Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng thu nộp quỹ Bảo hiểm xã hội và biện pháp nâng cao hiệu quả thu nộp - 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102 KB, 7 trang )

của doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm BHXH cho họ. Chỉ có như vậy, người
lao động mới yên tâm, tích cực lao động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh
nghiệp.
6.3. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH,
không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp v.v
Điều đó có nghĩa là mọi người lao động trong x• hội đều được hưởng BHXH như
tuyên ngôn dân quyền đ• nêu,đồng thời bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và quyền
lợi trợ cấp BHXH. Người lao động khi gặp rủi ro không mong muốn và không
phải hoàn toàn hay trực tiếp do lỗi của người khác thì trước hết đó là rủi ro của
bản thân. Vì thế, muốn được BHXH tức là muốn nhiều người khác hỗ trợ cho
mìnhlà dàn trải rủi ro của mình cho nhiều người khác thì tự mình phải gánh chịu
trực tiếp và trước hết. Điều đó có nghĩa là người lao động phải có trách nhiệm
tham gia BHXH để tự bảo hiểm cho mình.
Tuy nhiên, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về BHXH còn tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế - x• hội, vào các mối quan hệ kinh tế, chính trị, x• hội ổn định thì
người lao động tham gia và được hưởng trợ cấp BHXH ngày càng đông.
6.4. Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố
- Tình trạng mất khả năng lao động
- Tiền lương lúc đang đi làm
- Tuổi thọ bình quan của người lao động
- Điều kiện kinh tế - x• hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, về nguyên tắc trợ cấp BHXH phải thấp hơn lúc đang đi làm, nhưng
thấp hơn cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu.
Quan điểm này vừa phải phản ánh tính cộng đồng x• hội, vừa phản ánh nguyên tắc
phân phối lại quỹ BHXH cho những người lao động tham gia BHXH. Trợ cấp
BHXH là loại trợ cấp thay thế tiền lương. Mà tiền lương là khoản tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện được những công việc hoặc
định mức công việc nào đó. Nghĩa là, chỉ người lao động có sức khoẻ bình thường,
có việc làm bình thường và thực hiện được nhất định mới có tiền lương. Khi đ• bị
ốm đau, tai nạn hay tuổi già không làm việc được mà trước đó có tham gia BHXH


thì chỉ có trợ cấp BHXH và trợ cấp đó không thể bằng tiền lương do lao động tao
ra được. Mức trợ cấp bằng hoặc cao hơn tiền lương thì không một người lao động
nào phải có gắng tìm kiếm việc làm và tích cực làm việc để có lương, mà ngược
lại sẽ lợi dụng BHXH để được nhận trợ cấp. Hơn nữa cách lập quỹ BHXH theo
phương thức dàn trải rủi ro cũng không cho phép trả trợ cấp BHXH bằng lúc đang
làm việc. Và như vậy thì chẳng khác gì người lao động bị rủi ro và qua rủi ro của
mình dàn trải hết cho những người khác.
Như vậy, mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm. Tuy
nhiên, do mục đích bản chất và phương thức BHXH thì mức trợ cấp thấp hơn cũng
không thể thấp hơn mức sống tối thiểu.
6.5. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện
chính sách BHXH
Bởi vì, BHXH là một bộ phần cấu thành các chính sách x• hội, nó vừa là nhân tố
ổn định, vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế - x• hội. Cho nên, vai trò của
Nhà nước là rất quan trọng. Thực tế đ• chỉ rõ, nếu không có sự can thiệp của Nhà
nước, nếu không có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì mối quan hệ giữa người
lao động và người sử dụng lao động sẽ không được duy trì bền vững, mối quan hệ
ba bên trong BHXH sẽ bị phá vỡ.
Hơn nữa, BHXH được thực hiện thông qua một quy trình, từ việc hoạch định
chính sách, đảm bảo vật chất đến việc xét trợ cấp v.v Vì vậy, Nhà nước quản lý
toàn bộ quy trình này, hay có những giới hạn về mức độ và phạm vi.
Trước hết, phải khảng định rằng việc hoạch định chính sách BHXH là khâu đầu
tiên và quan trọng nhất. Sự quản lý của Nhà nước về vấn đề này thể hiện ở việc
xây dựng các dự án luật, các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện.
Sau đó là hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách.
Đối với việc đảm bảo vật chất cho BHXH thì vai trò của Nhà nước phụ thuộc vào
chính sách BHXH do Nhà nước quy định. Có những mô hình về bảo đảm vật chất
cho BHXH do ngân sách Nhà nước cung cấp thì vai trò quản lý Nhà nước là trực
tiếp và toàn diện, nếu nguồn đảm bảo trợ cấp do người sử dụng lao động, người
lao động và Nhà nước đóng góp thì Nhà nước tham gia quản lý.

