Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình phân tích chiến lược phát triển kinh tế của việt nam là xuất khẩu và thay thế dần nhập khẩu p3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.52 KB, 10 trang )

Hạn chế chủ yếu trong sản xuất giống là sự phân bố không
đồng đều của các trại giống theo khu vực địa lý đã dẫn đến tình
trạng phải vận chuyển con giống đi xa , vừa làm tăng thêm giá
thành vừa làm giảm chất lượng con giống , chưa có sự phù hợp
trong sản xuất giống theo mùa đối với các loài nuôi phổ biến nhất
và thiếu các công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất giống sạch bệnh .
 Tình hình sản xuất thức ăn
Theo thống kê hiện nay trên toàn quốc có khoảng 24 cơ sở
sản xuất thức ăn nhân tạo với tổng công suất 47.640 tấn / năm, sản
lượng thức ăn đạt được chưa đáp ứng nhu cầu cả và số lượng lẫn
chất lượng . Giá thành cao do chi phí đầu vào chưa hợp lý ảnh
hưởng đến sức tiêu thụ . Với một số mô hình nuôi bán thâm canh (
nuôi tôm ) và thâm canh ( nuôi cá lồng ) thì thức ăn được nhập từ
nước ngoài và phải chi trả một lượng ngoại tệ tương đối lớn .
2.4. Khai thác thuỷ sản
Khai thác luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thủy sản
và bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển . ở Việt Nam , khai thác
thuỷ sản mang tính nhân dân rõ nét . Nghề cá ở khu vực nhân dân
chiếm 99 % số lượng lao động và 99,5 % sản lượng khai thác thuỷ
sản .
Tàu thuyền : Trong giai đoạn 1991 – 2000 số lượng tàu
thuyền máy tăng nhanh , ngược lại tàu thuyền thủ công giảm dần .
Năm 1991 tàu thuyền máy có 44.347 chiếc , chiếm 59,6 %; thuyền
thủ công 30.284 chiếc , chiếm 40,4 % , đến cuối năm 1998 tổng số
thuyền máy là 71.767 chiếc , chiếm 82,4 % , tổng số thuyền thủ
công là 15.337 chiếc chiếm 17,6 % tổng số thuyền đánh cá .
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác : Nghề nghiệp khai thác thuỷ
sản ở nước ta rất đa dạng và phong phú về quy mô cũng như tên
gọi , theo thống kê chưa đầy đủ đã có trên 20 loại nghề khác nhau
được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu ; tỷ lệ các họ nghề như sau :
+ Họ lưới kéo chiếm 26 % : Phù hợp với nguồn lợi ở vùng


biển Đông Nam Bộ .
+ Họ lưới vây chiếm 4,3 % .
+ Họ lưới rê chiếm 34,4 % : Phù hợp với nguồn lợi ở vịnh
Bắc Bộ
+ Họ mành vó chiếm 5,6 % .
+ Họ câu chiếm 13,4 % .
+ Họ cố định chiếm 7,1 % .
+ Các nghề khác chiếm 9 % .
Lao động khai thác : Hiện nay lực lượng lao động khai thác
còn khá dư thừa kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lực lượng
lao động đến tuổi được bổ sung hàng năm . Nhìn chung lực lượng
lao động thành thạo nghề nhưng trình độ văn hoá thấp gây ảnh
hưởng nhiều đến việc khai thác .
Do có sự phát triển về số lượng tàu thuyền , công cụ và kinh
ngiệm khai thác mà tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10 năm
gần đây tăng liên tục (khoảng 6,6 % / năm ) . Riêng trong giai
đoạn 1991 - 1995 tăng với tốc độ 7,5 % / năm ; giai đoạn 1996 –
2000 tăng bình quân 5,9 % / năm . Cơ cấu sản phẩm khai thác có
nhiều thay đổi : ngư dân đã chú trọng khai thác các sản phẩm có
giá trị thương mại cao như tôm , mực , cá mập , cá song , cá hồng ,
góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu.
Cá nước ngọt cũng được chú ý khai thác . Việt Nam có trên
200.000 ha hồ trong đó hồ tự nhiên trên 20.000 ha còn lại là hồ
chứa
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn , ví
dụ :
- Vùng Đồng Tháp Mười :140.000 ha
- Vùng tứ giác Long Xuyên : 218.000 ha
Hàng năm cá ở hệ thống sông Cửu Long tràn vào đây trong
mùa mưa để kiếm ăn , đến mùa khô lại rút ra sông nên nông dân

