Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết dengue tại việt nam từ năm 2008 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 106 trang )




B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI




Lấ BO TH




ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC CáC TRƯờNG HợP Tử VONG
DO SốT XUấT HUYếT DENGUE TạI VIệT NAM
Từ NĂM 2008 ĐếN NĂM 2010





LUN VN THC S Y HC












H NI - 2011




B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI




Lấ BO TH



ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC CáC TRƯờNG HợP Tử VONG
DO SốT XUấT HUYếT DENGUE TạI VIệT NAM
Từ NĂM 2008 ĐếN NĂM 2010


Chuyờn ngnh: Y hc d phũng
Mó s: 60.72.73


LUN VN THC S Y HC



Ngi hng dn khoa hc:
TS. Phan Trng Lõn




H NI - 2011
LI CM N



3

Trong quá trình hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó
Giáo sư - Tiến sỹ Phan Trọng Lân – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Phó
giáo sư Tiến sĩ Bác sỹ Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Bộ môn Dịch tễ
học – Viện Đào tạo Y họ
c dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà
Nội, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi thực hiện
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn đến Phó Giáo
sư Tiến sỹ Vũ Sinh Nam- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, TS. Trần Đắc
Phu – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế và Ban Điều
hành D
ự án phòng Sốt xuất huyết Dengue quốc gia – Cục Y tế dự phòng – Bộ
Y tế đã tạo mọi điều kiện trong đào tạo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu, thu thập số liệu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, các thầy

giáo, cô giáo trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tậ
p, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Cao học Y học dự phòng khóa
18, cơ quan, đồng nghiệp Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế –
Bộ Y tế luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và giành
cho tôi những tình cảm, sự chă
m sóc quý báu trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.

Hà nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011
Học viên




4
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tự bản thân
tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
được công bố tại công trình nghiên cứu khoa học khác.


Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn


Lê Bảo Thư















5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ae. Aegypti Aedes aegypti
Ae. Albopictus
Ban Điều hành
DA TƯ
Aedes albopictus
Ban điều hành Trung ương Dự án phòng, chống
Sốt xuất huyết Dengue thuộc Chương trình mục

tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội,
bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006
- 2010
Huyện Quận/Huyện
SD Sốt Dengue
SXHD Sốt xuất huyết Dengue
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới
Tỉnh Tỉnh/Thành phố
TTYTDP Trung tâm Y tế d
ự phòng
VSDTTƯ Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Xã Xã/Phường









6
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
1.1.
Những hiểu biết hiện đại về Sốt xuất huyết Dengue 13
1.1.1. Lịch sử bệnh Sốt xuất huyết Dengue trên thế giới 13
1.1.2. Dịch tễ học bệnh Sốt xuất huyết Dengue 14
1.1.3. Tình hình dịch Sốt xuất huyết Dengue hiện nay 17

1.1.4. Lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Sốt xuất huyết Dengue 23
1.1.5. Nguy cơ bùng nổ dịch Sốt xuất huyết Dengue 25
1.1.6. Phòng chống Sốt xuất huyết Dengue 28
1.2.
Các nghiên cứu về tử vong do Sốt xuất huyết Dengue 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu
38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ 38
2.2. Địa điểm nghiên cứu
39
2.3. Thời gian nghiên cứu 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu 42
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 42
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu
42
2.5.1. Nhóm biến số, chỉ số về đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử
vong do Sốt xuất huyết Dengue 42
2.5.2. Nhóm biến số, chỉ số về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các
trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue 43
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
45
2.6.1. Kỹ thuật thu thập số liệu 45
2.6.2. Công cụ thu thập số liệu 46



7

2.7. Sai số và khống chế sai số
46
2.7.1. Sai số 46
2.7.2. Khống chế sai số 46
2.8. Phương pháp phân tích, xử lý và trình bày số liệu
47
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 48
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. Đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết Dengue
tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010
49
3.1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong do Sốt xuất huyết Dengue từ năm 2008 đến
năm 2010 49
3.1.2. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo địa lý 52
3.1.3. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo thời gian tháng/ năm .55
3.1.4. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo đặc điểm nhân
khẩu học 56
3.2. Đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp tử vong do Sốt
xuất huy
ết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010 58
3.2.1. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo các biểu hiệu lâm sàng 58
3.2.2. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo các biểu hiện cận
lâm sàng 63
3.2.3. Phân bố tử vong do Sốt xuất huyết Dengue theo tuyến cơ sở y tế và
thời gian điều trị 64
Chương 4: BÀN LUẬN 67
4.1. Đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xu
ất huyết Dengue
tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010
67

