuân theo chính sách chung đó. Như vậy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn rất
nhiều so với việc xuất khẩu sang từng nước có chính sách thương mại riêng.
4.2. Những khó khăn
- EU gồm 25 thành viên, sẽ có 25 nền văn hoá khác nhau. Mặc dù là
một thị trường chung tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một sự thưởng thức cà phê
khác nhau đòi hỏi có nhiều loại cà phê khác nhau. Làm sao dung hoà được thị
trường đó là một điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê
- EU là một thành viên trong tổ chức Thương mại thế giới có chế độ
nhập khẩu cà phê chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Hiện nay Việt
Nam chưa là thành viên của WTO do đó chưa được hưởng quy chế ưu đãi từ
tổ chức này. Đó là khó khăn lớn cho Việt Nam .
- EU là một thị trường có mức thu nhập cao lại có chính sách bảo vệ
người tiêu dùng chặt chẽ do đó đặt ra những rào cản về kỹ thuật rất lớn. Có
thể nói đây là một thị trường rất khó tính vì thế để xuất khẩu thành công vào
thị trường này doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải vượt qua các hàng rào về
kỹ thuật. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì
năng lực tài chính còn nhỏ, điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều.
Hơn nữa cà phê chủ yếu là sản xuất phân tán, chưa có mọtt định chuẩn chung
trong việc chăm sóc, chế biến, cũng như bảo quản cà phê. Do đó rất khó khăn
trong việc thống nhất về chất lượng giá cả, cũng như các biện pháp bảo đảm
an toàn vệ sinh cho sản phẩm cà phê .Ví dụ như các hộ gia đình trồng cà phê
khi thu hoạch cà phê về thường phơi trên nền sân đất, như vậy còn lẫn rất
nhiều tạp chất, cà phê phơi không đều, … Như vậy làm giảm chất lượng cà
phê.

- Việc tự do hoá về thương mại, đầu tư thế giới khiến cho Việt Nam
phải đương đầu với nhiều thách thức như sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã,
LuËn v¨n tèt nghiÖp

25
chất lượng. Vì thế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy được
những lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê để nâng cao chất lượng, hạ giá
thành, cải tiến mẫu mã, thương hiệu để được thị trường này chấp nhận. Hiện
nay ta chưa có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng, do đó cạnh tranh trên thị
trường EU đòi hỏi ta phải cạnh tranh được với các nước xuất khẩu cà phê
hàng đầu như Brasin. Indonesia,…
Tóm lại EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cà phê rất cao,
điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng
EU nổi tiếng là khó tính về mẫu mốt, thị hiếu. Khác với Việt Nam nơi giá cả
có vai trò quyết định trong việc mua hàng. Đối với phần lớn người dân EU thì
“ thời trang “ là một trong những yếu tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất
lượng thời trang và giá cả hấp dẫn thì khi đó sản phẩm mới có cơ hội bán
được trên thị trường EU.
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam
1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trong
phạm vi quốc gia và quốc tế. Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp
liên quan đến nhiều đối tượng. Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệp
quốc gia và còn là quan hệ giữa các nước với nhau. Nếu không được kiểm
soát chặt chẽ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.Vì thế phải nghiên cứu
nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô. Mỗi quốc gia có hệ thống chgính
trị khác nhau, có nền văn hoá khác nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau, có
chính sách kinh tế khác nhau. Điều đó buộc bất kì một đơn vị kinh doanh
quốc tế nào cũng phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng.
1.1. Nhân tố pháp luật.

Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuât khẩu. Mỗi quốc
gia có một hệ thống luật pháp khác nhau vì thế có những quy định khác nhau
về các hoạt động xuất khẩu.
Đối với xuất khẩu cà phê chịu anh hưởng các yếu tố sau:
LuËn v¨n tèt nghiÖp

26
- Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê
nhập khẩu…Việt Nam hiện naychưa được hưởng ưu đãi từ tổchức WTO, nên
vẫn chịu mức thuế cao. Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh
tranh với đối thủ.
- Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm phúc lợi…Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm
nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa
dạng, thuỳ theo từng đối tượng tham gai vào từng công đoạn của sản xuất cà
phê xuất khẩu. Với người dân trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá
cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất. Với đội ngũ cán
bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp,
ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt được thông tin thị
trường thế giới.
- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê,
số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà
phê…Thông thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồng
xuất khẩu, phương tiện chủ yếu là tàu chở contener.
- Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào quan thuế
chặt chẽ. Việt Nam không được hưởng quy định về mậu dịch tự do vì ta
không là thành viên trong tổ chức này, hơn nưa Việt Nam chưa là thành viên
của WTO.
Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu không biết dược các quy
định về nươc nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro.

