Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn : KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHẨM CHẤT HẠT CỦA 13 GIỐNG/DÒNG NẾP TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2004-2005 part 5 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.15 KB, 10 trang )

Bảng 3: Biến động số chồi của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại giống
Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
(Đơn vị: chồi)
Thứ tự giống Ngày sau khi cấy Tỉ lệ chồi hữu hiệu
20 30 ( %)
LN1 5.5 de 8.1 e 65.07
LN2 7.0 bc 12.6 cd 59.49
LN3 7.2 bc 15.6 a 52.58
LN4 8.1 ab 12.4 cd 58.13
LN5 4.8 e 7.2 e 68.43
LN6 6.2 cde 13.8 bc 57.94
LN7 8.9 a 11.0 d 64.06
LN8 7.1 bc 12.2 cd 62.05
LN9 8.8 a 11.3 d 63.20
LN10 6.8 bcd 11.1 d 58.86
LN11 8.1 ab 14.7 ab 75.49
Nếp Phú Tân 7.1 bc 12.5 cd 58.14
NCT 5.0 e 6.7 e 57.88
Cv ( %) 12 7.9
Mức ý nghĩa (F) ** **
(Chú thích: trong cùng một cột, các số theo cùng một chữ cái thì không
khác biệt ở mức 5% trong phép thử Duncan; ** = khác biệt có ý nghĩa 1%)
Nhìn chung, tỉ lệ chồi hữu hiệu của các giống/dòng thấp, biến động từ
50-75%. Do đó, trong canh tác để đạt năng suất cao, chúng ta cần phải lợi dụng
khả năng nảy chồi của giống, giảm thiểu số chồi không hữu hiệu, tạo điều kiện
cho lúa tập trung dinh dưỡng nuôi các chồi hữu hiệu, tạo điều kiện cho bông to,
số hạt chắc và tỉ lệ hạt chắc cao.

4.2.1.3. Góc lá cờ
Góc lá cờ có vai trò quan trọng trong khả năng tạo năng suất, vì lá cờ là
cơ quan cung cấp chủ yếu các chất quang hợp đi trực tiếp đến bông lúa. Do đó,


lá cờ đứng là đặc tính tốt để cho lá có thể hấp thu ánh sáng từ hai mặt lá và sẽ
cho ánh sáng phân tán đều đến tất cả các lá trên cây, giúp cho quá trình quang
hợp tạo vật chất khô được hiệu quả hơn, nâng cao năng suất. Nếu lá cờ xoè sẽ
che chắn ánh sáng chiếu xuống các lá phía dưới.
3
Bảng 4: Phân nhóm góc lá cờ của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại
giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
Nhóm Góc lá cờ
(cấp)
Số
giống
Giống/dòng
Hơi thẳng 3 9 LN2, LN4, LN6, LN7, LN8, LN9,
LN10, Nếp Phú Tân , NCT
Hơi xoè 5 1 LN7
Xoè 7 1 LN1
Trong thí nghiệm, LN3 và LN11 có thời gian trổ khác với các giống còn
lại nên không thu được số liệu. Góc lá cờ là đặc tính phụ thuộc vào đặc tính di
truyền của giống. Dựa vào bảng 4, ta thấy có 9 giống/dòng nếp có góc lá cờ hơi
thẳng, hai giống LN1 và LN7 có góc lá cờ lớn (cấp 7 và cấp 5), cả hai giống này
đều có chiều cao cây rất cao.
Nhìn chung, các giống có góc lá cờ phù hợp với đặc điểm của cây lúa lý
tưởng trong chọn giống.
4.2.1.4. Thời gian sinh trưởng
Theo Shouichi Yoshida (1981) thời gian sinh trưởng của một giống
chuyên biệt cao theo vùng và theo mùa vì những tương tác giữa sự mẫn cảm
quang kỳ và nhiệt độ của giống với điều kiện thời tiết. Các giống thí nghiệm có
thời gian sinh trưởng biến động từ 85 ngày đến 116 ngày. Nhưng nhìn chung,
hầu hết các giống/dòng có thời gian sinh trưởng từ 99 ngày đến 106 ngày.
Theo Shouichi Yoshida (1981) các giống có thời gian sinh trưởng quá

