Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giáo trình phân loại khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau tùy theo mục đích công việc và bộ máy tổ chức p5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.48 KB, 11 trang )

khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền sử dụng đất, thế
chấp đất còn nhiều bất cập, phức tạp và không rõ ràng, có sự phân
biệt đối xử giữa những doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
ngoài quốc doanh. Quyền sử dụng phần lớn đất đai chưa được xác
định vì phải cung cấp một số lượng rất lớn các giấy tờ chứng minh
quyền sử dụng đất, việc có được những giấy tờ đó hoàn toàn
không dễ dàng. Hiện vẫn chưa có hệ thống công khai về các quyền
hạn cho thuê và thế chấp. Giá trị của quyền sử dụng đất do Uỷ ban
Nhân dân tỉnh, thành phố xác định chứ không phải theo giá thị
trường và được mỗi tỉnh áp dụng theo các cách khác nhau.
Về vấn đề thời hạn cho thuê đất hiện hành áp dụng cho các
DNVVN ngoài quốc doanh là 30 năm tạo một thiệt thòi cho các
DNVVN trong nước và đẩy giá thành sản phẩm của các DNVVN
này lên cao hơn so với giá sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn
FDI- loại hình có thể thuê đất đến 50 năm.
Bên cạnh đó, việc quy định giá trả tiền thuê hàng năm vào
khoảng 0,5-0,7% giá trị quyền sử dụng đất như hiện nay rõ ràng là
tác động hỗ trợ của Chính phủ trong việc giảm mức đầu tư ban đầu
cho doanh nghiệp, Tuy nhiên lại tồn tại một nghịch lý là nhiều
doanh nghiệp chỉ muốn nộp tiền thuê đất luôn một lần cho xong
để yên tâm đầu tư ( cho dù có phải đi vay) vì e ngại chính sách giá
cho thuê đất hiện nay không ổn định. Cho ví dụ các doanh nghiệp
sẽ phải trả một khoản tiền là A để được thuê đất trong 30 năm và
mỗi năm nộp 0,5%A, nhưng rất có thể do biến động mà các doanh
nghiệp có thể phải nộp thêm một khoản B > A, lúc đó giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phải tính thế nào cho hợp lý ? Do
đó, cần quy định một giá thuê đất ổn định hoặc dao động trong một
phạm vi cho phép trong suốt thời gian thuê. Đồng thời cũng cần
hạ giá cho thuê đất tại các KCN, KCX để lấp đầy các khu này vì


theo con số thống kê hiện nay thì các doanh nghiệp chỉ mới chiếm
19% tổng diện tích.
Nhìn chung, Những vấn đề về đất đai cũng là một trong
những thách thức lớn nhất đối với các DNVVN. Thách thức thể
hiện ở việc rất khó có được đất dùng cho mục đích đầu tư, trong
khi đó hệ thống xét duyệt của chính phủ đối với việc thực thi các
quyền sử dụng đất là rất phức tạp và rắc rối. Các DNVVN gặp
nhiều khó khăn trong quá trình phát triển khi mà cá quyền sử dụng
đất đối với các mục đích thương mại và công nghiệp không được
quy định rõ ràng và các thủ tục dụng đất để thế chấp không được
nới lỏng.
4. Tác động của chính sách công nghệ, giáo dục đào tạo.
Về công nghệ: Việc tiếp cận đến công nghệ hiện đại có vai
trò rất quan trọng trong việc các doanh nghiệp tham gia vào thị
trường quốc tế. Tuy vậy, phần lớn các DNVVN Việt nam đang sử
dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới. Máy
móc trang thiết bị lạc hậu và thêm vào đó là trình độ quản lí, kỹ
năng nghiệp vụ của lao động trong nước chưa đủ khả năng thành
thạo với công nghệ hiện đại. Khó khăn trong tiếp cận công nghệ
của các DNVVN Việt nam thể hiện ở:
Thứ nhất, mặc dù vài năm gần đây đã có những bước tiến
đáng kể nhưng phải thừa nhận là kinh phí cho giáo dục đào tạo
hướng nghiệp của Việt nam luôn thấp hơn các nước khác trong
khu vực, thiếu nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo để cho phép
các sinh viên và công nhân Việt nam tiếp thu công nghệ mới.
Thứ hai, các DNVVN khó tiếp cận đến các khoản tín dụng
trung và dài hạn nhằm giúp họ đầu tư mua thiết bị mới, công nghệ
mới, đào tạo người lao động.
Ngoài ra, khung pháp lý với công nghệ còn nhiều bất cập:
Thứ nhất, các quy định hạn chế nghiêm ngặt được quy định trong

