Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải pháp thu hút vốn FDI của EU vào Việt Nam - 10 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.25 KB, 6 trang )


64

thiện hay không. Trong tình hình nguồn vốn trong nước còn hạn chế như hiện nay thì
có nên chủ động thêm vốn ĐTNN, hay chỉ nên giữ nguyên tỷ lệ đ• định?. Nếu chúng ta
coi nhiệm vụ có tính chiến lược của vài chục sắp năm tới là tăng trưởng với tốc độ cao
và ổn định, thì lời giải của bài toán là phải tranh thủ mọi nguồn vốn có thể huy động
được để đảm bảo mục tiêu đó, mà không nên tự định ra một giới hạn trên cho việc huy
động các nguồn vốn đầu tư. Ngoài 4 vấn đề nêu trên thuộc về nhận thức ở tầm vĩ mô,
cũng cần lưu ý về nhận thức và quan điểm đối với những vấn đề cụ thể, như việc
chuyển giao công nghệ, nhập khẩu thiết bị đ• qua sử dụng trong hoạt động ĐTNN, như
tranh chấp giữa chủ và thợ trong doanh nghiệp, như tình trạng được gọi là “chảy máu
chất xám” do việc chuyển dịch lao động và cán bộ kỹ thuật từ khu vực Nhà nước sang
các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. 1.2. Nâng cao chất lượng qui hoạch thu hút ĐTNN:
Qui hoạch ĐTNN phải là bộ phận hữu cơ trong qui hoạch tổng thể các nguồn lực
chung của cả nước, gồm vốn và các nguồn lực trong nước, vốn ODA, vốn ĐTNN trên
cơ sở phát huy cao độ nội lực; các gì tự đầu tư được thì nhất thiết phải để doanh
nghiệp trong nước đầu tư; phải gắn chặt với qui hoạch ngành, l•nh thổ, từng sản phẩm
chủ yếu và đặt trong chiến lược phát huy cao độ nội lực, bảo hộ hợp lý sản xuất trong
nước, gắn với tiến trình hội nhập nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Qui hoạch ĐTNN phải kết hợp ngay từ đầu với an ninh, quốc phòng; các dự án lớn khi
thẩm định và quyết định đầu tư phải gắn với an ninh, quốc phòng. Khuyến khích mạnh
mẽ ĐTNN vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công
nghiệp cơ khí, điện tử, năng lượng, những ngành ta có thế mạnh về nguyên liệu và lao
động. Cần có chính sách, cơ chế, biện pháp để tạo bước chuyển căn bản hướng mạnh
hơn nữa ĐTNN vào xuất khẩu, góp phần tích cực làm biến đổi cơ cấu kinh tế và phân
công lao động x• hội. Trên cơ sở đó, hình thành danh mục các dự án gọi vốn ĐTNN

65

cho thời kỳ 2001 - 2005, trong đó xác định rõ sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ


công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích,
ưu đ•i. 2. Giải pháp quản lý sử dụng 2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với
FDI: Sau khi tạo dựng được môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thông
thoáng, hấp dẫn, vấn đề then chốt có tính quyết định là việc chỉ đạo điều hành tập
trung, thống nhất và kiên quyết của Chính phủ, việc nghiêm túc thực hiện của các Bộ,
ngành và địa phương. Xây dựng qui chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ tổng hợp, các
Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo
đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng Cơ quan quản lý Nhà nước, tránh sự chồng
chéo và sự ra đời của các văn bản quản lý sai lệch nhau vi phạm luật. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về
ĐTNN, giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động những vấn đề phát sinh trong
hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN. Các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quản
lý Nhà nước về ĐTNN theo đúng chức năng, thẩm quyền đ• qui định theo Luật Đầu tư
nước ngoài, các Nghị định của Chính phủ. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố phải
chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa
bàn, tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh, giúp đỡ các doanh nghiệp giải quyết
các khó khăn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; giám sát, kiểm tra các cán bộ
thừa hành thực hiện nghiêm túc các qui định của luật pháp, chính sách, chủ trương của
Nhà nước, kịp thời xử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực. Cần
qui định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước để chấm dứt sự kiểm
tra tuỳ tiện, hết sức tránh hình sự hoá kinh tế của doanh nghiệp; đồng thời vẫn bảo đảm
giám sát được các doanh nghiệp và áp dụng chế tài đối với sự vi phạm pháp luật của
các doanh nghiệp. Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc qui định rõ ràng, minh

66

bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; công khai các qui trình, thời hạn,
trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐTNN; duy trì thường xuyên
các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư. Có như vậy thì Bộ máy quản
lý Nhà nước về lĩnh vực ĐTNN mới trở nên bớt cồng kềnh và hoạt động có hiệu quả.

