Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Giải pháp tăng cường vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư trong DNNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.55 KB, 48 trang )

Chương 1:Lý luận chung về đầu tư phát triển trong
Doanh nghiệp
I-Khái quát về đầu tư phát triển trong DN
1-Đầu tư phát triển là gì?
Khái niệm:
* Đầu tư phát triển (ĐTPT):
§TPT là bộ phận cơ bản của đầu tư , là việc sử dụng vốn trong hiện
tại vào hoạt động nào đó , là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu
dài nhằm tạo ra những tài sản mới , năng lực sản xuất mới và vì mục tiêu
phát triển.
* Đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp
§Çu t ph¸t triÓn trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng vốn cùng
các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng
thªm tài sản của DN, tạo thªm việc làm và nâng cao đời sống các thành
viên trong DN.
2.Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển trong DN
Đầu tư là một phần không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của
DN. Bất kì một lĩnh vực nào trong DN cũng cần phải đầu tư cả về vật
chất, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Tầm quan
trọng của đầu tư trong DN được thể hiện:
- Đầu tư tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận: Các DN
luôn đặt mục tiêu lợi nhuận để xác định quy mô đầu tư của DN mình.
Không chỉ là mong muốn có lợi nhuận mà họ còn mong muốn tiền của họ
không ngừng tăng lên tức là quy mô lợi nhuận ngày càng được mở rộng.
Hoạt động đầu tư của mỗi DN chính là hoạt động nhằm thực hiện
chiến lược sản xuất kinh doanh của DN đó với mục tiêu đạt được lợi
nhuận mà DN đề ra. Khi lợi nhuận càng cao thì lợi ích càng lớn và ngược
lại.Doanh thu có lớn hay không lại phụ thuộc vào quá trình đầu tư của
DN. Nếu đầu tư mang lại hiệu quả cao thì doanh thu sẽ nhiều .Như vậy
đầu tư đã tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
- Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của DN: Ngày càng


nhiều DN gia nhập vào thị trường, vì thế DN muốn tồn tại và đứng vững
càng cần phải đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh nhằm nâng cao sức cạnh
tranh.
- Đầu tư tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm : Đời sống
ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao càng
tăng. Vì thế DN càng cần phải đổi mới mẫu mã và chất lượng sản phẩm
để cạnh tranh với các DN khác, nhất là khi hàng nhập ngoại đang tràn lan
trên thị trường.
- Đầu tư góp phần đổi mới công nghệ, trình độ khoa học kĩ thuật
trong sản xuất sản phẩm của DN: Với trình độ khoa học phát triển như vũ
bão hiện nay thì việc đầu tư vào công nghệ là điều cần thiết để tránh rơi
vào tình trạng lạc hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu tư cho khoa
học công nghệ, kĩ thuật cũng góp phần cho sự phát triển công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
- Đầu tư góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
DN đầu tư vào nhiều hoạt động nhằm tạo sự phát triển cũng không
thể quên đàu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Bởi máy móc không thể
thay thế con người. Con người là chủ đạo. Con người tạo máy móc, công
nghệ. Đầu tư cho nguồn nhân lực là một trong những điều kiện đầu tiên
cho sự phát triển của DN.
3. Nguồn vốn đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp
Các DN khi thực hiện các hoạt động đầu tư thì điều kiện tiên quyết là
nguồn vốn. Các nguồn vốn đầu tư phát triển của DN bao gồm
- Vốn ban đầu: vốn chủ SH, vốn cổ đông đối với các Cty cổ phần
- Vốn từ các quỹ trong DN: quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển..
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại
- Vốn tín dụng thương mại
- Tín dụng thuê mua
- Các nguồn vốn khác tùy trong từng loại hình DN

4. Những nội dung cơ bản cña §TPT trong doanh nghiÖp:
4.1) Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị ở doanh
nghiệp
Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị của DN được
xem là đầu tư dài hạn và việc đầu tư này có ý nghĩa quyết định đến sự
phát triển của DN trong tương lai.
Có thể phân biệt nội dung của đầu tư vào TSCĐ theo 2 góc độ.
- Đầu tư vào TSCĐ qua mua sắm trực tiếp.
Đó chính là việc DN bỏ vốn mua lại các cơ sở dã có sẵn để tiếp tục
sử dụng và phát huy hiệu quả của nó. Hình thức này chủ yếu được sử
dụng ở các nước phát triển thông qua sát nhập và thôn tính. Với hình thức
này thì DN sẽ chỉ phải bỏ ra một khoản vốn vừa phải ( ít hơn so với đầu
tư mới ) như vậy DN có thể tiết kiệm được một khoản chi phí và dành nó
cho các hoạt động khác.
- Đầu tư vào xây dựng cơ bản.
Đây là việc rất quan trọng hay nói cách khác, để tiến hành được các
hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN bắt buộc phải có một lượng vốn để
đầu tư xây dựng cơ bản, không chỉ DN mà bất kì tổ chức nào muốn tồn
tại và hoạt động phải đầu tư xây dựng cơ bản. Ta xét trên 2 góc độ:
- Đầu tư xây dựng hệ thông nhà xưởng, công trình.
Đối với một DN mà nói thì đây là yếu tố căn bản ban đầu có thể
tiến hành sản xuất kinh doanh.
Trước hết ta xem xét DN kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp: để
tiến hành sản xuất ra sản phẩm thì phải có nơi, địa điểm (nhà xưởng ) để
chứa các dụng cụ hàng hoá, máy móc thiết bị để giao dịch.
Đối với DN xây dựng thì đây vừa là công việc vừa là sản phẩm của
họ và họ sẽ chuyển giao bán lại cho ngưới khác…
Vậy tóm lại đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, trụ sở, cơ quan…
là đầu tư bắt buộc ban đầu, bất kì một DN nào củng phải bỏ ra một khoản
vốn để tiến hành xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Hơn nữa khi mở rộng

