Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giáo trình hình thành quy trình quản lý chiến lược kinh doanh trong các hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp p5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.59 KB, 11 trang )

SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang
45

trọng trong tổng số các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương
của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước từ 35% năm 1998 tăng
lên 58% năm 1999. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế VN.
2. Sự cần thiết phải quản lý chiến lược kinh doanh trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
Nước ta có một thời kỳ dài hoạt động theo cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp. Cơ chế này đã tạo ra sức ỳ trong các doanh nghiệp quốc doanh,
các doanh nghiệp đều phải hoạt động theo những chỉ thị, những kế
hoạch từ cấp trên chứ không phảI từ nhu cầu của thị trường. Các chỉ tiêu
đều do nhà nước đặt ra, doanh nghiệp chỉ việc nhận vốn, nguyên vật
liệu tiến hành sản xuất, việc tiêu thụ đầu ra cũng do nhà nước thực
hiện. Cơ chế này đã làm thui chột tính sáng tạo của doanh nghiệp. Cơ
chế cứng nhắc này đã gây ra hiện tượng khan hiếm trong sự dư thừa.
Tiền lương của giáo viên có thể là than đốt, săm lốp xe đạp, Đây là
kết quả của việc không tuân theo các quy luật của thị trường.
Hoạt động trong những điều kiện như vậy, doanh nghiệp không cần
phải lo đối phó với đối thủ cạnh tranh, không cần biết khách hàng ưa
chuộng gì, suy nghĩ gì, suy nghĩ thế nào về sản phẩm của mình. Tức là
doanh nghiệp hoạt động trong đIều kiện an toàn, môi trường ổn định. Vì
vậy doanh nghiệp không quan tâm đến chiến lược cũng như quản lý
chiến lược theo đúng nghĩa của nó mà cho rằng đây là việc của nhà
nước.
Mọi việc đã đổi khác từ sau cuộc đại khủng hoảng những năm 86 -
87. Có nhiều sự biến đổi sâu sắc trong đường lối kinh tế, chính trị với
quan điểm xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền
kinh tế thị trường nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường với
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang


46

sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước ngoặt
lịch sử này đã chuyển nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế đóng sang
nền kinh tế mở. Các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong kinh doanh
và phải tự tìm ra hướng phát triển riêng phù hợp để có thể tồn tại và phát
triển trong giai đoạn mới. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp
phải tuân theo các quy luật của thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh khốc
liệt của thị trường. Doanh nghiệp chỉ sản xuất những gì mà xã hội cần.
Đồng thời doanh nghiệp phải tự xoay xở để tìm các nguồn đầu vào, vốn,
nhân lực, thị trường sản phẩm. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản
lý vĩ mô, chỉ tác động vào môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chứ
không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp hoàn toàn có quyền quyết sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào
và cho ai? Chính vì vậy các doanh nghiệp phải đối mặt với các đIều kiện
kinh doanh ngày càng khó khăn hơn, phức tạp hơn. Sự thành bại của
doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng thích nghi đối với môi trường đầy
biến động hay không? Do đó cần có công cụ cho các doanh nghiệp đối
phó với sự biến động của thị trường, chớp lấy những cơ hội vàng để
phát triển doanh nghiệp, cũng như hạn chế khắc phục các rủi ro xảy ra.
Đó chính là chiến lược kinh doanh, một công cụ hữu hiệu định hướng
sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong điều kiện biến động không
ngừng của môi trường kinh doanh.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay trước xu thế toàn cầu hoá, phát
triển và hội nhập thì chiến lược kinh doanh và quản lý chiến lược kinh
doanh đã trở thành đòi hỏi bức thiết từ chính bản thân doanh nghiệp. Thị
trường đã mở rộng ra ngoài ranh giới quốc gia với các đối thủ cạnh
tranh có nhiều ưu thế về thông tin, công nghệ cũng như trình độ quản lý.
Thực tế này yêu cầu các doanh nghiệp xác định một cách rõ ràng và
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang

47

đúng đắn những lợi thế của mình nhằm đưa ra định hướng phát triển
đúng đắn trong tương lai.
Các doanh nghiệp sẽ làm gì khi sắp tới Việt Nam sẽ tham gia vào
AFTA, APEC và cũng có thể là gia nhập vào WTO. Như vậy không thể
duy trì quản lý doanh nghiệp theo phương pháp truyền thống, các
phương pháp quá nặng về kinh nghiệm mà phải tăng cường sử dụng các
phương pháp quản lý hiện đại, quản lý dựa trên khoa học.
Một bản chiến lược kỹ lưỡng chuẩn bị cho sự chuyển mình của doanh
nghiệp vào những năm tới đây là không thể thiếu.
3. Quản lý chiến lược hiện nay trong các doanh nghiệp chưa
thông dụng và hiệu quả chưa cao.
Một đIều rõ ràng là hiện nay các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu
theo kinh nghiệm, chưa ứng dụng nhiều các thành tựu về khoa học quản
lý trong đIều hành doanh nghiệp. Điều này cũng là tất yếu bởi mọi nỗ
lực của doanh nghiệp đang đổ dồn vào khâu tạo ra sản phẩm. Các doanh
nghiệp quá trú trọng đến việc tung ra thị trường các sản phẩm chất
lượng ngày càng cao, mẫu mã đẹp nhưng lại ít quan tâm đến một lúc
nào đó sự thay đổi về lối sống, tâm lý tiêu dùng, khách hàng sẽ không
sử dụng sản phẩm trên nữa. Việc doanh nghiệp có sản xuất tốt đến đâu,
đẹp đến đâu nhưng không tiêu thụ được thì cũng thất bại mà thôi.
Sự quan trọng của chiến lược không phảI là các doanh nghiệp không
biết. Các khoản chi phí cho quản lý chiến lược đã làm nản chí các nhà
quản lý. Do sự khan hiếm về vốn các doanh nghiệp đã ưu tiên cho các
lĩnh vực khác, những lĩnh vực mà hoạt động đầu tư thêm này cho thấy
rõ hiệu quả, còn chiến lược đem lại kết quả về lâu dài và khó nhận thấy.
Hơn nữa việc hoạch định chiến lược lại cần yếu tố về con người,
doanh nghiệp phải có các chuyên gia chuyên gia chuyên về lĩnh vực
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang

48

này. Một trong những yếu tố cần thiết nữa cho hoạch định chiến lược là
hệ thống thông tin. Đối với các tổng công ty, các tập đoàn, họ có một hệ
thống thông tin hiện đại, nhưng với doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng
có hệ thống này không dễ. Điều này đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước
trong việc cung cấp thông tin về môi trường cho doanh nghiệp. Nhưng
xem chứng ở nước ta hiện này đIều này còn xa vời. Để các doanh
nghiệp quan tâm sử dụng chiến lược đã khó, làm thế nào để quản lý
chiến lược có hiệu quả lại càng khó hơn. Sự thiếu kinh nghiệm về lĩnh
vực này làm hạn chế một số doanh nghiệp sử dụng chiến lược trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp không đủ tiền cho việc đầu tư
thực hiện chiến lược đến nơi đến chốn. Sự cố gắng nửa vời này dẫn
doanh nghiệp vào chiều hướng xấu hơn.
Nhưng hiện nay nổi lên một số doanh nghiệp sử dụng chiến lược
thành công, như công ty bánh kẹo Kinh Đô là một ví dụ. Thị trường
bánh kẹo vốn đã có nhiều công ty đang hoạt động như Hải Hà, Hữu
Nghị, Biên Hoà và không ít doanh nghiệp liên doanh. Nhưng do nghiên
cứu kỹ thị trường, đồng thời dự đoán được xu hướng tiêu dùng, Kinh Đô
đã không ngần ngại tham gia vào thị trường này. Công ty đã thực hiện
chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, sử dụng chiến lược giá nhằm tạo ra
lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Đồng thời chiến lược marketing cũng được
thực hiện một cách kỹ lưỡng từ khâu quảng cáo đến khâu nghiên cứu
mẫu mã bao bì để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Sự đầu tư thích
đáng vào quản lý chiến lược đã đem lại những thành quả tốt đẹp cho
Kinh Đô.
4. Những vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối
mặt và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động quản lý chiến lược
của doanh nghiệp.
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang

49

Sau đây là một số vần đề cơ bản nhất:
4.1. Tín dụng.
Trong thời kỳ đương nhiệm, Tổng bí thư Đỗ Mười đã đề cập đến vấn
đề mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong quá trình phát triển
kinh tế bằng ba chữ "vốn, vốn và vốn". Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Việt Nam hiện nay cũng có chung quan điểm này. Họ cho rằng cản
trở lớn nhất đối với sự phát triển của họ là "tín dụng, tín dụng và tín
dụng". Qua cuộc phỏng vấn 95 doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy chính
những quy định không rõ ràng về quyền sở hữu, những quy định hạn
chế của nhà nước trong xuất nhập khẩu, hệ thống thuế bất hợp lý và tệ
hành chính quan liêu đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh
doanh và làm tăng chi phí của các doanh nghiệp này. (Theo điều tra của
MPDF).
Nhưng những vấn đề này vẫn được xếp sau vấn đề tín dụng cụ thể là
thiếu tín dụng.
Những trở ngại chính theo ý kiến của giới kinh doanh vừa và nhỏ
Không thể
tìm vốn đầu

Thiếu
thông tin
Không đủ
vốn lưu
động
Khoa học
kỹ thuật
công nghệ
Chính sách

nhà nước
không rõ
ràng
53% 41% 39% 19% 10%
(Tạp chí nghiên cứu kinh tế tư nhân: Việt Nam chuẩn bị cất cánh -
1999)

Khu vực ngoài quốc doanh đã đạt mức tăng trưởng thị phần rất lớn
trong thị phần tín dụng nội địa từ 6% năm 1990 tăng lên 40% năm 1996,
trong khi tỷ trọng đóng góp vào GDP (1996) xấp xỉ 60%.
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang
50

Tỷ trọng tín dụng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.( % )
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Khu vực
kinh tế
ngoài
quốc
doanh
6.2 7.2 16.2 28.4 32.5 38.5 40.7
(WB - 95-96 ,Tạp chí nghiên cứu KTTN, 1999 )
Nhưng sự thay đổi theo chiều hướng tích cực này lại có ít tác dụng
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vì tín dụng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ lại là các khoản vay ngắn hạn từ 3 - 6 tháng. Hơn nữa
thời hạn vay vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh
nghiệp, nó chịu sự tác động của vòng quay vốn. Nếu như một dự án mà
vòng quay vốn tương đối lớn mà không có các khoản tín dụng dài và
trung hạn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.







(Số liệu: Điều tra tiền tệ ngân hàng nhà nước Việt Nam - MPDF)
Sự tiếp cận với các khoản tín dụng trung và dài hạn trong nước đã
khó, họ lại càng khó có khả năng tiếp cận được với các nguồn tín dụng
nước ngoài. Luật VN không cho phép người nước ngoài được sở hữu cổ
phần của doanh nghiệp tư nhân.
4.2. Hệ thống thuế.
3 8 . 0 %
4 0 . 0 %
4 2 . 0 %
4 4 . 0 %
4 6 . 0 %
4 8 . 0 %
5 0 . 0 %
5 2 . 0 %

1995
1996
1997
1998 1999
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang
51

Hiện nay hệ thống thuế của nước ta còn nhiều bất cập, gây nhiều trở
ngại cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề tồn tại của hệ thống thuế VN và

những ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải
là ở mức thuế. Mức thuế ở VN thực ra là tương đối thấp so với tiêu
chuẩn quốc tế.
Vấn đề chính là sự bất hợp lý của hệ thống thuế và cách quản lý thuế.
Sự bất hợp lý là ở chỗ có quá nhiều loại thuế và nhiều mức thuế khác
nhau. Ví dụ các doanh nghiệp tư nhân phải nộp ba loại thuế chính là
thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, và thuế thu nhập và nhiều loại thuế
khác. Với mỗi loại thuế lại có những mức thuế khác nhau cho từng loại
hình kinh doanh, từng nhóm mặt hàng khác nhau. Thuế VAT có thể từ
0% - 20%, thuế thu nhập từ 20% - 45%, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt
có thể lên đến 100%, 200%. Do có nhiều loại thuế và có nhiều mức thuế
nên trong quá trình quản lý thuế, nhiều trường hợp nhà chức trách có thể
tự ý quyết định mức thuế cho doanh nghiệp. Điều này buộc các doanh
nghiệp thực hiện nhiều hệ thống sổ sách tài chính, nói chung là tránh
công khai tài chính của họ, nhằm trốn thuế. Hậu quả là không những
công tác thu thuế kém hiệu quả, thiếu công bằng mà còn tác động xấu
đến công tác kế toán và lưu trữ hồ sơ tài chính, một trong những yếu tố
quan trọng để xây dựng một hệ thống tài chính vững chắc.
4.3. Cơ chế thương mại.
Tốc độ tăng trưởng thương mại hàng năm là 30%, gấp ba lần tốc độ
tăng trưởng GDP (1995 - 1996) chứng tỏ VN có một nền kinh tế mở.
Tuy nhiên một loạt các biện pháp hạn chế thương mại vẫn còn tồn tại và
trong phần lớn các trường hợp này lại rơi vào doanh nghiệp vừa và nhỏ.
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang
52

Về xuất khẩu hiện giờ cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều
xuất khẩu trực tiếp nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp
nhiều vấn đề với hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu, nhất là vấn đề thời
gian quá dài làm giảm khả năng nắm giữ cơ hội trên thị trường quốc tế.

Về nhập khẩu, khó khăn còn lớn hơn nhiều và thường ở ba cấp độ.
Thứ nhất, doanh nghiệp bị hạn chế quyền nhập khẩu các mặt hàng
không có trong giấy phép kinh doanh. Các doanh nghiệp cần giấy phép
của Bộ Thương mại cho từng chuyến hàng hoặc yêu cầu phải có giấy
phép kinh doanh có liệt kê các mặt hàng nhập khẩu thích hợp. Cả hai
trường hợp đều không dễ đối với doanh nghiệp.
Thứ hai, nhiều loại hàng hoá đầu vào nhập khẩu là đối tượng hạn chế
phi thuế quan và cần có các giấy phép khác cho nhập khẩu.
Thứ ba, Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu còn mất thời
gian và tốn kém.
4.4. Quyến sở hữu và quyền sử dụng đất.
Yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, là khả năng tiếp cận, sở hữu
và dễ dàng sử dụng đất đai, cũng như sử dụng đất đai làm tài sản thế
chấp. Đã có hai tiến bộ đáng kể trong quyền sử dụng đất (1999). Thứ
nhất, các doanh nghiệp của VN bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân được
phép đóng góp quyền sử dụng đất dưới dạng vốn cổ phần trong các
doanh nghiệp liên doanh khi họ đã trả toàn bộ chi phí sử dụng đất của
mình. Thứ hai, các công ty nước ngoài đầu tư trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất được quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên vẫn còn ba vấn đề cần được giải quyết.
Thứ nhất, vẫn còn sự phân biệt về quyền sử dụng đất tùy theo tính
chất pháp lý của người sử dụng đất. Ví dụ các hộ gia đình có thể dễ
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang
53

dàng cầm cố và thế chấp đất đai, nhà cửa trên phần đất cư trú, còn các
doanh nghiệp hoạt động trên đất thuê thì không có quyền này. Tương tự
các doanh nghiệp nhà nước (Nghị định 66) có thể chuyển nhượng nhà
cửa phân xưởng cho bất kỳ một doanh nghiệp nào thuộc khu vực đã quy

