Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

công tác xã hội trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.48 KB, 70 trang )

CTXH TRONG BỆNH VIỆN
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. TÀI LIỆU VỀ BỆNH( Bệnh Gout )
II.TÓM TẮT TỔNG QUAN VỀ BỆNH ( tổng hợp từ tài liệu)
III. TRƯỜNG HỢP BỆNH
1, Trường hợp cụ thể
2,Hồ sơ bệnh nhân, lịch sử chữa trị
3, Tình hình bệnh
4, Những nhu cầu thiết yếu của thân chủ
5, Mục tiêu CTXH can thiệp với trường hợp bệnh
IV.CÁC LIỆU PHÁP VÀ KỸ THUẬT CÓ THỂ ỨNG DỤNG CAN
THIỆP CHO TRƯỜNG HỢP BỆNH
1,Liệt kê các liệu pháp
2,Tóm Tắt các liệu pháp và kỹ thuật can thiệp: (7 liệu pháp, can
thiệp ngắn gọn)
V., LỰA CHỌN LIỆU PHÁP CAN THIỆP ( liệu pháp kỹ thuật tâm
lý học hành vi)
1, Lý do lựa chọn
2. Dự kiến điều trị
3, Kế hoạch trị liệu
C. KẾT LUẬN
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
1
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
BÀI LÀM
A.LỜI MỞ ĐẦU
Bệnh gút là căn bệnh được mệnh danh là bệnh của nhà giàu và thường gặp ở nam
giới hơn nữ giới.
Bệnh gút nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh thể (crystalline deposition disease),


mà cụ thể là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng axit
uric tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên, tức viêm các khớp
chân tay – đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái. Tình trạng viêm này có thể tái đi
tái lại nhiều lần, gây biến dạng khớp nếu không điều trị.
Nếu mọi việc chỉ diễn tiến như vậy cũng đâu nghiêm trọng! Tuy nhiên tại hội nghị
thấp khớp học của Mỹ năm 2011 (diễn ra từ ngày 4 đến 9/11 tại Chicago, Mỹ, với
khoảng 16.000 bác sĩ đến từ các nước trên thế giới), các chuyên gia đầu ngành dẫn
nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ axit uric cao trong máu sẽ là tác nhân gây các
bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch vành, bệnh lý trên thận và axit uric còn gây ra
tình trạng tăng mỡ trong máu.
Những nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy nếu kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong
máu có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ suy
thận.
Mặc dù không phải ai có axit uric cao trong máu là bị gút, tuy nhiên nếu nồng độ
axit uric trong máu cao và càng kéo dài thì càng có nguy cơ bị gút, người bệnh
càng có nguy cơ tử vong vì các bệnh lý tim mạch, thận do axit uric gây ra.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
2
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
Bệnh gút thường không khó chẩn đoán và thường có thể được đẩy lui bằng các
thuốc. Nếu bệnh nhân chấp nhận điều trị và ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được
bệnh. Nhưng đây là bệnh không thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận
chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.
Việc điều trị gút gồm đẩy lui các cơn gút cấp, ngăn ngừa các cơn gút xảy ra bằng
các loại thuốc như colchicine, kháng viêm giảm đau, thuốc ức chế sự hình thành
axit uric, chế độ ăn kiêng các loại thực phẩm có quá nhiều đạm như đồ biển, gan,
thận, rượu bia…, uống nhiều nước và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat
(sodium bicarbonate). Tuy nhiên không nên quá hạn chế ăn uống vì thuốc có thể
kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, cần theo dõi nồng độ axit này
định kỳ.

Đáng suy ngẫm là ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân mắc bệnh gút
ngày càng trẻ hơn, đồng thời nhiều người bệnh này nghĩ rằng gút chỉ gây đau ở
khớp và như vậy không có gì quan trọng. Họ không biết hai cơ quan quan trọng
nhất trong cơ thể là tim và thận cũng đang bị tấn công.
Và điều khác cần suy ngẫm là bệnh này có thể ngăn ngừa bằng cách bớt… nhậu.
Nhưng nếu chúng ta vẫn tiêu thụ hàng tỉ lít rượu bia như hiện nay thì trong tương
lai sẽ có nhiều thế hệ người trẻ tàn phế vì gút, tỉ lệ tử vong do tim mạch và bệnh
thận sẽ cao hơn.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
3
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
B.NỘI DUNG:
I, TÀI LIỆU VỀ BỆNH ( BỆNH GOUT )
1, Tài liệu 1:
Gout là gì?
(Tài liệu tham khảo tại: benhgout.com, khamchuabenh.com,
khoemoingay.com )
Bệnh gút (tiếng Anh là gout, tiếng Pháp là goutte, nghĩa là giọt nước) hay còn gọi
theo cách Hán Việt làthống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới.
Phần lớn các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gút
cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống rượu thường
xuyên.
a, Nguyên nhân gây bệnh:
- Bệnh Gout do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó,chế độ ăn uống là một
nguyên nhân gây nên bệnh gout và thúc đẩy bệnh gout phát triển. Ngoài ăn uống
thì hai yếu tố vô cùng quan trọng đó là sự rối loạn chuyển hóa acid uric và rối loạn
quá trình đào thải acid uric ở thận. Qua nghiên cứu, có tới 95% bệnh nhân gout có
lượng acid uric (muối urat) đào thải 24 giờ ít hơn người bình thường mặc cho
nồng độ acid uric máu của họ cao hơn bình thường.
Cua đồng là thực phẩm chức năng chứa nhiều purin nhưng thực tế ở riêu uca,

