Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Triệu chứng học tuyến thượng thận potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.25 KB, 4 trang )

Triệu chứng học tuyến thượng thận

1. Giải phẫu và sinh lý tuyến thượng thận.
1.1. Giải phẫu:
Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết nhỏ nằm sau phúc mạc, giống như hình
chóp nón nằm áp sát cực trên của quả thận hai bên, nặng 5 - 6 gam, rộng 3 - 5cm,
cao 2 - 4cm.
Tuyến thượng thận được chia làm 2 phần: vỏ và tủy.
+ Vỏ thượng thận:
Vỏ thượng thận được chia 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp cầu hay còn gọi là lớp
cung, giữa là lớp bó, trong cùng là lớp lưới.
- Lớp cầu: gồm các tế bào chứa ít lipid, nằm ngang dưới bao, tiết ra aldosteron.
- Lớp bó: dày nhất, gồm các tế bào song song chứa nhiều lipid hơn, tiết cortisol và
corticosteron (hydrocortison).
- Lớp lưới: ở phía trong cùng, nối liền với nhau thành một lưới không đều nhau
tiết ra androgen (hormon sinh dục).
+ Tủy thượng thận: màu hơi phớt hồng, tiết ra adrenalin và noradrenalin.
1.2. Sinh lý:
+ Sinh lý vỏ thượng thận:
- Aldosteron (corticoid khoáng): là một hormon liên quan đến chuyển hoá các chất
điện giải. Ở người bình thường, aldosteron làm tăng đào thải K+, H+; Na+ được
tái hấp thu ở ống lượn xa. Trong trường hợp bệnh lý, khi tuyến thượng thận tiết
quá nhiều aldosteron (cường chức năng thượng thận), K+ bị đào thải ra ngoài
nhiều, còn Na+ được tái hấp thu mạnh, dẫn đến tăng Na+ huyết, giảm K+.
Tóm lại: Khi tiết nhiều aldosteron dẫn đến ứ muối và giữ nước mà hậu quả là tăng
huyết áp (hội chứng Conn).
Ngược lại, khi bị suy chức năng tuyến thượng thận thì aldosteron tiết sẽ ít hơn, ion
Na+ không được tái hấp thu ở ống thận; K+ và H+ không được đào thải ra ngoài
nên dẫn đến tăng K+ máu (gặp trong bệnh Addison).
- Cortisol (hydrocortison): tham gia vào quá trình chuyển hoá protid, glucid và
lipid, làm tăng tân tạo glucogen từ protid và lipid, tăng tích luỹ glucogen trong


gan, làm tăng đường huyết, làm giảm bạch cầu ái toan (E), làm giảm K+ máu vì
làm ống thận tăng tiết K+, làm tăng huyết áp, tăng tiết HCl và pepsin nên dễ bị
loét dạ dày-tá tràng khi dùng corticoid, làm nhẽo cơ và teo do cơ làm tăng dị hoá
protid, làm tăng hồng cầu và bạch cầu đa nhân trung tính (N), làm loãng xương
(do làm giảm tái hấp thu Ca++ ở ruột, ức chế tạo cốt bào, làm tăng mỡ máu. Ngoài
ra, cortisol còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng.
- Hormon sinh dục gồm: androgen, estrogen và progesteron.
. Ở nam giới: androgen có vai trò thứ yếu trong phát triển sinh dục.
. Ở nữ giới: estrogen có tác dụng đến sự phát triển dậy thì và giới tính, tăng mọc
lông nách, lông mu.
Progesteron: tham gia vào quá trình tổng hợp cortisol. Ngoài ra, androgen còn có
tác dụng tăng tổng hợp protein.
+ Sinh lý tủy thượng thận: 2 chất cơ bản của tủy thượng thận là adrenalin và
noradrenalin.
- Adrenalin: có tác dụng làm tăng co bóp tim, làm cho tim đập nhanh, co mạch
ngoại vi dẫn đến tăng huyết áp, giãn cơ phế quản, giãn đồng tử, co cơ mi mắt, làm
co cơ tử cung lúc có thai, tăng chuyển hoá cơ sở và tăng huyết áp.
- Noradrenalin: có tác dụng co mạch gây tăng huyết áp là chính (tăng huyết áp kéo
dài và mạnh hơn adrenalin).
2. Các hội chứng thường gặp.
2.1. Cường chức năng tuyến thượng thận:
+ Cường chức năng vỏ thượng thận:
- Hội chứng Conn (do cường aldosteron tiên phát).
- Hội chứng Cushing.
- Cường androgen.
+ Cường chức năng tủy thượng thận (u tủy thượng thận): hội chứng
pheocromocytoma.
2.2. Suy chức năng tuyến thượng thận:
- Suy chức năng tuyến thượng thận cấp.
- Suy chức năng tuyến thượng thận mãn (Addison).


×