1.2. Yếu tố văn hoá, xã hội:
Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau.
Nền văn hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen
với người dân của nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của ta vào
nước nhập khẩu.Nếu như ta cố tình giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khi nó
lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào thị trường EU. EU đánh giá rất cao về
LuËn v¨n tèt nghiÖp

27
nguồn gốc xuất xứ cà phê, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sản xuất cà phê phân
tán, việc thu mua là tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này rất
khó cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm cà phê. Mục đích xuất
khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu. Chính vì vậy mặt hàng cà phê
của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung nước đó hay không. Đòi
hỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hoá Việt Nam với văn hoá quốc gia
nhập khẩu. Yếu tố văn hoá con chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán của
từng nước, nước đó thích uống cà phê hoà tan, hay la cà phê đen, thích cà phê
phin hay cà phê uống ngay.Như vậybuộc ta phải tìm hiểu để có chính sách
xuất khẩu phù hợp.
1.3. Yếu tố kinh tế.
Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỉ
giá hối đoái,
- Các công cụ chính sách kinh tế cua nước nhập khẩu và Việt Nam : Sẽ
giúp cho các quốc gia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất. Việt
Nam với chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất
khẩu, đặc biệt có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế nhà
nước đã có nhiều ưu đãi cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho
xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra EU còn có chính sách chuyển
hướng đầu tư vào châu Á, chính sách này cũng tạo cho Việt Nam nhiều lợi
thế trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và cà phê nói riêng.

- Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Mức sống người dân cao
khi đó quyết định mua cà phê không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá
cả theo xu hướng giảm. Thu nhập thấp thì ngược lại. Thị trường EU là thị
trường lớn có mức thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết
định mua hàng hay không mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chất
lượng sản phẩm và quyết định mua hàng. Ngưới dân Việt Nam thì lại khác giá
rẻ là yếu tố quyết định cho việc mua hàng. Trong việc sản xuất cà phê xuất
khẩu cũng vậy, người dân Việt Nam khi có sự giảm sút về giá cả là bỏ cây cà
LuËn v¨n tèt nghiÖp

28
phê đi trồng cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cung cà phê. Thu nhập
có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi đó mới taọ điều kiện
cho sản xuất phát triển được.
- Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên
Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nguồn
lực có đủ lớn thi mơi có khả năng thực hiện đươc hoat động xuất khẩu . Vì
hoạt động xuất khẩu chứa nhiều rủi ro. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng trong
từng mặt hàng của mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác
nhau.
Việt Nam có lợi thế để sản xuất cà phê xuất khẩu. Điều kiện tự nhiên,
kết hợp nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm sản xuất cà phê của người
dân Việt Nam từ lâu đời đã tạo cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, có
điều kiện để giảm giá thành xuất khẩu. Đây là điều kiện để thúc đẩy việc xuất
khẩu cà phê.
1.4. Yếu tố khoa học công nghệ:
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động
kinh tế nói chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học công
ngệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng
dễ dàng hơn. Khoảng cách không gian thời gian không còn là trở ngại lớn

trong việc xuất nhập khẩu. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet,
giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật liên tục thường
xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo được sản
phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí.
Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước
xuất khẩu cà phê như Việt Nam. Việc trồng trọt chế biến cà phê còn thiếu
máy móc trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo,
năng suất không ổn định,…Gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê.
Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là
điều kiện giúp cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như
LuËn v¨n tèt nghiÖp

