Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn : XÁC ĐỊNH MÔI TRƯỜNG TỐI ƯU ĐỂ THU SINH KHỐI VÀ ENZYME CỦA VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS, LACTOBACILLUS ACIDOPHILUS. THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC part 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.34 KB, 10 trang )


8
2.2.2.2. Trong nông nghiệp và môi trường
Vi khuẩn lactic có khả năng hạn chế sự phát triển của Fusarium loại nấm gây bệnh
quan trọng trong nông nghiệp. Nấm Fusarium khi phát triển sẽ làm cây yếu đi và đây là
cơ hội gây bệnh cho cây trồng.
Chế phẩm EM (effective microorganism) hay chế phẩm vi sinh hữu hiệu nó bao gồm
80 chủng vi sinh trong đó có sự góp phần của vi khuẩn lactic. Hiệu quả của chế phẩm này
là cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
2.2.2.3. Trong y dược
Vi khuẩn lactic được sử dụng trong y học để chữa bệnh đường ruột, dùng trong
phẫu thuật chỉnh hình, nha khoa, bệnh phụ khoa…
2.2.2.4. Trong bảo quản và chế biến thực phẩm
Trong bảo quản và chế biến thực phẩm vi khuẩn lactic được sử dụng để làm dưa
chua, làm chua quả mà không làm mất màu tự nhiên của quả. Dùng sản xuất tương,
đậu phụ hay lên men sữa chua.
2.3. KỸ THUẬT NUÔI CẤY VI SINH VẬT
Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật thì trong môi trường lên men phải có chứa đầy
đủ các thành phần sau (Lê Xuân Phương, 2001).
Glucid: Là nguồn dinh dưỡng quan trọng để vi sinh vật thực hiện quá trình trao đổi
chất xây dựng và đổi mới, ngoài ra glucid còn đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra
năng lượng cho tế bào. Glucid thường được sử dụng dưới dạng dịch chiết có đường, mật
rỉ, tinh bột (phải thủy phân thành đường trước khi lên men).
Phosphat vô cơ: Đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi năng lượng và tổng hợp
acid nucleic. Trong lên men các muối phosphat vô cơ được dùng phổ biến là phosphat
amon và phosphat kali.
Nitơ: Tham gia vào quá trình tạo protein, acid nucleic và chất có đặc tính sinh học
khác của tế bào vi sinh vật. Nitơ thường sử dụng trong lên men dưới dạng muối nitrat,
các hợp chất amon hoặc một số chất có nguồn gốc vi sinh vật.
Các chất sinh trưởng và các nguyên tố vi lượng: Vitamin và các nguyên tố vi lượng
là những chất cần thiết cho hoạt động sống của vi sinh vật. Chúng thường được sử dụng


với lượng nhỏ nhưng tác dụng rất lớn và đa dạng không thể thiếu được đối với hoạt động
sống bình thường của vi sinh vật.


9
2.3.1. Đối với Bacillus subtilis
2.3.1.1. Tuyển chọn vi sinh vật có khả năng sinh enzyme cao
Không phải tất cả các vi sinh vật đều có khả năng sinh enzyme như nhau và ngay cả
những chủng cùng một giống cũng không cùng hoạt tính sinh tổng hợp enzyme. Vì vậy khi
tuyển chọn vi sinh vật phải tiến hành tìm kiếm, phân lập và lựa chọn hàng chục, hàng trăm
những giống vi sinh vật để có được những chủng có hoạt độ cao trong việc tạo thành những
enzyme cần thiết. Người ta thấy rằng enzyme thu nhận từ vi khuẩn có nhiệt độ tối ưu và khả
năng chịu nhiệt cao hơn enzyme thu nhận từ nấm mốc (Lương Đức Phẩm, 1998).
Trong đất có rất nhiều bào tử và tế bào vi sinh vật trong số đó người ta nhận thấy rằng
vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng tổng hợp enzyme α-amylase và protease.
2.3.1.2. Nguyên liệu để sản xuất enzyme α-amylase từ vi khuẩn.
Nguyên liệu dùng để sản xuất enzyme từ vi sinh vật là những nguyên liệu rẻ tiền và dễ
kiếm. Vi sinh vật không đòi hỏi quá khắc khe những yếu tố dinh dưỡng của môi trường
nhất là những vi sinh vật tổng hợp enzyme (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn để thu nhận α-amylase có thể dùng tinh bột,
maltose, saccarose, glucose và glycerin. Ngoài ra người ta còn cho thêm các acid amin
ở dạng phức hợp hoặc riêng từng cơ chất (pepton, protein thủy phân dịch chiết mầm
mạch, các acid amin )
Nếu môi trường có CaCO
3
làm tác nhân điều chỉnh pH và pepton thì α-amylase được
tổng hợp gấp hai lần. Trong một phân tử gam α-amylase của Bacillus subtilis có 4g
nguyên tử calci. Trong thành phần dinh dưỡng ion Ca có tác dụng nâng cao khả năng tổng
hợp α-amylase, làm ổn định enzyme có tác dụng bảo vệ enzyme này đối với protease
(Lương Đức Phẩm, 1998).

