Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

công tác xã hội trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.6 KB, 61 trang )

Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
Mục lục
I. Giới thiệu chung về bệnh ung thư 3
1. Khái niệm bệnh ung thư 3
2. Nguyên nhân của bệnh ung thư 3
3. Chẩn đoán bệnh 4
4. Các loại ung thư 7
5. Nguyên nhân và sinh lý bệnh 7
6. Một số phương pháp điều trị ung thư 11
7. Phòng ngừa bệnh ung thư 13
II. Giới thiệu chung về gan và ung thư gan 16
A. Giới thiệu chung về gan 16
B. Giới thiệu chung về ung thư gan 17
1. Khái niệm ung thư gan 17
2. Các loại ung thư gan 18
3. Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan 20
4. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan 21
5. Triệu chứng của bệnh ung thư gan 22
6. Các giai đoạn của bệnh ung thư gan 22
7. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư gan 23
III. Mô tả trường hợp và can thiệp 30
A. Mô tả trường hợp 30
B. Can thiệp 31
I. Bảng kế hoạch hoạt động 31
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
1
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
II. Tóm tắt các lý thuyết được ứng dụng trong công tác xã hội trong bệnh


viện 37
III. Lập kế hoạch trợ giúp 53
1. Sơ đồ sinh thái 53
2. Kế hoạch trợ giúp 53
IV. Kết luận 60
Danh mục tài liệu tham khảo 61
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
2
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
I. Giới thiệu chung về bệnh ung thư.
1. Khái niệm bệnh ung thư.
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào
một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô
khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi
xa (di căn).
2. Nguyên nhân của bệnh ung thư.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư là sự sai hỏng của DNA, tạo nên
các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các
cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích luỹ lại sẽ gây ra
sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất
thường, có thể ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không ung thư). Chỉ những
khối u ác tình thì mới xâm lấn mô khác và di căn. Khái niệm ác hay lành
tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh học nhiều hơn là về khả năng gây
chết người. Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với một ung thư hắc
tố da, trong khi một khối u “lành tính” trong hộp sọ có thể chèn ép não gây
tàn phế hoặc tử vong.
Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị
trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư

thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung
thư có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật, hoá trị liệu hoặc xạ trị liệu.
Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử
vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trong những
nước phát triển. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có
thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nhiều dạng ung thư có
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
3
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
liên quan đến các yếu tố môi trường mà có thể tránh khỏi. Hút thuốc lá là
một trong những yếu tố gây nguy cơ ung thư nhiều nhất.
3. Chẩn đoán bệnh.
Hầu hết ung thư lần đầu được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất
hiện mà phải nhờ vào quá trình tầm soát. Qua đó, không thể chẩn đoán xác
định được mà phải nhờ vào sinh thiết. Một số trường hợp ung thư khác được
chẩn đoán tình cờ nhờ vào quá trình đánh giá các bệnh lý không liên quan
khác.
3.1. Dấu hiệu và triệu chứng.
Ban đầu, hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ
ràng. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm
trọng. Thông thường, ung thư có thời gian ủ bệnh (tức là thời gian từ khi
một tế bào bị đột biến thành tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh
được bộc lộ) khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn nữa tuỳ thể loại ung thư. Do
đó, cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được khuyến cáo là nên đi
khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần. Do ung thư là tập hợp của nhiều dạng
bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng của ung thư rất đa dạng và khác
nhau ở tuỳ thể bệnh ung thư. Đại khái, triệu chứng của ung thư được phân
làm 3 nhóm chính:

- Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu
(hemorrhage), đau hoặc loét (ulcer); chèn ép vào mô xung quanh có thể gây
ra các triệu chứng như vàng da.
- Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra
máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các
triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng
thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
4
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
- Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ
hôi (đổ mồ hôi trộm) thiếu máu và các hội chứng cận u đặc biệt, đó là tình
trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết
khối (thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố.
Mỗi vấn đề nêu trên đều có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau
(được xem như là chẩn đoán phân biệt). Ung thư có thể là một bệnh lý
thường gặp hay hiếm gặp gây ra các triệu chứng này.
3.2. Sinh thiết.
Một biểu hiện ung thư có thể gợi ý đến nhiều nguyên nhân khác nhau,
nhưng để chẩn đoán xác định độ ác tính thì cần đến khám nghiệm vi thể tế
bào ung thư của các nhà giải phẫu bệnh. Thủ thuật để lấy được tế bào hoặc
các mẫu bệnh phẩm và khám nghiệm chúng được gọi là sinh thiết. Chẩn
đoán mô học sẽ xác định loại tế bào ung thư đang tiến triển, mức độ ác tính
(mức độ loạn sản), sự lan tràn và kích thước của chúng. Di truyền học tế bào
và hoá mô miễn dịch có thể cung cấp các thông tin về xu hướng phát triển
sau này của ung thư (tiên lượng) và phương pháp điều trị tốt nhất.
Tất cả ung thư đều có thể được chữa trị nếu như khối u được cắt bỏ
hoàn toàn và đôi khi điều này có thể thực hiện bởi sinh thiết. Khi toàn bộ