29
không biết áp dụng nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa
hơn với các nước về kỹ thuật như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả
cạnh tranh cho Việt Nam.
1.5. Nhân tố chính trị.
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng
như dung lượng của thị trường cà phê. Song nó cung có rào cản lớn hạn chế
khả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định.
Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ
là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư
kinh doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ.
Thị Trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn
định trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt
Nam có thị trường ổn định.
1.6. Yếu tố cạnh tranh quốc tế.
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và
quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triển
được thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối

với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lương, uy tín, Đây là một thách
thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh với Việt
Nam về cà phê không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học công
nghệ mà ngày nay sự lên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế
mạnh về độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất
lớn và quyết định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với doanh nghiệp
nước ta. Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ
bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam
phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về
giá cả, tăng chất lượng mặt hang cà phê. Đó là thành công lớn cho cạnh tranh
về mặt hàng cà phê của Việt Nam.
2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
LuËn v¨n tèt nghiÖp

30
Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê của các
doanh nghiệp Việt Nam. Sự kết hợp có hiệu quả các yếu tố vi mô sẽ làm cho
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được dễ dàng hơn và sẽ có khả năng
thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động xuất khẩu bao gồm:
- Tài chính :Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có
quy mô lớn với :
LuËn v¨n tèt nghiÖp

31
Đơn vị tính :Tỷ đồng
Nguyên giá tài sản cố định 1.400
Nguồn vốn kinh doanh 650
Tổng doanh thu 3.800

Kết quả sản xuất kinh doanh 30
Tổng số nộp ngân sách 45
(Số liệu ước tính cho năm 2005- Tổng công ty cà phê Việt Nam)
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp:
Các yếu này phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó bao gồm
các nguồn vật chất cho sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiên liệu các nguồn
tài chính đang phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực
của nó phục vụ cho tương lai. Với Tổng công ty cà phê Việt Nam có 53 đơn
vị thành viên hạch toán độc lập, trong đó có 6 doanh nghiệp chuyên doanh
xuất nhập khẩu, 40 doanh nghiệp nông trường, 2 doanh nghiệp chế biến cà
phê thành phẩm, 5 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác. Các đơn vị đều có
xưởng sản xuất , xưởng chế biến cà phê.
- Nguồn nhân lực Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Tổng số cán bộ công nhân viên 26.000 người. Khối sản xuất là 23.500
người, khối kinh doanh có 2.500 người. Như vậy, Tổng công ty là một doanh
nghiệp có quy mô lớn, mạnh lưới kinh doanh phủ khắp cả nước.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ cao, có kiến thức
chuyên môn sâu. Đội ngũ cán bộ này đề ra các chiến lược kinh doanh xuất
khẩu cho Tổng công ty. Đội ngũ lao động sản xuất có kinh nghiệm, cân cù
chịu khó, tích cực tìm kiếm áp dụng khoa học kỹ thuật.Tổng công ty luôn có
sự hỗ trợ nhịp nhàng, hợp lí của cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên vì
vậy đã tạo ra được sức mạnh của Tổng công ty và có thể phát huy được lợi thế
tiềm năng của từng thành viên. Điều đó còn giúp cho doanh nghiệp những
thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh xuất khẩu đồng thời có
LuËn v¨n tèt nghiÖp

32
thể nắm bắt đươc cơ hội kinh doanh. Tổng công ty cà phê Việt Nam đã trở
thành một trụ cột vững chắc cho ngành cà phê Việt Nam.
Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thụât, cán bộ công nhân viên, còn

có các yếu tố khác như uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, văn hoá trong
doanh nghiệp sẽ tạo nên tinh thần cho doanh nghiệp. Tổng công ty cà phê
Việt Nam có thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam –Vinacafe.
Đây là loại cà phê hoà tan có chất lượng cao, được tiêu thụ nhiều nhất trên thị
trường Việt Nam và xuất khẩu được sang nhiều nước như Trung Quốc,
Singapo, …
Nói tóm lại, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê không chỉ chiụ ảnh
hưởng của những điều kiện môi trường khách quan trên thị trường quốc tế mà
còn chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường trong doanh nghiệp. Do đó
để họat động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ nghiên cúu
các yếu thuộc môi trường kinh doanh quốc tế mà còn nghiên cứu các yếu tố
thuộc môi trường trong nước, cũng như các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Từ đó có biện pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và phát triển
mạnh mẽ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân lành nghề,
để phát huy hết lợi thế của đất nước, nắm bắt được cơ hội xuất khẩu,
LuËn v¨n tèt nghiÖp