4.2. Đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp tử vong do Sốt
xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010
77
KẾT LUẬN 85
KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



8
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình mắc và tử vong do SXHD tại Việt Nam, 1996 – 2007 22
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc và tử vong do SXHD từ 2008 - 2010 49
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc và tử vong do SXHD trung bình 2008 – 2010 theo
khu vực 50
Bảng 3.3. Tỷ lệ tỉnh ghi nhận tử vong do SXHD theo năm 52
Bảng 3.4. Phân bố tử vong do SXHD theo tuyến đầu bệnh nhân đến khám
và tuyến bệnh nhân tử vong 64




9
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số mắc trung bình hàng năm và số nước thông báo có bệnh
nhân SXHD trên thế giới, 1955 - 2007 18
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc SXHD/100.000 dân, 2008 – 2010 49
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tử vong do SXHD/100.000 dân, 2008 – 2010 49

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc SXHD trung bình 2008 – 2010 theo khu vực 51
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tử vong do SXHD trung bình 2008 – 2010 theo khu vực 5 1
Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ tử vong do SXHD theo khu vực 52

Biểu đồ 3.6. Phân bố tỉnh ghi nhận tử vong do SXHD theo khu vực 53
Biểu đồ 3.7. Phân bố các trường hợp tử vong do SXHD theo tháng/năm tại
các khu vực trong toàn quốc 55
Biểu đồ 3.8. Phân bố tử vong do SXHD theo nhóm tuổi 56
Biểu đồ 3.9. Phân bố tử vong do SXHD theo nhóm tuổi tại các khu vực 57
Biểu đồ 3.10. Phân bố các trường hợp tử vong do SXHD theo giới tính 57
Biểu đồ 3.11. Phân bố tử
vong do SXHD theo tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân
SXHD trong vòng 1 tuần 58
Biểu đồ 3.12. Biểu hiện lâm sàng của các trường hợp tử vong do SXHD 59
Biểu đồ 3.13. Biểu hiện lâm sàng sốt của các trường hợp tử vong do SXHD60
Biểu đồ 3.14. Các dạng biểu hiện lâm sàng xuất huyết của các trường hợp tử
vong do SXHD 60
Biểu đồ 3.15. Biểu hiện lâm sàng xuất huyế
t của các trường hợp tử vong do
SXHD 61
Biểu đồ 3.16. Các biểu hiện lâm sàng sốc và tiền sốc của các trường hợp tử
vong do SXHD 62
Biểu đồ 3.17. Phân độ lâm sàng của các trường hợp tử vong do SXHD 63
Biểu đồ 3.18. Kết quả xét nghiệm tỷ lệ Hematocrit tăng 63
Biểu đồ 3.19. Kết quả xét nghiệm số lượng tiểu c
ầu giảm 64
Biểu đồ 3.20. Phân bố tử vong do SXHD theo thời gian khởi bệnh - nhập viện
– tử vong 65




10
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các nước nằm trong khu vực có nguy cơ SXHD, năm 2010 19
Hình 1.2. Tình hình SXHD khu vực Tây Thái Bình Dương, 1999-2007 20
Hình 2.1. Bản đồ hành chính Việt Nam 41
Hình 3.1. Bản đồ phân bố các trường hợp tử vong do SXHD theo tỉnh 54





