mỗi năm khai thác được khoảng trên 20.000 tấn .
Nước ta có hàng ngàn sông . Trước đây nguồn lợi cá sông rất
phong phú . Ví dụ vào thập niên 70 trên sông Hồng có trên 70 hợp
tác xã đánh cá sản lượng khai thác hàng năm hàng ngàn tấn cá . Do
khai thác quá mức nên nguồn cá sông cạn kiệt, ngư dân phải
chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác . Các sông ngòi miền
Trung cũng diễn ra tình trạng tương tự . Hiện chỉ còn sông Cửu
Long vẫn duy trì được nghề khai thác với sản lượng xấp xỉ 30.000
tấn / năm , tạo công ăn việc làm cho 40.000 lao động ở 249 xã ven
sông . Hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Nam Bộ cung cấp một
lượng cá đáng kể .
2.5. Chế biến thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản
xuất , kinh doanh thuỷ sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế
biến và tiêu thụ . Những hoạt động chế biến trong 15 năm qua
được đánh giá là có hiệu quả , nó đã góp phần tạo nên sự khởi sắc
của ngành thuỷ sản .
Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai
thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản . Nguồn hải sản là chủ yếu
trong cơ cấu nguyên liệu trong những năm qua , chiếm 70 % tổng
sản lượng thuỷ sản thu gom được ở Việt Nam , trung bình 10 năm
từ 1985 – 1995 , sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 700.000
tấn . Trong đó 40% sản lượng là cá đáy , 60 % là cá nổi , sản
lượng khai thác phía Bắc chiếm 4,2 % , miền Trung 39,4 % và
miền Nam 56,4 % . Giai đoạn 1985 –1995 tốc độ tăng bình quân là
4,1 % / năm , riêng giai đoạn 1991 – 1995 là 6,8%/năm. Sau năm
1995 , do nghề cá xa bờ được đầu tư mạnh hơn nên sản lượng khai
thác hải sản tăng rất mạnh, vượt mức một triệu tấn ( 1.078.000 tấn
) vào năm 1997 , tăng 15,8 % so với năm 1996 , năm 1998 đạt
1.137.809 tấn tăng 12,2 % so với năm 1997 , năm 1999 đạt

1.230.000 tấn tăng 8,6 % so với năm 1998 .
Nguồn nguyên liệu nuôi trồng từ khai thác nội đồng là
khoảng 300.000 – 400.000 tấn / năm , nếu tính bình quân 10 năm
từ 1985 – 1995 thì tốc độ tăng trưởng là 6,4%/năm. Tuy nhiên
cũng giống như khai thác hải sản , sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
những năm gần đây cũng tăng mạnh , năm 1997 đạt 509.000 tấn ,
tăng 19,7 % so với năm 1996 và vượt mức 500.000 tấn ( 537.870
tấn ) vào năm 1998 .
Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến
, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu
được đưa vào chế biến ngày càng nhiều. Năm 1991 chỉ có khoảng
130.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất khẩu chiếm
khoảng 15 % và khoảng xấp xỉ 30 % lượng nguyên liệu được đưa
vào chế biến cho tiêu dùng nội địa còn lại dùng dưới dạng tươi
sống thì đến năm 1998 đã có khoảng 400.000 tấn nguyên liệu được
đưa vào chế biến xuất khẩu , chiếm khoảng 24,3% tổng sản lượng
thuỷ sản và khoảng 41 % nguyên liệu được chế biến cho tiêu dùng
nội địa và như vậy chỉ còn khoảng 35 % nguyên liệu được dùng
dưới dạng tươi sống .
Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư
cụ khác nhau do đó sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc
tính khác nhau . Đối với các tàu đi dài ngày, sản phẩm đánh bắt
thường được bảo quản bằng đá, cá tạp thì ướp muối , rất ít phương
tiện có hầm bảo quản . Các loại tàu nhỏ thường đi về trong ngày
nên nguyên liệu hầu như không qua xử lý bảo quản .
Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do
phương tiện và đầu tư cho khâu bảo quản còn quá ít , quá thô sơ .
Sau khi hải sản được đánh bắt thông qua 142 bến , cảng cá chưa
được xây dựng hoàn chỉnh do đó về mùa nóng các loại hải sản
thường bị xuống cấp nhanh chóng , giá trị thất thoát sau thu hoạch

