Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Luận văn : ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI PROTEIN MBP-VT2eB TRÊN HEO part 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.38 KB, 9 trang )



1
1



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Độc tố verotoxin VT2e do E. coli tiết ra là tác nhân chính gây bệnh phù trên
heo sau cai sữa gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi heo ở nƣớc ta.
Việc sử dụng kháng sinh để điều trị phù ở heo tuy có hiệu quả nhƣng gây ra
nhiều triệu chứng phụ nhƣ rối loạn tiêu hoá, tạo ra các chủng vi sinh vật kháng kháng
sinh gây khó khăn cho những lần trị bệnh về sau. Do đó sử dụng vacxin để phòng bệnh
phù do E. coli trên heo đƣợc xem là liệu pháp thích hợp nhất. Một số tác giả đã thử
nghiệm vacxin nhƣợc độc, hoặc vacxin chết bƣớc đầu ghi nhận hiệu quả bảo vệ nhất
định. Tuy vậy, các phản ứng phụ vẫn là những trở ngại lớn cho việc áp dụng rộng rãi
những loại vacxin này. Vacxin tái tổ hợp đƣợc tạo ra bằng cách loại bỏ yếu tố gây
bệnh của vi sinh vật mà vẫn giữ đƣợc đặc tính kháng nguyên của chúng đang đƣợc các
nhà khoa học quan tâm nhằm khắc phục những nhƣợc điểm nói trên.
Hiện nay, TS. Nguyễn Ngọc Hải và các cộng sự đã thành công trong việc tạo ra
đƣợc E. coli mang gen mã hoá cho tiểu phần B của độc tố VT2e và tinh sạch đƣợc
protein này. Từ thực tế đó, đƣợc sự chấp nhận của bộ môn Công Nghệ Sinh Học, với
sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Hải, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả
năng đáp ứng miễn dịch đối với protein tái tổ hợp MBP-VT2eB trên heo ”.
1.2 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
- Mục tiêu
Đánh giá khả năng ứng dụng protein tái tổ hợp MPB-VT2e trong sản xuất vacxin
phòng bệnh phù do E. coli trên heo.
- Yêu cầu


 Xây đựng thí nghiệm kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của MBP-VT2eB
trên heo.
 Định tính kháng huyết thanh bằng phƣơng pháp khuyếch tán trên thạch.
 Xác định liều TCID
50
(Tissue Culture Infectious Dose) trên tế bào vero
 Kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng MBP-VT2eB bằng phƣơng pháp trung hòa
độc tố trên tế bào vero.


2
2




PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 VACXIN
2.1.1 Lịch sử ra đời vacxin
Hiện nay vacxin đƣợc xem là một phƣơng pháp hữu hiệu để phòng bệnh trên
ngƣời và động vật. Từ xa xƣa khi mà con ngƣời vẫn chƣa hiểu biết về hệ thống miễn
dịch đặc hiệu thì ngƣời Trung Quốc đã biết sử dụng những vảy từ ngƣời bị bệnh đậu
mùa để phòng bệnh này. Năm 1798, Edward Jenner đã quan sát thấy hiện tƣợng những
ngƣời vắt sữa bò thƣờng tiếp xúc với những con bò bị đậu mùa thì không bị nhiễm
bệnh đậu mùa. Từ đó ông sử dụng virus gây bệnh đậu mùa trên bò nhƣ một vacxin
chống lại bệnh đậu mùa trên ngƣời. Sau này, ngƣời ta biết rằng đó là nhờ những
protein trên bề mặt virus gây bệnh đậu mùa trên bò tƣơng tự nhƣ những protein có trên
bề mặt của virus gây đậu mùa trên ngƣời. Và Pasteur là ngƣời đặt ra nền móng cho
việc sử dụng vacxin khi khám phá ra nguyên lý: “Muốn phòng bệnh phải gây cho thú