Trong môi trường dinh dưỡng của vi sinh vật sinh enzyme nói chung cần phải có mặt
của các nguyên tố khoáng trong các dạng muối magie, phospho, kali, và các ion mangan,
kẽm, và các nguyên tố vi lượng khác. Nồng độ thích hợp để tổng hợp α-amylase của
MnSO
4
là 0,05%. Thiếu muối α-amylase không được hình thành.
Hoạt độ α-amylase được nâng cao ở nồng độ KH
2
PO
4
là 1%. Ion Mg
2+
có tác dụng ổn
định amylase ở nhiệt độ cao.
Lưu huỳnh cũng có tác dụng đến sinh tổng hợp α-amylase. Các nguồn lưu huỳnh là
các acid amin (methionin, sistein, sistin) và các muối sunfat (trừ sunfat đồng), trong đó
nguồn lưu huỳnh tốt nhất là methionin.

10
2.3.1.3. Nguyên liệu để sản xuất enzyme protease từ vi khuẩn
Trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật sinh protease thì cần phải có các chất cảm ứng,
các nguồn nitơ hữu cơ (bột ngô, bột đậu tương, bột mì, cám mì, mầm mạch, dịch chiết nấm
men, pepton, protein ). Vi khuẩn Bacillus subtilis tổng hợp protease có hoạt độ cao ở môi
trường có tinh bột, nếu giảm nồng độ tinh bột từ 8 – 2% thì hoạt độ protease giảm vài lần.
Ngoài các nguồn nitơ hữu cơ thì nguồn nitơ vô cơ cũng ảnh hưởng đến khả năng tổng
hợp protease như HNO
3
, HNO
2
. Trong số các nguồn nitơ vô cơ ta chỉ thấy có phosphat

amon dibazic là tốt hơn cả. Những muối khác như NH
4
Cl, (NH
4
)
2
SO
4
, NH
4
NO
3
, NaNO
3
,
KNO
3
, Ca(NO
3
)
2
làm giảm hoạt độ protease tới 30 – 50% còn α-amylase giảm tới 7 – 10
lần. Trong môi trường chỉ có nguồn nitơ hữu cơ thì hoạt độ protease và amylase cũng
thấp hơn trong môi trường đối chứng có (NH
4
)
2
HPO
4
và nước chiết đậu tương (Lương

Đức Phẩm, 1998).
Các acid amin ức chế đến tổng hợp enzyme protease ở Bacillus subtilis là methionin,
acid glutamic, alanin, leucin
2.3.1.4. Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật có khả năng sinh enzyme
Phương pháp nuôi cấy bề mặt
Phương pháp nuôi cấy bề mặt là phương pháp tạo môi trường cho vi sinh vật phát
triển trên bề mặt môi trường. Môi trường sử dụng là môi trường lỏng hoặc sử dụng môi
trường đặc (môi trường bán rắn).
Môi trường lỏng vi sinh vật sẽ phát triển trên bề mặt môi trường tạo thành váng khuẩn
ngăn cách pha lỏng và pha khí. Vi sinh vật sẽ sử dụng chất dinh dưỡng từ dung dịch môi
trường, oxy từ không khí, tiến hành quá trình tổng hợp enzyme. (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Ở môi trường đặc để tăng khả năng xâm nhập của không khí vào trong lòng môi
trường người ta thường sử dụng cám, trấu, hạt ngũ cốc để làm môi trường. Vi sinh vật sẽ
phát triển trên bề mặt môi trường, nhận chất dinh dưỡng từ hạt môi trường và sinh tổng
hợp ra enzyme nội bào và ngoại bào. Độ ẩm thích hợp ở môi trường đặc là 55 – 65%.
Ưu điểm của phương pháp bề mặt là dễ thực hiện và khi bị nhiễm vi sinh vật lạ
thường xảy ra hiện tượng nhiễm cục bộ vì vậy ta dễ dàng xử lý. Nhưng nhược điểm là tốn
nhiều diện tích và khó cơ giới hóa, tự động hóa.
Phương pháp nuôi cấy chìm
Phương pháp này người ta sử dụng môi trường lỏng và được thực hiện trong những
thùng lên men. Trong các thiết bị lên men thường lắp đặt hệ thống cánh khuấy, hệ thống