ngắn hay quá dài đều có thể không cho năng suất cao. Trong thí nghiệm, LN11
có thời gian sinh trưởng ngắn (85ngày) và LN3 có thời gian sinh trưởng dài
(116ngày) hơn các giống còn lại, và cả hai đều cho năng suất không cao bằng
các giống còn lại.
Hiện nay với xu hướng bao đê tăng vụ thì rất cần các giống ngắn ngày
cho năng suất cao. Và các giống LN2, LN10, Nếp Phú Tân, NCT có thể đáp ứng
được yêu cầu này.
3
Từ kết quả thí nghiệm có thể phân nhóm thời gian sinh trưởng các
giống/dòng như sau:
+ Nhóm có thời gian sinh trưởng trên 110 ngày: LN3.
+ Nhóm có thời gian sinh trưởng từ 100 đến 109 ngày: LN2, LN4, LN6, LN7,
LN8, LN9, LN10, Nếp Phú Tân, NCT.
+ Nhóm có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày: LN1, LN5, LN11.
4.2.1.5. Độ hở cổ bông
Theo thang đánh giá, ta có thể chia các giống/dòng thành các nhóm sau:
Bảng 5: Phân nhóm độ hở cổ bông của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại
trại giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
Nhóm Độ hở cổ bông
(cm)
Số
giống
Giống/dòng
Hở >5cm 3 LN1, LN5, LN11
Trung bình 0 – 5cm 9 LN2, LN4, LN6, LN7, LN8, LN9,
LN10, Nếp Phú Tân, NCT
Kín 0 1 LN3
Từ kết quả phân tích thống kê cho thấy độ hở cổ bông giữa các giống có
sự khác biệt ý nghĩa. Theo bảng 5 cả ba giống LN1, LN5, LN11 có chiều cao
thân cao đều có độ hở cổ bông tốt. Và giống LN3 thân thấp có bông không thoát

hoàn toàn. Còn lại 9 giống/dòng có độ thoát cổ bông trung bình, đây là đặc tính
tốt trong chọn giống. Vì nếu bông bị nghẹn lại trong lá cờ thường làm tăng tỉ lệ
hạt lép và dễ bị nấm bệnh tấn công, còn nếu bông thoát quá dài cũng dễ bị gãy
do tác động cơ học, cả hai trường hợp này đều làm giảm năng suất.
4.2.1.6. Chiều dài bông
Qua phân tích thống kê, chiều dài bông giữa các giống/dòng có sự khác
biệt có ý nghĩa. Chiều dài bông của các giống biến động từ 19,8cm đến 24,4cm.
3
Giống NCT có chiều dài bông dài nhất và khác biệt với hầu hết các giống còn lại
và cho số hạt chắc trên bông cao hơn các giống/dòng còn lại.
Các giống/dòng LN3, LN5 có chiều dài bông ngắn nhất cả hai giống này
đều cho số hạt/bông và số hạt chắc/bông thấp. Nhìn chung, phần lớn các
giống/dòng có chiều dài bông trên 20cm.
Theo kết quả ghi nhận ta có thể xếp 13 giống/dòng thành 3 nhóm:
+ Nhóm có chiều dài bông lớn hơn 23 cm: LN2, LN4, LN8, NCT.
+ Nhóm có chiều dài bông từ 20,6 - 23 cm: LN1, LN7, LN9, LN10, Nếp Phú
Tân, LN11.
+ Nhóm có chiều dài bông nhỏ hơn 20,6 cm: LN3, LN6, LN5.
4.2.1.7. Đặc tính đổ ngã
Dựa theo thang đánh giá của IRRI, ta có bảng 6.
Bảng 6: Phân nhóm đặc tính đổ ngã của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại
trại giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
Mức độ: Cấp Số giống Giống/dòng
Không ngã 1 7 LN3, LN6, LN7, LN9, LN10, Nếp
Phú Tân, NCT
Hầu hết không ngã 3 1 LN2
Hơi ngã 5 2 LN4, LN8
Hầu hết ngã đến
tất cả đều ngã.
7-9 3 LN1, LN5, LN11