33
Chương II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VINACAFE
SANG THỊ TRƯỜNG EU

I. Thực trạng sản xuất xuất khẩu cà phê tại của Việt Nam
1. Thưc trạng sản xuất cà phê của Việt Nam.
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỉ 19 và đã trải
qua nhiều thời kì với những đặc điểm và kết quả khác nhau.
Thời kì trước năm 1975: cây cà phê chủ yếu được trồng ở những đồn
điền của người Pháp và những nông trường quốc doanh ở miền bắc. Đây là
thời kì cây cà phê phát triển chậm, không ổn định, năng suất thấp và chưa xác
định được giống thích hợp.

Thời kì từ năm 1975-1994: Diện tích trồng cây cà phê có tăng lên
nhưng với tốc độ chậm. Năng suất bắt đầu tăng lên. Phong trào trồng cà phê
trong nhân dân được phát động. Cà phê Việt Nam đã thực sự tham gia vào thị
trường cà phê thế giới.
Thời kỳ 1994- 2001: Đây là thời kỳ cây cà phê Việt Nam, đặc biệt là
cây cà phê vối phát triển rất nhanh và đạt kết quả trên nhiều mặt : diện tích
tăng nhanh, hình thành vùng sản xuất cà phê tập trung, có giá trị kinh tế cao,
trở thành nước xuất khẩu cà phê vối hàng đầu thế giới.
Thời kì 2001 – nay đây là thời kỳ ngành cà phê thế giới nói chung và
ngành cà phê Việt Nam nói riêng chịu sự khủng hoảng nghiêm trọng về giá
cả. Giá cả cà phê xuống thấp nhất trong lịch sử ngành cà phê. Cuộc sống của
trên 30 triệu người dân gắn bó với cây cà phê bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do
khủng hoảng giá liên tiếp kéo dài trong 4 vụ, nhiều vườn cà phê bị phá bỏ
hoặc bỏ hoang không chăm sóc. Nhiều gia đình nông dân đối mặt với khó
khăn, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không thu hồi được tiền ứng trước, bị lỗ
do giá biến động thất thường. Từ đầu năm 2005, giá cà phê dần phục hồi và
tại thời điểm bài viết này giá cà phê tăng lên với mức độ đáng kể, đạt xấp xỉ
1.500USD/ tấn cà phê vối và 2.500USD/ tấn cà phê chè. Với mức giá này ,
LuËn v¨n tèt nghiÖp

34
người sản xuất có hiệu quả và đầu tư chăm sóc vườn cây hướng tới nền nông
nghiệp bền vững.
1.1. Diện tích, sản lượng cà phê của Việt Nam.
+ Diện tích : Từ năm 1994-2001 diện tích trồng cây cà phê đã tăng lên
nhanh chóng. Năm 2001 đạt 565 nghìn ha gấp 4,56 lần năm 1994, với tốc độ
tăng bình quân 55%/ năm. Nhưng 3 năm trở lại đây do giá cà phê trên thị
trường thế giới giảm một cách nhanh chóng. Các hộ nông dân không thu được
nhiều lãi từ cây cà phê. Do đó có nhiều địa phương đã chặt hạ cây cà phê và
thay thế vào đó là các cây trồng khác như hồ tiêu, cao su, Do đó diện tích

trồng cây cà phê bị thu hẹp lại.
Ở nước ta đã hình thành vùng sản xuất cây cà phê vối tập trung có năng
xuất khá cao chất lượng tốt ở các tỉnh Tây Nguyên với diện tích 443 nghìn ha
chiếm 86% diện tích cà phê cả nước. Trong đó riêng Đắc Lắc diện tích 233
nghìn ha chiếm 45% diện tích toàn vùng.
Diện tích cà phê Việt Nam năm 1999-3003 Đon vị tính : Ha
Năm