khối mô tổn thương bất thường được loại bỏ, bờ của bệnh phẩm phải được
khám xét cẩn thận để xác định chắc mô ác tính đã thực sự được loại bỏ. Nếu
ung thư lan tràn đến vị trí khác của cơ thể (di căn), phẫu thuật cắt bỏ hoàn
toàn là không thể.
Bản chất của sinh thiết phụ thuộc vào cơ quan khám nghiệm. Nhiều
sinh thiết (như là sinh thiết da, vú hay gan) có thể thực hiện ngoại trú. Sinh
thiết những cơ quan khác thì được tiến hành dưới điều kiện vô cảm và phẫu
thuật.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
5
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
3.3. Chẩn đoán giai đoạn ung thư.
Hiệp hội chống ung thư quốc tế đã phát triển một hệ thống phân chia
giai đoạn của các khối u ác tính gọi là TNM (T: tumor - khối u, N: node -
hạch lympho, M: metastasis – di căn). Trong một vài ung thư cụ thể, một số
bảng phân loại khác nhau lại thích hợp hơn, ví dụ hệ thống xếp loại FAB
(French – American – Bristish cooperative group) dùng cho một số bệnh
bạch huyết.
3.4. Tầm soát.
Tầm soát ung thư là thử nghiệm nhằm thăm dò các dạng ung thư nghi
ngờ trong quần thể dân cư. Các thử nghiệm tầm soát phù hợp phải có thể đáp
ứng được cho một số lượng lớn người khoẻ mạnh, an toàn, không xâm nhập
đồng thời có tỷ lệ dương tính giả thấp chấp nhận được. Khi triệu chứng ung
thư được phát hiện thì các phương pháp chẩn đoán kế tiếp thâm nhập hơn và
có khả năng khẳng định hơn được thực hiện để xác nhận chẩn đoán.
Tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm bệnh, chẩn đoán sớm
giúp kéo dài đời sống. Một số thử nghiệm tầm soát đã được triển khai. Tầm
soát ung thư là vấn đề còn bàn cãi, trong những trường hợp khi không biết

chắc chắn nó có thực sự cứu mạng sống hay không. Tranh cãi đặt ra khi
không rõ là liệu lợi ích từ việc tầm soát có hơn hẳn nguy cơ của các xét
nghiệm chẩn đoán tiếp theo và điều trị ung thư. Sử dụng chẩn đoán hình ảnh
để truy tầm ung thư ở những người không có triệu chứng rõ ràng cũng có
những vấn đề rắc rối tương tự. Nguy cơ tăng đáng kể trong việc phát hiện
những khối u mà gần đây được gọi là khối u tình cờ - đó là tổn thương lành
tính được xem như là ác tính để rồi trở thành điểm ngắm thăm dò nguy hiểm
khác.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
6
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
Vì những lý do này, điều quan trọng là lợi ích và nguy cơ của quá
trình chẩn đoán và điều trị phải được cân nhắc khi tiến hành tầm soát ung
thư.
4. Các loại ung thư.
Ung thư có thể được phân loại dựa theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc
theo cơ quan bị tổn thương.
Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều
xuất phát từ một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó, một bệnh ung
thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào
đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người ta không xác định được khối u
nguyên phát.
- Ung thư biểu mô (carcinoma) có nguồn gốc từ tế bào biểu mô (ví dụ
như ở ống tiêu hoá hay các tuyến tiêu hoá).
- Bệnh lý huyết học ác tính (hematological malignancy), như bệnh
bạch cầu (leukemia) và u lympho bào (lymphoma), xuất phát từ máu và tuỷ
xương.
- Ung thư mô liên kết (sarcoma) là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên

kết, xương hay cơ.
- U hắc tố do rối loạn của tế bào sắc tố.
- U quái bắt nguồn từ các tế bào mầm.
5. Nguyên nhân và sinh lý bệnh.
5.1. Nguồn gốc của ung thư.
Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những
điều kiện nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể sinh vật đa bào. Bình
thường sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của
tế bào được điều hoà một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
7
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
quan và mô. Khi các tế bào xảy ra những đột biến trong DNA, chúng có thể
phá vỡ cơ chế điều khiển này và dẫn đến ung thư.
Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ
tạo thành các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư). Những khối u
lành tính không lan tràn đến những nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào
các mô khác, và chúng hiếm khi đe doạ đến tính mạng trừ khi chúng chèn ép
đến các cấu trúc sống còn. Các khối u ác tính có thể xâm lấn vào các cơ
quan khác, lan đến những nơi xa hơn (di căn) và trở lên đe doạ đến tính
mạng.
5.2. Bệnh học phân tử.
Các khối u được gây ra bởi một loạt các đột biến. Mỗi đột biến sẽ thay
đổi đặc tính của khối u theo cách nào đó.
Sinh ung thư (carcinogenesis) là quá trình rối loạn tốc độ phân chia tế
bào do tổn thương của DNA. Do đó, ung thư là một bệnh lý về gene. Thông
thường, một tế bào bình thường để chuyển dạng sang tế bào phải trải qua
một vài đột biến ở một số gene nhất định. Quá trình này liên quan đến cả hệ

thống gene tiền ung thư (photo-oncogene) và gene áp chế ung thư (tumor
suppressor gene). Gene tiền ung thư mã hoá cho nhóm protein tham gia vào
quá trình hình thành những chất truyền tin (messenger) trong quá trình dẫn
truyền tín hiệu tế bào. Các chất truyền tin này sẽ truyền tín hiệu “tiến hành
phân bào” tới chính tế bào đó hay những tế bào khác. Do vậy, khi bị đột
biến, các gene tiền tế bào sẽ tăng sinh thừa thãi, lúc này trở thành những
gene ung thư (oncogene). Tuy nhiên, vì các gene ung thư thực chất là các
gene cần thiết đối với quá trình phát triển, sửa chữa và hằng định nội môi
của cơ thể, do đó không thể loại bỏ các gene này khỏi hệ gene nhằm làm
giảm khả năng ung thư.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
8
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
Nhìn chung, điều kiện cần thiết để hình thành ung thư là phải đột biến
ở cả hai nhóm gene tiền ung thư và gene áp chế ung thư. Chẳng hạn như đột
biến giới hạn ở một gene ung thư sẽ bị ức chế bởi sự kiểm soát phân bào
bình thường (giả thuyết Knudson hay giả thuyết 1- 2 cú đánh) và các gene
ức chế khối u. Và cũng vậy, chỉ một đột biến gene ức chế khối u cũng không
gây ra ung thư, do bởi có nhiều gene “dự phòng” cùng chức năng. Chỉ khi có
đủ gene tiền ung thư bị đột biến thành gene ung thư và có đủ gene ức chế
khối u bị bất hoạt hoặc tổn thương lúc đó các tín hiệu cho tế bào vượt quá
các tín hiệu điều hoà thì sự phát triển tế bào sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm
kiểm soát.
Khó có thể biết nguyên nhân đầu tiên gây ra ung thư. Tuy nhiên, kỹ
thuật sinh học phân tử có thể giúp xác lập đặc tính của đột biến hay sai lạc
nhiễm sắc thể trong khối u, và cũng đã có tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh
vực tiên lượng dựa vào hình thái đột biến ở một số bệnh ung thư. Ví dụ như
hơn phân nửa số ung thư có tổn thương gene p53, đây là gene ức chế khối u