Theo P.R. Jenning,W.R Coffman và H.E Kauffman (1979), thân rạ cao,
ốm yếu dễ đổ ngã sớm làm hạt bị lép và giảm năng suất. Từ kết quả đánh giá cho
thấy các giống LN1, LN5, LN11 do có chiều cao cây cao nên ở 3 lần lặp lại đều
bị đỗ ngã từ cấp 7-9 làm cho năng suất của cả ba giống/dòng này đều thấp hơn
tất cả các giống/dòng còn lại.
Bên cạnh đó, giống LN2 bị ngã ở cấp 3, giống LN4 và LN8 bị ngã ở cấp
5, LN7 ngã ở cấp 7 nhưng sự đổ ngã của 3 giống này chỉ xảy ra trên một lần lặp
lại nên cũng không có ý nghĩa cao.
3
4.2.2. Thành phần năng suất và năng suất thực tế
4.2.2.1. Số bông/m
2
Số bông/m2 là một trong bốn yếu tố cấu thành năng suất nên thường
được quan tâm nhiều trong công tác chọn giống.
Từ kết quả phân tích thống kê, số bông/m2 giữa các giống có sự khác
biệt ý nghĩa. Số bông/m2 giữa các giống/dòng biến động từ 210 bông đến 377
bông và có thể phân thành 3 nhóm như sau:
+ Nhóm có số bông/m
2
lớn hơn 320 bông: LN2, LN3, LN4, LN6, LN7,
LN8, Nếp Phú Tân.
+ Nhóm có số bông/m
2
từ 290 – 320 bông: LN9, LN10, NCT.
+ Nhóm có số bông/m
2
ít hơn 290: LN1, LN5, LN11.
Theo Shouichi Yoshida (1981), trong ruộng lúa cấy số bông trên mét
vuông phụ thuộc nhiều vào sự đâm chồi và được xác định phần lớn ở 10 ngày
sau giai đoạn số chồi tối đa. Và ruộng thí nghiệm được thực hiện theo phương

pháp cấy mạ, nên số bông/m2 phụ thuộc vào số chồi. Với số chồi hữu hiệu cao
nhất, giống đối chứng Nếp Phú Tân có số bông cao nhất. Với số bông nhiều
giúp cho Nếp Phú Tân có năng suất cao nhất trong ruộng thí nghiệm.
Các giống/dòng LN3, LN6, LN2, LN8 có số chồi hữu hiệu cũng khá cao
nên số bông/m2 cũng cao và không khác biệt ý nghĩa với giống đối chứng Nếp
Phú Tân và cao hơn giống đối chứng NCT. Với đặc điểm này tạo điều kiện cho
các giống/dòng có năng suất thực tế khá cao, có nhiều triển vọng trong chọn
giống.
Ba giống/dòng LN1, LN5, LN11 có số chồi rất thấp nên số bông/m2
cũng thấp nhất. Với đặc điểm ít bông này đã làm cho năng suất thực tế của 3
giống này đều thấp hơn các giống còn lại.