Địa phương
1999 2000 2001 2002 2003
Cả nước 397.111 561.933 565.737 531.000 513.500
Miền bắc 14.240 17.236 16.644 15.300 14.500
Đông bắc 2.902 2.763 1.631 1.600 600
Tây bắc 4.037 3.462 4.660 3.500 3.100
Bắc Trung Bộ 7.301 10.111 10.353 10.200 11.100
Miền Nam 382.871 544.697 549.093 515.700 498.700
Nam Trung Bộ 2.797 4.187 3.592 3.300 2.700
Tây Nguyên 317.317 468.649 475.736 451.100 443.300
Kon Tum 9.614 14.404 14.300 13.000 12.500
Gia Lai 44.902 81.035 81.036 79.200 79.100
Đắc Lắc 175.226 259.030 256.100 239.400 233.400
Lâm Đồng 87.575 114.180 124.300 119.500 118.200
LuËn v¨n tèt nghiÖp

35
Đông Nam Bộ 62.757 71.861 69.765 61.300 52.800

(Tổng cục thống kê- Vụ kế hoạch)
Việt Nam có diện tích trồng cà phê nhiều nhất là ở Miền Nam, Tây
Nguyên, Lâm Đồng. Tại đây hình thành nên các vùng chuyên canh cà phê có

chất lượng tốt, năng suất cao.
+Sản lượng cà phê: Năm 2000 sản lượng cà phê đạt 802,5 nghìn tấn.
Nếu so sánh giữa năm 2000 với năm 1976 thì sản lượng cà phê tăng 111,5
lần. Năm 2001 đạt mức sản lượng cao nhất 847.134 tấn cà phê nhân khô. Tuy
nhiên đến năm 2004 thì sản lưọng cà phê bắt đầu giảm sút xuống chỉ còn 800
nghìn tấn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năm 2003 nắng hạn kéo
dài ở Tây Nguyên nhất là ở Đắc Lắc có tới 40 nghìn ha thiếu nước, 2,4 nghìn
ha mất trắng.
Bảng sản lượng cà phê Việt Nam trong mấy năm trở lại đây.
( Đơn vị tính : Tấn)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003
Sản lượng 509.247 802.461 847.134 688.800 771.100
(Tổng cục thống kê, Vụ kế hoạch)
Như vậy năm 2001 cà phê nước ta đạt mức cao nhất, diện tích đạt 565
nghìn ha, sản lượng đạt 847.134 tấn cà phê. Năm 2004 hình thành 2 vùng sản
xuất cà phê tập trung là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong đó Đắc Lắc là
tỉnh có diện tích sản lượng cà phê lớn nhất, đồng thời cũng là địa phương có
tốc độ tăng sản lượng cà phê nhanh nhất. Năm 2002 Đắc Lắc đạt trên 420
nghìn tấn. Kế đến là Lâm Đồng đạt 150 nghìn tấn, Gia Lai 100 nghìn tấn.
Cùng với việc tăng diện tích thì sản lượng cũng tăng lên trong những năm từ
1995- 2001, nhưng có xu hướng giảm xuống vào mấy năm gần đây, chủ yếu
là do biến động về giá cả cà phê thế giới có xu hướng giảm gây bất lợi cho
LuËn v¨n tèt nghiÖp

36
người nông dân, dẫn đến người nông dân không còn quan tâm đến cây cà phê
nữa.
1.2. Chế biến cà phê ở Việt Nam.
Do quy trình công nghệ chế biến cà phê ở Việt Nam chưa hiện đại do
đó ta chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân. Vì thế ở nước ta hình thành được hệ

thống chế biến cà phê nhân. Hiện nay đang bắt đầu chế biến cà phê rang xay,
cà phê hoà tan.
- Ở Việt Nam chế biến cà phê nhân thường theo 2 phương pháp đó là
chế biến theo phương pháp ướt và phương pháp chế biến khô.
Phương pháp chế biến ướt bao gồm các công đoạn thu lượm quả tươi
đem lọc và rửa sơ bộ để loại bỏ đất, que, lá cây, đá sau đó đến xát vỏ để loại
bỏ vỏ rồi đến đánh nhớt, sau đó lên men ngâm rửa rồi đem phơi khô.
Phương pháp chế biến khô là cà phê tươi để phơi khô không cần qua
khâu sát tươi.
- Đối với cà phê hoà tan thì thường sử dụng phương pháp công nghệ
sấy phun của Liro- Đan Mạch
LuËn v¨n tèt nghiÖp