lớn (khoảng 30%).
Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt , lợ do gần nơi
tiêu thụ hoặc là chủ động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị
trường hoặc vào thẳng các nhà máy chế biến , hầu như không qua
xử lý bảo quản , chúng thường đảm bảo độ tươi , chất lượng tốt .
Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch đã được tiến hành song
tác động của nó không là bao , một phần do sản phẩm thị trường
còn chấp nhận hay do những lý do kinh tế , tài chính , kỹ thuật mà
bản thân ngư dân chưa thể áp dụng được . Khi phân phối lưu thông
nguyên liệu phải trải qua nhiều khâu trung gian nên chất lượng
cũng bị giảm sút .
Các mặt hàng chế biến thuỷ sản :
Các mặt hàng đông lạnh ( HĐL ) :
Trong giai đoạn 1985 – 1995 , các mặt hàng này có tốc độ
gia tăng trung bình 25,77 % / năm , giai đoạn 1990 – 1995 , lượng
HĐL tăng mạnh ( 31,78 % ) , giai đoạn 1996 - 1998 lượng HĐL
vẫn tiếp tục tăng mạnh ( trên 20% ) . Trong các sản phẩm thuỷ sản
đông lạnh thì tôm đông lạnh vẫn chiếm vị trí độc tôn , thời kỳ 1990
– 1995 chiếm khoảng 56 % , năm 1997 chiếm 46 % và 1998 là
52,5 % . Mực và các mặt hàng cá đông lạnh cũng có tốc độ tăng
trưởng rất mạnh . Các loại đông lạnh khác chủ yếu là các loại ghẹ ,
ốc , cua , sò , điệp có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng với sự
tăng trưởng của các mặt hàng có giá trị gia tăng . Xu hướng tăng
của sản phẩm nay còn rất lớn .
Mặt hàng tươi sống : gần đây cũng rất phát triển , chủ yếu
dùng cho xuất khẩu , bao gồm các loại cua , cá , tôm còn sống
hoặc còn tươi như cá ngừ đại dương .
Mặt hàng khô : Dạng sản phẩm này được sản xuất khá phổ
biến vì đơn giản về thiết bị , công nghệ , các loại sản phẩm chính
là mực khô , cá khô , tôm khô , rông câu khô , các loại khô tẩm gia

vị .
Các mặt hàng khác : Bên cạnh các mặt hàng trên còn có các
mặt hàng đồ hộp, bột cá gia súc, các sản phẩm lên men và các sản
phẩm dùng cho xuất khẩu như vây , bong, cước cá hay dùng cho
nội địa như ngọc trai , arga , dầu gan cá
3. Chiến lước xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp
Việt Nam
3.1. Sử dụng một số biện pháp xuất khẩu.
3.1.1. Tín dụng xuất khẩu .
Nhà nước hoặc tư nhân dành cho nước ngoài những khoản
tín dụng để mua hàng của nước mình hay can thiệp vào lĩnh vực
tín dụng mà còn tạo ra những điều kiện tín dụng xuất khẩu ưu đãi
hơn so với những điều kiện tín dụng ở trong nước . Điều đó làm
tăng khả năng xuất khẩu . Trong những năm gần đây tín dụng xuất
khẩu thường phát triển theo những hướng sau :
Quy mô tín dụng ngày càng tăng ;
Tăng quy mô tín dụng xuất khẩu của nhà nước ;
Tăng những tín dụng dài hạn và trung hạn ;
Tăng cấp tín dụng trực tiếp cho nhà xuất khẩu nước ngoài (
không thông qua ngân hàng tín dụng);
Giảm bớt phần tín dụng xuất khẩu của nhà xuất khẩu;
3.1.2 Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu.
Nhà nước đảm bảo sẽ gánh vác mọi rủi ro xảy ra đối với
khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho nhà xuất
khẩu nước ngoài . Có 2 loại rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng :
Rủi ro kinh tế : Khả năng tài chính của người mua không đủ
để thanh toán tín dụng;
Rủi ro chính trị : Những sự kiện xảy ra ngoài khả năng tài
chính khiến cho người mua không thể thanh toấn được khoản tín
dụng .