canh cua thì khối lượng đưa vào cơ thể không cao do một bát canh cua có khối
lượng thịt cua không nhiều. Với một cơ thể bình thường không có rối loạn chuyển
hóa, chức năng đào thải acid uric tốt thì với một chế độ ăn uống điều độ, hợp lý
bạn hoàn toàn có thể tránh xa được bệnh gout.
- Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc
giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây
bệnh gout là acid uric, một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Ở
người bình thường, lượng acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định: 5mg%
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
4
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
ở nam và 4mg% ở nữ, tùy độ tuổi và có sự thay đổi. Để mức acid uric cân bằng
hàng ngày, acid uric được thải ra ngoài chủ yếu theo đường thận
- Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric:
+ Tăng bẩm sinh: bệnh Lesch - Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng acid uric
tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp.
Bệnh này rất hiếm và rất nặng.
+ Bệnh gout nguyên phát: là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa,
những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng
acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
+ Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên
nhân sau :
- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm,
cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn
là nguyên nhân trực tiếp.
- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ
chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh
thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt
tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.
- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình

đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh:
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
5
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
- Vai trò của acid uric trong viêm khớp:
Trong bệnh gout, tinh thể urat monosodic lắng đọng ở
màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt các phản ứng:
- Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ từ đó kích thích các tiền chất gây viêm
Kininogen và Kallicreinogen trở thành kinin và kallicrein gây phản ứng viêm ở
màng hoạt dịch.
- Từ phản ứng viêm, các bạch cầu sẽ tập trung tới, bạch cầu sẽ thực bào các vi tinh
thể urat rồi giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu (lysozim). Các men này cũng
là một tác nhân gây viêm rất mạnh.
- Phản ứng viêm của màng hoạt dịch sẽ làm tăng chuyển hóa, sinh nhiều acid
lactic tại chỗ và làm giảm độ pH, môi trường càng toan thì urat càng lắng đọng
nhiều và phản ứng viêm ở đây trở thành một vòng khép kín liên tục, viêm sẽ kéo
dài. Do đó, trên thực tế thấy hai thể bệnh gout: Thể bệnh gout cấp tính, quá trình
viêm diễn biến trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt, hay tái phát. Thể bệnh gout
mạn tính quá trình lắng đọng urat nhiều và kéo dài, biểu hiện viêm sẽ liên tục
không ngừng.
- Gia đình có tiền sử người bị Gout thì bạn rất có nguy cơ bị bệnh.
- Nam giới có nguy cơ bị bệnh Gout nhiều hơn nữ giới.
- Uống quá nhiều những đồ uống có cồn cũng dễ mắc Gout.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
Acid uric lắng tụ tại khớp
dưới dạng muối urat gây
tổn thương khớp
6
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
- Những người có vấn đề về cân nặng dễ bị Gout. Càng những người béo phì thì

khả năng mắc bệnh càng cao.
- Dùng thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị Gout nhiều
hơn những người bình thường.
- Cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì tăng nguy cơ nhiễm Gout.
- Cơ thể tự sản sinh ra lượng axit uric vượt mức.
- Một vài loại thuốc làm tăng nguy cơ bị Gout như thuốc lợi tiểu, thuốc chữa bệnh
Packinson,thuốc aspirin.
- Uống vitamin có chứa niacin làm tăng nguy cơ mắc Gout.
b, Triệu chứng chuẩn đoán:
+ Triệu chứng Gout đặc trưng :
Bệnh gút (gout) có đặc trưng là viêm, sưng, nóng, tấy đỏ, đau ở khớp.
Thường gặp nhất là khớp ngón chân, cổ chân, gối, khớp bàn tay. Đây là bệnh do
rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Chế
độ ăn uống không hợp lý và ít vận động đang là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể sốt cao, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu,
thời gian này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Sau vài năm, bệnh trở thành
mạn tính.
Ở giai đoạn này, khớp có thể bị biến dạng, hạn chế vận động các khớp, các
u cục nổi lên ở khớp, gọi là cục tophi. Nhiều trường hợp gây ra biến chứng sỏi
thận, suy thận, bệnh tim mạch. Phần lớn những người bị gút thường bị rối loạn mỡ
máu, xơ vữa động mạch, do vậy, nguy cơ tim mạch là rất lớn. Những biểu hiện
bệnh của anh cần đi làm xét nghiệm xem lượng acid uric trong máu như thế nào
mới xác định có bị gút hay không. Nếu đúng là bệnh gút thì cần có chế độ ăn giảm
đạm, tăng rau xanh, không nên dùng rượu bia, uống nhiều nước.
- Cơn gút cấp tính điển hình gồm các đặc điểm sau:
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
7
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
+ Viêm khớp xảy ra đột ngột, thường hay xảy ra vào ban đêm.

