Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN – LÀO CAI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.68 KB, 4 trang )

VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN – LÀO CAI
Tên Vườn quốc gia Vườn quốc gia Hoàng Liên
Quyết định thành lập Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 12/7/2002 về việc chuyển Khu BTTN Hoàng Liên – Sa Pa
thành Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Địa điểm Nằm trên địa bàn các xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản
Hồ (Huyện Sa Pa) và một phần các xã Mường Khoa, Thân
Thuộc (Huyện Than Uyên, tỉnh Lào Cai).
Toạ độ địa lý 22
0
07’ – 22
0
23’ vĩ độ Bắc; 103
0
00’ – 104
0
00’ kinh độ Đông.
Diện tích 28.497,5 ha
Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt
11.875 ha
Phân khu phục hối
sinh thái
16.622,5 ha
Dịch vụ hành chính
Vùng đệm 25.170,6 ha
Cơ cấu tổ chức Trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai gồm: Ban giám đốc;
Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng xây dựng và phát triển tài
nguyên rừng; Phòng Khoa học và hợp tác Quốc tế; Trung tâm du
lịch sinh thái và giáo dục môi trường; Hạt Kiểm lâm Hoàng
L:iên; Ban quản lý dự án 661.


Nhiệm vụ - Bảo tồn hệ sinh thái rừng trên núi cao thuộc hệ thống núi
Hoàng Liên với kiểu sinh thái đặc trưng á nhiệt đới.
- Bảo vệ đa dạng sinh học nhiều loài động, thực vật hoang dã
quý hiếm và đặc hữu.
- Phục hồi sinh thái rừng và cảnh quan, tạo điều kiện cho các
loài đông, thực vật tồn tại và phát triển.
- Nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường. Phát triển du lịch
sinh thái, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Khí hậu, thuỷ văn Khí hậu:
Hoàng Liên là hầu như quanh năm ở tình trạng ẩm ướt. Độ ẩm
tương đối trung bình năm khoảng trên 85%, tháng ít mưa nhất
trung bình cũng đạt trên 20 – 30 mm. Đặc biệt hiện tượng mưa
phùn cuối đông diễn ra khá mạnh mẽ vì các thung lũng mở rộng
về phía đồng bằng đã tạo điều kiện tích tụ các luồng gió nồm ẩm
thổi từ biển vào.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm phổ biến từ 13 – 21
0
C,
lớn ở sườn Tây, nhỏ ở sườn Đông.
- Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng
trong năm, đặc biệt vào các tháng mùa hè, lượng mưa tương đối
cao. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 10, trong
đó có hai tháng lượng mưa lớn là tháng 7 (454,3mm) và tháng 8
(453,8mm). Vào mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp, hạn chế lượng
bay hơi nước vì vậy, đây là khỏng thời gian mưa ít nhất trong
năm, lượng mưa trung bình tháng khoảng 50 – 100 mm, thấp
nhất vào tháng 12 (63,6mm).
- Chế độ bốc hơi nước: Lượng bốc hơi nước trong vùng có ảnh
hưởng tới độ ẩm, nhiệt độ không khí chung cho toàn khu vực.
Lượng bốc hơi lớn nhất quan trắc được vào tháng 4, 5 với trị số