đồng thời cũng được biết như là “người bảo vệ động bộ gene”. Đột biến này
liên quan đến tiên lượng xấu, vì tế bào của các khối u đó không đi vào quá
trình apoptosis (cái chết được lập trình). Đột biến của telomerase đã loại bỏ
các hàng rào hỗ trợ khác, làm tăng số lần tế bào có thể phân chia. Những đột
biến khác giúp cho khối u tăng sinh mạch máu để cung cấp nhiều hơn chất
dinh dưỡng, hay giúp cho việc di căn đến những nơi khác của cơ thể.
5.3. Hình thái học.
Hình thái tổ chức của mô từ dạng bình thường đến khi phát triển thành
khối u. Mô ung thư có hình ảnh đặc biệt dưới kính hiển vi. Các đặc điểm nổi
bật có thể thấy là một số lớn các tế bào phân chia, thay đổi hình dạng và kích
thước nhân, thay đổi hình dạng và kích thước tế bào, mất các đặc điểm
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
9
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
chuyên biệt của tế bào, mất cấu trúc mô bình thường và ranh giới của khối u
không rõ. Phương pháp hoá mô miễn dịch và các phương pháp phân tử khác
có thể xác định chất đánh dấu đặc hiệu trên tế bào khối u, giúp cho chẩn
đoán và tiên lượng.
Sinh thiết và khám nghiệm vi thể có thể phân biệt được giữa ác tính
và tăng sản. Tăng sản là trường hợp tăng sinh mô do tốc độ phân bào quá
mức, làm gia tăng số lượng tế bào nhưng chúng vẫn giữ trật tự sắp xếp bình
thường trong mô. Quá trình này được xem là có thể hồi phục được. Tăng sản
có thể là một đáp ứng bình thường của mô đối với tác nhân kích thích, chẳng
hạn như cục chai ở da.
Loạn sản là một dạng bất thường của tăng sinh tế bào quá mức đặc
trưng bởi mất đi sắp đặt bình thường của mô và cấu trúc tế bào. Thường thì
những tế bào như vậy sẽ quay trở lại đặc tính bình thường của chúng, nhưng
đôi khi chúng dần dần trở nên ác tính.

Mức độ nặng nhất của loạn sản được xem như là “ung thư tại chỗ”
(carcinoma in situation). Ung thư biểu mô tại chỗ được xem là sự phát triển
không kiểm soát của tế bào vẫn còn nằm tại vị trí nguyên thuỷ và chưa có
biểu hiện xâm nhập đến nơi khác. Tuy vậy, ung thư biểu mô tại chỗ có thể
phát triển thành ác tính xâm lấn và thường được phẫu thuật cắt bỏ nếu có
thể.
5.4. Đặc điểm di truyền.
Hầu hết các dạng ung thư là tự phát đơn lẻ và không có cơ sở di
truyền. Tuy nhiên, một số hội chứng của ung thư đã được biết có mang yếu
tố di truyền. Ví dụ như:
- Một số đột biến ở gene BRCA1 và BRCA3 liên quan đến tăng nguy
cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
10
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
- Các khối u của cơ quan nội tiết trong bệnh đa u tuyến nội tiết
(multiple endocrine neoplasia – MEN thể 1, 2a, 2b)
- Hội chứng Li-Fraumesi (sarcoma xương, ung thư vú, sarcoma mô
mềm, u não) do đột biến của p53.
- Hội chứng Turcot (u não và polyp đại tràng)
- Bệnh polyp tuyến gia đình là một đột biến di truyền trong gene APC
dẫn đến phát triển sớm ung thư đại tràng.
- U nguyên bào võng mạc trẻ em là ung thư di truyền.
6. Một số phương pháp điều trị ung thư.
Ung thư có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hoá trị liệu, xạ trị liệu,
miễn dịch trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp
điều trị phụ thuộc vào vị trí và độ (grade) của khối u, giai đoạn của bệnh,
cũng như tổng trạng của bệnh nhân. Một số điều trị ung thư thực nghiệm