4.2.2.2. Số hạt chắc/ bông
3
Theo kết quả phân tích thống kê, số hạt chắc/bông giữa các giống có sự
khác biệt ý nghĩa. Các giống có số hạt chắc trên bông biến động từ 71- 124 hạt.
Theo kết quả từ bảng 7, mặc dù có số bông/m2 không cao, nhưng giống đối
chứng NCT lại có số hạt chắc/bông cao nên năng suất cũng rất cao.
Giống/dòng LN10, LN6 cũng có số hạt chắc/bông cao và không khác
biệt so với NCT kết quả này tạo điều kiện cho năng suất của hai giống/dòng này
cao.
Giống đối chứng Nếp Phú Tân và LN4 cũng có số hạt chắc cao.
Mặc dù có số bông/m2 cao, nhưng số hạt chắc của LN3 lại thấp làm hạn
chế năng suất của giống. Hai giống LN1, LN11 cũng có số hạt chắc/bông thấp
nhất nên đều cho năng suất thấp.
Theo kết quả phân tích thống kê, có thể chia các giống/dòng thành 3
nhóm như sau:
+ Nhóm có số hạt chắc/bông lớn hơn 90 hạt: LN4, LN6, LN10, Nếp
Phú Tân, NCT.
+ Nhóm có số hạt chắc/bông từ 75 - 90 hạt: LN2, LN5, LN7, LN8,

LN9.
+ Nhóm có số hạt chắc/bông nhỏ hơn 75 hạt: LN1, LN3, LN11
4.2.2.3. Tỉ lệ hạt chắc
Theo kết quả phân tích thống kê, tỉ lệ hạt chắc giữa các giống/dòng có sự
khác biệt ý nghĩa. Tỉ lệ hạt chắc của tất cả các giống/dòng khá cao biến động từ
80 – 90%, đặc tính này rất phù hợp với kiểu hình cây lúa cho năng suất cao.
Theo bảng 7, mặc dù có số bông/m2 và số hạt chắc trên bông thấp nhưng
giống LN1, LN5, LN11 có tỉ lệ hạt chắc cao hơn cả giống đối chứng NDPT và
NCT.
Bảng 7: Năng suất và thành phần năng suất của 13 giống/dòng nếp thí
nghiệm tại trại giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
3
Số thứ tự giống Số
bông/m
2
(bông)
Số hạt
chắc/bông
(hạt)
Tỉ lệ hạt
chắc
(%)
Trọng
lượng 1000
hạt (g)
NSTT
(tấn/ha)
LN1
LN2
LN3

LN4
LN5
LN6
LN7
LN8
LN9
LN10
LN11
Nếp Phú Tân
NCT
235 c
342 ab
369 a
325 ab
210 c
363 a
322 ab
326 ab
302 b
291 b
212 c
377 a
291 b
71 e
94 cd
73 e
82 de
78 de
101 bc
79 de

78 de
82 de
113 ab
73 e
97 bcd
124 a
87,0 ab
82,7 bc
85,3 bc
81,7 c
90,3 a
82,7 bc
81,3 c
82,0 c
80,7 c
85,0 bc
85,0 bc
82,3 c
80,7 c
34,50 a
25,67 d
27,35 c
25,80 d
33,01 b
20,99 h
28,31 c
25,01 de
27,37 c
23,94 ef
33,20 ab

22,11 gh
23,41 fh
5,45 g
7,62 ab
6,44 def
6,55 c-f
5,89 efg
7,27 a-d
6,78 b-e
6,62 c-f
6,63 b-f
8,05 a
5,69 fg
8,12 a
7,50 abc
Cv (%) 10,2 11,9 2,9 2,9 7,8
Mức ý nghĩa (F) ** ** ** ** **
(Chú thích: trong cùng một cột, các số theo cùng một chữ cái thì không khác
biệt ở mức 5% trong phép thử Duncan; ** = khác biệt có ý nghĩa 1%)
Các giống LN9, NCT, LN7 có tỉ lệ hạt chắc thấp nhất làm ảnh hưởng
đến năng suất thực tế của giống.
Từ kết quả thống kê, ta có thể phân các giống/dòng thành 3 nhóm:
+ Nhóm tỉ lệ hạt chắc cao hơn 87%: LN1, LN5.
+ Nhóm tỉ lệ hạt chắc từ 83 - 87%: LN2, LN3, LN6, LN10, LN11.
+ Nhóm tỉ lệ hạt chắc thấp hơn 83%: LN4, LN7, LN8, LN9, Nếp Phú
Tân, NCT.
4.2.2.4. Trọng lượng 1000 hạt
Từ kết quả phân tích thống kê, ta thấy trọng lượng 1000 hạt giữa các
giống có sự khác biệt ý nghĩa.
Theo Shouichi Yoshida (1981) trọng lượng 1000hạt là đặc tính ổn định