37
Sơ đồ chế biến cà phê.





























Nguyên liệu quả
t
ươ
i

Ph
ơ
i khô ho

c
x

y

Ph
ươ
ng pháp

khô

Làm ráo nước
Rửa sạch
Ngâm lên men

Phân lo

i cà phê
theo tr

ng l
ư

ng

Xát tươi
Phân loại trong
b

xi phong

Phương pháp ướt
Cà phê quả khô
Làm sạch tạp chất
Phơi hoặc sấy
Cà phê khô

Xát khô


Đánh bóng cà phê
Phân lo

i cà phê
(Kích thước, trọng lượng)
Cà phê thành phẩm
LuËn v¨n tèt nghiÖp

38
Việt Nam chủ yếu chế biến cà phê theo phương pháp khô (khoảng 90%
sản lượng). Tính đến năm 2001 cả nước có 50 dây chuyền chế biến cà phê
nhân, trong đó 14 dây chuyền ngoại nhập và hàng nghìn máy xay xát nhỏ quy
mô hộ gia đình. Năm 2004 thì số lượng dây chuyền tăng lên 70 dây chuyền
chế biến cà phê nhân có chất lượng cao. Lượng cà phê đượcchế biến thành
sản phẩm cà phê rang xay, cà phê hoà tan đã hình thành và ngày càng nhiều
(chiếm 10-15% sản lượng)
Việt Nam có sản lượng cà phê khá lớn với phẩm chất thơm ngon vốn
có của giống tốt, được sản xuất trên nhiều cao nguyên có thổ nhưỡng rất thích
hợp. Tuy nhiên cà phê hạt xuất khẩu lại không có chất lượng tương xứng và
vì vậy đã thua thiệt về giá cả so với các nước khác. Một thời gian dài trước
đây công nghiệp chế biến cà phê không được quan tâm đầy đủ, có sự thiếu xót
về nhận thức, có khó khăn về vốn đầu tư, trình độ công nghệ thấp kém chậm
đổi mới, tổn thất sau thu hoạch là khá lớn và đã có những cơ sở tổn thất khá
nghiêm trọng, thất thu hàng tỉ đồng, vì chất lượng hạt xấu. Mặt khác hơn 80%
cà phê được sản xuất ra là từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ, thiếu các điều
kiện sơ chế tối thiểu. Mấy năm trở lại đây các cơ sở chế biến với thiết bị mới
chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể.
Trong vòng 7- 9 năm trở lại đây Việt Nam chế biến được 150.000-
250.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Ngoài ra còn có nhiếu cơ sở tái chế trang
bị không hoàn chỉnh với nhiều máy lẻ ,chế biến thu mua của dân đã qua sơ

chế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Cà phê của dân thu hái về chủ yếu
được xử lí phân tán ở từng hộ nông dân qua con đường phơi khô trên sân cát,
sân xi măng.Tình hình chế biến như vậy dẫn đến kết quả là sản phẩm chất
lượng không đều.Với tình hình hiện nay do cung vượt cầu giá cả xuống thấp
liên tục người mua đòi hỏi chất lượng cao hơn với dịch vụ tốt hơn.Vì thế
ngành cà phê đứng trước thách thức lớn về công nghệ chế biến.
Hiện nay sản lượng cà phê của Việt Nam chủ yếu là Robusta, với
phương pháp chế biến chủ yếu là chế biến khô. Cà phê thu hái về được phơi
LuËn v¨n tèt nghiÖp