11
cung cấp oxy, hệ thống điều chỉnh pH và nồng độ các chất dinh dưỡng. Trong đó hệ thống
điều hòa không khí và khuấy trộn có ý nghĩa rất lớn do chúng làm xáo trộn môi trường
làm tế bào vi sinh vật phân bố đều, tăng khả năng tiếp xúc giữa cơ chất và tế bào vi sinh
vật đồng thời dòng khí được cung cấp và thải ra liên tục giúp cho sự sinh sản và phát triển,
làm tăng khả năng tạo enzyme của vi sinh vật. Ưu điểm của phương pháp này là ít tốn
diện tích và dễ cơ giới hóa nhưng có nhược điểm là dễ bị nhiễm và khó kiểm soát.
2.3.2. Đối với Lactobacillus acidophilus

2.3.2.1. Nhu cầu sinh trưởng
Lactobacillus acidophilus là loài vi hiếu khí nên có thể phát triển trong điều kiện hiếu
khí và trong điều kiện nuôi cấy tĩnh không lắc, ở điều kiện kị khí thì sự phát triển thích
hợp hơn. Chúng phát triển mạnh trong môi trường agar ở điều kiện khí chuẩn (5% CO
2
,
10% H
2
và 85% N
2
).
2.3.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của Lactobacillus acidophilus phản ánh bản chất rất khó của
những vi khuẩn này. Môi trường nuôi cấy chuẩn thường rất giàu acid amin và vitamin như
pepton, trypton, dịch chiết nấm men, dịch chiết thịt bò, ngoài ra còn chứa sorbitol,
monooleat (Tween 80), sodium acetat và muối magie kích thích sự tăng trưởng. Môi
trường nuôi cấy thường sử dụng là MRS lỏng (De Man, Rogosa và Sharpe).
2.3.2.3. Môi trường sản xuất
Trong sản xuất sinh khối người ta thường sử dụng sữa bò hay từ sữa đậu nành. Do
trong sữa bò và sữa đậu nành có nhiều casein và nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau:
Thành phần của sữa bò
Trong sữa bò gồm có thành phần chính là protein bao gồm casein, lactoalbumin,
lactoglobulin. Casein là loại protein phức tạp (phosphoprotein). Trong sữa ngưng kết
casein ở dạng phức chất caseinat-calci-phosphat.
Trong sữa tươi, casein ở dạng hòa tan là caseinogen, nếu sữa acid (pH = 4,5 - 4,7)
thì casein lắng xuống, sữa ngưng kết thành khối. Khi bị tác dụng của pepsin hay
chymozin thì casein chuyển thành dạng không hòa tan.
Trong sữa còn có triglyceric, acid béo bay hơi và acid béo không bay hơi chủ
yếu là acid oleic (40,6%), acid palmitic và stearic (50,9%), các glyceric khác
chiếm 8,5%. Ngoài ra còn có vết lecithin, cholesterol (Trần Thị Dân, 2000).



