Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giáo trình hình thành những giải pháp đẩy mạnh nền kinh tế xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU p1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.31 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh
tế thế giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền
kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế
và khu vực. Điều đó không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản
Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở
cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH hướng mạnh vào
xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Việt nam chủ trương kết
hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối
(những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thủy sản,
khoáng sản, hàng giầy dép và dệt may) và một số mặt hàng có hàm
lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm: ôtô, xe máy, hàng điện tử và
dịch vụ phần mềm
Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt
Nam trong thời gian qua đã gặt hái được sự thành công rực rỡ. Từ
mức kim ngạch xuất khẩu là 550,6 triệu USD vào năm 1995, đã tăng
lên mức 971,12 USD vào năm 1999, trung bình mỗi năm tăng gần 100
triệu USD, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhiều năm vừa qua. Thị trường
xuất khẩu thủy sản đã và đang được mở rộng đáng kể, thủy sản của
Việt Nam đã chiếm được vị trí quan trọng trong thị trường nhập khẩu
thuỷ sản của thế giới.
Liên minh Châu Âu (EU), một thị trường nhập khẩu thủy sản
đầy tiềm năng trong thời gian qua đã có những tác động rất tích cực
đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu
to lớn của xuất khẩu thủy sản sang EU, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại
đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực, cố gắng trong thời gian tới để đẩy mạnh


xuất khẩu vào thị trường này, nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu,
tăng nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của
xuất khẩu thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, tôi đã chọn đề
tài “ Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản của
Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới “ để viết đề án
môn học. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất lớn đối với bản
thân tôi, nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời qua
phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU của nước
ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng trong quá trình xây
dựng đề án này là: kết hợp những kiến thức đã tích lũy trong quá trình
học tập với những quan sát đã thu thập trong thực tế, kết hợp tổng
hợp tài liệu, sách báo với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm
tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
đề án.
Đề án kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
EU trong những năm qua.
Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam sang EU trong những năm tới.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề án
khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong có được sự đóng góp
của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để đề án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới PGS-TS:Nguyễn Duy Bột-
Trưởng Khoa Thương mạI đã giúp đỡ tôI hoàn thành đề án này.


Hà nội, ngày 26 tháng 1 năm 2002

Giáo trình hình thành những giải pháp đẩy mạnh
nền kinh tế xuất khẩu thủy sản
sang thị trường EU




CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT KHẨU


I. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho (ra)
nước ngoài dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ hàng hóa - tiền
tệ, quan hệ thị trường nhằm mục đích lợi nhuận.
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế thể hiện ở những điểm
sau:
-Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh
tế hướng ngoại .
-Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống dân
cư.
-Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại của nước ta.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với
nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu, nhưng quy tụ lại hoạt động này gồm các

bước sau.
1. Hoạt động Marketing
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là: điều tra xem nên buôn
bán gì, bằng phương pháp nào, quyết định phương châm buôn bán
(điều tra thị trường, chọn bạn hàng).
Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên
đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn tham gia kinh doanh xuất khẩu
hàng hóa. Nghiên cứu thị trường đối với doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu, phải trả lời được các câu hỏi quan trọng sau đây:
-Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm
xuất khẩu của doanh nghiệp?
-Khả năng số lượng xuất khẩu được bao nhiêu?
-Sản phẩm cần có những thích ứng gì trước đòi hỏi của thị
trường đó?
-Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp? Thương nhân
trong giao dịch là ai? Phương thức giao dịch xuất khẩu?
Nội dung của nghiên cứu thị trường xuất khẩu bao gồm các vấn
đề sau:
hồng thường được chấp nhận là bao nhiêu, hậu quả của cạnh
tranh như thế nào; nó diễn biến ra sao và khả năng phản ứng của nó
trước một đối thủ mới.
1.1.3 Phân tích các điều kiện của thị trường xuất khẩu
Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xác
định và phân tích cẩn thận các điều kiện sau:
-Điều kiện về quy chế và pháp lý:
+Quy chế về giá cả;
+Quy chế về những hoạt động thương mại;
+Hóa đơn Hải quan hoặc hóa đơn lãnh sự;
+Kiểm soát hối đoái;
+Chuyển tiền về nước;