sản xuất kinh doanh thì đầu tư thêm vào xây dựng cơ bản là điều hiển
nhiên.
- Đầu tư vào máy móc thiết bị.
Có nhà xưởng rồi, muốn sản xuất ra các sản phẩm phải mua sắm thiết bị,
hay nói cách khác DN muốn mở rộng thêm sản xuất cần mua thêm máy
móc thiết bị, sau một thời gian sử dụng máy móc thiết bị bị hỏng, khấu
hao hết. Máy móc bị hao mòn hữu hình thì đều phải tiến hành bỏ chi phí
để sửa chữa mua sắm mới. Tất cả những nội dung đó đều được hiểu là
đầu tư vào máy móc thiết bị. Như vậy bất cứ giai đoạn nào DN cũng cần
hình thành một khoản quĩ để chi dùng cho việc mua sắm, sửa chữa, thay
đổi máy móc thiết bị. Khoản qũi này có thể được gọi là quĩ khấu hao
hoặc dự phòng.
Các DN kinh doanh trên lĩnh vực khác nhau thì sử dụng các loại máy móc
thiết bị khác nhau, nhưng dù hoạt dộng trên bất kì lĩnh vực sản xuất nào
thì đầu tư vào máy móc thiết bị là điều kiện cơ bản của quá trình sản xuất.
Đầu tư xây dựng cơ bản khác như: đầu tư xây dựng các công trình tạm,
các công trình sản xuất phụ để tạo nguồn vật liệu và kết cấu phu kiện
phục vụ ngay cho sản xuất xây dựng…
Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị,các DN cần xem xét các vấn
đề sau:
- Vòng đời của máy móc thiết bị và công nghệ.
- Phân tích môi trường kinh doanh.
- Phân tích môi trường ngành và nội bộ ngành.
- Phân tích thực trạng nội bộ doanh nghiệp
- Phân tích nhóm nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực
- Phân tích vị thế của doanh nghiệp trên thị trường:
- Xem xét các điều kiện về cơ sở hạ tầng hiện có hoặc có các biện
pháp bổ sung thích hợp với máy móc thiếp bị và công nghệ dự kiến sẽ
lựa chọn.
- Phân tích các yếu tố liên quan đến máy móc thiết bị và công nghệ

phân tích các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả đầu tư đổi mới máy móc thiết bị
và công nghệ.
4.2) Đầu tư bổ sung hàng dự trữ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hoá, nguyên vật liệu
là cần thiết khách quan vì duy trì dự trữ hàng hoá có vai trò:
- Đảm bảo sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các giai đoạn trong
quá trình sản xuất. Khi cung và cầu về một loại hàng hoá dự trữ nào đó
không đều đặn giữa các thời kì thì việc duy trì thường xuyên một lượng
dự trữ nhằm tích luỹ đủ cho thời kì cao điểm là một vấn đề hết sức cần
thiết. Nhờ duy trì dự trữ, quá trinh sản xuất sẽ được tiến hành liên tục
tránh sự thiếu hụt đứt quãng của quá trình sản xuất.
- Đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng trong bất cứ thời điểm
nào.Đây cũng là cách tốt nhất duy trì và tăng số lượng khách hàng của
DN. Trong nền kinh tế thị trường, việc duy trì một khách hàng là rất khó
khăn, ngược lại để mất đi một khách hàng thì vô cùng dễ dàng. Vì vậy,
DN cũng cần phải bỏ ra một số chi phí nhất định để thoả mãn nhu cầu của
họ.
Dự trữ hàng hoá là một yêu cầu khách quan của DN bởi vì có những hàng
hoá mà thời gian sản xuất và tiêu dùng là không cùng lúc, hoặc là địa
điểm tiêu dùng khác nhau vì vậy cần phải có thời gian và chi phí đầu tư
cho việc dự trữ và bảo quản hàng hoá.
Hàng dự trữ là hàng hoá mà DN giữ lại trong kho bao gồm cả vật tư
nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
* Đặc điểm của đầu tư hàng dự trữ
-Dự trữ chuyển hoá thành các dạng khác nhau trong quá trình sản xuất
-Quy mô đầu tư vào dự trữ phụ thuộc vào nhiều nhân tố như dự đoán cầu
trong tương lai , phụ thuộc vào quy luật tiêu dùng nhu cầu riêng biệt của
mỗi mặt hàng và quy luật tiêu dùng ở thời kì quá khứ sẽ được phản ánh
tương tự ở kì dự báo.
-Phụ thuộc vào khách hàng, sản xuất sản phẩm của DN nếu DN có tham

vọng chiếm lĩnh thị trường .
-Phụ thuộc vào mức độ chậm trễ của khâu phân phối lưu thông thể hiện ở
một bộ phận dự trữ .
4.3) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và sự phát triển của DN. Nêú thiếu nguồn nhân lực hoặc nguồn
nhân lực không đáp ứng được yêu cầu hoạt động của DN sẽ bị ngừng trệ,
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Nguồn nhân lực luôn là vấn đề được
quan tâm hàng đầu tại các DN.
Trước tiên, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là đầu tư nâng cao chất
lượng nhân lực: đào tạo nâng cao tay nghề và tinh giảm đội ngũ lao
động. Hình thức đào tạo rất phong phú, nhưng chủ yếu là hình thức đào
tạo ngắn hạn để kịp thời cho phục vụ sản xuất kinh doanh đồng thời
hình thức đào tạo dài hạn ( hơn 12 tháng ) đang ngày càng tăng, DN ngày
càng quan tâm phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện.
Trong điều kiện hiện nay nhiều DN coi việc đầu tư phát triển nguồn
nhân lực là chiến lược canh tranh.Nguồn nhân lực trong DN bao gồm
:Cán bộ quản lí, công nhân sản xuất và cán bộ nghiên cứu khoa học. Đối
với từng loại phải có chính sách đào tạo riêng nhưng đều phải liên tục
được tu dưỡng rèn luyện nghiên cứu học tập.. để nâng cao kinh nghiệm,
trình độ tay nghề.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bắt đầu từ khâu
tuyển người lao động. Đây là cơ sở để có được lực lượng lao động tốt,
bởi vậy khâu tuyển người đòi hỏi cần phải rất khắt khe cẩn thận nhất.Tiếp
đến là quá trình nâng cao khả năng lao động của người lao động thường
xuyên.Trong điều kiện đổi mới hiện nay rất nhiều công nghệ hiện đại đã
và đang được ứng dụng trong các loại hình DN nước ta.Vì vậy việc đào
tạo lao động là yêu cầu vô cùng quan trọng .Cuối cùng là việc khen
thưởng tổ chức các hoạt động về tinh thần giúp người lao động hăng say
trong công việc từ đó nâng cao năng suất lao động. Các hinh thức khen