đo được là 80 – 90mm/tháng, đây là thời kỳ có gió tây khô nóng;
lượng bốc hơi ít nhất vào tháng 12 và tháng 1 với trị số đo được
là 30 – 40mm/tháng.
- Chế độ gió: Hướng gió chủ yếu là Tây Bắc, tốc độ gió bình
quân 2,7 m/s. Hàng năm có gió Tây xuất hiện vào tháng 3,4. Gió
này mang hơi nóng và khô nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của
các loài sinh vật.
Ngoài những yếu tố thời tiết chung, Khu nghiên cứu còn có
những hiện tượng thời tiết đặc biệt như: sương mù, băng giá,
mưa phùn, giông, sương muối
Khu nghiên cứu có khí hậu phân hoá rất phức tạp, nó mang
đặc điểm của nhiều yếu tố đặc biệt, cũng như những tính chất
của cả khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Điều này đóng vai
trò rất quan trọng, cùng với sụ phân hoá mạnh mẽ của địa hình
và thổ nhưỡng làm cho hệ thực vật ở đây thêm đa dạng và phong
phú.
Thuỷ văn:
Mặc dù không có sông lớn chảy qua, nhưng do đặc điểm địa
hình của khu vực, vì vậy khu nghiên cứu có hệ suối gồm ba suối
chính: Suối Mường Hoa bắt nguồn từ Phan Si Phăng, suối Séo
Chung Hồ bắt nguồn từ Tả Van, suôi Tả Trung Hồ bắt nguồn từ
Bản Hồ. Ba suối này gặp nhau tại khu vực Bản Dền tạo thành
ngòi Bo đổ ra sông Hồng. Vì địa hình dốc, chia cắt mạnh, nên về
mùa đông chúng chỉ là suối cạn song về mùa mưa, đặc biệt là
vào các tháng có lượng mưa tập trung (7, 8, 9) thường có lũ và lũ
quét.
Kết quả hoạt động
chủ yếu
1. Công tác quản lý và bảo vệ rừng:
Công tác quản lý bảo vệ rừng 6 tháng đầu năm 2009: đã tổ chức

tuyên truyền về công tác QLBVR và PCCCR cho 38 thôn bản với
1.307 lượt người tham gia;
Bắt giữ và xử lý 08 vụ lâm luật;
Khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp năm thứ 4: 1.562 ha.
2. Công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học:
Đa dạng sinh học trong VQG có 50 loài động vật, 136 loài
thực vật đặc hữu và quý hiếm.
Từ năm 2005 đến nay thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa
học cơ bản sau:
Điều tra, khảo sát và nhân giống một số loài Lan tại VQG
Hoàng Liên.
Điều tra, khảo sát đa dạng sinh học kết hợp với khảo sát khu
hệ thú tại VQG Hoàng Liên.
Nghiên cứu các phương pháp nhân giống một số loài Đỗ
Quyên (bằng hạt và ngâm cành) tại núi Hoàng Liên – Lào Cai.
Điều tra, đánh giá tính đa dạng của khu hệ Bướm; xây dựng
bộ sưu tập mẫu Bướm làm cở sở đề xuất các giải pháp bảo tồn
bảo tồn loài Bướm tại VQG Hoàng Liên.
Đang xúc tiến tham gia thực hiện dự án Oxfam Anh về nâng
cao năng lực quản lý rừng cộng đồng (2007 – 2010).
3. Hoạt động du lịch sinh thái và tuyên truyền giáo dục môi
trường:
Tổ chức thực hiện được nhiều hoạt động, tua du lịch sinh thái
từ tháng 01 năm 2007.
Tài nguyên đa dạng
sinh học
Vườn QG Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng
quan trọng của Việt Nam, gồm hệ thống núi cao thuộc dãy
Hoàng Liên, trong đó có đỉnh Phanxi Păng cao 3.143m cao nhất
Đông Dương. Kiểu rừng á nhiệt đới núi cao với hệ động thực vật

phong phú và đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều sinh cảnh
cũng nhất đặc hữu. Về thực vật Vườn có 2.024 loài trong đó 66
loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy
cơ tuyệt chủng như Bách xanh, Thiết sam, Thông tre, Thông đỏ,
Đinh tùng, Dẻ tùng… Động vật rừng với 66 loài thú, 16 loài
nằm trong Sách đỏ Việt Nam, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng
như Vượn đen tuyền, Hồng hoàng, Cheo cheo, Voọc bạc
má Chim có 347 loài trong đó có những loài quí hiếm như Đại
bàng đốm to, Trĩ mào đỏ, Chim hét mỏ vàng; lưỡng cư có 41
loài, bò sát với 61 loài. Vườn còn bảo tồn nguồn gen của một
nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam trong đó có loài ếch gai rất
hiếm vừa được phát hiện.

×