định, còn các doanh nghiệp thuê đất thì không.
Thứ hai, quyền sử dụng đất đối với đất thuê và bất động sản sẽ không
được chuyển nhượng nếu không có sự chấp thuận của chính phủ trong
từng trường hợp. Việc hạn chế chuyển nhượng gây ra khó khăn cho việc
xây dựng nhà xưởng, bất động sản và sau đó bán các bất động sản này.
Hiện nay nước ta đang tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước, nhưng một khó khăn đang diễn ra là việc đánh giá tài sản của
doanh nghiệp. Bất hợp lý là việc đánh giá này lại không tính đến quyền
sử dụng đất. Do đó đã xảy ra hiện tượng đánh giá tài sản của các doanh
nghiệp lại thấp hơn quyền sử dụng đất.
4.5. Các tổ chức hỗ thị trường còn yếu kém.
Các tổ chức nhằm hỗ trợ thị trường hiện nay đang trong quá trình
hình thành và phát triển. Cụ thể là toà án, các cơ quan thông tin đại
chúng, các dịch vụ kế toán, các tổ chức xúc tiến mậu dịch và các trường
đại học mới chỉ bắt đầu các hoạt động hỗ trợ. Tuy nhiên cần phải hình
thành nhiều tổ chức hỗ trợ khác như hiệp hội doanh nghiệp, các kênh
thông tin từ bên ngoài và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác.
Sự ảnh hưởng đến hoạt động quản lý doanh nghiệp nói chung và
chiến lược nói riêng.
Qua một số hạn chế trên cho thấy môi trường kinh doanh còn chưa
thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những bất lợi trên có thể
coi là những đe doạ từ môi trường bên ngoài. Để môi trường kinh doanh
thuận lợi nhà nước cần phải nhanh chóng giải quyết những vấn đề trên,
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang
54

tạo ra môi trường kinh doanh ổn định thông thoáng. Đặc biệt nhà nước
có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về thị trường quốc
tế, dự báo những biến động trong nước và quốc tế nhằm tạo ra những
căn cứ vững chắc trong quá trình quản lý chiến lược của doanh nghiệp.

Chiến lược hoá trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ của
nhà nước.
SV - Mai V¨n C«ng- QLKT - 40B Trang
55

PHần III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
chiến lược kinh doanh .
1. đối với doanh nghiệp.
1.1.Về mặt nhận thức.
Nếu doanh nghiệp chú trọng hơn đến việc ứng dụng các công nghệ
trong quản lý, kết hợp với quản lý theo kinh nghiệm. Chắc chắn hoạt
động của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn. Lý thuyết bổ sung cho thực
tiễn, thực tiễn khẳng định lại lý thuyết.
Cần phải dỡ bỏ quan niệm coi chiến lược là hoạt động xa vời đối với
các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chủ
doanh nghiệp cần nhận thức được quản lý chiến lược là không thể thiếu
được đối với các doanh nghiệp hiện nay.Các doanh nghiệp cần thực hiện
đầy đủ các bước của quá trình quản lý chiến lược. Thông thường do hạn
chế về nguồn tài chính, con người, thời gian nên khi xây dựng và tổ
chức thực hiện chiến lược các doanh nghiệp thường bỏ qua một số
bước. Tuy nhiên trong toàn bộ quá trình quản lý chiến lược, mỗi giai
đoạn lại đóng một vai trò khác nhau. Đồng thời nó còn có mối quan hệ
tương tác với các giai đoạn khác. Như vậy quá trình quản lý chiến lược
hiện nay của đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ là quá trình khuyết thiếu.
1.2. Về hành động.
Các doanh nghiệp không những chỉ xây dựng các chiến lược trên
giấy mà cần đưa các chiến lược vào thực tiễn, tức là phải tổ chức thực
hiện chiến lược.cần có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động quản lý chiến
lược cả về tài chính lẫn con người.
Cụ thể doanh nghiệp cần chú trọng đến các hoạt động sau :

Xem xét các mục tiêu: Mục tiêu phảI thật sự phù hợp với
doanh nghiệp.
Phân phối nguồn lực : Từ mục tiêu các doanh nghiệp làm căn
cứ để phân bổ các nguồn lực. Trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực
các doanh nghiệp phải biết lựa chon đầu tư vào khâu xung yếu, tăng
hiệu quả sử dụng vốn.
Xây dựng cơ cấu hợp lý: Có thể đưa ra một nhận xét chung là
cơ cấu của các doanh nghiệp hiện nay còn chưa đa dạng, chưa tận dụng
tối đa hiệu quả của nguồn nhân lực. Trong hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như trong hoạt động quản lý chiến lược các doanh nghiệp
cần tìm racơ cấu hợp lý nhất. Không những được lợi về mặt chi phí mà
còn cả trong các hoạt động khác của doanh nghiệp. Chủ yếu cơ cấu hiện
nay của doanh nghiệp là cơ cấu trực tuyến, trực tuyến-chức năng.

×