11
ĐẶT VẤN ĐỀ


Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính,
gây dịch do muỗi truyền. Bệnh được lây truyền từ người sang người bởi vật chủ
trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes, là bệnh do vi rút lây truyền qua động vật
chân đốt lây lan nhanh nhất thế giới. Bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ
tử vong tương đối cao [54].
Trong 50 năm qua, tần suất mắc mới của bệnh đã tă
ng lên 30 lần với sự
mở rộng phạm vi địa lý tới các nước mới, khoảng 50 triệu ca nhiễm Dengue xảy
ra hàng năm và khoảng 2,5 tỷ người đang sống ở các nước có SXHD. Nghị
quyết năm 2002 của Hội đồng Y tế thế giới WHA55.17 kêu gọi Tổ chức Y tế thế
giới (TCYTTG) và các quốc gia thành viên quan tâm hơn tới SXHD. Đặc biệt
quan trọng là Nghị quyết năm 2005 của Hộ
i đồng Y tế thế giới WHA58.3 về
việc sửa đổi Quy định Y tế quốc tế (IHR), trong đó SXHD được coi như một ví
dụ bệnh có thể gây tình trạng y tế công cộng khẩn cấp tầm quốc tế có ảnh hưởng
tới an ninh y tế do có khả năng phá vỡ và lây lan nhanh chóng ra ngoài biên giới
quốc gia [54].
Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi SXHD là Đông Nam Á và Tây
Thái Bình Dương. Mộ
t số nước có tỷ lệ mắc và tử vong cao trong những năm
gần đây như Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-sia, Niu-Ca-lê-đô-nia,
Pa-lau, Phi-lip-pin, Ta-hi-ti, Xinh-ga-po, Lào và Cam-pu-chia. Bệnh là một trong
những nguyên nhân chính nhập viện và gây tử vong của trẻ em tại các nước
nhiệt đới của Châu Á – Thái Bình Dương [17], [40], [54].
Tại Việt Nam, SXHD là dịch lưu hành địa phương, bùng nổ theo chu kỳ
với khoảng cách trung bình 4 - 5 năm. Vụ dịch lớn gần đây nhất xảy ra vào nă
m
1998, có 234.920 trường hợp mắc, trong đó 377 trường hợp tử vong tại 56/61
tỉnh/thành phố (tỉnh) [1], [2]. Đặc biệt, từ năm 2003 trở lại đây, bệnh có chiều




12
hướng quay trở lại, đến năm 2007 có số mắc và tử vong tăng vọt, cao nhất trong
giai đoạn 1999 - 2007 (với 104.465 trường hợp mắc, 88 trường hợp tử vong,
trong đó số mắc tăng gấp đôi, số tử vong tăng 27% so với trung bình giai
đoạn 1999 – 2007). Giai đoạn 2001 – 2005, SXHD là một trong 10 bệnh
truyền nhiễm có số mắc cao nhất trong 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch tại Việt
Nam [2]. Bệ
nh đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng do tính chất diễn biến
dịch phức tạp và tỷ lệ tử vong cao [2], [5], [40], [54], [55].
Trong thời gian qua, tại Việt Nam và trên thế giới, hầu hết các công trình
nghiên cứu về SXHD chủ yếu tập trung vào đánh giá đặc điểm dịch tễ học bệnh
SXHD nói chung; nghiên cứu véc tơ truyền bệnh, các phương pháp dùng thuốc,
hóa chất để phòng trừ véc tơ truyền bệnh; kiế
n thức thái độ và thực hành của người
dân trong phòng chống bệnh. Một số ít nghiên cứu được thực hiện trên các trường
hợp tử vong do SXHD chủ yếu nhận xét về các đặc điểm dịch tễ học, đặc điểm lâm
sàng và dấu hiệu cảnh báo trước tử vong [19], [20], [21], [24], [34], [35], [43], [50],
[52], [57]. Tuy vậy, hầu hết các tác giả thực hiện nghiên cứu về các trường hợp tử
vong do SXHD tại một số
vùng miền hoặc toàn quốc trong các năm từ năm 2007
trở về trước. Trong giai đoạn từ 2008 tới nay, dịch SXHD tiếp tục bùng phát mạnh
nhưng chưa có nghiên cứu nào nhận xét toàn diện về đặc điểm dịch tễ học tử vong
do SXHD tại Việt Nam. Để có những bằng chứng khoa học từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm giảm tỷ lệ tử vong do SXHD trong thời gian t
ới, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết
Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010”, với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học các trường hợp tử vong do Sốt xuất huyết
Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các trườ
ng hợp tử vong do
Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010.



13
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Những hiểu biết hiện đại về Sốt xuất huyết Dengue
1.1.1. Lịch sử bệnh Sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Dịch Sốt Dengue (SD) được biết đến cách đây ba thế kỷ ở các khu vực
có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Dịch SD đầu tiên được ghi nhận
vào năm 1635 ở những vùng Tây Ấn Độ thuộc Pháp, trước đó đã có m
ột bệnh
tương tự như SD cũng đã được ghi nhận ở Trung Quốc vào khoảng đầu năm
992 sau Công nguyên. Năm 1780, có tác giả đã mô tả bệnh “Sốt gãy xương” ở
Phi-la-den-phia có thể chính là SD. Trong thế kỷ 18,19 và đầu thế kỷ 20 đã
xảy ra những vụ dịch của các bệnh tương tự như SD ở các khu vực có khí hậu
nhiệt đới và một số vùng có khí hậu ôn đới [40].
Vụ
dịch đầu tiên được khẳng định là SXHD được ghi nhận tại Phi-lip-
pin vào năm 1953-1954. Từ đó nhiều vụ dịch SXHD lớn đã xảy ra ở hầu hết
các nước Đông Nam Á với tỷ lệ tử vong cao, bao gồm cả Ấn Độ, In-đô-nê-xi-
a, Man-đi-vơ, My-an-ma, Sri Lan-ka, Thái Lan và các nước thuộc khu vực
Tây Thái Bình Dương như Xinh-ga-po, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Lào, Ma-
lay-sia, Phi-lip-pin và Việt Nam [40]. Qua 30 năm, tỷ lệ mắc và sự phân bố về