của giống vì kích thước hạt bị kiểm tra chặt chẽ bởi kích thước vỏ trấu, do đó,
3
hạt không thể sinh trưởng lớn hơn khả năng vỏ trấu dù các điều kiện thời tiết
thuận lợi và nguồn cung cấp chất dinh dưỡng như thế nào.
Các giống LN1, LN5, LN11 do có dạng hạt to nên có trọng lượng hạt
lớn và khác biệt hoàn toàn với các giống/dòng còn lại.
Cả hai giống đối chứng NDPT, NCT và hai giống LN6 và LN10 đều có
dạng hạt thon nhỏ nên trọng lượng 1000 hạt thấp (<24g).
Còn lại 6 giống/dòng đạt trọng lượng 1000 hạt trung bình từ 25- 33g .
Từ kết quả phân tích thống kê, ta có thể chia các giống/dòng thành 3
nhóm như sau:
+ Nhóm có trọng lượng 1000 hạt lớn hơn 33gram: LN1, LN5, LN11.
+ Nhóm có trọng lượng 1000 hạt từ 25 - 33gram: LN2, LN3, LN4,
LN7, LN8, LN9.
+ Nhóm có trọng lượng 1000 hạt nhẹ hơn 25gram: LN6, LN10, Nếp
Phú Tân, NCT
4.2.2.5. Năng suất thực tế
Năng suất thực tế là chỉ tiêu cuối cùng để phân loại và đánh giá giống
năng suất cao hay thấp, trên cơ sở đó người làm công tác giống đưa ra quyết
định tiếp tục đánh giá ở vụ sau hay trồng trên diện rộng để đánh giá cuối cùng.
Năng suất lúa là do 4 thành phần năng suất cấu thành, do đó mọi sự biến đổi của
chúng đều ảnh hưởng đến năng suất.
Qua kết quả phân tích thống kê, 13 giống/dòng có năng suất biến động
từ 5,45 – 8,12 tấn/ha, và năng suất giữa các giống dòng có sự khác biệt ý nghĩa.
Từ bảng 7, ta thấy giống đối chứng Nếp Phú Tân có năng suất cao nhất
(8.12tấn/ha). Tuy nhiên các giống LN10, LN2, NCT, LN6 cũng đạt năng suất
khá cao và không có sự khác biệt đáng kể với Nếp Phú Tân.
Các giống LN1, LN5, LN11 do có số bông/m2 và số hạt chắc thấp đã
ảnh hưởng đáng kể đến năng suất thực tế bị thấp.
3