12
Thành phần hóa học của sữa đậu nành
Trong đậu nành có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng người ta quan tâm nhiều
nhất là hàm lượng protein và lipid, nhóm glucid của đậu nành không thuộc loại có giá
trị cao về dinh dưỡng.
Protein đậu nành chiếm trên 40%, nó gấp 10 lần so với sữa, gấp 2 lần so với thịt
bò. Ngoài ra protein đậu nành còn có chứa đủ các acid amin thiết yếu như lysine,
methionin, isoleucin, tryptophan
Lipid đậu nành chiếm 20%, chủ yếu chứa hai thành phần quý là trylycerid và
lecithin, hàm lượng acid béo không no cao (khoảng 85%), acid béo no thấp (15%).
Trong đậu nành còn chứa các vitamin A, E, K, B
1,
BB
2
chiếm khoảng dưới 1% và
các khoáng chất chiếm khoảng 5% nhưng chất lượng dinh dưỡng của các khoáng chất
từ đậu nành thấp hơn so với các khoáng chất của động vật.
Ngoài ra trong đậu nành còn chứa một số chất không có lợi khác như chất ức
chế trypsin, chất này làm giảm sự sinh trưởng gây phình to tụy tạng động vật
Những chất như hemaglutinins gây đông tế bào máu, cản trở sự hoạt động của
hồng cầu. Chất goitrogens gây phình to tuyến giáp, urease gây phân giải protein
thành amoniac gây độc cho cơ thể Các chất độc này đa số tập trung ở màng ngoài
của hạt đậu nành (Nguyễn Thị Hiền, 2004).
2.3.2.4. Điều kiện sản xuất
Trước khi lên men, sữa phải được thanh trùng để loại bỏ những vi sinh vật tạp nhiễm
có trong sữa. Người ta thường sử dụng phương pháp Pasteur để thanh trùng sữa (65
o
C

trong 30 phút hoặc 72 – 75
o
C trong 10 - 20 giây). Sau khi thanh trùng người ta cấy vi
khuẩn lactic vào sữa, lượng giống cho vào từ 5 - 10%. Sau một thời gian lên men thì sữa
có độ chua khá cao thường là 90 – 120
o
T (
o
T = độ chua Therne) và đông vón lại.
2.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PROBIOTIC (Trích dẫn của Lã Văn Kính, 1998).
2.4.1. Định nghĩa probiotic
Thuật ngữ probiotic được đưa ra lần đầu tiên bởi Lilly và Stillwel (1965) để mô tả
những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bởi vi sinh vật. Probiotic được bắt
nguồn từ gốc Hylạp với nghĩa “tiền sự sống” (prolife).
Năm 1989 Fuller định nghĩa probiotic như là một thức ăn bổ sung vi sinh vật sống
có tác động có lợi đến động vật chủ thông qua việc cải tiến cân bằng vi sinh vật của nó.

13
Năm 1992 Havenar et al chỉ ra rằng định nghĩa probiotic của Fuller bị hạn chế ở
những thức ăn bổ sung cho động vật qua đường ruột. Ông nới rộng định nghĩa
probiotic của Fuller như là một lứa cấy đơn hay hỗn hợp của các vi sinh vật sống mà
chúng (dùng áp dụng cho người và động vật) có ảnh hưởng có lợi đối với vật chủ bằng
cách cải thiện những tính chất của hệ vi sinh vật bản xứ.
2.4.2. Cơ chế tác động
2.4.2.1. Duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột
Động vật khỏe mạnh có hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt. Đó là cơ sở cho sự chuyển
hóa có hiệu quả thức ăn cho duy trì và sản xuất. Đặc tính quan trọng nhất của đường
tiêu hóa hoạt động tốt là sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong nó. Vi khuẩn lactic có
mặt khắp đường ruột và trong một số điều kiện nó là vi khuẩn chiếm ưu thế (Fuller,
1977; Jin et al,1997). Sự cân bằng trong đường ruột bị phá vỡ khi các động vật bị