2.2. Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo công nhân kỹ thuật, tăng cường sự l•nh đạo
của Đảng, hoạt động của Công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong các Doanh nghiệp
có vốn ĐTNN: Trong hoạt động ĐTNN, công tác cán bộ đặc biệt quan trọng vì cán bộ
vừa tham gia hoạch định chính sách, vừa là người vận dụng luật pháp, chính sách để
xử lý tác nghiệp hàng ngày liên quan đến mọi hoạt động ĐTNN. Cán bộ quản lý Việt
Nam trong các liên doanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà
nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam, của người lao động; đảm bảo cho doanh
nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. Do đó, phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào
tạo nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ
công chức Nhà nước các cấp, đội ngũ cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp
ĐTNN; trước mắt tập trung vấn đề sau: - Xây dựng Qui chế cán bộ Việt Nam tham gia
Hội đồng quản trị và quản lý doanh nghiệp liên doanh, trong đó cần qui định rõ tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cán
bộ trong và sau thời gian làm việc tại các doanh nghiệp ĐTNN; chế độ báo cáo, kiểm
tra. Hiện nay, Ban Tổ chức TW đang phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu
chuyên đề quan trọng này để trình Bộ Chính trị. - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đào
tạo chính qui cán bộ làm công tác ĐTNN, cán bộ quản lý các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành trong năm 2000 việc tập huấn số cán bộ
Việt Nam hiện nay đang làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh, trang bị kiến thức
về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp, kinh nghiệm cần thiết nhất. - Bộ Lao động -

67

Thươngbinh và X• hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý Khu công nghiệp tổ
chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp ĐTNN. - Ban Tổ
chức TW Đảng qui định và hướng dẫn phương thức sinh hoạt và nội dung hoạt động
của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, phù hợp với đặc điểm
của loại hình doanh nghiệp này. - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có kế hoạch vận
động thành lập Công đoàn ở tất cả các doanh nghiệp ĐTNN và nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp này; Chính phủ xem xét hỗ trợ

một phần kinh phí cho các tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp. Xây dựng tổ chức
công đoàn thật sự trở thành người bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người
lao động; giáo dục kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp cho công nhân,
quan hệ hợp tác xây dựng với chủ đầu tư, đóng góp vào hiệu quả sản xuất - kinh doanh
của doanh nghiệp. 2.3. Kinh nghiệm của nước ngoài: Bài học rút ra từ cuộc khủng
hoảng kinh tế châu á cũng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sụp đổ do quản lý yếu
kém các nguồn đầu tư. Đầu tư có hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cho nên các nhà quản lý doanh nghiệp luôn
tìm cách giảm chi phí vào các dự án lớn, hoặc giảm đầu tư qui mô lớn để tăng hiệu quả
đầu tư. Thực tế các nước châu á cho thấy, biện pháp chủ yếu các nhà quản lý áp dụng
để giảm chi phí vào các dự án lớn là thương lượng giá thấp với các nhà cung cấp. Một
cách khác là cắt giảm chi phí một phần của dự án, nhưng trì ho•n hay huỷ bỏ một bộ
phận của dự án nhằm giảm chi phí đầu tư, mà không tính toán kỹ, thì vác vấn đề nảy
sinh liên quan công suất, chức năng của thiết bị hay chất lượng sản phẩm, là điều
không tránh khỏi. Nhiều doanh nghiệp nâng cao tối đa hiệu quả đầu tư (tức là mối
quan hệ giữa năng suất với chi phí đầu tư) là lời giải cho bài toán này và tiến hành
song song việc cắt giảm chi phí đầu tư và tăng năng suất lao động. Các chuyên gia