Để quản lý BHXH, Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ
máy tổ chức. Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới, việc quản lý vĩ mô
BHXH đều được Nhà nước giao cho Bộ Lao động hoặc bộ x• hội trực tiếp điều
hành.
III. Quỹ BHXH
1. Khái niệm
Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế
- x• hội của từng quốc gia vào điều kiện lịch sử trong thời kỳ nhất định của đất
nước. Trình độ kinh tế - x• hội càng phát triển thì các chế độ BHXH dược áp dụng
càng mở rộng, nhu cầu thoả m•n về BHXH đối với người lao động càng được
nâng cao và khi kinh tế phát triển,người lao động có thu nhập cao, càng có điều
kiện tham gia BHXH.
Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong
hệ thống tài chính quốc gia. Nó ra đời tồn tại và gắn với mục đích bảo đảm ổn
định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm hoặc
mất thu nhập từ lao động, mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Như
vậy, Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách Nhà
nước.
2. Nguồn quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng góp.
- Người lao động đóng góp
- Nhà nước đóng góp và hỗ trợ thêm.
- Các nguồn khác như: cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, l•i do đầu tư phần
quỹ nhàn rỗi
Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH cho người lao
động được phân chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở
quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro, mà là lợi ích giữa
hai bên. Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần BHXH cho người
lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có

rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuê mướn. Đồng thời nó góp phần
giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ - thợ.
Về phía người lao động, đóng góp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự
tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và
quyền lợi một cách chặt chẽ.
Mối quan hệ chủ - thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích. Vì thế, cũng
như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể thiếu được sự
tham gia đóng góp của Nhà nước. Trước hết là các luật lệ của Nhà nước về BHXH
là những chuẩn mực pháp lý cho cả người lao động và người sử dụng lao động đều
phải tuân theo, những tranh chấp chủ - thợ trong lĩnh vực BHXH có cơ sở vững
chắc để giải quyết. Ngoài ra, bằng nhiều hình thức, biện pháp và mức độ can thiệp
khác nhau, Nhà nước không chỉ tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ
BHXH, mà còn chở thành chỗ dựa để đảm bảo cho hoạt động BHXH chắc chắn và
ổn định.
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn
trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia
BHXH có khác nhau.
Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động
hiện vẫn còn hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, phải căn cứ vào mức
lương và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai lại nêu lên,
phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung cho
toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu
toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp
gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng
đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nước khác lại quy định, Chính phủ
bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH v.v
Mức đóng góp BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Vì vậy,
quỹ này phải được tính toán trên cơ sở khoa học. Trong thực tế, việc xác định mức
đóng góp BHXH là một nghiệp vụ chuyên sâu của BHXH và người ta thường sử