bệnh nhẹ”. Từ đó đến nay, ngƣời ta đã sản xuất ra nhiều loại vacxin phòng nhiều loại
bệnh do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng gây ra nhƣ: bệnh đậu mùa, bệnh lở mồm long
móng, bệnh tả với nhiều dạng tồn tại khác nhau. Nhƣng dù bất cứ dạng nào vacxin
cũng mang một chức năng chung là tạo miễn dịch cho cơ thể ngƣời và động vật, phòng
chống lại các loại bệnh truyền nhiễm và nhiều tác nhân gây hại khác [4].
2.1.2 Đáp ứng miễn dịch
2.1.2.1 Kháng nguyên[4]
a. Định nghĩa
Kháng nguyên là một chất tự nhiên hay tổng hợp có khả năng gây đáp ứng miễn
dịch khi đƣợc đƣa vào cơ thể của một động vật thích hợp hoặc là chất có khả năng
phản ứng với một kháng thể hay một tế bào của hệ thống miễn dịch. Trên cấu trúc
phân tử của kháng nguyên có sự hiện diện của các quyết định kháng nguyên gọi là
epitope.
b. Tính chất của kháng nguyên
 Tính sinh miễn dịch: tính sinh miễn dịch của một kháng nguyên phụ thuộc
vào:


3
3



Trọng lƣợng phân tử : kháng nguyên phải có trọng lƣợng phân tử đạt tối
thiểu là 10.000Da. Tuy nhiên có một số chất có trọng lƣợng phân tử nhỏ nhƣng
có tính sinh miễn dịch vì chúng gắn với protein khác để trở thành kháng nguyên
hoàn chỉnh, ngƣợc lại một số chất có trọng lƣợng phân tử lớn nhƣng không có
tính sinh miễn dịch.
Lƣợng epitope khác loài vì hệ thống miễn dịch không phản ứng với các
epitope cùng loài.

 Tính đặc hiệu
Tính đặc hiệu của kháng nguyên do những epitope quyết định. Các
epitope là vị trí để kháng thể hay các lympho T mẫn cảm gắn với kháng nguyên
một cách đặc hiệu.
Tính đặc hiệu của kháng nguyên rất nghiêm ngặt tuy nhiên đôi khi vẫn xảy ra
hiện tƣợng hai kháng nguyên khác nhau có thể cho phản ứng chéo nhau.
2.1.2.2 Kháng thể[4]
a. Định nghĩa
Kháng thể (immunoglobin Ig) là protein dạng cầu đƣợc tổng hợp bởi tế bào
lympho và tế bào plasma khi bị kích thích bởi kháng nguyên. Nó đƣợc tạo ra để
giúp sinh vật chống đỡ các yếu tố kháng nguyên có hại vào cơ thể.
b. Cấu trúc tổng quát của kháng thể
Phân tử immunoglobulin gồm một hay nhiều đơn vị hình thành, chúng có cấu
trúc tƣơng đối giống nhau. Mỗi đơn vị là một phân tử protein có 4 chuỗi
polypeptit giống nhau từng đôi một: 2 chuỗi nhẹ và 2 chuỗi nặng, chúng đƣợc nối
với nhau bằng những cầu nối disulfua.
Kháng thể đƣợc cấu tạo từ hai loại chuỗi polypeptit là chuỗi nặng và chuỗi nhẹ
đƣợc liên kết với nhau bằng các liên kết disulfide.
Các chuỗi nhẹ bao gồm hai dạng κ, λ, hai dạng này chung cho tất cả các loại
kháng thể. Các chuỗi nhẹ đều đƣợc cấu tạo từ hai phần:
 Phần hằng định: kí hiệu C
L
(constant) có tận cùng –COOH với trình tự acid
amin tƣơng đối không đổi
 Phần thay đổi: kí hiệu V
L
(variable) có tận cùng là –NH
2
. Trật tự acid amin
trong vùng này thay đổi từng nhóm một, rất khác nhau từ cá thể này đến cá