cũng đang được phát triển.
Loại bỏ hoàn toàn khối u mà không làm tổn thương phần còn lại của
cơ thể là mục tiêu điều trị. Đôi khi công việc này được thực hiện bằng phẫu
thuật, nhưng khả năng xâm lấn ung thư đến các mô lân cận hay lan đến nơi
xa ở mức độ vi thể thường hạn chế hiệu quả điều trị. Hiệu quả của hoá trị thì
hạn chế bởi độc tính đối với các mô lành khác. Xạ trị cũng gây thương tổn
đến mô lành.
Bởi vì ung thư được xem như là tập hợp các bệnh lý, nên dường như
chẳng bao giờ có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ so với khả năng có một
phác đồ điều trị duy nhất cho tất cả các bệnh lý nhiễm trùng.
6.1. Phẫu thuật.
Nếu khối u còn cư trú, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa
chọn. Ví dụ có phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú ở ung thư vú, cắt bỏ tuyến tiền liệt
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
11
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
ở ung thư tuyến tiền liệt. Mục đích của phẫu thuật là có thể cắt bỏ chỉ khối u
đơn thuần hoặc toàn bộ cơ quan. Khi một tế bào ung thư phát triển thành
một khối u khá lớn, việc chỉ cắt bỏ khối u đơn thuần dẫn đến tăng nguy cơ
tái phát. Bờ của mô lành cũng thường được cắt bỏ để đảm bảo toàn bộ mô
ung thư được loại bỏ.
6.2. Hoá trị liệu.
Hoá trị liệu là điều trị ung thư bằng thuốc (thuốc chống ung thư) có
khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng can thiệp vào phân bào theo các
cách khác nhau, ví dụ như sự sao chép DNA hay quá trình phân chia các
nhiễm sắc thể mới được tạo thành. Hầu hết các dạng hoá trị đều nhắm vào
các tế bào phân chia nhanh chóng và không đặchiệu cho tế bào ung thư. Vì
vậy, hoá trị có khả năng làm tổn thương các mô lành, đặc biệt là các mô có

tần suất thay thế nhanh chóng (ví dụ như niêm mạc ruột). Những tế bào này
thường tự sửa chữa sau khi hoá trị.
6.3. Miễn dịch trị liệu.
Miễn dịch trị liệu ung thư là sử dụng cơ chế miễn nhiễm chống lại
khối u. Chúng được dùng trong các dạng ung thư khác nhau, như ung thư
vú…Các chất đó là kháng thể đơn dòng nhằm chống lại các protein đặc
trưng cho các tế bào ung thư, hay các cytokine điều hoà đáp ứng của hệ
miễn dịch.
6.4. Xạ trị liệu.
Xạ trị liệu (điều trị bằng tia X hay chiếu xạ) là sử dụng một dạng năng
lượng (gọi là phóng xạ ion hoá) để diệt tế bào ung thư là làm teo nhỏ khối u.
Xạ trị làm tổn thương hay huỷ hoại các tế bào được điều trị (mô đích) bằng
cách làm tổn thương vật chất di truyền của chúng, khiến chúng không thể
phát triển và phân chia. Mặc dù xạ trị làm tổn thương cả tế bào ung thư và tế
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
12
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
bào lành, hầu hết các tế bào lành có thể hồi phục và hoạt động bình thường.
Mục tiêu của xạ trị là làm tổn thương càng nhiều tế bào ung thư trong giới
hạn tổn thương đối với mô lành lân cận.
6.5. Ức chế nội tiết tố.
Sự phát triển của hầu hết các mô bao gồm ung thư, có thể được gia
tăng hay bị ức chế bằng cách cung cấp hay ngăn chặn các loại hormon nào
đó. Điều này cho phép một phương pháp bổ sung trong điều trị nhiều loại
ung thư. Các ví dụ thông thường của khối u nhạy cảm với hormon là một số
loại ung thư vú, tiền liệt tuyến và tuyến giáp. Việc loại bỏ hay ức chế
estrogen (đối với ung thư vú), testosterone (ung thư tiền liệt tuyến), hay TSH
(ung thư tuyến giáp) là phương pháp điều trị bổ sung quan trọng.

6.6. Kiểm soát triệu chứng.
Mặc dù kiểm soát triệu chứng không là cách điều trị trực tiếp lên ung
thư, nó vẫn được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân. Mặc dù mọi thầy thuốc thực hành đều có thể đỉều trị kiểm
soát cơn đau, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, xuất huyết và các vấn đề thường gặp
khác ở bệnh nhân ung thư, chuyên khoa chăm sóc tạm thời (palliative care)
đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu kiểm soát triệu chứng ở nhóm bệnh nhân
này.
Thuốc giảm đau (thường là các opioid như morphine) và thuốc chống
nôn rất thường được sử dụng ở bệnh nhân có các triệu chứng liên hệ đến ung
thư.
7. Phòng ngừa bệnh ung thư.
Phòng ngừa ung thư là các biện pháp tích cực nhằm đề phòng, ngăn
chặn và giảm tỷ lệ ung thư. Điều này có thể thực hiện bằng cách tránh các
tác nhân sinh ung thư hay thay đổi quá trình chuyển hoá của chúng: thay đổi
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
13
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
lối sống và chế độ ăn uống nhằm ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư hoặc can
thiệp bằng y khoa (hoá dự phòng, điều trị sang thương tiền ác tính).
Có nhiều hứa hẹn phòng ngừa ung thư rút ra từ các nghiên cứu dịch tễ
học quan sát. Các nghiên cứu này chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố lối sống
có thể tác động được hay phơi nhiễm môi trường với các bệnh ung thư đặc
biệt. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có thể kiểm soát thực hiện trên các gợi ý
can thiệp rút ra từ nghiên cứu dịch tễ và phòng thí nghiệm đã đưa ra bằng
chứng về giảm tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong.
Các ví dụ về các nguy cơ có thể tác động được gồm có uống rượu
(phối hợp với tăng nguy cơ ung thư miệng, thực quản, vú và các ung thư