68

thuộc công ty tư vấn McKinsey & Co (Thái Lan) đ• tìm ra 5 yếu tố quyết định hiệu
quả quản lý đầu tư. Công trình nghiên cứu “Nghệ thuật mua và bán” của họ nêu cụ thể
là phân tích các yếu tố đầu tư trước khi thông qua toàn bộ dự án. Theo các chuyên gia,
trước khi thông qua dự án, cần phân tổng đầu tư làm nhiều phần và tiến hành đánh giá
cụ thể, chi tiết từng phần. Quyết định thực hiện đầu tư lớn phải được tiến hành trên cơ
sở giá trị thực tế của toàn bộ dự án đó: Điều chỉnh kế hoạch để đạt lợi ích cao nhất là
khâu quan trọng. Tăng tốc độ thực hiện dự án luôn là sự lựa chọn đúng nếu việc hoàn
thành sớm dự án đem lại lợi ích thực sự, nhưng trong một vài trường hợp cần điều
chỉnh tốc độ để xem xét kỹ lưỡng khả năng cắt giảm chi phí. Tặng thưởng các thành
viên tham gia dự án có thành tích giảm chi phí đầu tư, dựa trên hiệu quả công việc thực

tế là việc nên làm. Thực hiện tự do hoàn toàn trong thiết kế, nhằm khuyến khích các
nhà thiết kế và nhân viên dự án tìm phương án, giải pháp thiết kế mới, phù hợp qui
định và tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án là điều không thể thiếu. Cuối cùng, việc chấp
thuận một giải pháp thiết kế tối ưu, với chi phí đầu tư thấp nhất có ý nghĩa quyết định
đối với tương lai dự án. T Kết luận uy có ít dự án và số vốn đầu tư chưa thật cao
khi so sánh với tiềm năng kinh tế của mình, nhưng đầu tư trực tiếp của Liên minh châu
Âu EU đ• có những đóng góp tương đối quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế
của Việt Nam. Các dự án của EU cũng có những dự án rất lớn và những dự án này
đang tập trung trong những lĩnh vực rất rất quan trọng như lĩnh vực thông tin, hay lĩnh
vực dầu khí hoặc ngân hàng - tài chính. Đó chính là những lĩnh vực nòng cốt của nền
kinh tế nước ta khi nước ta tiến lên xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đồng thời nó cũng đ• góp phần tạo công ăn việc làm cùng với việc chuyển đổi cơ cấu
nền kinh tế của ta theo hướng tiến bộ. Chính vì vậy, bên cạnh việc thắt chặt mối quan
hệ hợp tác hữu nghị để thu hút nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng hơn nữa, chúng ta cần

69

phải quản lý và sử dụng nguồn vốn này thật sự có hiệu quả để đóng góp cho sự nghiệp
phát triển của đất nước. Đây cũng là một trong những nội dung chính của đề tài này.
Em xin trân trọng cảm ơn ts-nguyễn thị hồng thuỷ đ• tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em
hoàn thành chuyên đề thực tập này. Đồng thời em cũng xin cảm ơn tới các chuyên
viên, cán bộ thuộc Viện Kinh tế thế giới cung cấp những tài liệu cần thiết cho quá trình
thực tập và những ý kiến hay tạo điều kiện cho việc hoàn thiện chuyên đề được thuận
lợi hơn. Một lần nữa, em mong muốn có được sự góp ý và phê bình của các Thầy cô
cùng các bạn đọc cho đề tài của em được ngày càng hoàn chỉnh. Em xin cảm ơn.
Tài liệu tham khảo 1. Europe from A to Z (tài liệu của Uỷ ban châu Âu - European
Documentation). 2. EU - ASEAN Relations (Tài liệu của Uỷ ban châu Âu). 3. Foreign
Direct Investment của WB. 4. Giáo trình Kinh tế Đầu tư của Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân. 5. Học trình 9 về Đầu tư trực tiếp nước ngoài của WB. 6. International
Investment: Towards 2002 của UN. 7. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. 8. Tạp chí Nghiên

cứu châu Âu. 9. Tạp chí Thương mại. 10. Tạp chí Công nghiệp. 11. World Economic
Outlook (Tài liệu của IMF). 12. Europe in ten points by Pascal Fontaine (Tài liệu của
Uỷ ban Châu Âu). 13. Enterprise reform and foreign investment in Viet Nam (Tài liệu
của OECD). 14. The Importance of increased FDI for Việt Nam (phát biểu của Bà
Phạm Chi Lan - Phó Chủ tịch VCCI tại Diễn đàn doanh nghiệp tư nhân ngày 7 tháng 4
năm 2000).

×