4
4



thể khác và ngay trong một cá thể, phần này đƣợc kí hiệu V
κ
(cho type
kappa) và V
λ
(cho type lambda). [3]
Có các kiểu chuỗi nặng nhƣ: µ, δ, γ1, γ2, γ3, γ4, α, ε và dạng của chuỗi nặng sẽ
qui định phân loại lớp nhƣ IgM, IgD, IgG, IgA, và IgE và dƣới lớp nhƣ IgG1,
IgG2, IgG3, IgG4, IgA1, IgA2 (5) . Các chuỗi nặng đƣợc cấu tạo từ hai vùng:
vùng hằng định (CH) và vùng dễ biến đổi (VH), các vùng dễ biến đổi có khu vực
tận cùng là N. Các vùng dễ biến đổi bao gồm 3 vùng siêu biến (hypervariable)
đƣợc tách biệt bằng các vùng bảo thủ hơn (framework regions) ở giữa. Những
vùng này là những vùng liên kết với kháng nguyên hay còn gọi là paratop, vì vậy
nó còn đƣợc gọi là vùng định tính bổ sung (complementarity-detemining regions)
[15]. Vùng nằm giữa CH1 và CH2 của chuỗi H đựơc gọi là vùng khớp hay vùng
bản lề đảm bảo cho tính mềm dẻo của các phân tử kháng thể đồng thời là hai
cánh tay (VL, CL, VH, CH1) di động trong không gian.



2.1.2.3 Cơ chế đáp ứng miễn dịch
Khi cơ thể đã đƣợc miễn dịch thì khi tác nhân gây bệnh xâm nhập, chúng
sẽ không thực hiện đựơc quá trình gây bệnh và nhanh chóng bị loại trừ khỏi cơ

thể. Nhƣ vậy vacxin là yếu tố khởi phát của quá trình đáp ứng miễn dịch và kháng
nguyên là thành phần cơ bản của vacxin. Khi đƣa vacxin vào cơ thể cũng có nghĩa
là đƣa một loại kháng nguyên lạ vào cơ thể, kháng nguyên này sẽ kích thích cơ
Hình 2.1. Cấu trúc kháng thể
(Timothy G. Standish, 2003)



5
5



thể thú sản xuất ra một loại protein mới có chức năng bảo vệ và tham gia miễn
dịch là kháng thể (antibody).
Nhƣ vậy việc tiêm vacxin vào cơ thể thú chính là việc tập dƣợt cho cơ thể
thực hiện quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh khi chúng xâm
nhập vào những lần sau đó. Hay còn gọi là gây miễn dịch chủ động.
Khi cơ thể tiếp nhận vacxin, miễn dịch đƣợc tạo ra chính là sự huy động
toàn bộ hệ thống miễn dịch tham gia. Bao gồm hệ thống miễn dịch trung ƣơng, hệ
thống miễn dịch ngoại biên và nhiều loại tế bào có thẩm quyền miễn dịch khác.
Do đó quá trình đáp ứng miễn dịch chính là sự hoạt động của hệ miễn dịch, là sự
phối hợp nhịp nhàng của hệ thống tủy xƣơng nhằm tạo ra các loại tế bào nguồn,
rồi từ đó chuyển hóa thành các tế bào có thẩm quyền miễn dịch bao gồm tế bào
lympho B, lympho T, đại thực bào và một số tế bào chuyên biệt khác. Đáp ứng
miễn dịch còn đƣợc hổ trợ và tham gia của các cơ quan nhƣ hạch, lách, các mô
lymphô đƣờng ruột, đƣờng hô hấp, cũng nhƣ tế bào tua (dendric cells), các tế bào
trình diện kháng nguyên (antigen presenting cells-APC) và một số thành phần
khác.
Cả hai quá trình cá thể thu nhận đƣợc: miễn dịch dịch thể và miễn dịch

trung gian tế bào chính là hệ quả của sự tiếp nhận kháng nguyên, hoạt hóa, biệt
hóa và sự tham gia của các tế bào lympho B, lympho T.
Quá trình đáp ứng miễn dịch dịch thể do tế bào lymphô B đảm nhận. Từ tế
bào nguồn tủy xƣơng biệt hóa thành tế bào lympho B khởi thủy (pro-B) sau đó
thành tiền lymphoB (pre- B). Tiếp theo các tế bào này sẽ đƣợc biệt hoá thành
lympho B chƣa chín có bộc lộ bề mặt IgM. Sau đó lympho B chín muồi đã bộc lộ
IgM và IgD bề mặt. Nếu lympho B chín không gặp kháng nguyên sẽ bị phân hủy.
Lympho B khi gặp kháng nguyên và đƣợc sự hợp tác hổ trợ của lympho T giúp
(helper T for B cell) hoặc hợp tác giúp đỡ của lympho T hổ trợ sẽ tiếp tục đƣợc
biệt hóa thành nguyên bào (B-blast) và tế bào plasma (plastmocyte). Chỉ có tế bào
plasma mới có khả năng tiết kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên lạ. Các kháng
thể này đi vào máu và tồn tại trong huyết thanh hoặc chất dịch của cơ thể. Mặt
khác nguyên bào B sẽ trở thành tế bào B ghi nhớ (memory- B) để khi gặp kháng
nguyên vào nhắc nhở, chúng có thể nhanh chóng nhớ lại và sản xuất kháng thể
nhanh và nhiều hơn [5] .