thưởng đang được thực hiện ở các DN các cá nhân thành viên có thành
tích tốt đều được thưởng xứng đáng góp phần nâng cao trong xí nghiệp,
công ty, các cuộc thi các cá nhân …Nhờ có chính sách đào tạo lao động
nhiều DN đã đạt được những thành công to lớn, góp phần không nhỏ
trong chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược cạnh tranh của
mình.
4.4.Đầu tư vào chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp mà DN thường hay gặp
trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
Chất lượng luôn là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh
tranh của DN trên thị trường
Chất lượng hàng hoá tốt sẽ giúp DN tạo uy tín, danh tiếng tốt tới người
tiêu dùng. Là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài cho DN.
- Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao dộng xã
hội, giảm nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm
môi trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại
lợi ích của DN, người tiêu dùng, xã hội, người lao động.
Nâng cao chất lượng lao động sẽ làm giảm chi phí do phế phẩm, công
việc phải sửa lại, sử dụng tốt hơn nguyên liệu, máy móc thiết bị, nâng cao
năng suất mở rộng thị trường nhờ chất lượng cao hơn và giá thấp hơn. Từ
đó dẫn đến tăng sản xuất, đảm bảo việc làm tăng thu nhập cho người lao
động.
4.5) Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đổi mới công nghệ
Khi DN muốn tạo ra sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi
hỏi cần đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công
nghệ.
Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ là vô cùng cần thiết đối với các
DN, là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại phát triển
của DN trên thị trường.Tuy nhiên, đầu tư nghiên cứu hoặc mua công

nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao.
Hiên nay khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa
học và công nghệ của DN Việt nam còn khá khiêm tốn. Cùng với đà phát
triển của kinh tế đất nước và DN, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động
đầu tư này sẽ ngày càng tăng, tương ứng với nhu cầu và khả năng của
DN. Nên mục đích của các chương trình dự án không chỉ dừng lại ở
nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tạo nên sản
phẩm có đặc điểm nổi trội mà còn tập trung nghiên cứu tìm kiếm, phát
triển kĩ thuật và công nghệ mới nhất, tiên tiến, cho những hoạt động của
DN.
*Những yếu tố ảnh hưởng đến nghiên cứu và triển khai.
- Qui mô sản xuất kinh doanh của DN: qui mô càng lớn thì khả năng qui
mô đầu tư nghiên cứu triển khai càng lớn.
- Cơ hội về đổi mới kĩ thuật và các cơ hội trong ngành: những ngành có
nhiều cơ hội đổi mới công nghệ và kĩ thuật đòi hỏi các DN trong ngành
đó phải tích cực đầu tư cho nghiên cứu nắm bắt kịp thời các cơ hội về kĩ
thuật và công nghệ trong ngành.
- Khả năng tài chính của DN ; đây là khả năng cho phép xác định được
khả năng và qui mô đầu tư nghiên cứu và triển khai của DN.
Các quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu triển khai của các
DN:
Thứ nhất, hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai cần được xem xét đánh
giá về tất cả các mặt tài chính kinh tế xã hội, môi trường.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai có thể lượng hoá được
hoặc không lượng hoá được. Cho nên kết quả của đầu tư cho nghiên cứu
và triển khai có thể được biểu hiên dưới dạng hiện hoặc ẩn tuỳ từng dự
án, chương trình nghiên cứu.
Các bước điển hình đổi mới công nghệ ở Doanh nghiệp

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường mọi thứ luôn luôn biến đổi và

một DN muốn đứng vững trên thị trường và phát triển bền vững luôn
được người tiêu dùng đón nhận thì DN cũng phải luôn biến đổi theo kịp
những đòi hỏi của công nghệ mới.Muốn vậy DN cần phải có chiến lược
đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ một cách thoả
đáng

4.6) Đầu tư vào hoạt động Marketing
Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của DN.
Marketing còn có thể định nghĩa là một hệ thống các hình thức kinh
doanh để hoạch định, định giá chiêu mại và phân phối hàng hoá hay dịch
vụ nhằm thu lợi nhuận từ thị trường, thị trường này bao gồm cả khách
hàng công nghiệp, hộ tiêu dùng hiện tại và trong tương lai.
Marketing (MKT) là một trong những yếu tố quan trọng. Đầu tư cho hoạt
động marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến
thương mại, xây dựng thương hiệu…
*Vai trò của marketing với kinh doanh của doanh nghiêp.
- Một công ty sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao mà không
thể phân phối hay đưa chúng ra thị trường để bán và thu lợi nhuận thì
không thể tồn tại được. Bởi vây, Marketing (MKT) là một trong những
Kế hoạch
kinh
doanh
Phân
tích thị
trường
Nảy
sinh
ý
đồ
Xác định

khái
niệm
Phân tích
kỹ thuật
Phê
chuẩn
Sản xuất và
thương mại
hóa
Kiểm định
thông qua
thị trường
Loại
bỏ
yếu tố quan trọng. Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm đầu tư cho
hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu….
Trong sự nghiệp kinh doanh của mọi DN trên thị trường thì MKT là vấn
đề đặc biệt được chú trọng. Đối với các DN Việt Nam thì nó càng quan
trọng hơn, bởi lẽ Việt Nam là thành viên khu vực kinh tế quan trọng nhất
thế giới ( khu vực Đông Nam á ) hơn nữa trong tương lai không xa
ASEAN sẽ từng bước tiến tới thị trường thống nhất, hàng hoá của các
quốc gia trong khối lưu thông buôn bán trên thị trường Việt Nam. Đầu tư
cho hoạt động marketing cần chiếm một tỷ trọng hợp lí trong tổng vốn
đầu tư của DN. Chính vì thế, việc đẩy nhanh các hoạt động MKT trong
giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cấp bách đối với các DN Việt Nam, vì
hàng hoá của chúng ta bị canh tranh gay gắt hơn trên thị trường trong
nước, các DN trong nước sẽ không còn được bảo vệ bằng hàng rào thuế
quan như trước.
*Vai trò của thương hiệu:
- Thương hiệu trước tiên là căn cứ để giúp khách hàng và đối tác