Luật Dân sự ở các hợp đồng chuyển giao công nghệ phần nào ngăn
cản việc chuyển giao công nghệ cao mà nước ta đang cần. Thứ hai,
mỗi hợp đồng chuyền giao công nghệ được Bộ Khoa học-Công
nghệ-Môi trường phê duyệt phải mất12 tháng, thời gian này cũng
đủ để công nghệ chuyển giao sắp lạc hậu. Thứ ba, Hệ thống cấp
giấy phép công ty và đầu tư làm giảm sức cạnh tranh- vốn là một
động cơ thúc đẩy đổi mới công nghệ- và làm nảy sinh tình trạng
kinh doanh không ổn định-một khó khăn lớn đối với việc đổi mới
công nghệ.
Các quy định pháp lý hiện nay tạo ra nhiều khó khăn và tốn
kém trong việc nhập khẩu vác thiết bị và máy móc đã qua sử dụng
vào Việt nam. Theo quy định của Bộ Khoa học-Công nghệ-Môi
trường buộc các doanh nghiệp phải được sự chấp thuận từ cơ quan
nhà nước có liên quan và chứng chỉ của một cơ quan giám định
hợp pháp ( thường là VINACONTROL của Việt nam và SGS của
Thuỵ sỹ) là thiết bị còn mới 80% giá trị, không phải phế liệu hoặc
chát đốt tiêu thụ không được quá cao hơn 10% so với máy mới và
các máy móc thiết bị đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về an
toàn và môi trường. Các DNVVN, nếu không thể mua máy móc
thiết bị mới, thì cũng chật vật trong việc nâng cấp lên thiết bị đã
qua sử dụng. Đành rằng là cần tránh tình trạng biến Việt nam
thành bãi rác công nghệ những nếu quy định qúa khắc nghiệt thì
cũng rất khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận công
nghệ mới.
Trong tình trạng như vậy thì hoạt động cho thuê tài chính
(leasing)-một hình thức tài trợ có mức độ an toàn cao, linh hoạt
trong kinh doanh-có thể được xem như cứu cánh cho vấn đề công
nghệ của các DNVVN, tuy vậy việc xúc tiến hoạt động này chưa
phát triển lắm. Nghị định số 64/CP ngày 9/10/1995 đã được Chính
phủ ban hành về Qui chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của các

công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam nhằm mở đường cho các
công ty cho thuê tài chính tiến hành hoạt động, tạo một kênh dẫn
vốn trung và dài hạn cho các DNVVN, nhưng kết qủa vẫn chưa
thu được bao nhiêu. Cho thuê tài chính ở Việt nam vẫn còn là một
cái gì đó xa lạ.
Về giáo dục đào tạo, Những năm gần đây, Chính phủ cũng
đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực để tạo cho các doanh nghiệp nói
chung và các DNVVN nói riêng một đội ngũ nhân lực có tay nghề
và trình độ. Ngành giáo dục đào tạo và nhiều cơ quan của các
ngành đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho chủ doanh nghiệp
theo các khoá, trường lớp với nhiều hình thức, phương thức đào
tạo khác nhau. Mặc dù đó mới chỉ ban đầu hình thành do nhu cầu
bức thiết của các DNVVN nhưng nó đã giúp cho việc đào tạo đội
ngũ nhân lực trong khu vực DNVVN tích cực và thiết thực. Hàng
nghìn lớp học ngắn hạn và các hội thảo đã được tổ chức ở khắp nơi
trên cả nước. Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng cho chủ doanh
nghiệp như vậy còn chưa được thực hiện đúng mức, chương trình
còn nghèo nàn, nội dung còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu
cầu cho loại đối tượng này.
Bên cạnh đó, cũng đã có một số trung tâm xúc tiến, hỗ trợ
DNVVN được thành lập và thực hiện các hoạt động đào tạo và các
hoạt động khác do các nguồn quỹ quốc tế tài trợ. Có thể kể đến
trong số đó là Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp (BPSC)
hình thành trên khuôn khổ dự án hợp tác giữa Liên minh Hợp tác
xã Việt nam (VCA) và tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), trung
tâm liên tục tổ chức các lớp học trong đó bao gồm cả những lớp
học đào tạo giảng viên. Ngoài ra còn có các lớp học liên tục được
tổ chức tại Trung tâm hỗ trợ DNVVN của VCCI-SME PC với sự
hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các lớp học của Trung
tâm hỗ trợ DNVVN của Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất

lượng( SMEDEC). Tuy nhiên các trung tâm này không đủ để đáp
ứng việc đào tạo hướng nghiệp và các dịch vụ tư vấn ở quy mô các
DNVVN yêu cầu. Vấn đề là có một cơ quan Chính phủ ủng hộ
hoạt động của các trung tâm này cũng như sự ủng hộ của các tổ
chức quốc tế, như vậy các trung tâm đó mới thực sự phát huy vai
trò hỗ trợ các DNVVN.
5. Tác động của chính sách hợp tác quốc tế về các
DNVVN.
Việt nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và
nền kinh tế toàn cầu, thành công của tiến trình này phụ thuộc rất
lớn vào sự phát triển của khu vực doanh nghiệp mà chủ yếu là các
DNVVN. Khu vực này chỉ thực sự phát triển được nếu có sự hỗ
trợ kịp thời, có những điều kiện ưu đãi thích hợp, không chỉ từ
phía đối nội mà còn cần nhiều những hỗ trợ quý báu từ bên ngoài
về nguồn vốn viện trợ phát triển, về các kinh nghiệm trong việc
phát triển các DNVVN. Quan hệ hợp tác của Việt nam với nhiều
nước, nhiều tổ chức, nhiều định chế tài chính vì vậy mà không
ngừng được tăng cường và phát triển, dưói đây là một vài thành
quả điển hình.
Cùng chung một mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các
doanh nghiệp thông qua những dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh
doanh cho các DNVVN. Phòng thương mại và công nghiệp Việt
nam(VCCI) và Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật Đức(GTZ-German
Technican Corporation) cùng hợp tác và xây dựng và phát triển
những dịch vụ thông tin cập nhật với chất lượng cao. Văn bản hợp
tác giữa VCCI và GTZ kí vào 10/2001, kế đó việc phát triển
hướng đi của SMEnet( Small and Medium Enterprises) được ghi
nhận và thông qua vào 11/2001 và kinh phí được hỗ trợ vào
12/2001. Sau đó SMEnet được thử nghiệm vào 3/2002 và chính
thức hoạt động từ 4/2002.