6
6



Miễn dịch trung gian tế bào do tế bào lympho T đảm nhận. Các tế bào
nguồn bắt đầu từ tủy xƣơng di tản xuống tuyến ức và đƣợc tuyến ức huấn luyện,
biệt hóa rồi non hóa trở lại để trở thành tiền lympho T. Các tiền lympho T tiếp tục
đƣợc biệt hóa thành ở vùng vỏ tuyến ức để trở thành lympho T chƣa chín. Các
lympho T chƣa chín đƣợc biệt hóa tiếp tục để trở thành lympho T chín đi vào hệ
máu ngoại vi và đi đến các cơ quan tổ chức khác cƣ ngụ tại các vùng phụ thuộc
tuyến ức của lách và hạch. Khi đại thực bào đƣa thông tin kháng nguyên đến các
lympho T tiếp nhận, rồi biệt hóa để trở thành nguyên bào lympho T rồi tiếp tục trở

thành nhóm tế bào mẫn cảm với kháng nguyên có chức năng nhƣ một kháng thể
đặc hiệu. Nhƣ vậy kháng thể tế bào là loại tế bào có thẩm quyền miễn dịch
lympho T đã đƣợc biến đổi, biệt hóa trở thành tế bào gây độc có tác dụng tiêu diệt
kháng nguyên. Đặc biệt, lympho T sau khi đƣợc biệt hóa tiếp xúc với kháng
nguyên đặc hiệu còn có khả năng sản xuất một số chất dịch ngoại bào [1]. Các
chất này có tác dụng trợ giúp đắc lực và tăng cƣờng quá trình đáp ứng miễn dịch
còn đƣợc gọi là lymphokin, đặc trƣng là các loại cytokine (gồm các loại
interleukin IL-1, IL-2 ), chemokin và các yếu tố gây hoại tử tế bào (TNF). Một
số nguyên bào T mẫn cảm cũng trở thành “ tế bào nhớ”, có vai trò trong “trí nhớ
miễn dịch”. Ngoài ra còn có một số tế bào T khác làm nhiệm vụ duy trì đáp ứng
miễn dịch nhƣ: lymphoT cảm ứng (T
I
-inducer), lympho T hỗ trợ (T
H
-helper),
lympho T ức chế (T
S
- suppressor), lympho T hỗ trợ cho lympho T ức chế (T
HS
-
suppressor for helper), lympho T quá mẫn (T
D
- delayed-type hypersensitivity)[3].
Để tạo khả năng phòng hộ có hiệu quả cho cơ thể thú thì vacxin phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
 An toàn: vacxin không đƣợc gây bệnh và không hay ít gây phản ứng có
hại trên cơ thể của thú.
 Vô trùng: vacxin chỉ chứa duy nhất hay một vài loại kháng nguyên
đƣợc chọn làm vacxin mà không bị nhiễm tạp các loại khác.
 Hiệu lực: vacxin phải kích thích sinh miễn dịch cho cơ thể. Tính hiệu

lực thực chất là mức độ biểu hiện gây miễn dịch của kháng nguyên. Vacxin có
hiệu lực cao hay thấp, tức là nói đến mức độ gây miễn dịch của vacxin.
Khả năng phòng hộ của vacxin phụ thuộc vào yếu tố quyết định tính miễn
dịch của chế phẩm. Yếu tố này chính là thành phần protein đặc biệt có trên bề mặt