phân biệt sản phẩm của DN mình với các DN khác.
- Thương hiệu là nhân tố nổi bật gắn với uy tín của DN , chất lượng
sản phẩm và dịch vụ của DN cung cấp cho các đối tác trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Thương hiệu mang lại những lợi ích nổi bật cho DN như: tạo niềm
tin cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng sản
phẩm và thu hút khách hàng bởi lẽ nhãn hiệu hàng hoá cũng như tên
giao dịch của DN, người ta biết đến trước hết bởi nó gắn liền với sản
phẩm.
-Thương hiệu mang lại thuận lợi khi tìm kiếm thị trường mới và dễ
dàng triển khai xúc tiến bán hàng.
-Thương hiệu tốt còn đưa lại ích lợi trong việc thu hút vốn đầu tư, thu
hút nhân tài, có ưu thế trong định giá… đây là yếu tố quan trọng tạo
nên sự bền vững của DN.
Tóm lại việc tạo dựng thương hiệu có uy tín cho một DN, có vai trò
quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển của DN. Thương hiệu không chỉ là công cụ để
cạnh tranh mà còn góp phần tạo nên nhân tố ổn định cho phát triển.
- Chi phí đầu tư cho hoạt động tiếp thị , khuyến mại
- Chi phí dành cho quảng cáo
- Chi phí dành cho hoạt động tiếp thị, khuyến mãi
- Chi phí dành cho nghiên cứu thị trường, xây dựng và củng cố uy tín
thương hiệu.
- Các chi phí khác
Hoạt động marketing trong DN có tính chất phức tạp, đòi hỏi phải có
sự chuẩn bị đầu tư cũng như lập kế hoạch chi phí cho các hoạt động
này một cách chi tiết.
5. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển trong DN
5.1. Nhóm nhân tố khách quan
* Những nhân tố kinh tế: Những nhân tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư của DN bao gồm: lãi suất vốn vay, khả năng tăng
trưởng GDP-GNP trong khu vực thực hiện dự án; tình trạng lạm phát;
tiền lương bình quân; tỷ giá hối đoái; những lợi thế so sánh của khu vực
so với những nơi khác. Sự thay đổi của một trong những nhân tố này dù ít
hay nhiều cũng tác động đến dự án. Do đó trước lúc đầu tư chủ đầu tư
phải đánh giá một cách tỷ mỉ những yếu tố này để đảm bảo chức năng
sinh lời và bảo toàn vốn của dự án.
* Những yếu tố thuộc về chính sánh của nhà nước:
Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sánh
của Nhà nước. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động đầu tư đều phải
bám sát theo những chủ trương và sự hướng dẫn của Nhà nước: thủ tục
hành chính khi lập và thực hiện dự án, chính sách thuế, các biện pháp hỗ
trợ cho các DN từ phía Nhà nước về khả năng tiếp cận vốn vay, các luật,
quy định của Chính phủ về đầu tư.
*Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, văn hóa-xã hội:
Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư không thể không
chú trọng đến các điều kiện tự nhiên nơi mà các dự án đi vào hoạt động
bởi vì trên thực tế, các dự án đầu tư tại đây đều chịu ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên. Nếu các điều kiện tự nhiên ở tại dự án không thuận lợi sẽ
ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án điều đó có thể gây rủi ra cho
khả năng thu hồi vốn. Ngược lại, nếu các điều kiện thuận lợi thì khả năng
thu hồi vốn đầu tư là rất lớn.
Khía cạnh văn hoá-xã hội từ lâu đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến công cuộc đầu tư : chẳng hạn như khi dự án được triển khai và đi vào
hoạt động thì nó phải được xem xét là có phù hợp với phong tục tập quán
văn hoá nơi đó hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó
hay không. Đây là một yếu tố khá quan trọng, ảnh hưởng nhiều và lâu dài
đối với dự án. Do đó cần phân tích một cách kĩ lưỡng trước khi đầu tư để
tối ưu hoá hiệu quả đầu tư.
5.2.Nhóm nhân tố chủ quan

+ Khả năng tài chính: đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
đầu tư. Năng lực tài chính mạnh ảnh hưởng đến vốn, nguyên vật liệu,
máy móc… cấp cho dự án và do đó ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng
của dự án. Năng lực tài chính của DN cũng ảnh hưởng đến khả năng huy
động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.
+ Năng lực tổ chức: có thể coi đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng
nhiều nhất đến hiệu quả đầu tư của DN. Nếu năng lực tổ chức tốt sẽ nâng
cao chất lượng dự án, tiết kiệm chi phí và từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư.
+ Cht lng nhõn lc: mi s thnh cụng ca DN u c quyt nh
bi con ngi trong DN. Do ú cht lng ca lao ng c v trớ tu v
th cht cú nh hng rt quan trng n kt qu hot ng kinh doanh
núi chung v kt qu hot ng u t núi riờng .
+ Trỡnh khoa hc - cụng ngh: cú nh hng ln n tin v cht
lng ca d ỏn, do ú nh hng n hiu qu u t. Ngoi ra nú cng
nh hng n uy tớn ca DN trong vic thu hỳt vn u t v u thu
cú cỏc d ỏn.
6. Cỏc ch tiờu phõn tớch hiu qu ti chớnh ca hot ng u t trong
DN
6.1. Hiu qu ti chớnh trong doanh nghiệp :
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đợc tính nh sau:
-tỷ suât sinh lời vốn đầu t:
Chỉ tiêu này phản ánh :
Mức lợi nhuận thu đợc từng năm trên một đơn vị vốn đầu t(
i
RR
)
i
RR
=
0v

ipv
I
W
Mức thu nhập thu đợc tính cho 1 đơn vị vốn đầu t.
npv
=
0v
I
NPV
0v
I
: vốn đầu t tại thời điểm hiện tại
ipv