đị
a lý của SXHD tăng rõ rệt, ngày nay dịch tập trung chủ yếu tại hai khu vực
Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, chiếm 75% gánh nặng toàn cầu. Tại
nhiều nước thuộc hai khu vực này, các vụ dịch hầu như năm nào cũng xảy ra
[40], [54], [56].



14
1.1.2. Dịch tễ học bệnh Sốt xuất huyết Dengue
1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh
- Vi rút Dengue gây bệnh SXHD thuộc giống Flaviviruses, họ
Flaviviridae gây nên, gồm 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3,
DEN-4 [7],[11], [32], [40]. Cả 4 týp huyết thanh đều có thể gặp ở Việt Nam
và luân phiên gây dịch [1], [2], [28].
- Hình thể: Hạt vi rút hình cầu, kích thước nhỏ, đường kính khoảng 40-
50 nm, cấu trúc di truyền ARN, sợi đơn 11kb, mã hóa 3 protein cấu trúc và 7
protein không cấu trúc của nucleocapsid và vỏ glycoprotein, liên quan tới hoạt
tính ngưng kết hồ
ng cầu và trung hòa của vi rút [7], [32].
- Khả năng tồn tại ở môi trường: Vi rút Dengue có thể tồn tại, phát triển
lâu dài trong cơ thể muỗi Ae. aegypti, tuy nhiên dễ dàng bị diệt khi ra môi
trường bên ngoài. Các hóa chất khử khuẩn thông thường (nhóm Clo hoạt,
nhóm Alcol, các muối kim loại nặng, chất ô xy hóa, chất tẩy, xà phòng ) và
nhiệt độ trên 56
o
C bất hoạt vi rút chỉ trong vài chục phút. Vi rút có thể tồn tại lâu
hơn (nhiều tháng, hàng năm) trong nhiệt độ âm sâu hơn (-70
o
C) [7].

1.1.2.2. Phân bố Sốt xuất huyết Dengue
* Phân bố theo địa lý
Bệnh SXHD lưu hành ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi sinh
sống của các loài muỗi Aedes [7]
,[11], [17], [32], [40]. Ở châu Á, bệnh lưu
hành ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. Bệnh gặp cả ở vùng thành thị,
nông thôn và ngay cả miền núi, tuy nhiên tập trung cao nhất ở các khu vực có
mật độ dân cư đông, tình trạng đô thị hóa cao [7], [40]. Việt Nam được coi là
vùng dịch lưu hành địa phương, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và miền Trung.
Tỷ lệ mắc hàng năm trong vòng 10 năm (kể từ năm 2009 trở về
trước) dao
động từ 40 tới 310 trường hợp trên 100.000 dân, trong đó khu vực miền Nam



15
thường xuyên chiếm trên 70% ca mắc mới. Tỷ lệ tử vong có thể lớn hơn
1/100.000 dân [7].
* Phân bố theo thời gian
Bệnh thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa, nhiệt
độ trung bình tháng cao [7], [11], [30], [32], [40]. Tại miền Nam bệnh xảy ra
gần như quanh năm, ở miền Bắc từ tháng 7 đến tháng 11. Chu kỳ của dịch
bệnh SXHD khoảng 3 – 5 năm, thường sau một chu kỳ dịch nhỏ và vừa lạ
i có
một chu kỳ dịch lớn xảy ra, ví dụ ở Việt Nam các đỉnh dịch SXHD lớn và
tương đối lớn rơi vào các năm 1987, 1998, 2007, trong khi các đỉnh dịch nhỏ
gặp vào các năm 1991, 2004 [7], [32].
* Phân bố theo nhóm người
Mọi người sống trong khu vực lưu hành địa phương của dịch SXHD
đều có thể mắc bệnh hoặc nhiễm vi rút Dengue. Tuy nhiên, do chịu ảnh