SMEnet-thành quả đầu tiên là trang Web
vào tháng 4/2002, đây thực sự là một
bước tiến lớn lao khi mà các DNVVN có thể tiếp cận được rất
nhiều nguồn thông tin quý báu về hoạt động kinh doanh của mình,
khi mà các thông tin về DNVVN được công bố công khai. Tại đó,
các DNVVN có thể có những thông tin cập nhật về thị trường, sản
phẩm, bạn hàng, đối tác, các thông tin về tư vấn pháp luật, khởi sự
doanh nghiệp, và nhiều thông tin hữu ích khác qua đó các
DNVVN Việt nam có thể tăng sức cạnh tranh của mình.Tuy mới
hoạt động nhưng trang Web này thực sự đã là công cụ hiệu qủa
cho phát triển DNVVN.
Cũng theo kế hoạch hợp tác giữa VCCI và GTZ, Dự án thúc
đẩy phát triển DNVVN sẽ dần dần chuyển giao SMEnet cho Trung
tâm thông tin VCCI quản lí, trong quá trình chuyển giao đó, hai
bên sẽ cùng hợp tác phát triển SMEnet như một cổng thông tin về
kinh tế cho các DNVVN.
Phía Việt nam cũng đã có sự hợp tác với Italia về phát triển
các DNVVN, hai bên đã ký “Biên bản ghi nhớ về sự hợp tác về
các DNVVN Việt nam- Italia” giữa Bộ công nghiệp, thương mại
và thủ công nghiệp nước Cộng hoà Italia và Bộ công nghiệp nước
công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam vào 5/10/1999. Italia cũng đã
cụ thể hoá bằng nhiều chương trình hợp tác hỗ trợ, cụ thể là “Hội
thảo DNVVN trong công nghiệp- kinh nghiệm của Italy và Việt
nam” do bộ công nghiệp Việt nam, Đại sứ quán Italy tổ chức ngày
22/5/2002. Hay là dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các DNVVN việt nam
trong công nghiệp đá ốp lát, và nhiều hoạt động khác.
Việt nam cũng luôn tham gia và thậm chí trực tiếp tổ chức
các hội nghị quốc tế về phát triển các DNVVN. Điều này thể hiện
quyết tâm thực sự của Chính phủ trong phát triển các DNVVN.
Tại Bắc Kinh, việt nam tham gia Hội nghị cấp bộ trưởng APEC về

các DNVVN ngày1/9/2001 với sự tham gia của 21 quốc gia
APEC, hội nghị đã thông qua tuyên bố chung về phát triển các
DNVVN. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/10/2002 đã diễn ra
“Hội nghị lần 7 các thành phố đối tác khu vực châu á-Thái Bình
Dương về chính sách hỗ trợ DNVVN”. Hội nghị cũng thông qua
chương trình hành động TP Hồ Chí Minh về phát triển DNVVN.
III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÁC
DNVVN TẠI VIỆT NAM.
1. Vốn của các DNVVN.
Hiện nay các DNVVN gặp phải tình trạng khó khăn về vốn
để mở rộng sản xuất kinh doanh. Thị trường cung ứng vốn cho các
DNVVN chủ yếu là thị trường tài chính phi chính thức. Các chủ
doanh nghiệp thường vay vốn của thân nhân, bạn bè, và vay của
những người cho vay lấy lãi. Hầu như các DNVVN, nhất là các
DNVVN ngoài quốc doanh, không tiếp cận được với nguồn tín
dụng chính thức của ngân hàng. Thực trạng này do nhiều nguyên
nhân như: Hệ thống ngân hàng, chủ yếu dành các khoản tín dụng
cho các doanh nghiệp Nhà nước; các DNVVN không đáp ứng
được các đòi hỏi của ngân hàng về các thủ tục như lập dự án khả
thi, thủ tục thế chấp và mức lãi suất. Hiện nay, các thủ tục vay vốn
tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn rất phức
tạp, dẫn đến chí phí giao dịch cao làm cho những khoản tín dụng
này trở nên quá đắt đối với các DNVVN. Thủ tục phức tạp và chi
phí giao dịch cao lại cũng làm cho các ngân hàng không muốn cho
các DNVVN vay. Bởi vì dưới góc độ của các ngân hàng, thủ tục
cho vay các khoản vốn nhỏ cũng không kém phần phức tạp so với
các khoản vốn lớn mà lợi nhuận lại ít và các quy định quá khắt khe
về tài sản thế chấp và dự án khả thi cũng đội các chi phí lên cao.
Chính vì thế ngân hàng thì nhận được ít lợi nhuận đi còn các
DNVVN thì lại không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, cho