Các giống /dòng còn lại: LN3, LN4, LN7, LN8, LN9 đều có năng suất
trung bình.
Từ kết quả thu được, ta có thể chia năng suất các giống/dòng thành 3
nhóm như:
+ Nhóm có năng suất trên 7 tấn/ha: LN2, LN6, LN10, Nếp Phú Tân,
NCT.
+ Nhóm có năng suất từ 6,1 - 7 tấn/ha: LN3, LN4, LN8, LN7, LN9.
+ Nhóm có năng suất dưới 6 tấn/ha: LN1, LN5, LN11.
4.2.3. Chất lượng thóc gạo
Phẩm chất hạt đóng vai trò quan trọng trong khâu tiêu thụ và xuất khẩu.
4.2.3.1. Kích thước hạt
Theo kết quả phân tích thống kê thì chiều dài hạt gạo giữa các giống có
sự khác biệt ý nghĩa, và có thể chia các giống/dòmg thí nghiệm thành 2 nhóm:
Bảng 8: Phân nhóm chiều dài gạo của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại
giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
Nhóm Chiều dài hạt Số giống Giống/dòng
Dài 6,6 – 7,5 7 LN1, LN3, LN5, LN7, LN9,
LN11, NCT.
Trung
bình
5,51 – 6,6 6 LN2, LN4, LN6, LN8, LN10,
Nếp Phú Tân.
Chiều dài hạt gạo của các giống biến động từ 5.9cm đến 7.4cm. Theo
bảng 8, có 7 giống/dòng nếp có chiều dài hạt gạo dài, đặc biệt là LN1, LN11,
LN9 có chiều dài hạt gạo lớn nhất và khác biệt hoàn toàn với các giống/dòng còn
lại. Có 6 giống/dòng nếp có kích thước hạt gạo trung bình, trong đó LN6 có
chiều dài hạt nhỏ hơn giống đối chứng Nếp Phú Tân, còn lại tất cả các
giống/dòng đều có chiều dài hạt gạo lớn hơn Nếp Phú Tân.
4.2.3.2. Dạng hạt
3

Cũng như kích thước hạt, tỉ lệ dài/rộng giữa các giống khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Tất cả các giống/dòng đều có dạng hạt từ trung bình đến thon
dài. Từ bảng 9, theo thang đánh giá của IRRI ta có 2 nhóm:
+ Nhóm có dạng hạt thon dài: LN3, LN7, LN9, NCT.
+ Nhóm có dạng hạt trung bình: LN1, LN2, LN4, LN8, LN5, LN11,
LN6, LN10, Nếp Phú Tân .
Tóm lại 13 giống/dòng nếp thí nghiệm không có dạng hạt tròn và hơi
tròn, rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Bảng 9: Chất lượng thóc gạo của 13 giống/dòng nếp thí nghiệm tại trại
giống Bình Đức vụ Đông Xuân năm 2004-2005
Giống Chiều dài
hạt (mm)
D/R Tỷ lệ xay xát
(%)
Tỷ lệ gạo
nguyên (%)
LN1
LN2
LN3
LN4
LN5
LN6
LN7
LN8
LN9
LN10
LN11
Nếp Phú Tân
NCT
7,40 a

6,17 ef
6,88 c
6,26 ef
6,64 d
5,91 g
7,02 bc
6,50 d
7,02 bc
6,30 e
7,09 b
6,13 f
6,92 bc
2,86 c
2,70 e
3,11 b
2,73 de
255 f
2,80 cde
3,30 a
2,80 cde
3,32 a
2,83 cd
2,84 c
2,86 c
3,36 a
69,20 ab
63,73 b-e
66,30 a-d
68,30 abc
66,43 a-d

67,93 abc
68,67 abc
69,57 ab
61,67 de
70,33 a
59,97 e
61,03 de
62,53 cde
49,80 ab
46,73 bc
43,73 bc
54,40 a
49,77 ab
53,23 a
48,80 ab
49,77 ab
44,03 bc
35,03 d
44,80 bc
42,07 c
49,93 ab
Cv (%) 1,4 2,0 5,0 7,1
Mức ý nghĩa (F) ** ** ** **
(Chú thích: trong cùng một cột, các số theo cùng một chữ cái thì không khác
biệt ở mức 5% trong phép thử Duncan; ** = khác biệt có ý nghĩa 1%, ns = sai
khác không có ý nghĩa thống kê)
4.2.3.3. Tỷ lệ xay xát, tỷ lệ gạo nguyên và tỉ lệ gạo đục
Qua kết quả phân tích thống kê, ta thấy tỉ lệ xay xát và tỉ lệ gạo nguyên
giữa các giống có khác biệt ý nghĩa.
4

×