7
7



của tác nhân gây bệnh hay trên bề mặt của chế phẩm vacxin của chính tác nhân
gây bệnh đó. Thành phần này còn đƣợc gọi là kháng nguyên do một gen hay một
số gen của vi sinh vật tổng hợp nên. Những gen này đƣợc gọi là gen kháng
nguyên. Ngƣời ta có thể clone gen này và chuyển vào một hệ thống vectơ thích
hợp để sản xuất ra loại protein của gen kháng nguyên làm vacxin. Protein này còn
đƣợc gọi là protein tái tổ hợp dùng sản xuất vacxin tái tổ hợp [3].
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch [4]
Bản thân túc chủ
Những loài khác nhau thì khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau. Ở những
cá thể khác nhau thì tính sinh miễn dịch cũng khác nhau, do:
 Di truyền: ngƣời ta có thể tăng khả năng đáp ứng miễn dịch bằng cách
tuyển chọn những nhóm giống có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Tùy cơ địa
của từng cá thể mà có thể có hiện tƣợng dị ứng khi gây miễn dịch.
 Tuổi: thú quá nhỏ thì khả năng đáp ứng miễn dịch không cao do hệ
thống cơ quan miễn dịch của thú chƣa phát triển hoàn chỉnh. Hơn nữa những thú
nhỏ đều có kháng thể do mẹ truyền nên những kháng thể này có thể trung hòa
kháng nguyên đƣa vào.
 Tình trạng sức khỏe: những thú khỏe mạnh khả năng đáp ứng miễn dịch
cao hơn những thú bị bệnh hay sức khỏe yếu. Do đó chỉ gây miễn dịch với những

thú có sức khỏe tốt , không mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
 Chế độ dinh dƣỡng: những thú đƣợc nuôi dƣỡng tốt sẽ đáp ứng miễn
dịch tốt hơn những thú không đƣợc chăm sóc tốt.
Kháng nguyên
 Tính lạ kháng nguyên
Đáp ứng miễn dịch xảy ra khi có sự khác biệt chủng loài giữa kháng
nguyên và túc chủ. Khả năng đáp ứng miễn dịch tăng khi kháng nguyên càng lạ.
 Cấu tạo hóa học của kháng nguyên
Kháng nguyên có bản chất protein hay polysaccharide thì khả năng gây
đáp ứng miễn dịch cao cả khi chúng ở dạng hòa tan hay trong cấu tạo phức tạp.
Các kháng nguyên đƣợc tổng hợp từ một loại axit amin thì khả năng kích ứng
miễn dịch thấp hơn so với những kháng nguyên đƣợc tổng hợp từ hai loại axit


8
8



amin và từ những axit amin mạch vòng (đặc biệt là tyrozine). Các polypeptide
đƣợc tổng hợp từ axit amin dạng D thì khả năng gây đáp ứng miễn dịch cao vì ít
bị biến đổi.
Các kháng nguyên có bản chất là lipit, steroid, axit nucleic khả năng
kích ứng miễn dịch thấp hay không có trừ khi chúng đƣợc gắn với protein tải.
 Kích thƣớc của phân tử kháng nguyên
Kháng nguyên có kích thƣớc càng lớn và cấu trúc càng phức tạp thì khả
năng kích ức miễn dịch càng cao vì một phân tử kháng nguyên càng lớn thì nó
càng có cấu trúc phức tạp và có nhiều quyết định kháng nguyên. Đây là yếu tố
đảm bảo tính sinh miễn dịch.
Hơn nữa kháng nguyên có cấu trúc phân tử càng lớn thì càng dễ bị đại