39
khô, tận dụng năng lượng mặt trời. Những năm qua do mưa kéo dài trong vụ
thu hoạch người ta phải sấy trong lò sấy đốt bằng than đá. Cũng có một số
doanh nghiệp chế biến theo phương pháp ướt, tuy nhiên phương pháp chế
biến ướt rất đắt nên chỉ sử dụng để chế biến một phần cà phê Arabica xuất
khẩu.
1.3. Năng suất cà phê của Việt Nam
Từ năm 1994-2001 năng suất bình quân đạt 2 tấn /ha . Năm cao nhất
đạt 2,4 tấn/ ha trên 200 nghìn ha cà phê cà phê kinh doanh. So với năng suất
bình quân cà phê của một số quốc gia hàng đầu như Brasin là 8 tạ /ha,
Colombia là 8 tạ /ha, Indônêsia là 4,5 tạ /ha. Như vậy năng suất cà phê luôn
cao gấp 2-3 lần năng suất cà phê của các nước này và trở thành nước có năng
suất cà phê cao nhất thế giới. Điều này là do Việt nam có rất nhiều lợi thế về
sản xuất cà phê như điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, có giống cho năng
suất cao.
1.4. Đánh giá tình hình sản xuất cà phê của nước ta mấy năm trở lại đây
1.4.1.Những mặt làm được trong sản xuất cà phê ở Việt Nam
- Cây cà phê là cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao ở Việt
Nam. Cùng với việc gia tăng không ngừng về diện tích và sản lượng cà phê đã
góp phần thay đổi đời sống của nhân dân các vùng trồng cà phê. Với việc

nhận thức vị trí và vai trò của cây cà phê trong nền sản xuất nông nghiệp nước
ta. Mấy năm qua Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng cà phê như thực hiện sản xuất gắn với chế biến giúp cho Việt
Nam từ nước sản xuất cà phê nhân xuất khẩu đã trở thành nước xuất khẩu với
các mặt hàng cà phê rang xay, cà phê hoà tan. Tuy nhiên lượng cà phê rang
xay và hoà tan này còn rất ít chiếm khoảng 10% sản lượng. Năm 2003 nước ta
đã xuất khẩu được 161 tấn cà phê rang xay trị giá 1,67 triệu USD.
- Để đạt được kết quả như trên Việt Nam đã biết áp dụng nhiều tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất và thâm canh cà phê: bộ giống tốt được áp dụng vào sản
xuất như các dòng cà phê vối chọn lọc 4/55, 1/20,13/8,14/8 có năng suất cao
LuËn v¨n tèt nghiÖp

40
từ 3-6 tấn /ha, cỡ hạt to. Các giống cà phê chè có năng suất cao chất lượng tốt
được trồng như TN1,TN2, TH1. Ngoài ra đã hình thành được một số vùng cà
phê chè có năng suất chất lượng cao như ở Khe Xanh( Quảng Trị), A Lưới(
Thừa Thiên Huế), Mai Sơn(Thuận Sơn, Sơn La).
- Sản xuất cà phê phát triển đã góp phần thu hút lượng lao động dư thừa
ở miền núi góp phần nâng cao đời sống, thay đổi bộ mặt nông thôn đặc biệt là
vùng đồng bào dân tộc, thúc đẩy hình thành phát triển hệ thống dịch vụ.
- Sản xuất gắn với chế biến, hình thành hệ thống chế cà phê nhân và
từng bước phát triển cà phê chế biến sản phẩm giá trị gia tăng như: cà phê
rang xay, cà phê hoà tan, ngoài ra còn chế biến “sản phẩm có cà phê “ như:
bánh kẹo co cà phê, sữa cà phê, …
1.4.2 Những hạn chế trong sản xuất cà phê
- Diện tích cà phê tăng quá nhanh không theo quy hoạch, do giá cà phê
xuất khẩu tăng cao cây cà phê là một cây nông nghiệp có thu nhập cao đã kích
thích người trồng cà phê tìm mọi cách gia tăng sản lượng đẩy mạnh diện tích
không theo quy hoạch, kế hoạch. Trồng cây cà phê trên cả những vùng đất
không phù hợp, không có nguồn nước tưới, công tác chuẩn bị vườn ươm và

nhân giống tốt không theo kịp tiến độ trồng mới.
- Thâm canh quá mức sản xuất cà phê thiếu tính bền vững.
Cũng do giống cà phê xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, nông dân quá
chú trọng đến việc tăng năng suất và sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao
trên một đơn vị diện tích nên thúc đẩy người dân tăng phân bón trên mức cần
thiết, khai thác và sử dụng nguồn nước để tưới cho cây cà phê một cách tự
phát tạo nên những vườn cà phê phát triển không ổn định.
- Chất lượng cà phê xuất khẩu không cao: Trước hết là do những hạn
chế, yếu kém trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến và bảo quản, các doanh
nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu cạnh tranh lẫn nhau, thu mua xô không
theo tiêu chuẩn, không phân loại thu mua theo chất lượng, không tạo điều
kiện để nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất, thu hái. Mặc dù Nhà
nước đã ban hành đầy đủ bộ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chế
LuËn v¨n tèt nghiÖp