+ Các triệu chứng viêm khớp đạt đến mức tối đa sau vài giờ.
+ Cường độ đau dữ dội, tăng cảm khi sờ mó, những cử động dù nhỏ cũng có thể
gây đau tăng.
+ Thời gian cơn gút cấp tính kéo dài vài ngày đến 10 ngày.
Biểu hiện viêm khớp dần mất đi, đôi khi diễn biến của viêm khớp không liên quan
đến các thuốc điều trị.
+ Da vùng khớp viêm sưng, nề, nóng, đỏ, căng bóng, tăng nhạy cảm do giãn mạch
máu ở lớp nông.
+ Triệu chứng đi kèm: sốt vừa hoặc sốt cao, bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng
cao. Dịch khớp có nhiều bạch cầu, soi tìm thấy các tinh thể urat trong các bạch
cầu, đôi khi thấy các tế bào hình chùm nho.
- Cơn gút không điển hình:
+ Đau khớp nhẹ, kéo dài nhiều năm, nhiều tháng.
+ 20% số trường hợp viêm khớp mở đầu ở khớp khác không phải viêm khớp ngón
I bàn tay: viêm khớp ngón, cổ chân, đôi khi ở chi trên.
+ 5% số trường hợp viêm nhiều khớp chi dưới, không đối xứng có kèm
theo sốt cao, bạch cầu tăng, viêm khớp nhạy cảm với colchicine.
+ Đôi khi có viêm bao hoạt dịch, viêm gân, viêm bao cân, viêm các tổ chức
cạnh khớp. Viêm mống mắt, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tinh hoàn.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
8
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
+ Giữa các đợt viêm khớp cấp tính không có biểu hiện gì tại khớp, chỉ có
tăng axit uric trong máu.
+ Bệnh diễn biến lâu ngày hoặc bệnh nặng thì các đợt viêm khớp cấp tính
xuất hiện dày hơn, mức độ viêm nặng hơn.
+ Triệu trứng Gout mãn tính :
Gout mãn tính biểu hiện bằng dấu hiệu nổi các cục u (tôphi) và viêm đa khớp mạn
tính, do đó còn được gọi là “gout lắng đọng”. Gout mạn tính có thể tiếp theo gout
cấp tính. Nhưng phần lớn là bắt đầu từ từ tăng dần không qua các đợt cấp. * Triệu

chứng lâm sàng ở khớp:
- Nổi u cục (tophi): là hiện tượng lắng đọng urat ở
xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch, đầu xương,
sụn
+ Vị trí: u cục (tôphi) thấy ở trên các khớp bàn ngón chân cái, các ngón khác, cổ
chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay và đốt ngón gần, có một vị trí rất đặc biệt là
trên sụn vành tai. Chưa thấy ở háng, vai và cột sống.
+ Tính chất: kích thước to nhỏ không đồng đều, từ vài milimet đến nhiều centimet
đường kính, lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, không di động do dính vào nền ở dưới,
không đối xứng (2 bên) và không cân đối, ấn vào không đau, được bọc bởi một
lớp da mỏng, phía dưới thấy cặn trắng như phấn, đôi khi da bị loét và dễ chảy
nước vàng và chất trắng như phấn.
- Viêm đa khớp: Các khớp nhỏ và nhỡ bị viêm là bàn ngón chân và tay, đốt ngón
gần, cổ tay, gối, khuỷu, viêm có tính chất đối xứng, biểu hiện viêm thường nhẹ,
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
Bàn tay bệnh nhân Gout mạn
tính
9
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
không đau nhiều, diễn biến khá chậm, các khớp háng, vai và cột sống không bị tổn
thương.
- Biểu hiện ngoài khớp :
+ Urat có thể lắng đọng ở thận dưới hai hình thức :
Lắng đọng rải rác ở nhu mô thận: hoặc không thể hiện triệu chứng gì, chỉ phát
hiện qua giải phẫu bệnh, hoặc gây viêm thận bể thận.
Gây sỏi đường tiết niệu: sỏi acid uric ít cản quang, chụp thường khó thấy, phát
hiện bằng siêu âm, chụp U.I.V. Sỏi thận dễ dẫn tới viêm nhiễm, suy thận. Đây là
một trong những yếu tố quan trọng quyết định tiên lượng của bệnh.
+ Urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như:
Gân, túi thanh dịch, có thể gây đứt hoặc chèn ép thần kinh (hội chứng đường