khác), không hoạt động chân tay (phối hợp với tăng nguy cơ ung thư đại
tràng, vú và có thể các ung thư khác), tình trạng béo phì (phối hợp với ung
thư đại tràng, vú, nội mạc tử cung và có thể các ung thư khác). Dựa vào các
bằng chứng dịch tễ học, ngày nay người ta cho rằng tránh uống rượu quá
mức, tích cực hoạt động thể lực và duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp có
thể góp phần làm giảm nguy cơ một số ung thư; tuy nhiên khi so sánh với
phơi nhiễm thuốc lá, các phương pháp này có tính hiệu quả còn khiêm tốn
và độ tin cậy của bằng chứng còn thấp. Các yếu tố về lối sống và môi trường
khác được biết có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư (có lợi hay có hại) là hoạt
động tình dục hay sinh sản, sử dụng hormon ngoại sinh, tiếp xúc với các
phóng xạ ion hoá và tia cực tím, phơi nhiễm với hoá chất và nghề nghiệp
nào đó, các tác nhân nhiễm trùng.
7.1. Chế độ ăn uống và ung thư:
Chế độ ăn uống các thực phẩm chứa hoá chất (chất bảo quản, thuốc
trừ sâu, phân bón hoá học ) làm tăng nguy cơ gây ung thư. Thói quen ăn
uống thường giải thích cho sự khác biệt về tỷ lệ ung thư ở các nước (ví dụ
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
14
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
ung thư dạ dày hay gặp nhiều hơn ở Nhật Bản, trong khi ung thư đại tràng
hay gặp hơn ở Mỹ). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người nhập cư cũng phát
triển nguy cơ ung thư giống như ở đất nước mới đến của họ, gợi ý có sự kết
nối giữa ăn uống và ung thư hơn là về cơ sở di truyền.
Dù thường xuyên có các báo cáo về các chất đặc biệt (bao gồm cả
thức ăn) có tác động lợi hay hại đến nguy cơ ung thư, chỉ một vài trong số
chúng thiết lập được mối liên quan đến ung thư. Các báo cáo này dựa trên
các nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy tế bào hay động vật. Các lời
khuyên về sức khoẻ cộng đồng không nên dựa vào cơ sở các nghiên cứu này

cho đến khi chúng được xác định trên các thử nghiệm quan sát (hay đôi khi
là thử nghiệm can thiệp tiền cứu) trên người.
Trường hợp của Beta-carotene cho chúng ta ví dụ về sự cần thiết của
thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Các nhà dịch tễ học nghiên cứu cả hai
nồng độ trong thức ăn và huyết thanh thấy rằng nồng độ cao của beta-
carotene, một tiền chất của vitamin A, có liên quan đến hiệu quả phòng
bệnh, làm giảm nguy cơ ung thư. Hiệu quả này thật sự đặc biệt mạnh trong
ung thư phổi. Giả thuyết này đã dẫn đến một loạt các thử nghiệm ngẫu nhiên
lớn ở Phần Lan và Mỹ (nghiên cứu Caret) trong suốt hai thập niên 1980 và
1990. Nghiên cứư này cung cấp cho khoảng 80.000 người hút thuốc lá hoặc
đã từng hút thuốc lá các bổ sung hàng ngày về beta-carotene hoặc placebo.
Ngược lại với mong đợi, những kiểm tra này cho thấy bổ sung beta-carotene
không có lợi ích trong giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi và tỷ lệ tử vong. Thực ra,
nguy cơ ung thư phổi tăng nhẹ nhưng có ý nghĩa ở người hút thuốc lá, khiến
nghiên cứu kết thúc sớm.
7.2. Các hoá chất dự phòng khác.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
15
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
Sử dụng hàng ngày tamoifen, một chất điều hoà chọn lọc cụ thể
estrogen, cho đến 5 năm, đã tỏ ra làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở
phụ nữ nguy cơ cao khoảng 50%. Axit cis-retioic cũng tỏ ra giảm nguy cơ
các ung thư gây nguyên phát tái phát ở các bệnh nhân ung thư nguyên phát
vùng đầu - cổ. Finasteride, là chất ức chế men 5-alpha reductase, có thể hạ
thấp nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Các ví dụ khác về thuốc tỏ ra có hứa
hẹn trong hoá dự phòng gồm thuốc ức chế men COX-2 (ức chế men
cyclooxygenase liên quan đến tổng hợp prostaglandin tiền viêm).
7.3. Vắc xin trong ung thư.

Ngày nay các nỗ lực đáng kể trong việc phát triển vaccine (đề phòng
các tác nhân lây nhiễm sinh u, cũng như phát động đáp ứng miễn dịch chống
lại các epitope đặc hiệu cho ung thư) và để phát triển gene trị liệu đối với
các cá thể có các đột biến di truyền hay đa hình thái khiến họ đối diện nguy
cơ ung thư cao. Hiện tại không có vaccine nào được sử dụng và hầu hết các
nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu.
7.4. Xét nghiệm di truyền.
Xét nghiệm di truyền được dùng cho cá thể nguy cơ cao, nhằm tăng
cường giám sát, hoá dự phòng, hay phẫu thuật để giảm nguy cơ cho các đối
tượng có xét nghiệm dương tính. Hiện tại xét nghiệm này đã có sãn cho vài
loại đột biến gene có liên quan đến ung thư.
II. Giới thiệu chung về gan và ung thư gan.
A. Giới thiệu chung về gan.
Gan là bộ phận lớn nhất, cũng là cơ quan tỏa nhiệt chính trong cơ thể.
Gan được bao quanh bởi bao nang xơ, và được chia thành các vùng gọi là
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
16
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
thùy gan. Gan nằm trong vùng trên ổ bụng, bên phía tay phải và được bảo vệ
bởi các xương sườn phía dưới.
Gan là một cơ quan đặc biệt quan trọng của cơ thể, kiêm gồm rất
nhiều chức năng. Một trong các chức năng này là việc sản sinh ra protêin
tuần hoàn trong máu. Protêin này sẽ giúp cho quá trình đông máu và ngăn
ngừa mất máu, đồng thời giúp cân bằng dịch trong cơ thể.
Gan cũng có chức năng phá hủy những vật chất gây hại như cồn, và
tiêu hủy chất thải. Quá trình tiêu hủy này được thực hiện nhờ việc bẻ gãy các
chất dư thừa cơ thể không còn dùng tới, sau đó các mảnh vụn sẽ được
chuyển đi qua phân hay nước tiểu (quá trình vận động ruột).