dụng các phương pháp toán học khác nhau để xác định. Khi xác định mức đóng
góp BHXH, có thể có những căn cứ tính toán khác nhau:
- Dựa vào tiền lương và thang lương để xác định mức trợ cấp BHXH, từ đó có cơ
sở để xác định mức đóng góp.
- Quy định mức đóng góp BHXH trước rồi từ đó xác định mức hưởng.
- Dựa vào nhu cầu khách quan của người lao động để xác định mức hưởng, rồi từ
mức hưởng BHXH này có thể xác định được mức đóng góp.
Mặc dù chỉ thuần tuý mamg tính kỹ thuật nhưng xác định mức đóng góp BHXH
lại khá phức tạp vì nó liên quan tới cả người lao động, người sử dụng lao động và
Nhà nước. Liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của người lao động và kiều
kiện phát triển kinh tế x• hội của đất nước. Tuy nhiên, khi xác định mức đóng góp
BHXH vẫn phải đảm bảo nguyên tắc: cân bằng thu chi, lấy số đông bù số ít và có
dự phòng. Mức đóng góp xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cấu
BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất.
Mức đóng góp BHXH được cấu thành từ 3 bộ phận và được xác định theo công
thức:
P = f1 + f2 + f3
Trong đó: P - Mức đóng góp BHXH
f1- Đóng góp thuần tuý trợ cấp BHXH
f2- Đóng góp dự phòng
f3- Đóng góp quản lý
Đóng góp thuần tuý trợ cấp BHXH cho cả các chế độ ngắn hạn và dài hạn. Đối với
các chế độ BHXH ngắn hạn việc đóng và hưởng BHXH xảy ra trong thời gian
ngắn (thường là 1 năm) như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ Vì vậy, số
đóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm. Đối với các chế độ
BHXH dài hạn như: Hưu trí mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp nặng v.v quá trình đóng góp và quá trình hưởng tương đối độc lập
với nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Cho nên, sự công băng giữa
đóng góp và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kỳ dài. Vì thế, ngoài
đóng góp thuần tuý phải có đóng góp dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ

đủ lớn.
Như vậy, để xác định được mức đóng góp và mức hưởng BHXH phải dựa vào
nhiều yếu tố và nhiều thông tin khác nhau về nguồn lao động, cơ cấu nguồn lao
động theo tuổi, giới tính, ngành nghề v.v ngoài ra còn phải xác định và dự báo
được tuổi thọ bình quân của quốc gia; xác suất ốm đau, tai nạn, tử vong của người
lao động v.v
3. Mục đích sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau đây:
- Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH
- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH.
3.1. Các chế độ BHXH được áp dụng phổ biến trên thế giới
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng
để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH nhằm mục đích ổn định cuộc sống
cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia bảo hiểm gặp rủi ro. Thực
chất là trợ cấp cho 9 chế độ mà tổ chức này đ• nêu lên trong Công ước 102 tháng 6
năm 1952 tại Giơnevơ:
1. Chăm sóc y tế
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp thất nghiệp
4. Trợ cấp tuổi già
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ
8. Trợ cấp khi tàn phế
9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)
9 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ theo điều kiện kinh
tế - x• hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở
mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ. Trong đó, ít nhất
phải có một trong 5 chế độ: (3); (4); (5); (8); (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên
khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế x• - hội; tài chính; thu nhập; tiền

lương v.v Đồng thời, tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến yếu tố sinh
học; tuổi thọ bình quân của quốc gia; nhu cầu dinh dưỡng; xác xuất tử vong v.v
Hệ thống các chế độ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
+ Các chế độ được xây dựng theo luật pháp mỗi nước.
+ Hệ thống các chế độ mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính.
+ Mỗi chế đọ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của các bên
tham gia BHXH.
+ Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ.
+ Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán.
+ Chi trả BHXH là quyền lợi của mỗi chế độ BHXH.
+ Mức chi trả còn phụ thuộc vào quỹ dự trữ. Nếu quỹ dự trữ được đầu tư có hiệu
quả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định.
Tuy nhiên, cơ sở để xác định điều kiện hưởng BHXH phải tính đến một loạt các
yếu tố liên quan đến toàn bộ hệ thống các chế độ cũng như tựng chế độ BHXH cụ
thể. Chẳng hạn, khi xác định điều kiện trợ cấp BHXH tuối già phải dừa vào cơ sớ
sinh học là tuổi đời và giới tính của người lao động là chủ yếu. Bởi vì tuổi già để
hưởng trợ cấp hưu trí của mỗi giới, mỗi vùng, mỗi quốc gia có những khác biệt
nhất định. Do đó, có những nước quy định: Nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi sẽ được
nghỉ hưu. Nhưng cũng có những nước quy định: Nam 65 tuổi và nữ 60 tuổi v.v
Hoặc khi xác định điều kiên hưởng trợ cấp cho chế độ tai nan lao động và bệnh
nghề nghiệp phải tính đến các yếu tố như: điều kiên và môi trương lao động; bảo

×