thực bào phát hiện và xử lý nên nó khả năng kích ứng miễn dịch cao. Những
kháng nguyên có cấu trúc phân tử nhỏ dễ bị đại thực bào bỏ qua nên khả năng
kích ứng miễn dịch thấp.
Cách gây miễn dịch và liều lƣợng kháng nguyên
 Đƣờng đƣa kháng nguyên vào cơ thể vật chủ: Với những kháng nguyên
mạnh, đƣa kháng nguyên vào đƣờng mạch máu có thể dễ dàng gây đáp ứng miễn
dịch: nhƣ vi khuẩn, virus, tế bào. Những kháng nguyên hòa tan thì phải có quy
trình gây miễn dịch thích hợp tốt nhất là đƣờng tiêm trong da, dƣới da.
 Liều lƣợng kháng nguyên: nếu lƣợng kháng nguyên quá thấp thì không
đủ gây đáp ứng miễn dịch. Ngƣợc lại nếu lƣợng kháng nguyên nhiều quá sẽ gây
ức chế miễn dịch.
 Quy trình gây miễn dịch có ảnh hƣởng lớn tới tính sinh miễn dịch của
phân tử kháng nguyên. Cùng một loại kháng nguyên nếu gây miễn dịch trên hai
qui trình khác nhau thì khả năng gây đáp ứng miễn dịch khác nhau. Mỗi một loại
kháng nguyên thích hợp với một qui trình gây miễn dịch riêng. Đối với những
kháng nguyên yếu thì phải tuân theo một qui trình miễn dịch nghiêm ngặt và phải
chủng nhiều lần mới có hiệu quả. Trong khi đó những kháng nguyên mạnh thì chỉ
cần chủng một lần.
Hiệu ứng cộng lực kháng nguyên
 Các nhà miễn dịch học đã chứng minh rằng: nếu gây miễn dịch nhiều
loại kháng nguyên cùng lúc cho thú thì lƣợng kháng thể đặc hiệu sinh ra tƣơng


9
9



ứng với mỗi loại kháng nguyên sẽ ít nhất ngang bằng hay nhiều hơn khi kháng
nguyên đó kích thích một mình. Đây là hiện tƣợng cộng lực kháng nguyên. Tuy

nhiên đối với những kháng nguyên có cấu trúc hóa học gần giống nhau thì xảy ra
hiện tƣợng cạnh tranh kháng nguyên. Nếu cùng một lúc mẫn cảm hai loại kháng
nguyên: một liều mạnh, một liều nhẹ thì thú có thể chỉ phản ứng với kháng
nguyên liều mạnh.
Phản ứng thứ phát
 Nếu thú đã đƣợc mẫn cảm với kháng nguyên đó một lần thì hàm lƣợng
kháng thể sẽ tăng sớm và nhiều hơn nếu thú gặp lại kháng nguyên đó. Đó là nhờ
tế bào lympho có khả năng nhớ để khi gặp lại kháng nguyên đó thì sẽ lập tức tăng
sinh thành dòng tế bào có hoạt tính miễn dịch.
Chất bổ trợ
 Hiệu quả đáp ứng miễn dịch sẽ tăng nếu bổ sung tá chất vào kháng
nguyên. Vì tá chất tăng khả năng thực bào của đại thực bào đối với kháng nguyên,
tăng khả năng tồn tại của kháng nguyên trong cơ thể thú và gây phản ứng viêm
không đặc hiệu làm tăng tính sinh miễn dịch.
2.1.3 Phân loại
Có nhiều cách để phân loại vacxin nhƣ dựa theo phƣơng pháp sản xuất, bản
chất sinh học của kháng nguyên hay nguồn cung cấp kháng nguyên. Nếu phân loại
theo tính chất sinh học thì vacxin đƣợc phân làm 3 nhóm sau:
2.1.3.1 Vacxin sống (lived vaccine)
Vacxin cƣờng độc [4]
Đây là loại vacxin đƣợc lấy từ những chủng vi sinh vật gây bệnh có độc
lực cao. Tuy nhiên, các nhà miễn dịch học đã dùng số lƣợng rất nhỏ để vi sinh vật
không đủ sức gây bệnh nhƣng lại gây đƣợc đáp ứng miễn dịch. Hiện nay,vacxin
này không còn đƣợc sử dụng vì độ an toàn không cao.
Vacxin nhƣợc độc (attenuated vaccine)[4]
Vacxin nhƣợc độc đƣợc tạo ra từ những chủng vi sinh vật có độ lực thấp
hoặc từ những chủng vi sinh vật có độc lực cao đƣợc làm yếu đi để chúng không
có khả năng gây bệnh mà vẫn giữ đƣợc đặc tính kháng nguyên. Các chủng vi sinh
vật này đƣợc tạo ra bằng cách nuôi các chủng vi sinh vật có độc lực cao trong môi

×