hưởng của nhiều yếu tố nên t
ỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau giữa các nhóm dân
cư. Nhóm người có nguy cơ mắc cao là trẻ em, người di cư hay đi du lịch đến
từ vùng không lưu hành dịch SXHD, người dân sinh sống tại các khu vực đô
thị hóa, đời sống kinh tế thấp kém, vùng có tập quán trữ nước và sử dụng
nước không được kiểm soát, vùng có mật độ muỗi Ae. aegypti thường
xuyên cao [7], [32], [40].
- Phân bố theo tuổi: Đối với các địa phươ
ng có dịch lưu hành nhiều
năm, số mắc chủ yếu là ở trẻ em, người lớn ít bị mắc bệnh và phần lớn có
miễn dịch [7], [32], [40]. Miền Nam và Nam Trung bộ bệnh chủ yếu ở trẻ em,
miền Bắc bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi [7], [29]. Theo thống kê, trẻ dưới 15
tuổi ở miền Bắc tỷ lệ mắc là 20%, miền Trung 64,6%, Tây nguyên 62,3%,
miền Nam có nă
m lên tới 95,7% [38].



16
- Phân bố theo giới: Tỷ lệ SXHD giữa nam và nữ được chứng minh là
không có sự khác biệt ở những nước có bệnh lưu hành, nhưng tỷ lệ mắc
SXHD nặng và tử vong ở nữ chiếm ưu thế hơn, có thể do đáp ứng miễn dịch
ở nữ mạnh hơn so với nam do sự sản sinh các cytokin ở nữ nhiều hơn nam,
dẫn đến những mao mạch ở
nữ tăng tính thấm mạnh hơn ở nam và số tử vong,
sốc ở trẻ em nữ nhiều hơn ở trẻ em nam [17], [49].
1.1.2.3. Nguồn truyền nhiễm
- Ổ chứa: Người là ổ chứa và là nguồn truyền nhiễm chủ yếu của bệnh
SXHD trong chu trình “Người – Muỗi Ae. aegypti” ở khu vực thành thị và
nông thôn. Ngoài bệnh nhân, người mang vi rút Dengue không triệu chứng

cũng có vai trò truyền bệnh quan trọng. Trong ổ d
ịch SXHD cứ 1 trường hợp
bệnh điển hình có hàng chục trường hợp mang vi rút tiềm ẩn, không có triệu
chứng [7], [11], [17],
[40].
- Thời gian ủ bệnh: Từ 3 – 14 ngày, thông thường từ 5 – 7 ngày.
- Thời kỳ lây truyền: Bệnh nhân SXHD là nguồn lây truyền ngay trước
khi xuất hiện cơn sốt cho tới khi hết sốt, trung bình khoảng 6 – 7 ngày. Người
mang vi rút không triệu chứng thường có thời kỳ lây truyền ngắn hơn. Muỗi
Ae. aegypti nhiễm vi rút từ 6 – 12 ngày sau khi hút máu và có khả năng truyền
bệnh suốt đời [7], [32], [40].
1.1.2.4. Phương thức lây truyền
- Bệnh lây truyề
n qua véc tơ, ở Việt Nam là 2 loài muỗi Ae. aegypti và
Ae. albopictus. Vi rút được truyền qua vết đốt của muỗi, chủ yếu là của loài
muỗi Ae. aegypti. Đây là loài muỗi ưa thích hút máu người, đốt ban ngày,
thường vào buổi sáng sớm và chiều tà, có thể đốt nhiều lần trong ngày nếu
chưa no máu. Muỗi trưởng thành thường trú đậu ở các góc tối trong nhà, thích
đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch trong khu dân cư. Muỗi Aedes
phát triển
mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng trên 20
o
C [7],[11],
[28], [32], [40].



17
- Loài muỗi Ae. albopictus ít có vai trò truyền bệnh do ít đốt hút máu người
hơn Ae. aegypti và có thể sống ngoài thiên nhiên, rừng núi [7], [29], [40].