+Hạn ngạch;
+Giấy phép xuất khẩu;
+Giấy chứng nhận y tế, chứng nhận phẩm chất v.v những điều
ghi chú riêng trên sản phẩm v.v
-Điều kiện về tài chính
+Thuế quan;
+Chi phí vận chuyển;
+Bảo hiểm vận chuyển;
+Bảo hiểm tín dụng;
+Chi phí có thể về thư tín dụng;
+Cấp vốn cho xuất khẩu;
+Thay đổi tỷ lệ hối đoái;
+Giá thành xuất khẩu;
+Hoa hồng cho các trung gian
-Điều kiện về kỹ thuật
+Vận chuyển: kích thước, trọng lượng các kiện hàng;
+Lưu kho: vấn đề khí hậu và các vấn đề khác;
+Tiêu chuẩn sản phẩm;
+Khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
-Điều kiện về con người, về tâm lý
+Khả năng trình độ và đào tạo nhân viên;
+Trình độ ngoại ngữ;
+Những cách sử dụng và thói quen tiêu dùng;
+Những điều cấm kỵ về xã hội và văn hóa;
+Vấn đề an ninh;
+Liên kết không tốt giữa các bộ phận trong nội bộ.
1.2 Nghiên cứu về giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
Giá cả hàng hóa trên thị trường phản ánh quan hệ cung- cầu
hàng hóa trên thị trường thế giới. Và nó có ảnh hưởng đối với hiệu
quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.2.1 Giá quốc tế
Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hóa nhất
định trên thị trường thế giới. Giá đó được dùng trong giao dịch thương
mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và
được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, có thể coi những giá sau
đây là giá quốc tế.
-Đối với những hàng hóa không có trung tâm giao dịch truyền
thống trên thế giới, thì có thể lấy giá của những nước xuất khẩu hoặc
những nước nhập khẩu chủ yếu biểu thị bằng ngoại tệ tự do chuyển
đổi được.
-Đối với những hàng hóa thuộc đối tượng buôn bán ở các sở
giao dịch (cao su thiên nhiên, kim loại màu) hoặc ở các trung tâm bán
đấu giá (chè, thuốc lá ), thì có thể tham khảo giá ở các trung tâm giao
dịch đó.
-Đối với máy móc thiết bị rất đa dạng, việc xác định giá cả quốc
tế tương đối khó. Vì vậy, trong thực tế chủ yếu căn cứ vào giá cả các
hãng sản xuất và mức cung trên thị trường.
1.2.2. Dự đoán xu hướng biến động giá cả
Để có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cả của loại
hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế
giới, phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán tình hình thị trường
hàng hóa đó, đồng thời đánh giá chính xác các nhân tố tác động tới xu
hướng biến đổi giá cả.
Có nhiều nhân tố tác động đến giá cả hàng hóa trên thế giới và
có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Có thể nêu ra một số nhân
tố chủ yếu là:
-Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính chất quy luật của nền
kinh tế.
-Nhân tố lũng đoạn và giá cả: có ảnh hưởng rất lớn đối với việc

hình thành và biến động giá cả.
-Nhân tố cạnh tranh: có thể làm cho giá cả biến động theo các xu
hướng khác nhau.
1.3. Lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh xuất khẩu
1.3.1. Lựa chọn thị trường
Trước hết, cần xác định những tiêu chuẩn mà các thị trường phải
đáp ứng được đối với việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn chung
-Về chính trị
-Về địa lý
-Về kinh tế
-Về kỹ thuật
-Biện pháp bảo hộ mậu dịch
-Tình hình tiền tệ
Tiêu chuẩn về thương mại
-Phần của sản xuất nội địa;
-Sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường;
-Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn.
Những tiêu chuẩn trên phải được cân nhắc, điều chỉnh tùy theo
mức quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp.
2. Lựa chọn đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch trong
hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
2.1. Lựa chọn đối tượng giao dịch
Trong kinh doanh xuất khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói
chung là những người hay tổ chức có quan hệ giao dịch với doanh
nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp tác
kỹ thuật liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Xét
về tính chất và mục đích hoạt động, khách hàng trong kinh doanh xuất
khẩu có thể được chia làm ba loại:
-Các hãng hay công ty.