Gan cũng có nhiệm vụ bẻ gãy thức ăn có chứa carbohydrates (chất
đường) và chất béo, nhờ đó chúng có thể được cơ thể hấp thụ sản sinh ra
năng lượng. Gan dự trữ các chất như glucose và các vitamin để cơ thể có thể
sử dụng ngay khi cần thiết. Gan đồng thời sản sinh ra mật, giúp bẻ gãy chất
béo trong thức ăn, nhờ đó có thế được hấp thụ bởi ruột.
Gan được nối với ruột non qua ống dẫn mật. Ống dẫn mật có trách
nhiệm dẫn mật (do gan sản sinh ra) tới ruột.
Gan có khả năng tự tái tạo đặc biệt và vẫn có thể hoạt động chỉ với
một phần nhỏ của gan.
B. Giới thiệu chung về ung thư gan.
1. Khái niệm ung thư gan.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
17
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
Căn bệnh chủ yếu của gan là ung thư gan. Bệnh thường xuất hiện từ gan
hoặc xuất phát từ bệnh ung thư ở nhiều bộ phận trên cơ thể rồi lan tới gan.
2. Các loại ung thư gan.
Chức năng chính của gan là lọc máu, giúp cho máu lưu thông khắp cơ
thể, giúp chuyển hoá chất dinh dưỡng và hấp thụ thuốc từ cơ quan tiêu hoá
bằng các hợp chất sinh học sẵn có. Gan có nhiều chức năng quan trọng, như
loại bỏ độc tố và bài tiết các chất hoá học độc hại trong máu. Vì vậy nên tất
cả lượng máu trong cơ thể đều phải lọc qua gan, tuy vậy gan không tới
được các tế bào ung thư tồn tại trong máu.
Hầu hết ung thư gan là do tự phát hoặc do di căn, tức là bắt đầu từ một
khối u ác tính ở cơ quan nào đó trong cơ thể thường là ở ruột, phổi, hay vú
nhưng chủ yếu bắt nguồn chính ở trong gan.
Căn bệnh ung thư này chiếm khoảng 2% ở Mỹ nhưng ở các nước kém
phát triển và đang phát triển, con số này chiếm 50% so với những căn bệnh

ung thư khác. Nguyên nhân cơ bản là do hậu quả của bệnh viêm gan,
bệnh do virut truyền nhiễm gây ra.
Gan được hình thành bởi một số loại tế bào khác nhau, vì thế trong
gan có thể xuất hiện những khối u:
- U lành (không có tế bào ung thư).
- U ác (có tế bào gây ung thư).
- Nó có thể là hệ quả của 1 loại ung thư khác đang trong quá trình di
căn (lan rộng khắp cơ thể).
Những khối u lành do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và được
điều trị theo nhiều cách khác nhau. Sự phục hồi phụ thuộc vào khối u của
bạn thuộc loại nào.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
18
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
Những khối u lành tính gồm có:
- U mạch máu
- U tuyến lá gan
- Focal nodular hyperplasia
Các khối u lành được điều trị khác với ung thư gan và chỉ phẫu thuật
khi nó gây đau đớn hay chảy máu.
Ung thư gan bao gồm:
- Ung thư biểu bì gan
- U biểu bì đường mật (đây là những căn bệnh ung thư xuất phát từ
ống mật)
Ung thư gan gồm có hai loại, một loại bắt nguồn từ gan (gọi là ung
thư gan hạng nhất) và một loại bắt nguồn từ những bộ phận khác trong
người và tràn đến gan (được gọi là ung thư gan di căn hoặc ung thư gan
hạng nhì). Ung thư gan hạng nhất bắt đầu trong gan, bộ phận lớn nhất trong

thân thể mình.Có 2 dạng ung thư gan nguyên phát. Dạng thường gặp nhất là
Hepatoma hay Hepatocellular carcinoma HCC (ung thư gan), bắt nguồn từ
các tế bào chính của gan (hepatocytes). Dạng ung thư này thường chỉ xảy ra
trong gan, tuy nhiên đôi khi cũng lan sang các cơ quan khác, thường gặp ở
những người mắc bệnh xơ gan cirrhosis (xem phần Nguyên nhân ung thư
gan thời kì đầu). Một dạng khác ít gặp hơn thuộc nhánh ung thư gan
Hepatoma gọi là Fibrolamellar hepatoma, có thể xảy ra ở những người trẻ
tuổi và không có tiền sử bệnh gan.
Một dạng khác của ung thư gan nguyên phát là cholangiocarcinoma
(ung thư ống mật) vì nó bắt nguồn từ tế bào giữ ống mật.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
19
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
Một số u nguyên phát trong gan không ác tính (u lành) và không lan
truyền tới các cơ quan khác trong cơ thể. Các khối u này thường nhỏ và
không gây ra các triệu chứng, và thường được tìm thấy khi giải phẫu hoặc
khi xét nghiệm các bộ phận khác. Các khối u này không cần cắt bỏ, trừ khi
chúng có các biểu hiện triệu chứng.
Ung thư gan nguyên phát khá hiếm ở Anh và các nước phương Tây,
tuy nhiên các ca bệnh cũng đang tăng dần lên. Ở các nước còn lại, như châu
Phi nhiệt đới và một số vùng châu Á thì đây là một trong những dạng ung
thư thường gặp nhất.
3. Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan.
Chủ yếu ung thư gan (ung thư biểu bì gan) thường hình thành trong
chính những lá gan do:
- Khuyết tật bẩm sinh.
- Do uống rượu, hay bị ảnh hưởng lâu dài bởi nhiều loại bệnh chẳng
hạn như viêm gan B hay viêm gan C, hemochromatosis (trong gan có quá