1.1.2.5. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
- Mọi chủng người, giới tính và lứa tuổi đề có thể nhiễm vi rút và mắc
bệnh SXHD nếu chưa có miễn dịch. Tại Việt Nam, ở vùng dịch lưu hành
nặng (miền Nam và Nam Trung Bộ) tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em (dưới 15 tuổi)
thườ
ng cao hơn, còn ở vùng dịch lưu hành nhẹ khả năng mắc của trẻ em và
người lớn như nhau. Người từng nhiễm vi rút Dengue hoặc đã mắc bệnh
thường có miễn dịch lâu dài với vi rút cùng týp huyết thanh. Tuy nhiên nếu
nhiễm lại một týp vi rút Dengue khác thường xuất hiện bệnh cảnh lâm sàng
nặng hơn, dễ chuyển sang SXHD [7],[11], [40], [54].
- Người là vật chủ duy nhất với sự nhiễm đa dạng, từ
nhiễm thể ẩn
không triệu chứng đến có biểu hiện lâm sàng nhẹ hoặc tình trạng xuất huyết
nặng, sốc và tử vong [3], [7].
- Các yếu tố khác như chủng vi rút Dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3,
DEN-4) khi chúng luân phiên gây dịch, giới tính, chủng người, thể trạng và
dinh dưỡng của trẻ, bệnh đi kèm cũng có thể ảnh hưởng tới tính cảm nhiễm
với vi rút Dengue và mức độ nặng của bệnh [7], [40].
1.1.3. Tình hình dị
ch Sốt xuất huyết Dengue hiện nay
1.1.3.1. Tình hình Sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Số mắc SXHD trên thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng. Giai đoạn
1955-1959 số mắc trung bình hàng năm chỉ là 908 trường hợp, cho đến những
năm 1980-1989 con số này đã tăng vọt lên 295.591 và 968.564 trong giai
đoạn 2000-2007 (Biểu đồ 1.1). Chỉ tính riêng năm 1998, năm có dịch lớn gần
đây nhất, có tổng số 1,3 triệu ca mắc SXHD và trên 3.600 trường hợ
p tử vong
ở 56 nước trên khắp thế giới được báo cáo cho Tổ chức Y tế thế giới




18
(TCYTTG). Đây cũng là số mắc SXHD cao chưa từng thấy trong lịch sử
[53], [54].

Nguồn WHO.DengueNet 2009 [54]
Biểu đồ 1.1. Số mắc trung bình hàng năm và số nước thông báo có bệnh
nhân SXHD trên thế giới, 1955 - 2007
Trong 20 năm từ năm 1975 đến 1995, dịch đã xảy ra ở 102 nước thuộc
năm trong sáu khu vực là thành viên của TCYTTG, chỉ trừ khu vực châu Âu,
bao gồm 20 nước châu Phi, 4 nước khu vực Địa Trung Hải, 29 nước khu vực
Tây Thái Bình Dương, 42 nước thuộc châu Mỹ, 7 nước khu vực Đông Nam Á
[40]. Cho tới nay, bệnh có tính lưu hành địa ph
ương tại châu Mỹ, châu Phi và
Địa Trung Hải. Tại khu vực châu Á và Tây Thái Bình Dương, bệnh là gánh
nặng về y tế tại các nước có dịch lưu hành (Hình 1.1) [53], [56].



19

Nguồn : WHO.DengueNet 2009 [53]
Hình 1.1. Các nước nằm trong khu vực có nguy cơ SXHD, năm 2010
1.1.3.2. Tình hình Sốt xuất huyết Dengue tại khu vực Đông Nam Á và Tây
Thái Bình Dương
Hơn 1,8 tỷ dân số trên thế giới có nguy cơ nhiễm Dengue sống ở khu
vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, nơi chịu gần 75% gánh nặng toàn
cầu của SXHD. Từ năm 2000, dịch SXHD đã lan rộng đến các quốc gia mới
trong khu vực Đông Nam Á, đến tháng 11/2006 có 11/12 quốc gia thuộc khu
vực này thông báo có dị

ch. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là quốc gia
duy nhất chưa báo cáo dịch [56].
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, dịch SXHD nổi lên như vấn đề y tế
công cộng nghiêm trọng. Kể từ vụ dịch lớn gần đây nhất năm 1998, dịch tái
phát hàng năm ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. Trong giai đoạn 2001-
2008, có 4 quốc gia ghi nhận số mắc và tử vong cao nhất khu vực là Cam-pu-
chia, Ma-lay-sia, Phi-lip-pin và Việt Nam. Tại khu vực này ghi nhận s
ự có



20
mặt cả 4 týp vi rút DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. SXHD là nguyên nhân
dẫn đến nhập viện và tử vong hàng đầu tại một số nước thuộc khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam [40].