hầm).
Ngoài da và móng tay móng chân: thành từng vùng và mảng dễ nhầm với bệnh
ngoài da khác (vẩy nến, nấm).
Tim: urat có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim, có khi cả van tim nhưng rất
hiếm.
* Xét nghiệm và X quang:
- Xét nghiệm:
+ Tốc độ lắng máu tăng trong đợt tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm khác không
có gì thay đổi.
+ Acid uric máu tăng trên 7mg% (trên 416 micromol/l).
+ Acid uric niệu/24h: bình thường từ 400-450mg, tăng nhiều trong gout nguyên
phát; giảm rõ với gout thứ phát sau bệnh thận.
Dịch khớp có biểu hiện viêm rõ rệt (lượng muxin giảm, bạch cầu tăng nhiều). Đặc
biệt thấy những tinh thể urat monosodic nằm trong hoặc ngoài tế bào.
+ X quang: Dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là khuyết xương hình hốc ở các
đầu xương, hay gặp ở xương đốt ngón chân, tay, xương bàn tay, chân, đôi khi ở cổ
tay, chân, khuỷu và gối. Khuyết lúc đầu ở dưới sụn khớp và vỏ xương, như phần
vỏ được thổi vào, bung ra (hình lưỡi liềm), khe khớp hẹp rõ rệt. Sau cùng hình
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
10
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
khuyết lớn dần và tạo nên hình hủy xương rộng xung quanh có những vết vôi hoá.
Nếu bệnh tiến triển lâu có thể thấy những hình ảnh thoái hóa thứ phát (hình gai
xương).
c, Trị liệu:
- Thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau như
Indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen
(Advil, Motrin,…).
- Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm có Steroid như prednisone Tuy
nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn về cách

dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài
chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng.
- Trường hợp bạn bị cơn Gout nặng, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc
chích Cortisone thẳng vào khớp (như đã giới thiệu về một MD gốc TH tại SJ trong
phần mở đầu).
- Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các
cơn Gout. Nếu bạn bị Gout, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp
ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này.
- Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và Probenecid
(Benemid) dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất acid uric. Việc
duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh
Gout lâu dài và hiệu quả nhất.
- Để điều trị bệnh, trong giai đoạn cấp người ta sử dụng thuốc Tây y. Giai đoạn
mạn tính, tuỳ từng thể bệnh mà người ta đưa ra nhiều biện pháp chữa bệnh bằng
đông y. Trước tiên cho người bệnh uống đủ từ 8 – 10 ly nước hằng ngày (2 – 2,5
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
11
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
lít) để tăng bài tiết axit uric. Người bệnh cần hạn chế rượu, bia, ăn nhiều trái cây
tươi như dâu, dưa hấu, đào, lê, táo… nhiều rau xanh như cần tây, ngò gai… Tránh
ăn nhiều thịt đỏ, đồ lòng, hải sản… Hạn chế ăn măng tây (asparagus), cải bó xôi
(spinach), nấm, các loại đậu, đậu lăng, đậu phộng… vì chứa nhiều purine. Giảm
thức ăn uống có cafein như cà phê, trà đậm. Tránh dầu đã qua sử dụng vì mất
vitamin E và tăng axit uric. Điều chỉnh cân nặng hợp lý, tránh giảm cân quá nhanh
vì cũng có thể gây bùng phát cơn gút.
- Các thức ăn vị thuốc có tính kháng viêm nên sử dụng thường xuyên như quả dứa,
nghệ, gừng, đu đủ. Cần thận trọng khi sử dụng những vị thuốc, bài thuốc từ kinh
nghiệm hoặc do sự mách bảo của người quen.
- Theo nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y là: Thuốc sử dụng tùy thuộc vào
người bệnh cụ thể, không dựa vào chứng hay một bệnh danh ghi trong sách vở.

Đối với một bệnh khó trị như bệnh gút không thể có duy nhất một cây thuốc, một
bài thuốc mà cần một liệu pháp tổng hợp gồm điều chỉnh lối sống, ăn uống hợp lý,
sử dụng thuốc đúng chỉ định là biện pháp điều trị tốt nhất.
d, Yêu cầu đối với bệnh nhân trong trị liệu:
- Ăn uống điều độ, giảm cân, giữ cân nặng ở mức hợp lý để giữ cho các khớp
không phải chịu một sức nặng quá mức, sẽ có tác dụng làm giảm đau nhiều. Ăn
nhiều các sản phẩm từ đậu nành cũng giúp phòng chống loãng xương và tốt cho hệ
tim mạch. Ăn ít chất đạm, nhiều chất xơ và rau tươi sẽ làm thuyên giảm bệnh
Goute.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức giúp cho khí huyết lưu thông sẽ làm thuyên giảm
các chứng đau khớp; Nhưng tránh tập quá sức vì có thể gây tổn thương gân cốt.
- Nếu đau nhiều, nên kết hợp châm cứu, châm laser, xoa bóp tại các cơ sở y học
cổ truyền.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
12
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
- Biện pháp dùng thuốc .
- Tự chăm sóc bản thân.
+Chế độ ăn uống:
- Người bị bệnh gút không nên ăn các lọa thức ăn chứa nhiều chất đạm nhất là
đạm động vật như: tim, gam, thận, óc, trứng vịt lộn… Nên ăn thức ăn có hàm
lượng purin thấp như: trứng, sữa, pho mát tươi, bánh mì, bột ngũ cốc, rau cần, súp
lơ, khoa tây, bí đỏ, đậu tương…
- Hạn chế ăn đồ ăn hải sản như: cá biển, tôm, cua, ốc, hến…
- Tuyệt đối không uống rượu, bia, đồ uống có các chất kích thích khác
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước khoáng và nước uống có ga vì 2 loại
nước này giúp kiềm hóa nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dào thải lượng
axít uric ra khỏi có thể.
+ Chế độ sinh hoạt:

- Cần vận động thường xuyên, vừa sức. Không luyện tập quá nhiều và quá sức vì
sẽ càng làm cơn đau ở các khớp chân tay trở nên trầm trọng.
- Tắm biển là liệu pháp rất tốt cho những bệnh nhân gút vì nước biển có khả năng
chống lại hiện tượng cứng khớp, teo cơ.
- Tránh dầm mưa lạnh hay tắm lạnh đột ngột.
- Hạn chế căng thẳng, bực tức. Giữ tinh thần luôn thoải mái và không nên thức
khuya.
- Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay với nước ấm từ 20 - 30 phút.
Phương pháp này giúp làm mềm và thư giãn các khớp, có thể hạn chế được các
cơn đau cấp tính do bệnh gây ra, từ đó làm hạn chế biến dạng khớp.
+ Chế độ thuốc men:
- Nên uống thuốc đều đặn và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
13
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
- Không nên lạm dụng hay tùy ý sử dụng thuốc giảm đau khi có hiện tượng sưng
đau các khớp. Chỉ dùng thuốc giảm đau, kháng viêm khi có các cơn đau viêm
khớp. Nên nhớ rằng: càng hạn chế dùng thuốc giảm đau càng tốt.
2, Tài liệu 2: Chẩn đoán bệnh Gout :
( Tài liệu tham khảo tại : benhgout.info, benhgout.net, trunghocthuduc.com )
- Chẩn đoán bệnh gout như thế nào ?
- Các BS sẽ cho bệnh nhân đi thử nồng độ acide urique trong máu và tùy
theo thông số của mỗi loại máy thử mà cho các con số khác nhau, bình thường nhỏ
hơn 7mg/dL.Tuy nhiên cơn gút khá đặc biet nên đôi khi có thể chẩn đoán qua hỏi
bệnh sử và khám bệnh nhân vì nồng độ acide urique trong máu cao giúp chẩn đoán
nhưng không chuyên biệt.
Nếu lấy dịch khớp đem soi dưới kình hiển vi để thấy các tinh thể urate
hình kim là chắc chắn nhất nhưng ít được làm vì nhiều lí do khác nhau.
- Chụp x ray khớp cho thấy hình ảnh tổn thương xương dưới sụn.
Gút thường được chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc hút dịch khớp và tìm

tinh thể muối Urat dưới kính hiển vi. Cách thông thường để nhận biết đối với bệnh
nhân xuất hiện cơn gút cấp đầu tiên là cho uống Colchicine. Sau một vài giờ,
thuốc có tác dụng giảm đau, thì có thể đó là gút. Trong cơn gút cấp, nồng độ Acid
uric máu có thể bình thường chứ không nhất thiết phải tăng cao. Do đó, không thể
sử dụng xét nghiệm máu để loại trừ chẩn đoán gút cấp. Tuy nhiên, có thể giám sát
nồng độ Acid uric máu để theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị thể hiện ở
nồng độ Urat trong máu giảm.
Sau khi chẩn đoán gút được xác định, một số loại thuốc sẽ được chỉ định
trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn
gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
14
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
thay thế NSAIDs là colchicine dùng 2-3 lần / ngày, dùng càng sớm càng tốt. Đôi
khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường
xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời. Một trong những phương pháp
điều trị khá phổ biến hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại .
Điều cần lưu ý là các bệnh nhân mạn tính, sau khi bị mắc gút trong một thời gian
dài mà không chữa khỏi, sẽ có thể kéo theo một số bệnh khác như suy thận, gan,
phù nề giữ nước. Việc sử dụng thuốc để chữa các bệnh này một cách không có
kiểm soát sẽ làm cho bệnh gút thêm nặng hơn.
Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành
mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho
thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút
cấp. Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia
hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ
làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho
lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ. Bạn
nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và
loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài. Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm,