nhiều sắt).
- Bệnh xơ gan (uống rượu làm cho gan bị tổn thương, viêm gan B hay
C, hay hemochromatosis đều chắc chắn là nguyên nhân làm hỏng và gây
bệnh cho gan).
- Những người mắc bệnh do di truyền gọi là hemochromatosis, hay
bệnh thừa sắt, thì thậm chí nguy cơ ung thư còn hơn rất nhiều.
- Do phơi nhiễm thuốc diệt cỏ và các chất hoá học như nhựa viny
clorua và thạch tín.
- Hút thuốc lại hay uống rượu thì càng làm tăng nguy cơ.
- Chất độc tạo thành trong bào tử nấm được sinh ra từ một loại mốc
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
20
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
của cây cũng gây ung thư. Những chất độc trong bào tử nấm sẽ làm hỏng lúa
mỳ, lạc, gạo, ngô hay đậu tương.
Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như:
- Giới tính: Đàn ông thường mắc bệnh ung thư gan nhiều hơn phụ nữ.
- Những vận động viên nữ phải sử dụng hormon để phát triển cơ trong
thời gian dài có thể tăng nguy cơ ung thư gan.
- Các loại thuốc tránh thai. Chúng có thể tăng nguy cơ ung thư gan.
Hầu hết những loại thuốc tránh thai có liên quan tới bệnh ung thư này đều
không được sử dụng trong thời gian dài.
4. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan.
a. Giới tính.
Ung thư gan nguyên phát thường gặp nhiều ở nam hơn nữ 3 - 4 lần và
không phụ thuộc vào sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C của 2
giới. Nguyên nhân còn chưa rõ.
b. Tuổi.

Ở khu vực nhiễm viêm gan B cao như Việt Nam, bệnh nhân nhiễm
bệnh từ nhỏ và diễn tiến tự nhiên của bệnh viêm gan virus B, C đến biến
chứng xơ gan, ung thư gan kéo dài vài thập niên, ung thư gan thường gặp ở
độ thuổi sau 40.
c. Xơ gan.
90 – 95% bệnh nhân ung thư gan có nền xơ gan, mặc dù hiện nay còn
chưa rõ xơ gan là yếu tố quan trọng trong lộ trình phát triển ung thư hay quá
trình xơ và hoá ung thư gan cùng xuất hiện đồng thời nhưng xơ hoá có thời
gian ngắn hơn.
d. Virus viêm gan.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
21
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
Nhiễm virus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan
gấp 100 lần so với người không nhiễm. Tần suất xuất hiện ung thư gan ở
người nhiễm virus viêm gan B mãn tính khoảng 0,5%, ở bệnh nhân xơ gan
do virus viêm gan B là 2 – 6%/năm và có thể cao hơn ở bệnh nhân xơ gan do
virus viêm gan C.
5. Triệu chứng của bệnh ung thư gan.
Ung thư gan được gọi là sát thủ âm thầm vì đa số bệnh nhân vẫn cảm
thấy khoẻ mạnh và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Những đống bướu
nhỏ khó có thể tìm được qua cách mò vị trí của gan năm dưới xương sườn
và vì thế có thể bị che khuất. Sự đau nhức thường ít có thể cảm giác được
cho đến lúc đống bướu đã mọc lớn và thậm chí một số bướu không gây đau
nhức hoặc những triệu chứng khác cho dù chúng đã to lớn. Thêm một
nguyên do rắc rối nữa là mức mọc của một số loại ung thư gan: những giai
đoạn chót của ung thư gan, lúc nó đã to lớn hoặc nó gây trở ngại cho những
cơ năng của gan, có thể sinh ra những triệu chứng rõ ràng như đau nhức

trong vùng bên phải của bụng, giảm cân, ăn không ngon miệng, và cuối cùng
là mắt và da bị vàng thêm (bệnh hoàng đản), bụng bị phồng lên. Sự chẩn
đoán lúc đó đã quá muộn và vì thế có thể giải thích vì sao bệnh nhân chỉ có
thể tiếp tục sống trung bình 3 – 6 tháng sau khi bệnh đã được phát hiện, và
vì sao y giới thường hoài nghi lúc đề cập đến ung thư gan. Cách duy nhất để
tăng thêm kết quả điều trị chính là chẩn đoán ung thư lúc còn sớm bằng cách
truy tìm ung thư trong những người gốc Á Châu đang có viêm gan B và
trong những người đang bị xơ gan vì nhiễm viêm gan B hoặc C.
6. Các giai đoạn của bệnh ung thư gan.
Các giai đoạn của ung thư là một khái niệm mô tả kích cỡ của khối u
và trạng thái di căn của u ra bên ngoài những điểm phát hiện bệnh. Việc hiểu
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
22
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
biết các dạng và các giai đoạn ung thư có thể giúp bác sĩ đưa ra những
phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Ung thư có thể di căn trong cơ thể qua máu hay hệ bạch huyết. Hệ
bạch huyết là một trong những cơ quan của cơ thể chống lại viêm nhiễm và
bệnh tật. Hệ được cấu tạo từ hệ thống tuyến bạch huyết (hạch bạch huyết)
nối với nhau bằng các ống dẫn nhỏ chứa dịch bạch huyết. Thông thường các
bác sĩ xét nghiệm các hạch bạch huyết ở gần gan để xác định giai đoạn ung
thư.
- Giai đoạn 1: Khối u nhỏ hơn 2cm, chưa di căn.
- Giai đoạn 2: Khối u gây ảnh hưởng lên mạch máu trong gan, và có
nhiều hơn một khối u trong gan.
- Giai đoạn 3A: Khối u đã di căn tới những cơ quan gần gan, ví dụ
như ruột hay dạ dày.
- Giai đoạn 3B: Khối u đã ăn lan đến những cơ quan gần gan, vi dụ