stress như nhiệt độ cao, độ ẩm cao, thay đổi thức ăn, vận chuyển…Việc cho con vật ăn
thường xuyên probiotic giúp duy trì hệ vi sinh vật bằng hai con đường: Chống lại vi
sinh vật gây bệnh và bằng hoạt động đối kháng.
2.4.2.2. Hoạt động đối kháng
Các nghiên cứu in vitro chỉ ra rằng vi khuẩn sinh acid lactic có khả năng ức chế sự
phát triển của vi sinh vật truyền nhiễm ở gia cầm. Chateau et al (1993) phân lập được
103 chủng Lactobacillus ssp từ hai sản phẩm DFM (cho ăn trực tiếp) thương mại và
kiểm tra khả năng ức chế hai chủng Salmonella. Khoảng 47% Lactobacillus của sản
phẩm A và 70% của sản phẩm B có thể ức chế tất cả 6 serotype E. coli.
Ozayabal và Coner (1995) báo cáo rằng 3 chủng thương mại (L. acidophilus, L.
casei và L. faecium) có thể ức chế sự phát triển của của 6 serotype Salmonella.
Jin et al (1996) phát hiện ra rằng tất cả 12 chủng Lactobacillus có thể ức chế sự
phát triển của 5 chủng Salmonella và 3 chủng E. coli .
Các sản phẩm vi sinh từ Lactobacillus có Bacteriocin, acid hữu cơ và hydroperoxyd.
Bacteriocin là hỗn hợp của các sản phẩm vi sinh vật có các thành phần protein sinh học
chủ động và hoạt động vi sinh (Tag et al, 1976).
Các chủng Lactobacillus có ở đường ruột của người và một số động vật thí nghiệm
khác cũng sản xuất các chất giống Bacteriocin được gọi là Lactocidin (Vincent et al.,
1995). Chất này họat động ở pH 5 - 7,8 và không mẫn cảm với các hoạt động xúc tác.
Lactocidin thô có các hoạt động ức chế nhiều loại vi khuẩn bao gồm Proteus spp,

14
Salmonelle spp, E. coli và Staphylococcus spp. Vì Lactocidin có phổ kháng khuẩn rất rộng.
Vincent et al (1959) kết luận rằng L. acidophilus có thể đóng vai trò quan trọng trong việc
kiểm soát các vi sinh vật có hại trong đường ruột của gia súc và người.
Hoạt động đối kháng bởi vi khuẩn lactic có liên quan chặt chẽ với sản phẩm cuối của
quá trình trao đổi chất. Hàng loạt các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi do
Lactobacillus có khả năng có hoạt động đối kháng (trong phòng thí nghiệm). Các sản
phẩm phụ được biết tới nhiều nhất là các acid hữu cơ như acid lactic, acetic (Trammer,
1966; Sorrel và speck, 1970) và hydro peroxid (Wheater et al, 1952) Dahiafa và Speck,

1968); Price và Lee, 1970). Các acid acetic, lactic ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh
vật gây bệnh Gram âm (Sorrel và Speck, 1970; Herrick, 1972): Adams và Hall (1988)
phát hiện ra các hoạt động của các acid này phụ thuộc vào độ pH. Nếu độ pH thấp sẽ
tăng mức độ acid ở dạng không hòa tan.
2.4.2.3. Sự loại trừ cạnh tranh
Fuller (1977) báo cáo rằng các chủng Lactobacillus 59 và 74/1 có khả năng giảm
E. coli trong diều và ruột non nhưng không làm giảm trong ruột già của gà.
Muralidhara (1977) tìm ra rằng tính đồng nhất của các mô bào ruột non được cung
cấp Lactobacillus lactic đã có nhiều Lactobacilli hơn và ít E. coli hơn các động vật
bình thường hoặc tiêu chảy.
Francis (1978) kết luận rằng việc thêm các chế phẩm Lactobacillus ở mức 75 mg/kg
thức ăn đã giảm đáng kể (p < 0,05) số lượng Coliform trong ruột non và ruột thừa ở gà tây.
Watkin (1982) và Miller (1983) đã thấy sự giảm đáng kể E. coli trong đường dạ
dày ruột của gà đã được cho ăn, uống Lactobacillus acidophilus.
Tuy nhiên có nhiều yếu tố cần phải lưu ý nếu muốn nhận được kết quả tốt khi sử
dụng probiotic. Trong đa số các trường hợp cần phải biết chắc chắn rằng các vi sinh vật
cần phải sống sót và phát triển trong đường ruột phải có khả năng sống trong môi trường
pH thấp và có khả năng chống lại tác dụng của mật. Để sống được trong đường ruột, các
chủng vi sinh vật cần có khả năng đính vào và sinh sôi nảy nở ở trên bề mặt của ruột
non. Mặc dù một vài tác giả đưa ra một số cơ chế giải thích tại sao vi sinh vật có lợi
trong đường ruột có thể ức chế sự thâm nhập của vi sinh vật có hại (Rolfe, 1991) nhưng
cơ chế chính xác của sự loại trừ cạnh tranh của vi sinh vật gây bệnh bằng probiotic vẫn
chưa được khẳng định. Trong số các cơ chế này có sự cạnh tranh về vị trí, cạnh tranh
chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi sinh vật.