41
biến, chất lượng cà phê nhưng chưa được nông dân và doanh ghiệp áp dụng
có hiệu quả và đầy đủ.
- Thiết bị chế biến không đồng bộ, không áp dụng máy móc vào chế
biến mà thường là phương pháp chế biến thủ công nên chất lượng không cao.
- Hệ thống sân phơi, chế biến, bảo quản còn thiếu so với yêu cầu nên
chất lượng cà phê chưa đồng đều và ổn định, nhất là vào những năm khi vụ
thu hoạch cà phê bị mưa kéo dài. Cà phê bị lên men, mốc, ảnh hưởng đến giá
và hình ảnh của cà phê Việt Nam nói chung.
2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Ngày nay nhu cầu tiêu dùng cà phê ngày càng tăng lên đặc biệt với
những nước phát triển thì cà phê là thứ đồ uống được ưa chuộng nhất. Đối
với Việt Nam là nước sản xuất cà phê với sản lượng lớn, tuy nhiên người dân
có truyền thống trong việc thưởng thức trà do vậy nhu cầu tiêu dùng cà phê
nôị địa rất thấp (5-10%/tổng sản lượng cà phê sản xuất ra). Do vậy cà phê

Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu. Chính vì thế đẩy mạnh xuất khẩu
cà phê là mục tiêu trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam.
2.1. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
- Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 11 triệu bao chiếm
13% sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới, đứng thứ 2 thế giới sau Brazil(
25 triệu bao) và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta.
Theo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại. Năm 2003 cả nước xuất
khẩu được 729,2 nghìn tấn cà phê, đạt kim ngạch 504,8 triệu USD tăng 4,3%
về lượng so với năm 2002 là 714,5 nghìn tấn và 57% về giá trị. Năm 2004 sản
lượng cà phê không tăng nhiều so với năm 2003 đạt sản lượng khoảng 750
nghìn tấn.
Bảng số lượng và giá trị cà phê xuất khảu của Việt Nam
Năm Số lượng(tấn Giá trị (USD)
1999 404.400 523.400000
2000 654.000 484.342000
2001 875.00 338.094000
LuËn v¨n tèt nghiÖp

42
2002 714.500 240.686000
2003 729.200 446.547000
2004 750.000 454.347000
(Tổng cục thống kê- Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam)
Như vậy năm 2001 sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức
cao nhất đạt 875 nghìn tấn. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây thì sản lượng lại giảm
sút do hậu quả của hiện tượng Elnino từ năm 2000 để lại và hạn hán kéo dài
trong 5 vụ cà phê liên tiếp từ năm 2001. Mặt khác do giá cà phê trên thế giới
giảm một cách nhanh chóng từ năm 2001 do đó nhiều hộ nông dân không bù
lỗ được do đó đã chặt cà phê đi trồng cây khác, làm giảm diện tích cà phê do

đó cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của Việt Nam.
- Kim ngạch:Từ năm 2000 trở lại dây Việt Nam luôn đứng vị trí thứ 2
thế giới sau Indonesia về xuất khẩu cà phê Robusta, thứ 3 thế giới về xuất
khẩu cà phê nói chung. Không chỉ tăng về số lượng, chất lượng và giá cả cũng
ngày càng tăng về nhiều mặt như : độ sạch, độ thơm, chủng loại đa
dạng,…Do vậy kim ngạch có xu hướng tăng dần.
Bảng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam
Năm Kim ngạch (1000 USD)
Tốc độ tăng giảm
(%)
1996 560
1997 423 -24,4
1998 414 -2,12
1999 602 45,4
2000 555 8
2001 538 -3
2002 382 -28
2003 428 12
2004 510 19.2
(Hiệp hội cà phê Việt Nam )
Từ năm 1998 đến năm 2001 xuất khẩu hàng năm đạt từ 500-600 triệu
USD. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây kim ngạch giảm sút ghê gớm. Điều này là
do, giá cà phê thế giới giảm xuống tới mức thấp nhất từ trước đến nay, mặc

×