Bảo đảm tín dụng xuất khẩu khiến cho nhà xuất khẩu yên
tâm và mở rộng sản xuất . Hiện nay tín dụng xuất khẩu được thực
hiện với thời hạn 5 – 7 năm . Để nhà xuất khẩu quan tâm đến viêc
thu tiền của người mua , Nhà nước không đảm bảo hoàn toàn mà
chỉ một phần nhất định khoảng 80 – 90 % của khoản tín dụng .
3.1.3. Trợ cấp xuất khẩu
Đó là những ưu đãi về tài chính mà Nhà nước dành cho nhà
xuất khẩu khi họ xuất khẩu được hàng hoá ra thị trường nước
ngoài . Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là làm tăng thu nhập của
nhà xuất khẩu , nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy việc xuất
khẩu hàng hoá ra nước ngoài .
Trợ cấp xuất khẩu có thể thực hiện dưới hình thức trực tiếp
như tiền thưởng xuất khẩu , áp dụng tỷ giá khuyến khích đối với
ngoại tệ thu được do xuất khẩu hoặc dưới hình thức gián tiếp
như dùng ngân sách nhà nước để tuyên truyền quảng cáo , giúp đỡ
về kỹ thuật, tạo điều kiện cho các giao dịch xuất khẩu
3.2. Nghiên cứu thị trường. Dự báo thị trường, tổng hợp
môi trường kinh doanh bên ngoài, bên trong, chính trị, văn hoá, xã
hội, để từ đó có các biên pháp xuất khẩu thích hợp chánh để các
doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài chèn ép.
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT
NAM SANG MỸ.
1. Cơ cấu mặt hàng.
Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ rất
phong phú đa dạng , bao gồm các mặt hàng chủ yếu sau :
Tôm đông lạnh là mặt hàng chính , đứng hàng thứ nhất.
Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai là cá ngừ tươi .
Đứng hàng thứ ba là cá biển đông lạnh các loại ( cá phi lê
tươi đông lạnh , cá ba sa phi lê đông , cá ngừ vây vàng tươi ) .


Ngoài ra còn có :
Mực đông lạnh : gồm mực phi lê đông block , mực nguyên
con IQF
Nhóm hàng thuỷ đặc sản : yến sào , ngọc trai , cua huỳnh đế ,
ốc hương , sò huyết ,
2. Thực trạng xuất khẩu
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
hiện nay , Mỹ được đánh giá là thị trường đầy triển vọng , đứng
hàng thứ hai sau Nhật Bản(trong 6 tháng đầu năm 2001, chiếm
25,3 % kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ) . Ngành thuỷ
sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1994 với giá trị
ban đầu còn thấp , chỉ có 6 triệu USD . Từ đó giá trị xuất khẩu của
Việt Nam tăng liên tục qua các năm . Năm 1997 , xuất khẩu bình
quân vào Mỹ bình quân 3 triệu USD / tháng , năm 1998 đã lên tới
82 triệu USD ( tăng 14 lần năm 1994 ) và đưa Việt Nam lên vị trí
19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ . Trong 7 tháng
đầu năm 1999 , kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 70,5 triệu USD
và cả năm 1999 đạt 130 triệu USD . Trong 8 tháng đầu năm 2000 ,
theo công bố của Mỹ , Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 21.855 tấn
sản phẩm thuỷ sản các loại trị giá trên 200 triệu USD , chiếm
khoảng 3 % giá trị nhập khẩu thuỷ sản của họ , cả năm 2000 đã
xuất khẩu đạt giá trị 302,4 triệu USD (tăng so với năm 1999 là 114
% ) và trong 6 tháng đầu năm 2001 , xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 31 nghìn tấn về khối lượng , với giá trị
210,4 triệu USD (tăng so với cùng kỳ năm trước tương ứng là 94
% và 70,5 % ) , đến cuối năm 2001 , Mỹ lần đầu tiên đứng vào
danh sách các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam với giá trị
gần 500 triệu USD ( chiếm 28,4 % thị phần ) . Trong 9 tháng đầu
năm 2002
Theo Hải quan Mỹ, mặc dù nền kinh tế đang trong thời kỳ

khó khăn, đặc biệt sau sự kiện ngày 11/9/2001, nhập khẩu thuỷ sản
của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2001vẫn tăng 1,45% so với cùng kỳ
năm 2000và đạt 1.334 nghìn tấn. Sau đây là các mặt hàng nhập
khẩu chính.

Chỉ tiêu
Khối lư
ợng
% tăng, giảm so

×