15
2.4.2.4. Tăng thức ăn ăn vào và khả năng tiêu hóa
Hệ vi khuẩn đường ruột của động vật nuôi có một vai trò quan trọng trong sự tiêu
hóa và hấp thụ thức ăn ăn vào của vật chủ. Chúng tham gia vào sự trao đổi chất của
các chất dinh dưỡng như là carbon hydrat, protein, lipid và khoáng. Các chất này cũng

có vai trò trong sự tổng hợp các vitamin. Nahashon et al (1992, 1993, 1994, 1996) phát
hiện rằng bổ sung lứa cấy Lactobacillus vào trong khẩu phần bắp/ lúa mạch/ đậu nành
đã kích thích tính thèm ăn và làm tăng tích lũy mỡ, nitơ, phospho, đồng và mangan
cho gà đẻ.
2.4.2.5. Sự trao đổi chất của vi khuẩn.
• Hoạt tính enzyme tiêu hóa.
Lactobacillus spp và Bacillus spp có khả năng sản xuất enzyme tiêu hóa trong điều
kiện thí nghiệm và trong ruột. Chúng làm tăng khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng
đặc biệt trong ruột dưới (March, 1979; Sison, 1989).
Những enzyme chúng tiết ra gồm: amylase, protease, và lipase…(Jin et al,1996).
Những enzyme này có hoạt tính phân giải tinh bột, lipid và protein (Moon và Kim,
1989; Lee, 1990).
• Ngăn chặn sản sinh amoniac
Ngăn chặn sự sản sinh amoniac và hoạt động của urease có thể là có lợi để cải
thiện sức khỏe gia súc và làm tăng cường sinh trưởng của gia súc bởi vì amoniac được
sản sinh do sự phân giải urê trong màng nhày ruột non có thể gây nên một sự thiệt hại
đáng kể đến bề mặt của tế bào.
Chiang và Hsieh (1995) báo cáo rằng probiotic (chứa L. acidophilus, S. faecium và B.
subtilis) làm giảm nồng độ amoniac trong phân và chất độn chuồng của gà Broiler.
2.4.3. Vai trò của probiotic
Probiotic tác dụng rất có lợi đối với cơ thể con người và động vật như:
9 Trung hòa độc tố ruột.
9 Kích thích hệ thống miễn dịch, đặc biệt quan trọng trong sự phát triển khả năng
miễn dịch ở gia súc non chống lại những kháng nguyên có thể gây ra những
phản ứng viêm. (Perdigon et. al,1990).
9 Khả năng gắn vào tế bào ruột nhằm loại bỏ hay hạn chế sự gắn của các tác nhân
gây hại.
9 Tồn tại lâu dài và sinh sản nhanh.

16

9 Tạo ra các acid, H
2
O
2
và các Bacterion chống lại sự phát triển của các tác nhân
gây bệnh.
9 An toàn, không lan truyền rộng, không gây ung thư và không gây bệnh (Lê Thị
Hồng Tuyết, 2004).
9 Giúp ích cho tiêu hóa thức ăn đặc biệt một số loại vi khuẩn có khả năng tổng hợp
vitamin nhóm B, vitamin K… Có thể làm giảm cholestrol trong máu nếu sử dụng
liều cao và thường xuyên. Giúp cải thiện được tình trạng không sử dụng được
đường lactose. Gần đây nhất có nghiên cứu cho thấy người mẹ mang thai dùng
thuốc có chứa Lactobacillus, sau khi sinh tiếp tục dùng trong thời gian cho con bú
có thể giúp trẻ ngừa được một số bệnh dị ứng như eczema (Nguyễn Hữu Đức,
Thuốc và sức khỏe số 202, 2001).
2.4.4. Một số chế phẩm probiotic có chứa B. subtilis và L.acidophilus hiện nay
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều chế phẩm sinh học dưới nhiều dạng khác
nhau. Những chế phẩm này được dùng trong chăn nuôi và thủy sản như:
• Enzymbiosub của công ty Vaccin và Sinh Phẩm Số 2 được dùng để phòng và trị
các bệnh tiêu chảy cấp, mãn tính, rối loạn đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm và
cá, giúp tăng cường tiêu hóa, kích thích tăng trưởng.
• Chế phẩm men vi sinh EBS của công ty Vaccin và Sinh Phẩm Số 2 được dùng
kích thích tôm, cá sử dụng triệt để nguồn thức ăn, giúp tôm, cá tiêu hóa tốt thức
ăn và tăng trọng nhanh. Cải thiện môi trường nước, kích thích tảo có lợi, phiêu
sinh vật phù du có trong ao nuôi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho tôm,
cá. Ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, lấn át, tiêu diệt các vi khuẩn
có hại. Phòng và điều trị có hiệu quả các bệnh đường tiêu hóa, bệnh phân trắng,
bệnh nhiễm trùng đường ruột cho tôm, cá…
• Baciflora For Shrimp của công ty liên doanh Bio – Pharmachemie có tác
dụng