: lợi nhuận thuần năm I tính chuyển về thời điểm hiện tại
pv
W
: lợi nhuận thuần bình quân năm kì nghiên cứu tính theo mặt bằng
hiện tại của các dự án hoật động trong kì.
6.2. Hiệu quả sử dụng vốn:
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngời ta thờng sử dụng các chỉ tỉêu
sau:
Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh và số ngày của một vòng
quay.
+Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh (n).
n
=
KD
V
TR

N: càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
+Số ngày của một vòng quay (s).
S
=
n
365
Chỉ tiêu cho thy số ngày công cần thiết để doanh nghiệp có thể thu đợc
toàn bộ vốn kinh doanh. S càng nhỏ càng tốt.
- Hiệu quả sử dụng vốn lu động.
+Doanh lợi vốn lu động.
VLD
D
=
LD
R
V

VLD
D
: doanh lợi vốn lu động.
LD
V
: vốn lu động bình quân của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lu động doanh nghiệp tạo ra mấy
đồng lợi nhuận.
-Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho ta biết khả năng khai thác và sử
dụng các loại tài sản cố định của doanh nghiệp.
VCD
D

=
LD
R
V

VCD
D
: doanh lợi vốn cố định.
TSCĐ: giá trị tà sản cố định bình quân trong kì của doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này cho biết bất cứ một đồng vốn cố định tạo ra mấy đồng lợi
nhuận.
DVC
D
càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản
càng có hiệu quả.
6.3. hiệu quả sử dụng lao động:
Lao động là yếu tố cơ bản của sản xúât, hiệu quả sử dụng lao dộng góp
phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả sử dụng lao động gồm:
+Sức sinh lời bình quân của lao động.
bq

=
L
sxkd

sxkd

: Lợi nhuận bình quân một lao động.
L: Số lao động bình quân trong kì.

+Năng suất lao dộng.
W =
L
Q
W: Năng suất đơn vị lao dộng.
Q: Sản lợng sản xuất ra.
L: Số lao động bình quân trong kì hoăc tổng thời gian lao động.
6.4. Nhóm các chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng có sự điều tiết vĩ mô của nhà
nớc, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu t phải
đợc xem xét từ 2 góc độ, nh đầu t và nền kinh tế.
Trên góc độ nh đầu t là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều
nhng qui tụ lại là lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thớc đo chủ yu
quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu t.khả năng
sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu t.
Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu t có khả năng sinh lợi đều
tạo ra những ảnh hởng tốt đẹp ối với nền kinh tế và xã hội. Do đó, trên góc
độ quản lí vĩ mô phải xem xét mặt kinh tế xã hội của đầu t, xem xét những
lợi ích kinh tế xã hội do hoạt động đầu t đem lại. Điều này, giữ vai trò
quyết định để đợc các cấp có tham quyền chấp nhận cho phép đầu t, các
định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phơng và đa phơng tài
trợ cho hoạt động đầu t.
Lợi ích kinh tế xã hội của đầu t là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền
kinh tế xã hội thu đợc so với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra
khi thực hiện đầu t.
Những lợi ích mà xã hội thu đợc chính là sự đáp ứng của đầu t với
việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự
đáp ứng này có thể đợc xem xét mang tính chất định tính nh đáp ứng các
mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ các chủ trơng chính sác của Nhà nớc,
góp phần chống ô nhiễm môi trờng hoặc đo l ờng bằng các tính toán định

lợng nh mức tăng cho thu ngân sách, mức gia tăng số ngời có việc làm,
mức tăng thu ngoại tệ.
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu t đợc thực
hiện bao gồm toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất,
sức lao động mà xã hội dành cho đầu t thay vì sử dụng vào các công việc
khác trong tơng lai không xa. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế -
xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
6.4.1. Tăng thu ngân sách.
Mọi DN khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ
nộp cho ngân sách nhà nớc dới hình thức là các loại thuế nh thuế doanh
thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đăc biệt Nhà n ớc sẽ
sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
6.4.2. Nâng cao đời sống ngời lao động:
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho ngời lao động đòi hỏi các
DN làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sốngcủa ngời lao
đông. Xét trờn phơng diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của ngời dân đ-
ợc thể hiện qua chỉ tiêu nh gia tăng thu nhập binh quan trên đầu ngời, gia
tăng đầu t xã hội, mức tăng trởng xã hội .
6.4.3. Tái phân phối lợi tức xã hội:
Sự phát triển không đồng đều ve mặt kinh tế xã hội giữấ các vùng,
các lãnh thổ trong một nớc yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội
nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng
Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã
hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trờng, hạn chế gây
ô nhiễm môi trờng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ii. kháI quát về dnnn
1.Th no l DNNN
-DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu vốn điều lệ hoặc có cổ
phần,vốn góp chi phối,được tổ chức dưới hình thức công ty nhà

nước,công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn (theo điều 1 Luật
DNNN 2003)
-DNNN là doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ(khoản
22 điều 4 luật DN 2005)

2. Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị trường
−Về mức độ sở hữu vốn của nhà nước trong DN :
Nhà nước phải đầu tư vào DN đó 1 tỷ lệ vốn đủ lớn ( ít nhất trên 50% vốn
điều lệ - khoản 5 điều 3 luật doanh nghiệp nhà nước) để có khả năng chi
phối hoạt động của DN. Vai trò và nhiệm vụ của DN đó trong nền kinh tế
sẽ quyết định mức độ sở hữu vốn của nó.
−Phương thức thực hiện quyền năng của chủ sở hữu (CSH) tài sản: nhà
nước là chủ sở hữu DN.
Nhà nước ủy quyền cho và phân cấp cho các cơ quan của mình ( Chính
phủ, thủ tướng chính phủ, bộ quản lí ngành, bộ tài chính, uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, hội đồng quản trị công ty nhà nước do nhà nước đầu tư toàn bộ
vốn điều lệ, tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, Công ty nhà
nước là đại diện phần vốn do công ty đầu tư kinh doanh tại DN khác)
thực hiện chức năng chủ sở hữu. Những cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm
trước nhà nước về việc quản lí tài sản nhà nước giao cho.
−Hình thức tổ chức DN: DNNN có thể được tổ chức dưới các hình thức
như công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiêm hữu hạn =>
Đa dạng
−Các quy định pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của DNNN
DNNN chịu sự điều chỉnh của 2 lại văn bản pháp luật là luật doanh
nghiệp nhà nước năm 2003 ( + các văn bản hướng dẫn thi hành nó) về
việc thành lập, tổ chức hoạt động của Tổng công ty và quản lí tài sản nhà
nước tại các DNNN khác và luật doanh nghiệp năm 2005 ( + các văn bản
hướng dẫn thi hành) được áp dụng cho việc thành lập, tổ chức quản lí
DNNN với các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước,công ty

trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi phối của nhà nước, công ty cổ phần
nhà nước và công ty có cổ phần chi phối của nhà nước.
3.Hệ thống trách nhiệm trong DNNN
Hệ thống trách nhiệm bao gồm 3 loại thành phần:
- Ban quản trị của DNNN: những người chuyên điều hành hoạt động của
DN, là những người am hiểu những vấn đề và những yêu cầu của sự điều
hành trong khu vực riêng của họ.
- Chính phủ: quyết định các mục tiêu dài hạn và mục tiêu phi thương
mại.
- Quốc hội: đại diện cho quyền lợi của công nhân quyết định tối hậu về
ngân sách và chi ngân sách.
Tuy nhiên 3 hệ thống này không phải lúc nào cũng hoạt động thống nhất
với nhau, đôi khi còn hoạt động quá quyền hạn của dẫn đến sự rối loạn,
chồng chéo trong điều hành và quản lý.
4. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
- Chi phối được các lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển và ổn định của đất nước.
- DNNN khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, tham gia vào
các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không có khả năng đảm nhiệm, đưa đất
nước phát triển theo định hướng XHCN.
- Là động lực cho sự phát triển các DN khác.
- Là nguồn lực vật chất chủ yếu của Nhà nước.
- Là mẫu mực trong vấn đề giải quyết các chính sách xã hội như việc làm
và trợ cấp xã hội.
Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN) Ở VIỆT NAM
I. Thực trạng các DNNN ở Việt Nam hiện nay
1.Tình hình cổ phần hóa trong các DNNN
Chương trình sắp xếp, đổi mới DNNN, mà trọng tâm là cổ phần hoá
DNNN được triển khai thí điểm từ năm 1992. Mục đích của chương trình

này là tạo ra loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó có chủ sở hữu là
người lao động, để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế
quản lý năng động cho DN , đồng thời giúp DN có thể huy động vốn
trong toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh,
thúc đẩy sự phát triển DN.
Trong sáu tháng đầu năm 2008, cả nước đã sắp xếp lại 62 DN, đưa tổng
số DNNN cổ phần hóa tính đến nay là 3.786 DN.
Qua quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đến nay cả nước còn 1.720 DN
100% vốn nhà nước được tổ chức dưới hình thức tập đoàn kinh tế (7),
tổng công ty nhà nước (86) và công ty nhà nước độc lập (1099). Ngoài ra,
có 4 ngân hàng thương mại nhà nước.
Qua cổ phần, DN được cơ cấu theo hướng tập trung quy mô lớn, hướng
vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; quy mô vốn của
DNNN được tăng lên đáng kể. Năm 2001, vốn bình quân của DNNN
khoảng 24 tỷ đồng, nay tăng lên đến 63,6 tỷ đồng. Tài chính DN được
lành mạnh hoá thông qua việc cơ cấu lại các khoản nợ; xử lý tài sản là vật
tư, hàng hoá ứ đọng, tồn kho, máy móc thiết bị cũ…
Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra, CPH DNNN vẫn chưa như mong muốn.
Số lượng doanh nghiệp CPH tuy đã tăng đáng kể trong những năm gần
đây nhưng so với yêu cầu vẫn còn hạn chế, tốc độ cổ phần chậm và thời
gian thực hiện bị kéo dài; Thu hút cổ đông ngoài DN mới chỉ đạt 15,4%
vốn điều lệ, vì vậy các cổ đông chiến lược có ít cơ hội để trở thành những
người chủ có vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp…
2. Thực trạng hoạt động sản xuất của các DNNN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các DNNN vẫn làm tốt vai trò
là loại hình DN đi đầu, chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền kinh tế. Song
càng ngày, tỷ trọng doanh thu của các DNNN càng giảm.Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này sẽ được làm rõ trong từng hoạt động đầu tư của
DNNN. Chúng ta có thể thấy được điều đó qua biểu đồ về doanh thu

thuần của DN phân theo loại hình DN
-CPH đã tạo ra nhiều loại hình DN với nhiều chủ sở hữu bao gồm Nhà
nước và các thành phần khác. Qua đó đã huy động được các nguồn vốn
nhàn rỗi vào sản xuất kinh doanh, trong khi Nhà nước lại tránh được tình
trạng đầu tư dàn trải, nhỏ lẻ, giảm được rủi ro đầu tư và mặt khác lại có
thể có dùng vốn để đầu tư vào các lĩnh vực then chốt khác
- CPH cũng tạo nên một cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ mới thích nghi
hơn với cơ chế thị trường. Những chuyển biến này đã nâng cao hiệu quả
hoạt động của các DNNN
Bên cạnh đó, CPH vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục:
- Nhà nước vẫn còn nắm tỷ lệ vốn quá cao trong tổng vốn điều lệ (bình
quân 46,5%). Hơn nữa tuy số DNNN đã CPH chiếm hơn 60% nhưng số
vốn Nhà nước được cổ phần còn nhỏ bởi hầu hết các DN đã CPH là các
DN nhỏ và vừa, trong khi vốn Nhà nước lại tập trung ở các DN lớn. Điều
này cho thấy Nhà nước vẫn còn đầu tư dàn trải, hơn nữa còn làm hạn chế
việc mua cổ phần tham gia đầu tư của công nhân viên trong DN và đặc
biệt là các tổ chức, cá nhân ngoài DN ở trong và ngoài nước.
- Các DNNN gặp khó khăn trong vấn đề định giá tài sản sau CPH, chưa
có sự đối xử bình đẳng trong vấn để tài chính đối với các DN trước và sau
CPH
- Những vướng mắc về việc xử lý nợ đọng của DN trước và sau CPH, vấn
đề định giá DN, việc giải thể các DNNN làm ăn kém hiệu quả,.
3.Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư trong DNNN
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2007, cả nước còn gần 3.000 DNNN
các loại, đang nắm giữ 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng
vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài
và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà
nước...
3.1.Vốn bên trong DNNN
*.Vốn của Nhà nước