như ruột hay dạ dày nhưng chưa tới hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3C: Khối u có thể phát triển thành nhiều kích cõ và đã
lan tới các hạch bạch huyết ở gần gan.
- Giai đoạn 4: Khối u đã di căn tới các phần cơ thể ở xa gan, ví dụ
như phổi
Triệu chứng ung thư tái xuất hiện sau điều trị gọi là ung thư tái phát.
7. Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư gan.
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan đã được ứng dụng trong
thực hành lâm sàng hoặc còn trong giai đoạn thử nghiệm. Các phương pháp
này có thể chia làm 2 nhóm:
- Phương pháp điều trị triệt để:
- Cắt gan
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
23
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
- Ghép gan
- Phương pháp điều trị tạm thời:
- Thuyên tắc hoá - dầu động mạch gan.
- Tiêm cồn, axit axetic vào bướu qua da.
- Đốt u bằng sóng viba và sóng cao tần.
- Xạ trị ngoài và trong.
- Áp lạnh.
- Điều trị nội tiết.
- Điều trị miễn dịch.
- Điều trị gen.
- Hoá trị.
a. Phẫu thuật cắt gan.
Đối với các trường hợp u gan còn nhỏ hơn 5cm chưa xâm lấn tĩnh

mạch cửa, xo gan Child-pugh nhóm A và tuổi còn nhỏ hơn 65 thì phẫu thuật
cắt gan là lựa chọn ưu tiên. Kết quả nhiều báo cáo trước đây cho thấy tỷ lệ tử
vong sau mổ khoảng 10 %, 50% u gan tái phát sau 5 năm, 20 – 30 % bệnh
nhân sống sót sau 5 năm. Hiện nay, sự hiểu biết tốt hơn về cấu trúc giải phẫu
của gan, kỹ thuật cắt gan được cải tiến nhiều đặc biệt là các kỹ thuật tắc
mạch, sự phát triển các dụng cụ phẫu thuật, kỹ thuật siêu âm trong mổ, các
kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và phương pháp đánh giá chính xác mức dự trữ
chức năng gan đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 46%, giảm
mức tử vong sau mổ còn là 2%.
b. Ghép gan.
Ghép gan là phương pháp điều trị duy nhất có thể loại trừ tất cả không
những các nhân của gan, mà còn các tế bào của gan xơ. Mặc dù vậy, trước
đây ghép gan có kết quả rất kém, tỷ lệ sống còn sau 5 năm dưới 10% chủ
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
24
Công tác xã hội trong bệnh viện.
GS: Phạm Huy Dũng
yếu do u tái phát. Hiện nay, sự thiết lập các chỉ tiêu ghép gan như u gan đơn
độc nhỏ hơn 5cm hoặc u nhỏ hơn 3cm không có xâm lấn tĩnh mạch cửa đã
làm giảm tỷ lệ u tái phát đến 0%, tăng mức sống còn sau 5 năm trên 75%.
Mặc dù không có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hai phương pháp
phẫu thuật cắt gan và ghép gan, nhưng thực tế cho thấy hiệu quả chung của
chúng tương đương. Cắt gan có kết quả tốt hơn ở bệnh nhân chưa xơ gan và
ghép gan tốt hơn cho bệnh nhân có nền xơ gan.
c. Thuyên tắc hóa - dầu động mạch gan.
Dựa trên nguyên tắc 80% nguồn cung cấp máu cho mô ung thư gan là
từ động mạch gan so với 20% cho tế bào gan bình thường, các tế bào ung
thư sẽ chết khi máu qua động mạch gan bị ngưng. Thuyên tắc hoá dầu động
mạch gan (TOCE) là liệu pháp điều trị trúng đích, hoá chất chống ung thư

được đưa tới tế bào ung thư gan qua ống thông kết hợp với thuyên tắc động
mạch gan gây hoại tử khối u. Mức độ xơ gan và kích thước u là yếu tố quyết
định cho hiệu quả của TOCE, 40% bệnh nhân xơ gan Child-pugh C tử vong
do TOCE, tỷ lệ sống còn sau 3 năm là 16% ở bệnh nhân có u gan lớn hơn
5cm so với 100% bệnh nhân với u nhỏ hơn 2cm. Như vậy, tiêu chuẩn chọn
lựa cho TOCE vẫn là bệnh nhân xơ gan còn bù (Child-Pugh A hoặc C) có u
gan nhỏ và không thuyên tắc tĩnh mạch cửa. TOCE còn được dùng như là
liệu pháp hỗ trợ bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt gan hoặc ghép gan. Tác
dụng phụ của liệu pháp TOCE là do tác dụng của thuốc chống ung thư
(thường là doxorubicin) và biến chứng thuyên tắc động mạch như đau, sốt,
buồn nôn, nôn, tăng một số chỉ tiêu sinh hoá của gan. Tác dụng phụ nghiêm
trọng có thể xảy ra ở 3 - 5% bệnh nhân.
d. Hoá trị qua động mạch gan.
SVTH: Phạm Thị Huyền Trang
Lớp : K51 – Công tác xã hội
25

×