tượng tự như các chế phẩm trên.

Vime-bactevit, của công ty Vemedim Vietnam được dùng cho cá, tôm cũng có
tác dụng tương tự.

Lactogen của công ty Gấu Vàng được dùng cho heo gà cũng có tác dụng tương tự.
• Ngoài các chế phẩm trong nước còn có rất nhiều loại chế phẩm của nước ngoài được
dùng trong chăn nuôi và thủy sản như: Protexin, Unleash, hay Florazyme efa ….

17
2.4.5. Một số đề tài đã nghiên cứu
2.4.5.1. Trong nước
• Theo Nguyễn Văn Đông (1993) đã khảo sát một số tính chất của vi khuẩn
Bacillus subtilis dùng sản xuất chế phẩm Biosubtyl để phòng và trị bệnh tiêu
chảy cho heo con. Ghi nhận vi khuẩn Bacillus subtilis không có độc lực khi
truyền qua đường tiêu hóa, có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh:
Staphylococcus aureus, E.coli.
• Năm 2001, Đậu Ngọc Hào, Phạm Minh Hằng, Nguyễn Chí Quốc đã nghiên cứu
một số đặc tính trợ sinh học (probiotic) của Bacillus subtilis trong phòng bệnh
đường tiêu hóa của gà và ghi nhận rằng Bacillus subtilis có khả năng ức chế sự
sinh trưởng và phát triển của E. coli invitro. Gà được ăn chế phẩm Bacillus
subtilis ở lượng 10
6
cfu/g có thể ổn định hệ vi sinh vật đường tiêu hóa đặc biệt
là E. coli, và có thể tồn tại trong chế phẩm với thời gian bảo quản là 6 tháng.
• Tạ Thị Vịnh và cộng tác viên (2002) đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm Vitom3
(Bacillus subtilis chủng VKPMV – 7092) để phòng trị bệnh phân trắng cho heo
con ghi nhận rằng Vitom3 có tác dụng kích thích tăng trọng, phòng bệnh heo
con phân trắng, tỷ lệ mắc bệnh giảm 11%, tỷ lệ khỏi bệnh 100% và không có
heo bị tái phát.

• Đinh Văn Cải, Phạm Hồ Hải và Võ Thị Hạnh (2004) đã nghiên cứu sản xuất và sử
dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ các loại men vi sinh bổ sung vào khẩu
phần ăn của bò vắt sữa và bê sau cai sữa đã kết luận rằng bê được bổ sung 50 gam
BIO-C tăng trọng cao hơn từ 48 – 49 g/ con/ ngày so với bê không bổ sung.
• Nguyễn Thị Lam Kiều, 2004 “Khảo sát đặc điểm sinh học của hai chủng Lactobacillus
trong men tiêu hóa” ghi nhận chúng có khả năng chịu được mật từ 0,2 – 0,6%, ức chế
E. coli và có khả năng sinh acid và tiêu thụ đường.
• Tăng Thị Rít, Nguyễn Thị Bích Thủy, Quan Quốc Đăng và Nguyễn Kim Trinh,
2004 đã tổng hợp chế phẩm sinh học SH bổ sung vào thức ăn tôm sú Penaeus
monodon nhằm kích thích tăng trưởng và tăng sức đề kháng bệnh đốm trắng.
Kết quả tỷ lệ pha trộn 1% chế phẩm vào thức ăn của tôm giúp tăng trọng hơn
10% và tỷ lệ tôm sống sót trên 80% sau 30 ngày gây nhiễm nhân tạo bệnh đốm
trắng so với khoản 20% của lô không có bổ sung chế phẩm.

×