nên các ngân hàng không muốn cho họ vay. Trong khi đó, các
DNNN thì lại vay vốn mà không cần phải thế chấp tài sản. Đây là
một trong những phân biệt đối xử lớn hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như các phương
pháp định giá tài sản thế chấp còn không rõ ràng, thường đánh giá
rất thấp giá trị của các tài sản thế chấp so với giá trị thực của nó,
và các quy định của các ngân hàng về vấn đề này còn rất tuỳ tiện.
Bên cạnh đó, một số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh không
muốn vay ngân hàng vì như vậy khó trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
Các khoản hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài của các quốc gia, các
tổ chức, các dự án là rất hiệu quả nhưng chưa thấm tháp vào đâu
với nhu cầu của các DNVVN. Các chính sách tài chính tín dụng
chưa được tiến hành đồng bộ và thực thi hiệu quả nên tác động
chưa thật tốt đến nhu cầu bức xúc về vốn của các DNVVN hiện
nay.
2. Tình hình thiết bị công nghệ
Trình độ thiết bị, công nghệ trong các DNVVN rất lạc hậu.
Chỉ trừ một số ít các doanh nghiệp mới thành lập, còn phần lớn sử
dụng thiết bị lạc hậu tới 20-50 năm so với các nước trong khu vực.
Năng lực công nghệ và kỹ thuật hạn chế, trang bị vốn thấp ( chỉ
bằng 3%) mức trang bị kỹ thuật trong các doanh nghiệp công
nghiệp lớn. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị thấp. Nếu lấy thành phố Hồ
Chí Minh- trung tâm công nghệ cao nhất cả nước làm ví dụ thì tỷ
lệ này cũng chỉ là khoảng 10% một năm tính theo vốn đầu tư.
Trong khi đó, nhiều sản phẩm công nghệ hiện nay như các sản
phẩm điện tử, viễn thông, hóa thực phẩm có chu kỳ sống rất ngắn.
Với tốc độ đổi mới máy móc thiết bị như trên thì không tránh khỏi
tụt hậu; do đó mà năng suất thấp, giá thành cao, rất khó cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế. Có thể thấy tình hình tại
thành phố Hồ Chí Minh như sau:


Bảng : Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại
các
DNVVN ở TP Hồ Chí Minh so với trình độ chung của thế giới
Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị (%)
Loại doanh nghiệp

Hiện đại Trung bình
Quá lạc hậu, lạc
hậu
1. Quốc doanh 11,4 53,1 35,5
2. Ngoài quốc
doanh
6,7 27 66,3
-Cổ phần, TNHH 19,4 54,8 25,8
-DNTN 30,0 30,3 50,0
-HTX 16,7 33,3 50,0
-Tổ hợp, cá thể 3,6 22,8 73,6
Tính chung
10 38 52
Nguồn: Báo cáo định hướng chiến lược và khuyến nghị chính sách
phát triển DNVVN đến năm 2010 ở Việt Nam, Trang 22.
Thực trạng trên cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì các
DNVVN đươc định nghĩa với tiêu chí vốn tương đối thấp và gặp
rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung và dài hạn
cần thiết cho việc đầu tư nâng cấp công nghệ. Đặc biệt các doanh
DNVVN còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị
trường quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, máy móc và thiết bị do
thiếu thông tin về thị trường này. Những tồn tại căn bản trong tình
hình công nghệ lạc hậu hiện nay ở khu vực DNVVN là :

- Thiếu vắng chiến lược công nghệ cho DNVVN, do đó đổi
mới công nghệ diễn ra một cách tự phát, cá biệt, thiếu định hướng,
hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước hoặc của doanh nghiệp lớn.
- Thiếu thông tin hướng dẫn và điều kiện tiếp cận công nghệ,
năng lực tài chính hạn hẹp. Việc đổi mới công nghệ vẫn chỉ là việc
làm tự thân của DNVVN.
- Tiến trình thay đổi công nghệ diễn ra chậm chạp, chưa
tương xứng với tốc độ gia tăng của thị trường. Việc đổi mới công
nghệ chỉ tập trung vào một số ngành và chủ yếu ở các thành phố
lớn, các ngành này đã đạt được những tiến bộ nhất định về công
nghệ và từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (ngành may
mặc, thủ công mỹ nghệ, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, sản xuất đồ
nhựa, sản xuất công cụ chế biến lương thực, đồ gia dụng ).
- Thiếu những giải pháp đồng bộ trong việc tiếp thu công
nghệ ngoại nhập, thiếu thông tin tư vấn, trình độ và tổ chức đánh
giá thẩm định cho nên khoảng 70% máy móc thiết bị mua về ở
mức trung bình, trong đó một bộ phận đáng kể ở dạng second-
hand. Việc quản lý công nghệ nhập còn nhiều sơ hở, quy chế giám
định công nghệ chưa chặt chẽ gây tổn thất lớn về kinh tế.
- Vai trò hướng dẫn quản lý của các ngành kinh tế- kỹ thuật,
của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tư vấn về công
nghệ còn thiếu và lúng túng. Cơ chế chính sách, cơ chế chuyển
giao công nghệ không đồng bộ; quy trình, quy phạm, thiếu sự hỗ
trợ trong chính sách tài chính tín dụng do đó DNVVN không đủ
sức đổi mới công nghệ hoặc tiếp thu công nghệ mới kém hiệu quả,
cơ chế kiểm soát chuyển giao công nghệ chưa chặt chẽ.
- Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu triển khai
với các DNVVN, tiềm năng nghiên cứu của các viện, trung tâm,
các trường đại học chưa được khai thác phục vụ cho các chương
trình đổi mới công nghệ, thiếu sự hỗ trợ về công nghệ giữa các