cá mòi, ngỗng, ) cũng có thể gây tăng Acid uric. Những người ăn nhiều hải sản
và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh
gút. Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể,
như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển
hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra.
-Các khó khăn chính khi chẩn đoán bệnh gout :
Khi bệnh ở thể điển hình thì có thể phát hiện được không mấy khó khăn. Chẩn
đoán bệnh hiện nay vẫn dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán quốc tế của Hội thấp khớp
học Hoa Kỳ 1968. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, chẩn đoán gút còn gặp nhiều
khó khăn. Có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn cho công tác chẩn đoán.
- Thứ nhất, đây là bệnh khá mới nên ngay cả cán bộ y tế vẫn còn lúng túng khi
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
15
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
chẩn đoán và điều trị bệnh. Nhiều cơ sở y tế lại chưa có khả năng làm các xét
nghiệm cần thiết như chọc dịch khớp, xét nghiệm acid uric máu… nên bỏ qua,
không chẩn đoán được bệnh.
- Thứ hai là bệnh có rất nhiều biểu hiện và nhiều thể bệnh khác nhau, nên dễ chẩn
đoán nhầm với các bệnh khác.
- Thứ ba là tình trạng lạm dụng thuốc bừa bãi hiện nay. Bệnh nhân được dùng quá
nhiều loại thuốc nên mất hết triệu chứng, khiến chẩn đoán trở nên rất khó khăn.
Có nhiều bệnh nhân gút vào viện với các biến chứng nặng nề do lạm dụng thuốc
như đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
-Các hiểu biết giúp cho chẩn đoán bệnh chính xác :
- Chú ý đến đối tượng và lứa tuổi hay mắc bệnh: Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới
trưởng thành. Tuyệt đại đa số các bệnh nhân gút là nam giới. Nam dễ bị bệnh, có
thể do lối sống, chế độ ăn uống (rượu, bia) và vấn đề di truyền. Về tuổi: bệnh
thường gặp nhất ở độ tuổi 40-60. Ở nữ giới bệnh thường xảy ra sau thời kỳ mãn
kinh.
- Các biểu hiện lâm sàng chính của bệnh gồm các tổn thương khớp, xuất hiện hạt

tophi và tổn thương thận. Biểu hiện đặc trưng đầu tiên của bệnh gút là các viêm
khớp cấp tính do gút. Cơn xuất hiện đột ngột, thường vào ban đêm. Khớp hay bị
tổn thương là các khớp ở chi dưới: gối, cổ chân và đặc biệt là ngón chân cái…
Khớp bị tổn thương đau ghê gớm, bỏng rát, đau làm mất ngủ, da trên vùng khớp
hay cạnh khớp sưng nề, có màu hồng hoặc đỏ. Thường kèm theo cảm giác mệt
mỏi, đôi khi sốt 38-38,5oC, có thể kèm rét run. Một đặc điểm nữa là khi uống
thuốc colchicin thì bệnh nhân thấy giảm đau khớp nhanh trong vòng 48-72 giờ.
Các đợt viêm khớp này có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Sau đó lại xuất hiện
các đợt viêm khớp mới. Khi tiến triển lâu dài thì bệnh chuyển sang giai đoạn mới.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
16
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
Đó là gút mạn tính. Các khớp bị sưng đau thường xuyên, dần dần bị biến dạng,
cứng khớp, dẫn đến tàn phế.
Biểu hiện thứ hai của bệnh gút là xuất hiện các hạt tophi ở trên các khớp bị tổn
thương như khớp cổ chân, bàn ngón chân… Đó là các u cục nổi lên dưới da,
không đau, da phủ trên đó bình thường, mỏng, dưới da có thể nhìn thấy chất bột
trắng. Hạt tophi cũng có thể ở tình trạng viêm cấp, hoặc rò ra chất nhão và trắng
như phấn. Biểu hiện thứ ba của bệnh gút là tổn thương thận. Trong gút mạn tính
có thể có lắng đọng muối urat trong thận tạo thành sỏi thận. Khi đó bệnh nhân có
các cơn đau quặn thận, đái ra máu, đái ra sỏi, hay thậm chí không có nước tiểu do
sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Chẩn đoán nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh: Có hai nhóm nguyên nhân
lớn của bệnh gút là gút nguyên phát và gút thứ phát. Gút nguyên phát là thể bệnh
gặp nhiều nhất, có tính chất di truyền và mang tính gia đình. Gút thứ phát có
nguyên nhân do tăng acid uric máu thứ phát, gây nên bởi một số bệnh như bệnh
thận, bệnh máu, do sử dụng một số thuốc, hay do nhiễm độc chì. Có 5 yếu tố thuận
lợi gây bệnh chính. Thứ nhất là yếu tố gia đình. Có tới 30% bệnh nhân gút có
người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này. Thứ hai là yếu tố nghề nghiệp. Đa
số bệnh nhân là trí thức, thương gia, chủ doanh nghiệp. Vì vậy có câu gút là vua