Nguồn: WPR 2008 [45]
Hình 1.2. Tình hình SXHD khu vực Tây Thái Bình Dương, 1999-2007
1.1.3.3. Tình hình Sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1958,
được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm 1959, ở miền Nam vào
năm 1960 với 60 bệnh nhi tử vong [32]. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa
phương ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ biển miền
Trung. Bệnh không chỉ xu
ất hiện ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn, nơi có
muỗi truyền bệnh SXHD [29], [38], [39].
Trong những năm từ 1990 đến 2000, tỉ lệ mắc bệnh cao nhất được ghi




21
nhận tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung.
Tuy nhiên những số liệu sau đó đã chỉ ra rằng bệnh đã phát triển đến vùng cao
nguyên Trung bộ, nơi đang phát triển đô thị mới với điều kiện cung cấp nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém. Tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sự
lan truyền bệnh bị hạn chế trong nhữ
ng tháng Đông Xuân do nhiệt độ môi
trường thấp không thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của muỗi truyền
bệnh. Ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh cao nguyên biên giới phía Bắc không
thấy bệnh xuất hiện, kể cả những năm có dịch lớn [1], [37], [39].
Trước năm 1990, bệnh SXHD mang tính chất chu kỳ tương đối rõ nét,
với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục với
cường độ và qui mô ngày một gia tăng. V
ụ dịch lớn gần đây nhất xảy ra vào
năm 1998 ở 56/61 tỉnh thành phố với số mắc 234.920 trường hợp và 377
trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 306,3 trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ tử
vong/mắc là 0,19%. Giai đoạn từ năm 1999 - 2003, số mắc trung bình hàng
năm đã giảm đi chỉ còn 36.826 trường hợp và số tử vong là 66 trường hợp. Tỷ
lệ mắc trung bình hàng n
ăm giảm xấp xỉ 50%, tỷ lệ tử vong giảm 88% so với
giai đoạn 1980 – 1998. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay, số mắc và số tử vong
do bệnh SXHD có xu hướng gia tăng. Năm 2006 cả nước ghi nhận 77.818
trường hợp mắc SXHD, trong đó 68 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc 88,6 trường
hợp/100.000 dân và tỷ lệ tử vong/mắc là 0,09%. Đặc biệt năm 2007 cả nước ghi
nhận 104.465 trường h
ợp mắc, trong đó 88 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc 122,61
trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ tử vong/mắc là 0,08% [5].
Bệnh SXHD phát triển theo mùa và sự phân bố bệnh có sự khác biệt
giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới,
bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra

vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh s
ản và hoạt động của Ae.
aegypti. Bệnh phát triển nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào



22
tháng 7,8,9 và 10. Ở miền Nam và Nam Trung bộ, bệnh SXHD xuất hiện
trong suốt năm với tần số mắc nhiều hơn vào tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao
cũng vào những tháng 7, 8, 9 và 10 [16], [30], [31], [51].
Qua các số liệu thống kê cho thấy, tuổi mắc bệnh có sự khác biệt giữa
các miền. Ở miền Bắc, nơi có bệnh lưu hành thấp thì tất cả các lứa tuổi đều có
thể bị mắc bệnh. Nhưng ở
miền Nam, bệnh lưu hành cao, lứa tuổi mắc bệnh
hần lớn là trẻ em [16], [18], [30], [31]. Năm 2006 trẻ em dưới 15 tuổi mắc
bệnh ở miền Bắc chiếm 21,8%, miền Trung 47,9% và miền Nam 64,3%, Tây
Nguyên 15,9% [5].
Bảng 1.1. Tình hình mắc và tử vong do SXHD tại Việt Nam, 1996 – 2007
Nguồn: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXHD [5], [6]
Năm
Số mắc
(trườnghợp)
Tỷ lệ mắc
(t.hợp/100.000 dân)
Số tử vong
(trường hợp)
Tỷ lệ tử
vong/mắc (%)
1996 90.127 122,49 224 0,25
1997 107.288 145,98 256 0,24

1998 234.920 306,30 377 0,19
1999 36.445 47,38 73 0,20
2000 24.434 32,11 52 0,21
2001 41.509 51,60 82 0,20
2002 32.031 39,03 53 0,17
2003 49.713 59,56 72 0,14
2004 78.752 92,61 114 0,14
2005 60.982 70,39 53 0,09
2006 77.818 92,3 68 0,09
2007 104.465 112,7 88 0,08