doanh nghiệp lớn với DNVVN.
- Thiếu đội ngũ chuyên gia, công nhân lành nghề, thợ bậc
cao, những nhà hoạch định chính sách và tổ chức ứng dụng công
nghệ mới.
- Thiếu những điều kiện chuẩn bị cho quá trình thay đổi công
nghệ một cách cơ bản, đồng bộ để thích ứng với sự biến đổi của thị
trường khi hội nhập đầy đủ với các nước ASEAN vào năm 2006.
Kế đó, còn có một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng
đến hoạt động chuyển giao công nghệ cuả các DNVVN như:
- Các doanh nghiệp chưa được phép khấu hao nhanh máy
móc thiết bị do đó chưa khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới
công nghệ.
- Việc yêu cầu các hợp đồng chuyển giao công nghệ phải
được Chính phủ phê chuẩn với các thủ tục, quy định hiện hành gây
khó khăn, phiền hà và mất rất nhiều thời gian cho các doanh
nghiệp. Và cũng các chính quy định hiện hành làm cho các
DNVVN không đủ điều tài chính mua máy móc thiết bị mới cũng
không thể nâng cao công nghệ của mình bằng cách nhập máy móc
thiết bị cũ nhưng phù hợp với năng lực sản xuất của họ.
- Các chi phí liên lạc viễn thông quốc tế và Internet còn quá
cao. Đây là một trong những cản trở đầu tiên để tiếp cận với thông
tin thị trường công nghệ quốc tế.
- Các thủ tục cồng kềnh, tốn kém trong việc cấp thị thực
nhập cảnh cho các chuyên gia nước ngoài, những người chuyển tải
công nghệ vào Việt Nam, và thuế thu nhập cao mà các chuyên gia
này phải chịu so với các nước Đông Nam á đã không khuyến khích
họ đến Việt Nam.
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện nay của các DNVVN
đang phải chịu các mức thuế suất cao. Trong khi đó các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại được miễn thuế nhập khẩu.

3. Trình độ nhân lực, lao động và quản lý.
Nhìn chung lao động trong các DNVVN ít được đào tạo cơ
bản qua các trường lớp chính thống mà chủ yếu theo phương pháp
truyền nghề, trình độ văn hóa thấp, đặc biệt là số lao động trong
các cơ sở kinh doanh nhỏ. Sở dĩ như vậy là do cơ cấu lao động đã
qua đào tạo rất bất hợp lý, cụ thể là: Tỷ lệ giữa đào tạo đại học-
trung học- công nhân kỹ thuật là 1-1,5-2,5 trong khi ở các nước
đang phát triển trong khu vực tỷ lệ là 1- 4 -10. Điều đó dẫn đến
tổng số lao động qua đào tạo đã ít, tổng số công nhân kỹ thuật lại
càng ít hơn so với nhu cầu thực tế. Hơn nữa, chất lượng dạy nghề
lại yếu, nguyên nhân là do trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội
ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án đều rất thiếu thốn và lạc hậu,
không đáp ứng được yêu cầu.
Về chủ doanh nghiệp : Thực trạng trình độ của chủ DNVVN
ở nước ta được biểu hiện trên một số mặt sau đây:

×