của các bệnh và là bệnh của các vua. Nói là vua của các bệnh vì gút cấp gây đau
khớp ghê gớm. Nói bệnh của các vua là vì gút trước hết thường hay gặp ở vua
chúa, hay những người giàu có. Thứ ba là tật nghiện bia rượu. Ở Việt Nam có tới
75% bệnh nhân gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm. Thứ tư là
các rối loạn chuyển hóa khác như tăng acid uric máu, tăng đường máu, tăng mỡ
máu. Các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ người béo phì có nguy cơ mắc bệnh
gút gấp 5 lần so với những người có cân nặng bình thường. Tăng huyết áp cũng
làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút lên 3 lần. Thứ năm là tiền sử dùng một số thuốc
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
17
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
làm tăng acid uric máu như thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin, thuốc chống lao.
Để chẩn đoán chính xác bệnh gút cần làm thêm xét nghiệm định lượng acid uric
trong máu và 1 số phản ứng viêm trong gout cấp. Thường phát hiện được nồng độ
acid uric máu tăng cao. Cụ thể các xét nghiệm sau:
STT Nội dung Ý nghĩa
1
Xét nghiệm acid
uric
Tăng cao trong bệnh gout
2 ASLO
Chấn đoán viêm khớp, thấp khớp, thấp tim, nhiễm
trùng liên cầu
3
CRP (protein phản
ứng C)
Tăng trong phản ứng viêm cấp, đánh giá mức độ nặng
viêm tụy cấp
4
Xét nghiệm công

thức máu 24 thông
số
Các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu: thiếu máu,
suy tuỷ, ung thư máu… sốt do nhiễm trùng, sốt do
virus (sốt xuất huyết…)
Bạn có thể thực hiện các xét nghiệm trên với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
của Trung tâm xét nghiệm của phòng khám Medelab thực hiện với phương châm
“Cam kết chất lượng, mang lại thoải mái”, gọi điện đến hotline 0946 06 06 07 để
được tư vấn miễn phí. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bạn sẽ được tư vấn cách
xử trí cho phù hợp cho mình.
Tóm lại, khi bệnh nhân đau sưng các khớp ở chi dưới, có các tính chất như cơn gút
cấp, hay có các hạt tophi hay bị sỏi thận, đặc biệt ở bệnh nhân nam giới, cần phải
nghĩ đến bệnh gút trước tiên và người bệnh cần được làm sớm các xét nghiệm để
chẩn đoán chính xác, đồng thời xét nghiệm acid uric máu thường xuyên để theo
dõi quá trình điều trị bệnh Gout
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
18
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
3, Tài liệu 3: Bệnh gout đến từ đâu?
( Tài liệu tham khảo tại : hatcat79.com )
Bệnh gout nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh thể (crystalline deposition
disease).Acide urique là thủ phạm.
Cụ thể ở bệnh này là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do
tình trạng acide urique tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên
tức là viêm các khớp chân tay đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái. Tình trạng
viêm này là do các con bạch cầu được ví như các lính chiến đấu trong cơ thể đi
dọn dẹp các tinh thể này. Tình trạng viêm này có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ra
biến dạng khớp nếu không điều trị. Không phải tất cà những người có acide urique
cao trong máu là bị cơn gout, tuy nhiên nếu nồng độ acide urique trong máu cao
và kéo dài càng lâu thì càng có nguy cơ bị gout.

Thế tại sao lại bị tăng acide urique trong máu? Đó là do thận không thải
được acide urique hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều (do ăn uống, do bịnh lý như ung
thư máu dạng lim phôm, thiếu máu tán huyết, vảy nến ) hoặc do bất thường trong
chu trình tạo ra acide này.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
19
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
Bệnh sẽ biểu hiện bằng các cơn đau ở các khớp, khớp có thể bị sưng to đỏ
có thể có nước trong khớp đặc biệt là ngón chân cái (khớp bàn ngón) hay bị nhất,
tuy nhiên các khớp khác đều có thể bị.Cơn đau rất nặng được mô tả dữ dội và
nhiều khi bệnh nhân không dám đắp mền vì chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây ra cơn
đau dữ dội.
Cơn gout hay xảy ra sau 1 chấn thương nhẹ, sau bữa nhậu linh đình.
Cơn gout có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần và có thể tự bớt, nhưng nếu không
điều trị những cơn này sẽ xuất hiện thường hơn và gây ra biến dạng hủy khớp gây
tàn phế.
4, Tài liệu 4: Bệnh tiến triển ra sao và có thể chữa khỏi hay không?, điều trị
bệnh gout :
( Tài liệu tham khảo tại : benhgout.net, khoamoingay.com )
Thường thì cơn gout có thể bị đẩy lui bằng các thuốc hiện có và nếu bệnh nhân
chịu theo cuộc điều trị và chấp nhận ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh
nhưng nên nhớ rằng đây là loại bệnh không thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải
chấp nhận chế độ ăn kiêng và
theo dõi bệnh suốt đời.
Nếu không điều trị hoặc để cơn
gout xảy ra nhiều lần sẽ gây hủy
khớp gây tàn phế, lúc đó cần
đến các phẫu thuật tái tạo lại
khớp. Khoảng 20 % bệnh nhân
bị gout bị sỏi thận do chính tinh