23
1.1.4. Lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Sốt xuất huyết Dengue
1.1.4.1. Chẩn đoán bệnh Sốt xuất huyết Dengue [8], [54]
Theo Tổ chức Y tế thế giới (2009) và Bộ Y tế (2011), tại Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị SXHD, chẩn đoán bệnh SXHD được quy định như sau:
* Bệnh SXHD có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng
từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ng
ột và diễn biến qua ba giai
đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm
bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp
chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
* Bệnh SXHD được chia làm 3 mức độ: SXHD; SXHD có dấu hiệu
cảnh báo; SXHD nặ
ng .
- SXHD:
+ Lâm sàng: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong
các dấu hiệu sau: Biểu hiện xuất huyết (có thể như nghiệm pháp dây thắt

dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu
cam); Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; Da xung huyết, phát ban; Đau cơ, đau
khớp, nhức hai hố mắt.
+ Cận lâm sàng: Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc
máu) hoặc tăng; Số l
ượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm; Số lượng bạch
cầu thường giảm.
- SXHD có dấu hiệu cảnh báo:
+ Lâm sàng: Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXHD, kèm theo
các dấu hiệu cảnh báo sau: Vật vã, lừ đừ, li bì; đau bụng vùng gan hoặc ấn
đau vùng gan; gan to > 2 cm; nôn nhiều; xuất huyết niêm mạc; tiểu ít.
+ Cận lâm sàng: Hematocrit tăng cao; Tiểu cầu giảm nhanh chóng.



24
Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát
mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm Hematocrit, tiểu cầu và
có chỉ định truyền dịch kịp thời.
- SXHD nặng:
+ Lâm sàng: Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau: Thoát
huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc SXHD), ứ dịch ở khoang
màng phổi và ổ bụng nhiều; xuất huyế
t nặng và suy tạng.
_ Sốc SXHD: Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 của
bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu
chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối
thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít.
_ Xuất huyết nặng: Chả
y máu cam nặng, rong kinh nặng, xuất huyết

trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm
theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có
thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.
_ Suy tạng nặng: Suy gan cấp (men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L); suy
thận cấp; rối loạn tri giác (SXHD thể não); viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy
chức năng các cơ quan khác.
1.1.4.2. Chẩn đ
oán căn nguyên vi rút Dengue [8], [54]
* Xét nghiệm huyết thanh:
- Xét nghiệm nhanh: Tìm kháng nguyên NS1 trong năm ngày đầu của
bệnh; Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ năm trở đi.
- Xét nghiệm ELISA: Tìm kháng thể IgM: xét nghiệm từ ngày thứ năm
của bệnh; Tìm kháng thể IgG: lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động lực
kháng thể (gấp 4 lần).



25
* Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút:
Lấy máu trong giai đoạn sốt (thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có
điều kiện).
1.1.4.3. Chẩn đoán phân biệt [8], [54]
Chẩn đoán phân biệt SXHD với các bệnh: Sốt phát ban do vi rút; Sốt
mò; Sốt rét; Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, não mô cầu, vi khuẩn gram
âm; Sốc nhiễm khuẩn; Các bệnh máu và bệnh lý ổ bụng cấp
1.1.5. Nguy cơ bùng nổ dịch Sốt xuất huy
ết Dengue
1.1.5.1. Nguy cơ tăng tỷ lệ mắc Sốt xuất huyết Dengue
Năm 2001, TCYTTG nhận định những vụ dịch SXHD lớn gần thời
gian này đã xảy ra ở 5/6 khu vực là thành viên của TCYTTG trừ châu Âu.

Một số nước trong khu vực này có một số lượng đáng kể trường hợp lây
nhiễm từ các nước khác tới. Những khu vực có khí hậu nhiệt đới đều là những
vùng nguy cơ bị
dịch cao với cả 4 týp vi rút lưu hành đồng thời đó là khu vực
châu Mỹ, châu Á, Tây Thái Bình Dương và châu Phi [40]. Một số yếu tố
được xác định làm các vụ dịch SXHD bùng phát trở lại như sau:
- Dân số thế giới tăng nhanh; Tốc độ đô thị hóa không có kế hoạch và
không được kiểm soát; Sự gia tăng các hoạt động giao lưu, buôn bán, giữa các
vùng, miền , các quốc gia [2], [40].
- Vệ sinh môi trường không đảm bảo chất lượng, việ
c xử lý chất thải
không phù hợp và thiếu nguồn nước, ảnh hưởng phong tục tập quán trữ nước
sinh hoạt của người dân trong các dụng cụ chứa nước đối phó với thời tiết khô
hạn [2], [40].
- Biến đổi khí hậu thời tiết toàn cầu ngày càng khắc nghiệt, hiện tượng
Elnino, Elnina, thời tiết nắng nóng làm cho nhiệt độ có xu hướng ngày càng
tăng, kéo dài khiến cho mùa nóng dài ra trong khi mùa lạnh thu hẹp lại dẫ
n
đến sự phân bố và mật độ của véc tơ truyền bệnh tăng [2], [40].

×