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2000 cả nước có 5.266 DNNN, với
tổng số vốn Nhà nước tại các DN này là 180.104 tỷ đồng, số vốn Nhà
nước bình quân tại một DN là 34 tỷ đồng; Quá trình sắp xếp, cổ phần hoá
đến cuối năm 2004 số lượng DNNN chỉ còn 3.811 đơn vị, với tổng số
vốn là 270.159 tỷ đồng, số vốn Nhà nước bình quân tại một DN là 71 tỷ
đồng, số vốn Nhà nước tại một DN tăng bình quân 2,08 lần so với năm
2000;
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN của Chính
phủ, sau quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đến hết năm 2007 Nhà nước
giữ 100% vốn điều lệ ở 524 DN thành viên, giữ trên 50% vốn điều lệ ở
738 DN thành viên và dưới 50% vốn điều lệ ở 672 DN đã cổ phần hóa..
Báo cáo gửi về Chính phủ của 7 tập đoàn lớn, 11 tổng công ty 91 và 56
tổng công ty 90 qua 6 tháng đầu năm 2008 cho thấy, tổng vốn nhà nước
đang có tại các tập đoàn, tổng công ty là 402.815 tỉ đồng so với tổng
doanh thu là 510.000 tỉ, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Nhà nước chỉ tham gia quản lý DN với tư cách là chủ sở hữu, người
góp vốn, quản lý tính hiệu quả và việc sử dụng hợp pháp đồng vốn giao
cho DN. Nhà nước giao vốn cho DN, thì Nhà nước ở vị trí của người góp
vốn vào DN, mà mối quan tâm hàng đầu của người góp vốn đó là lợi
nhuận. Song trên thực tế, không ít tình trạng Nhà nước can thiệp trực tiếp
bằng biện pháp hành chính, do đó rất khó đảm bảo tính tự chủ của DN
*.Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo số liệu thống kê, sáu tháng đầu năm 2008, tổng lợi nhuận trước thuế
76329 tỉ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó,18 tập đoàn,
TCT 91 đạt 68956 tỉ đồng, tăng 73% so với cùng ký năm 2007. Những
tập đoàn, công ty Nhà nước đạt lợi nhuận trước thuế cao là: TCT Lương
thực Miền Bắc, Tập đoàn Than –khoáng sản, Tập đoàn dầu khí..
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo nguồn vốn
đáng kể và hữu ích cho hoạt động đầu tư của các DNNN
3.2. Vốn huy động bên ngoài

Xét về tổng vốn huy động thì Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh
nghiệp cho rằng, tính đến ngày 31/12/07, tổng vốn huy động của 76 tập
đoàn và tổng công ty nhà nước hiện đã huy động hơn 514.000 tỉ đồng
(gấp 1,36 lần vốn chủ sở hữu). Con số này tính chung cả vốn vay trong
nước, nước ngoài, ngắn hạn, dài hạn và các khoản nợ phải trả khác.
Như vậy, tỷ lệ nợ trên vốn của DNNN còn quá cao, một số công ty có số
nợ phải trả gấp năm lần vốn nhà nước tại công ty, có công ty vay gấp hơn
20 lần vốn, dẫn đến độ rủi ro cao, khả năng thanh toán nợ thấp.
Việc xử lý các tồn tại về tài chính còn chậm do nhiều nguyên nhân nhưng
chưa được khắc phục.
Nguồn vốn chủ yếu của các DNNN huy động được là từ các NHTM Nhà
nước, các hình thức vay khác: tín dụng thuê mua, vay các NH nước
ngoài.Ngoài ra qua quá trình cổ phần hóa còn huy động được nguồn vốn
đáng kể qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các hoạt động đầu tư
tài chính khác
II/ Thực trạng đầu tư của hệ thống DNNN
1.Thực trạng đầu tư vào nhà xưởng, vật kiến trúc
Các DN từ trước tới nay đã rất chú trọng tới việc đầu tư vào nhà xưởng
và vật kiến trúc. Các DNNN được ưu tiên hơn so với các loại hình DN
khác về cơ sở hạ tầng, đất đai và nguồn vốn hỗ trợ cho việc đầu tư vào
xây dựng nhà xưởng, vật kiến trúc, văn phòng nên có lợi thế về mặt bằng.
Tuy nhiên DNNN Việt Nam hiện nay đầu tư vào xây dựng nhà xưởng
chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.Vẫn còn một số mặt hạn chế,khó khăn
như sau:
- Khó khăn về điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng
- Khó khăn về hệ thống điện nước. Điện năng hiện nay chưa đủ đáp
ứng nhu cầu trong các trung tâm công nghiệp chủ chốt. Chi phí cho điện
năng và viễn thông rất đắt đỏ, chất lượng đường xá không đồng đều tại
các nơi khác nhau của VN hay tình trạng ngập lụt trên nhiều tuyến đường
ảnh hưởng lớn tới việc vận chuyển hàng hóa. Thông thường ở các thành