thể urate lắng tụ gây ra sỏi làm
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
20
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm trùng tiểu… có
thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. một số bệnh nhân có các cục ở dưới da như
vùng khuỷu, mắt cá gọi là cục tophi là do lắng tụ tinh thể urate khi bể ra làm
chảy ra 1 chất bột trắng giống như phấn.
Vai trò của nội soi khớp là làm sạch khớp, cắt bớt bao hoạt dịch của khớp khi bị
viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp. Một khi khớp bị hư hoàn
toàn thì có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo.
- Điều trị bệnh gout :
+ Nguyên tắc điều trị bệnh Gout
- Chống viêm khớp trong các đợt cấp.
- Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa
biến chứng.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn
chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì…
- Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết
hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.

- Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu,
kiểm tra chức năng thận.
+ Điều trị cơn gout cấp tính
-Thuốc điều trị đợt gout cấp là thuốc chống viêm không steroid, colchicin,
corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
21
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
chọn hàng đầu. Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo

như bệnh thận hay dạ dày tá tràng.
- Thuốc chống viêm không steroid: Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu
để điều trị đợt gout cấp ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với người cao
tuổi và người có bệnh kèm theo, cần thận trọng, cân nhắc khi dùng, chỉ nên
sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn và với liều thấp. Thuốc cần tránh
dùng đối với bệnh nhân bị bệnh thận, viêm loét dạ dày, tá tràng hay bệnh
nhân đang dùng thuốc chống đông.
- Colchicin : là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum
autumnal, là thuốc điều trị Gout lâu đời nhất. Người ta đã sử dụng chiết
xuất từ loại cỏ này để điều trị gout từ 600 năm trước công nguyên. Do
thuốc có ái lực đặc biệt với bạch cầu đa nhân trung tính nên nó làm giảm sự
di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể muối urat và do
đó làm ngừng sự tạo thành các acid lactic, giữ cho độ pH tại chỗ được bình
thường, bởi vì độ pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể urat mononatri
kết tủa tại các mô ở khớp. Thuốc không có tác dụng lên sự thải trừ acid uric
theo nước tiểu cũng như lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với
protein huyết thanh của acid uric hay urat nên không làm thay đổi nồng độ
acid uric máu. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn,
đứng đầu là các rối loạn dạ dày, ruột như tiêu chảy, nôn, đau bụng. Hiếm
gặp hơn là các phản ứng dị ứng da, rụng tóc, các bệnh cơ. Việc dùng thuốc
kéo dài có thể dẫn tới suy tủy xương.
- Corticosteroid : Trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị
cơn goutcấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường
tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm
dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
22
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
+ Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát
- Mục tiêu điều trị dự phòng cơn gout cấp là giảm acid uric máu, hạn chế sự

lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế được các cơn gout tái
phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính.
- Colchicin : Được sử dụng lần đầu năm 1936 để dự phòng cơn gout cấp tái
phát nhưng không dự
phòng được lắng đọng urat về sau hay sự phát triển các hạt tophi.
- Các thuốc hạ acid uric máu: Có nhiều loại thuốc hạ acid uric máu. Tùy
theo cơ chế tác dụng của thuốc tác động vào khâu nào của quá trình chuyển
hóa acid uric trong cơ thể mà người ta chia ra 3 nhóm: Nhóm ức chế tổng
hợp, nhóm tăng thải và nhóm làm tiêu acid uric.

- Điều trị gout mạn tính
- Mục tiêu điều trị gout mạn tính là điều trị giảm acid uric máu để tránh biến
chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid
uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử
dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn
đang tiến triển.
- Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận
kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận, tiên lượng của
bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận.
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
23
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
- Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt
bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo, ).

5, Tài liệu 5: Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gout
( Tài liệu tham khảo tại : benhgout.net, thaythuoccuaban.com, hatcat79.com )
I. Những thức ăn và đồ uống không có lợi cho người bị bệnh gout :
1. Thức ăn :
Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các

loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê, thịt thú rừng…; Phủ tạng
động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…;Trứng gia cầm nói chung, nhất là
các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :
+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt chó, thịt gà, thịt vịt…;Cá và
các loại thủy sản như: lươn, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu
Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ,
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
24
CTXH TRONG BỆNH VIỆN
sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa
chế biến.
Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng
tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ
tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên,
quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
Bệnh nhân có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực
phẩm giàu đạm mỗi ngày
2.Đồ uống :
Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm
rượu, nếp than…
Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy
cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu
vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
II. Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:
1,Thức ăn : Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà
chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để

sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
2,Đồ uống :
Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).
NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH_K53CTXH
25

×