-Các tập đoàn kinh doanh.
-Các cơ quan nhà nước.
Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở
nghiên cứu các vấn đề sau:
-Tình hình kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh
doanh, khả năng mua hàng thường xuyên của hãng.
-Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.
-Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay
cố gắng giành lấy độc quyền về hàng hóa.
-Uy tín của bạn hàng.
Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch, tốt nhất là nên lựa
chọn đối tác trực tiếp, tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp
doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các thị trường mới mà mình chưa
có kinh nghiệm.
2.2. Các phương thức giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu hàng
hóa
Trên thị trường thế giới, đang tồn tại nhiều phương thức giao
dịch trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mỗi phương thức
giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào mặt
hàng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của
người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao
dịch phù hợp, chủ yếu là các phương thức sau đây:
-Giao dịch trực tiếp.
-Giao dịch qua trung gian.
-Phương thức buôn bán đối lưu.
-Đấu giá quốc tế.
-Đấu thầu quốc tế.
-Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.
-Giao dịch tại hội chợ và triển lãm.
-Phương thức kinh doanh tái xuất khẩu.

3. Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
3.1. Các điều kiện cơ bản của hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu
Giao dịch buôn bán quốc tế thường xảy ra những tranh chấp, do
các bên không thống và hiểu lầm nội dung của hợp đồng buôn bán. Từ
đó, một số điều kiện cơ bản của hợp đồng ra đời nhằm thống nhất
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp
đồng.
Xác định các điều kiện giao dịch công bằng, hợp lý là rất quan
trọng, nó đảm bảo quyền lợi cho các bên và khẳng định tính khả thi
của hợp đồng bằng sự ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên
một cách hợp lý.
3.2 Chuẩn bị ký kết hợp đồng và phương thức ký kết hợp đồng
3.2.1 Chuẩn bị ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng, phải chuẩn bị một số nội dung sau
đây:
-Nghiên cứu tình hình thị trường các nước và khu vực cũng như
thị trường của mặt hàng dự định xuất nhập khẩu. Nếu là thị trường
mới, mặt hàng lần đầu tiên tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu phải
chuẩn bị từ đầu và phải nắm chắc thị trường mới đàn phán.
-Tìm hình thức và biện pháp phù hợp để chuẩn bị đàm phán giao
dịch.
-Xác định hướng nhằm mục đích thu được hiệu quả tối đa.
-Đàm phán giao dịch để ký hợp đồng.
-Khi thực hiện hợp đồng, tranh thủ điều kiện hợp lý để đạt hiệu
quả cao nhất.
-Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ, kiểm tra và làm các thủ tục khi cần
phải khiếu nại. Nếu bị khiếu nại phải bình tĩnh giải quyết để đạt chi
phí tối thiểu.
3.2.2. Phương thức ký kết hợp đồng
Việc ký kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng một số cách

sau đây:
-Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua- bán (một văn bản).
-Người mua xác định nhận thư chào hàng cố định của người bán
(bằng văn bản).
-Người bán xác nhận (bằng văn bản) là người mua đã đồng ý với
các điều khoản của thư chào hàng tự do, nếu người mua viết đúng thủ
tục cần thiết và gửi trong thời hạn quy định cho người bán.
-Người bán xác nhận (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người
mua. Trường hợp này hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản, đơn đặt
hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán.
-Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thỏa thuận trước đây giữa
các bên (nêu rõ các điều khoản đã thỏa thuận).
Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp được
các bên ký vào hợp đồng. Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ
trong hợp đồng.
Hợp đồng được coi như ký kết chỉ khi những người tham gia ký
có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếu không hợp đồng không
được công nhận là một văn bản có cơ sở pháp lý.
4. Thực hiện hợp đồng trong kinh doanh xuất khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung
và trình tự công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh
gây nên thiệt hại. Tất cả các sai sót là cơ sở phát sinh khiếu nại. Phải
yêu cầu đối phương thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng.
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu



Ký kết hợp đồng


xuất khẩu
Xin giấ
y phép
(nếu có)
Kiểm tra L/C Chuẩn bị hàng
xuất khẩu

×