phố lớn mạng luới điện nước được xây dựng khá tốt song tình trạng thiếu
điện nước vẫn xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất
kinh doanh của các DN. Còn đối với những tỉnh khác thì nhìn chung hệ
thống điện nước còn rất kém, khó đáp ứng cho nhu cầu các dự án đầu tư
của các DN.
- Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng diễn ra khá
phổ biến, gây ra thiệt hại to lớn cho nhà nước, bức xúc cho toàn xã hội.
Năm 2003, nhà nước thanh tra 14 dự án lớn với tổng mức đầu tư là 8133
tỷ đồng trong đó giá trị vốn đầu tư được thanh tra là 6450 tỷ đồng.Qua
thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế do làm trái quy định nhà nước là
1235 tỷ đồng, chiếm khoảng 19% số vốn được thanh tra.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó là do quyết định đầu
tư thiếu cân nhắc, chủ quan, không nghe sự phản biện từ mọi phía, dẫn
đến hiệu quả đầu tư kém hiệu quả. Qua thực tế triển khai các công trình
đã xây dựng có tới 90% các công trình là thiếu cân nhắc. Nhiều công
trình xây dựng được quyết định quá nhanh chóng, theo ý lãnh đạo chứ
không có sự phản biện, giám sát của các cơ quan có chức năng và nhân
dân.
-Tình trạng chạy và bán dự án diễn ra rất bất cập. Nhiều người
lợi dụng chức vụ, quen biết để tìm cách chạy chọt xin được các dự án xây
dựng dẫn đến việc nhiều công trình xây dựng đã hoàn thành với chất
lượng kém do thất thoát, lãng phí lớn, nhưng vẫn được quyết toán. Hơn
thế nữa, khi đã trúng thầu xây dựng, không ít người đã sang tay bán qua
bán lại, đến khi xảy ra sự cố Nhà nước không biết rõ ai là chủ sở hữu của
các công trình xây dựng để xử lý.
Bên cạnh đó là vấn đề nợ xây dựng cơ bản, một bài toán chưa có lời
giải.Tính đến năm 2003, nợ đọng xây dựng cơ bản vào khoảng 11.000 tỷ
đồng ( chiếm 25 % tổng đầu tư ngân sách và băng 50 % vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ).
Một trong những chương trình đầu tư lớn mà không mang

lại hiệu quả nhất phải kể đến là chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường.
Theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng, tính đến năm 2002, cả
nước đã xây dựng 44 nhà máy đường (chủ đầu tư hầu hết là các DNNN
địa phương), tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Tổng số vốn
đầu tư, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy lên tới 10.050 tỉ đồng, trong
đó có hơn 6.677 tỉ đồng thiết bị và hơn 3.372 tỉ đồng xây lắp.Tuy nhiên,
đến thời điểm này, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn
quốc là hết sức yếu kém với số nợ khoảng trên 5.000 tỉ đồng và đa số mất
khả năng chi trả
Đầu tư xây dựng cơ bản tràn lan dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ
bản. Cùng với việc sử dụng nguồn tín dụng đầu tư phát triển đang "nặng
nợ" với 1.500 dự án, 1.185 tỷ đồng quá hạn, 950 tỷ lăi treo, theo mới đây,
theo báo cáo (chưa qua rà soát) của các tỉnh, thành phố trong cả nước,
tổng số nợ xây dựng cơ bản của các nơi này đă lên tới trên 13.000 tỷ
đồng.

Các DNNN sở dĩ được đầu tư nhiều nhưng có hiệu quả thấp.Lãng phí là
nguyên nhân chính để DNNN kém hiệu quả. Không ai lại lãng phí tài sản
của mình. Còn tài sản Nhà nước thì hoàn toàn có thể, chỉ cần họ không
sai luật, hay không bị luật pháp truy cứu
2. Thực trạng đầu tư vào máy móc, thiết bị
Trước đây, VN xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu dưới dạng nguyên liệu và
sơ chế, do vậy kim ngạch xuất khẩu hàng năm chỉ đạt 2 -3 tỉ USD. Nhờ
đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị mà kim ngạch xuất khẩu đã
tăng vọt. Theo Bộ công nghiệp, việc đổi mới máy móc thiết bị đã đóng
góp tăng trưởng 30 -40% GDP toàn ngành. Như vậy việc đầu tư đổi mới
máy móc thiết bị, công nghệ là một nhân tố rất quan trọng đến khả năng
cạnh tranh và tồn tại của DN, đặc biệt đối với vai trò “đầu tàu” của
DNNN hiện nay thì việc đầu tư đổi mới công nghệ lại càng cấp thiết hơn
bao giờ hết.

Một thực tế đáng buồn là việc đầu tư vào máy móc thiết bị của hầu hết
các DNNN còn khá bất hợp lý, lãng phí nhưng trong khi đó chúng ta lại
đang thiếu hụt trầm trọng. Các DNNN nhỏ thì thiếu vốn đầu tư vào máy
móc thiết bị nhưng các tập đoàn kinh tế lớn một mặt do nắm giữ lợi thế
độc quyền, không chịu sức ép cạnh tranh nên việc đầu tư mua sắm thiết bị
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng. Mặt khác,
những máy móc thiết bị trong các DNNN chủ yếu là nhập từ nước ngoài
nên cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: việc xem xét trình độ công
nghệ, thời gian sử dụng của máy móc,tỷ giá hối đoái, điều kiện sản xuất,
năng lực vận hành máy móc thiết bị của công nhân.
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Phần lớn các DN
nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế
giới 2 - 3 thế hệ, 80 - 90% công nghệ chúng ta đang sử dụng là công nghệ
ngoại nhập trong đó 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế
hệ 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao.
Tính chung cho các DN, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung
bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất
nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các
DN đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 -
0,3% doanh thu. Con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Đánh giá
của Bộ Khoa và & Công nghệ thì năng lực đổi mới công nghệ là “loại
năng lực yếu nhất” của các DN Việt Nam.
Do thiếu vốn đầu tư, nhiều DNNN không đủ khả năng đầu tư mua sắm
máy móc thiết bị mới, hậu quả là, mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu
trên một đơn vị sản phẩm tăng, dẫn đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp thấp kém. Vì thiếu vốn nên đa phần máy móc thiết bị mà
DNNN đang sử dụng được sản xuất trước những năm 1995 (chiếm
55.3%) và gần 11% máy móc thiết bị đã được DNNN sử dụng từ trước
những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng đến khi điều tra vẫn còn được sử

×